Các Giải Pháp Đẩy Mạnh Phát Triển Du Lịch Mice Tại Tp. Hồ Chí Minh

Tiểu kết Chương 2

- Tp. Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất tại Việt Nam với lượng khách quốc tế chiếm khoảng 60% lượng khách quốc tế đến nước ta qua cửa khẩu và doanh thu du lịch chiếm khoảng 42% doanh thu du lịch cả nước.

- So sánh với các thành phố khác trong cả nước, Tp. Hồ Chí Minh có nhiều tiềm năng và điều kiện nhất để phát triển du lịch MICE nên việc lựa chọn du lịch MICE để ưu tiên phát triển là hoàn toàn đúng đắn.

- Trong các phân khúc chính của Du lịch MICE, phân khúc hội nghị, hội thảo chiếm tỷ trọng và vị trí quan trọng nhất, tiếp theo là triển lãm và cuối cùng là khen thưởng.

- Lượng khách MICE đến Tp. Hồ Chí Minh chiếm khoảng 20% lượng khách quốc tế đến Tp. Hồ Chí Minh. Doanh thu du lịch MICE từ năm 2009-2012 ước đạt 2,5 tỷ đô la Mỹ. Có thể khẳng định Tp. Hồ Chí Minh là trung tâm Du lịch MICE lớn nhất cả nước.

- Tuy nhiên, sự phát triển du lịch MICE chưa tương xứng với tiềm năng và những điều kiện ưu đãi do còn tồn tại nhiều hạn chế, khó khăn và thách thức.

- Để đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh, trên cơ sở kinh nghiệm phát triển du lịch MICE thành công của các thành phố trong khu vực, thực trạng phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh, đặc biệt những tồn tại, hạn chế, người viết sẽ đề xuất các giải pháp tập trung phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh ở Chương 3.

Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TẠI TP. HỒ CHÍ MINH‌‌

3.1. Xu hướng phát triển du lịch MICE trên thế giới, khu vực

3.1.1. Xu hướng phát triển du lịch MICE trên thế giới

Theo WTTC năm 2011, đầu tư 1 đồng vào du lịch thương mại sẽ tạo ra 10 đồng về năng suất lao động. Trong thập kỷ qua, 1/3 tốc độ tăng trưởng thương mại thế giới là nhờ du lịch thương mại quốc tế. Theo Tổ chức Global Business Travel Spending Outlook, 2011-2015, tốc độ tăng trưởng chi tiêu của du lịch MICE toàn cầu năm 2010 là 8,4%; năm 2011 là 9,2%, tạo ra 1 nghìn tỷ đô la Mỹ.

Chỉ riêng tại Mỹ, có tổng cộng 1,8 triệu hội nghị, triển lãm thương mại, hội thảo, đại hội, sự kiện khen thưởng… được tổ chức. Tổng chi tiêu của những sự kiện này là 263 tỷ đô la. Những sự kiện này đã đóng góp cho GDP: 106 tỷ đô la, đóng thuế thu nhập liên bang: 14,3 tỷ đô la, thuế thu nhập bang và địa phương: 11,3 tỷ đô la. Đóng góp trực tiếp của ngành Hội nghị cho GDP là 106 tỷ đô la, lớn hơn ngành sản xuất ô tô (78 tỷ đô la), nghệ thuật biểu diễn/thể thao/bảo tàng (71 tỷ đô la), dịch vụ xử lý số liệu và thông tin (76 tỷ đô la). Tính tổng những tác động trực tiếp, gián tiếp và do kích thích, lĩnh vực Hội nghị đóng góp cho GDP tổng cộng là 458 tỷ đô la.

3.1.2. Triển vọng phát triển du lịch MICE tại Châu Á-Thái Bình Dương

Khu vực Châu Á tiếp tục là khu vực kinh tế phát triển năng động trong tương lai. Vào năm 2050, sức mua của người dân Châu Á sẽ tăng 6 lần bằng mức của Châu Âu ngày nay. Châu Á sẽ chiếm 52% thị phần Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.

