Số Lượng Doanh Nghiệp Lữ Hành Quốc Tế Tại Tp. Hồ Chí Minh

Phú Yên, Bình Đình… Chủ động phối hợp với ngành du lịch tỉnh Đồng Nai, Bình Dương khảo sát tuyến du lịch đường sông Tp. Hồ Chí Minh nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch phục vụ khách trong và ngoài nước khi đến tham quan Thành phố.

Một số tour, tuyến liên kết du lịch được đánh giá và mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Thuận - Đà Lạt; Tp. Hồ Chí Minh – Tiền Giang – Cần Thơ... luôn là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch Tp. Hồ Chí Minh và khách du lịch quốc tế. Đặc biệt là các tour du lịch kết nối giữa Tp. Hồ Chí Minh – Bình Thuận – Lâm Đồng gắn liền với các sự kiện văn hóa, xã hội như: Lễ hội Nghinh ông, Lễ hội Dinh Thầy Thím tại Bình Thuận; Festival hoa Đà Lạt, Lễ hội Trà tại Lâm Đồng đã đưa vào khai thác có hiệu qủa, hàng năm đã thu hút hàng triệu lượt khách tham gia.

2.2.9. Đội ngũ lao động phục vụ du lịch MICE

Thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống đào tạo về du lịch khá qui mô gồm 37 trường (11 đại học, 6 cao đẳng và 20 trường trung cấp) hàng năm đã đào tạo hàng trăm học sinh, sinh viên theo học các chuyên ngành lữ hành - khách sạn đáp ứng tốt nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch cho Tp. Hồ Chí Minh. Tp. Hồ Chí Minh có nguồn nhân lực trẻ, năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, nhanh bắt kịp với cái mới. Đội ngũ nhân viên có kiến thức du lịch tốt, khả năng sử dụng ngoại ngữ, làm việc trong môi trường có sự cạnh tranh gay gắt. Có thể khẳng định Tp. Hồ Chí Minh có chất lượng phục vụ du lịch tốt nhất trong cả nước.

Hướng dẫn viên du lịch: Theo Tổng cục Du lịch, tính đến tháng 4/2013, toàn quốc có 12.922 thẻ Hướng dẫn viên, trong đó có 7.484 hướng dẫn viên quốc tế và 5.438 hướng dẫn viên nội địa. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh, năm 2011, số hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ do Sở quản lý là 3.021 người, trong đó 1.487 là thẻ Hướng dẫn viên quốc tế, 1.534 là thẻ Hướng dẫn viên nội địa.

2.2.10. Các công ty cung cấp dịch vụ du lịch MICE

Theo Tổng cục Du lịch, tính đến tháng 4/2013, Tp. Hồ Chí Minh có 407 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, trong đó có 3 doanh nghiệp nhà nước, 85 công ty cổ phần, 8 công ty liên doanh, 308 công ty trách nhiệm hữu hạn và 3 doanh nghiệp tư nhân. Dựa trên số liệu của Tổng cục Du lịch, học viên đã tổng hợp và so sánh số lượng doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Tp. Hồ Chí Minh với miền Nam và cả nước như sau:

Bảng 2.13: Số lượng doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Tp. Hồ Chí Minh



Tp. Hồ

Chí