Hiện nay, chính phủ và khu vực tư nhân khu vực Châu Á Thái Bình Dương đang thành lập các đơn vị phụ trách hội thảo, triển lãm và tăng cường đầu tư trực tiếp vào việc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng hội thảo, triển lãm và các chương trình trợ cấp. Hai nước đầu tư lớn nhất trong khu vực đối với du lịch MICE tại Châu Á Thái Bình Dương là Singapore và Australia. Năm 2010, Australia nằm ở vị trí thứ 11, Singapore ở vị trí thứ 24 những nước tổ chức hội nghị của các tổ chức quốc tế trên thế giới (thứ 3 và thứ 6 tại Châu Á Thái Bình Dương) theo xếp hạng của ICCA. Singapore đã đầu tư 175 triệu đô Sing (145 triệu đô la Mỹ trong 5 năm hoặc 29 triệu đô la Mỹ 1 năm) cho chương trình thu hút sự kiện thương mại trong khi chính phủ Australia cũng đầu tư 28 triệu đô la Mỹ hàng năm. Những đầu tư này tập trung vào việc bán hàng, marketing và chương trình trợ cấp. Những địa điểm khác tại Châu Á Thái Bình Dương cũng bắt đầu quan tâm đầu tư cho lĩnh vực sự kiện thương mại. Thái Lan đã tăng

ngân sách hoạt động của Cục hội thảo lên 16 triệu đô la Mỹ năm 2010. Macao, Trung quốc đã khởi động chương trình hỗ trợ ICE có kinh phí là 8 triệu đô la Mỹ vào giữa năm 2009 và sẽ tiếp tục chương trình hỗ trợ vào năm 2010. Chính phủ Hàn Quốc đầu tư mạnh mẽ vào những chương trình trợ cấp trong việc đấu thầu, đăng cai các sự kiện thương mại.

3.2. Định hướng, mục tiêu phát triển về Du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh

Khai thác thị trường du lịch MICE là một trong những mục tiêu của chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam. Thời gian tới, Việt Nam đặt mục tiêu tăng phần trăm lượng khách MICE trong tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Bên cạnh việc tập trung khai thác khách du lịch MICE nước ngoài đến Việt Nam, ta cũng phải chú trọng khai thác khách du lịch MICE trong nước đi nước ngoài. Phát triển du lịch MICE có quy hoạch trọng điểm, lựa chọn những địa phương có tiềm năng nhất để phát triển du lịch MICE. Kế thừa, phát huy kinh nghiệm của các nước trong phát triển du lịch MICE. Thời gian qua, Tp. Hồ Chí Minh là địa phương có tiềm năng và có hoạt động phát triển du lịch MICE mạnh mẽ nhất trên cả nước. Thời gian tới, du lịch thành phố tiếp tục đề ra những mục tiêu phát triển về lượng khách du lịch nói chung và lượng khách MICE nói riêng và thực hiện các nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy loại hình du lịch này phát triển thời gian tới.

3.2.1. Mục tiêu tổng quát về khách du lịch quốc tế

-Xây dựng và nâng cao hình ảnh “ Thành phố Hồ Chí Minh – Điểm đến thân thiện, hấp dẫn, an toàn”.

-Thúc đẩy tăng trưởng du lịch theo hướng bền vững, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch trên cơ sở tăng cường quảng bá xúc tiến, hợp tác quốc tế, chủ động hội nhập và cạnh tranh có hiệu quả với du lịch khu vực.

Mục tiêu về lượng khách du lịch quốc tế

-Về muc tiêu cu ̣thể, phâń đâú mức tăng trưởng bình quân về khách quốc tế là 8%/ năm và

doanh thu du lịch là 20%/ năm.Cụ thể như sau: Năm 2013:

- Khách quốc tế đến thành phố đạt 4100.000 lươṭ .

- Tổng doanh thu toàn ngành đat Năm 2014

78.500 tỷ đồng.

- Khách quốc tế đến thành phố đạt 4.600.000 lươṭ .

- Tổng doanh thu toàn ngành đat Năm 2015:

89.000 tỷ đồng

- Khách quốc tế đến thành phố đạt 5.000.000 lươṭ .

- Tổng doanh thu toàn ngành đạt 109.000 tỷ đồng.

3.2.2. Mục tiêu cụ thể về lượng khách du lịch MICE

Theo tham luận về phát triển du lịch MICE tại Tọa đàm với 10 doanh nghiệp lữ hành, khách sạn hàng đầu khai thác du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh năm 2010 [5], Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh đã đề ra 3 phương án dự báo lượng khách quốc tế đến Việt Nam từ 2015 đến 2020. Căn cứ theo tình hình thực tế của kinh tế Việt Nam và thế giới, cũng như dự tính các rủi ro có thể xảy ra, Sở đề xuất thực hiện các mục tiêu phát triển du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh theo phương án 2, tức mức tăng của khách quốc tế đến Thành phố ở mức trung bình 15%/năm.

Bảng 3.1: Dự báo lượng khách MICE đến Tp. Hồ Chí Minh năm 2015-2020




2015

2020

Phương án 1 (tăng 10%/năm)

Khách quốc tế

4.160.000

5.460.000

Khách MICE

832.000

1.092.000

Phương án 2

(tăng 15%/năm)

Khách quốc tế

3.902.000

5.437.000

Khách MICE

988.000

1.378.000

Phương án 3 (tăng 20%/năm)

Khách quốc tế

5.720.000

7.320.000

Khách MICE

1.144.000

1.664.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh - 10

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh)

3.2.3. Thị trường Du lịch MICE

Các thị trường trọng điểm của du lịch MICE

-Tây Âu (Anh, Pháp, Đức, Nga), Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada), Úc và ASEAN (Singapore, Malaysia, Thái Lan, Campuchia).

Các thị trường tiềm năng của du lịch MICE

- Trung Đông (Qatar, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Thổ Nhĩ Kỳ): thị trường hồi giáo tiềm năng với mức thu nhập cao và đường bay trực tiếp đến thành phố.

- Nam Á (Ấn Độ): thị trường lớn, đông dân.

- Bắc Âu và Đông Âu: thị trường tiềm năng và đang phát triển rất nhanh so với thị trường Tây Âu truyền thống.

- Các thị trường ASEAN khác (Philippines, Indonesia, Myanmar): thị trường mới và tiềm năng, đang có xu hướng tăng cần được đầu tư nghiên cứu và đẩy mạnh xúc tiến.

3.3. Phân tích SWOT (Strength, Weakness, Opportunity, Threat) về du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh

Để phù hợp với mục đích nghiên cứu của Luận văn là xác định các giải pháp vĩ mô và vi mô nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh, trong khoảng thời gian từ ngày 01/5/2013 đến ngày 15/5/2013, học viên đã tiến hành phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia (với tư cách cá nhân) về những điểm mạnh và những khó khăn, thách thức trong phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh, phân khúc MICE tập trung phát triển, các giải pháp phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh và giải pháp ưu tiên trước mắt. Hình thức phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp và qua e-mail. Câu hỏi phỏng vấn bằng tiếng Việt và tiếng Anh (câu phỏng vấn và trả lời đính ở phần Phụ lục). Các chuyên gia được phỏng vấn bao gồm:

- 01 đại diện Tổng cục Du lịch (TS. Trịnh Xuân Dũng, Phó Chánh Văn phòng Tổng cục).

- 01 đại diện Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (PGS.TS. Phạm Trung Lương, Phó Viện trưởng).

- 01 đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh (Bà Nguyễn Phước Bảo Châu, Phòng Khách sạn, chuyên trách về du lịch MICE).

- 01 đại diện khách sạn tại Tp. Hồ Chí Minh (Ông Tào Văn Nghệ, Tổng Giám đốc Khách sạn Rex).

- 01 đại diện công ty lữ hành tại Tp. Hồ Chí Minh (Ông Phạm Mai Hoàng Lộc, Giám đốc quản lý MICE, Phòng Du lịch quốc tế, Công ty lữ hành Saigontourist).

- 01 đại diện nước ngoài (TS. Dietmar Kielnhofer, nguyên Tổng Giám đốc Khách sạn Sheraton tại Tp. Hồ Chí Minh, hiện đang công tác tại Tokyo, Nhật Bản).

Dựa trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia, học viên đã tiến hành tổng hợp Bảng SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) của phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh (xếp theo thứ tự quan trọng) như sau:

Bảng 3.2: Bảng SWOT về phát triển Du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh


Xếp

thứ tự

Điểm mạnh

Xếp

thứ tự

Điểm yếu

1

Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật du

lịch tốt

1

Môi trường tự nhiên: ô nhiễm, bẩn, tắc

đường

2

Đầu mối giao thông thuận lợi (sân bay TSN, cảng SG…)

Môi trường xã hội: nạn chèo kéo, lừa dối, chặt chém khách, ăn xin, móc túi, đối xử của cộng đồng dân cư với

khách du lịch chưa tốt, văn minh

Nhân lực du lịch có chất lượng cao

2

Chưa có tính chuyên nghiệp

Điểm tham quan du lịch

Thiếu khu giải trí về đêm

4

Điều kiện hạ tầng tốt

Chưa có trung tâm mua sắm tầm cỡ

Người dân cởi mở, thân thiện

3

Thiếu không gian, cảnh quan

Trung tâm mua sắm giải trí

Thủ tục visa bất cập

Ẩm thực

Dịch vụ vui chơi, giải trí, tham quan

chưa liên hợp, liên hoàn, chưa được quy hoạch

5

Đa dạng về văn hóa

Hệ thống nhà hàng chưa có chỗ đậu

xe, vệ sinh chưa tốt, an ninh chưa đảm bảo

Khí hậu dễ chịu

Khách sạn 3-5 sao chiếm tỷ lệ thấp

Số lượng địa điểm phục vụ hội nghị,

triển lãm đạt chuẩn quốc tế vẫn hạn chế so với nhu cầu

Giá cả chưa cạnh tranh

Sản phẩm du lịch không đa dạng

Xếp

thứ tự

Cơ hội

Xếp thứ

tự

Thách thức

1

Tp. Hồ Chí Minh là điểm đến mới lạ

1

Sự cạnh tranh gay gắt của các thành phố trong khu vực

2

Du lịch MICE có xu hương phát

triển mạnh tại Châu Á Thái Bình Dương

3

Du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn nên được quan tâm đầu‌

tư phát triển

3


3.4. Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh

3.4.1. Về cơ chế chính sách

- Tăng cường kiểm tra giám sát nhằm giải quyết triệt để nạn chèo kéo, chặt chém, ăn xin, móc túi, ép giá khách du lịch, tình trạng taxi dù. Triển khai các chương trình tuyên truyền trong cộng đồng dân cư về nâng cao ứng xử văn minh với khách du lịch.

- Thành lập Phòng quản lý và xúc tiến Du lịch MICE (MICE Bureau) thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh.

Ngày 13 tháng 9 năm 2012, UBND Tp. Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 471/QĐ- UBND thành lập Trung tâm Xúc tiến Du lịch thành phố Hồ Chí Minh. Theo Quy chế hoạt động, bộ máy Trung tâm có 04 phòng chức năng: Phòng Hành chính- Tổng hợp, Phòng Tổ chức Sự kiện, Phòng Thị trường và Phòng Thông tin- Đầu tư. Do vậy, Sở có thể thành lập Phòng quản lý Du lịch MICE trực thuộc Trung tâm Xúc tiến du lịch hoặc bổ sung rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý và thúc đẩy phát triển du lịch MICE của Phòng Tổ chức sự kiện.


MICE bureau

Trung tâm xúc tiến

Du lịch TP.HCM

Chức năng và nhiệm vụ của MICE Bureau:

+ Xây dựng thương hiệu du lịch MICE Tp.Hồ Chí Minh.

+ Phối hợp với các đơn vị tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch MICE tại thị trường trong nước và nước ngoài.

+ Đại diện Thành phố dành quyền đăng cai tổ chức các hội nghị, triển lãm quốc tế.

- Duy trì, thông thoáng về vấn đề visa. Nghiên cứu cấp thị thực MICE (MICE visa) dành cho du khách với thủ tục, thời gian ưu đãi nhằm khuyến khích các nhà tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên nghiệp chọn Việt Nam làm nơi tổ chức sự kiện và đưa du khách MICE tới Việt Nam.

- Khắc phục tình trạng giao thông tắc đường vào giờ cao điểm bao gồm nâng cấp và mở rộng đường sá, cầu cống, nâng cao ý thức người dân, xử lý nghiêm các vi phạm giao thông…

- Tạo điều kiện đi lại: Tiếp tục mở thêm các đường bay quốc tế trực tiếp từ Tp.Hồ Chí Minh tới các trung tâm MICE của khu vực và thế giới. Hiện nay, tần suất các chuyến bay quốc tế từ Tp. Hồ Chí Minh đi các thủ đô, thành phố trong khu vực và trên thế giới còn hạn chế. Đối với những đoàn khách MICE lớn, khả năng chuyên chở của các máy bay đôi khi không đáp ứng đặc biệt vào mùa du lịch cao điểm. Do vậy, cần có những đề xuất xây dựng kế hoạch mở những đường bay mới và tăng tần suất chuyến bay đến các thành phố, thủ đô là điểm trung chuyển khách nhắm tới thị trường MICE.

- Thủ tục hải quan: Đối tượng khách MICE thường là khách cao cấp, các quan chức, có thời gian lưu trú ngắn. Vì vậy để cung cấp dịch vụ làm hài lòng đối tượng khách này cần chú

trọng cải tiến, nâng cấp chất lượng các dịch vụ bổ sung như thủ tục thị thực, tạo điều kiện làm thủ tục xuất nhập cảnh nhanh chóng.

- Áp dụng hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài mua hàng hóa tại Việt Nam khi xuất cảnh qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất, miễn thuế xuất nhập khẩu hoặc tạm nhập tái xuất cho các tài liệu, thiết bị phục vụ tổ chức các sự kiện lớn.

- Xây dựng Kế hoạch phát triển du lịch MICE Tp. Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2015, tầm nhìn 2020.

- Tổ chức quy hoạch du lịch MICE nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của Thành phố và Chiến lược phát triển du lịch Thành phố.

- Tăng cường công tác hậu kiểm cơ sở lưu trú du lịch sau khi xếp hạng để giữ vững được chất lượng và quản lý toàn diện.

- Triển khai thực hiện việc chuẩn hóa các hoạt động dịch vụ du lịch như hoạt động vận chuyển, hướng dẫn viên, điểm mua sắm…

- Trao giải các doanh nghiệp du lịch lữ hành quốc tế đưa nhiều khách du lịch MICE đến Tp. Hồ Chí Minh.

- Củng cố vai trò và nâng cao chất lượng hoạt động của Hiệp hội Du lịch trong việc thu hút khách du lịch MICE.

- Tiếp tục phát huy vai trò của các thành phần kinh tế, trong đó khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đầu tư phát triển du lịch MICE

- Bảo vệ và cải thiện môi trường vì khách du lịch MICE rất chú trọng yếu tố cảnh quan, môi trường khi lựa chọn 1 điểm đến, cụ thể:

+ Tăng cường giáo dục và nâng cao ý thức trong cộng đồng dân cư về giữ gìn bảo vệ môi trường, qua đó nâng cao trách nhiệm của cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch trong việc xử lý các loại chất thải phát sinh, khắc phục tác động tiêu cực đối với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội nhân văn, phòng chống các tệ nạn xã hội trong cơ sở kinh doanh du lịch.

+ Tăng cường công tác quản lý môi trường trong các hoạt động du lịch bao gồm hành vi du khách, địa điểm lưu trú, phương tiện vận chuyển, khu vui chơi giải trí.

+ Tăng cường công tác quản lý việc thực hiện quy hoạch công viên cây xanh thành phố.

Tạo mỹ quan và đảm bảo vệ sinh môi trường ở khu vực trung tâm, các vùng đô thị mới.

+ Khuyến khích các công ty du lịch tổ chức các chương trình du lịch sinh thái, du lịch xanh, có các chương trình đưa khách tham gia trồng cây và chăm sóc cây xanh. Nâng cao sự hiểu biết về môi trường tự nhiên qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023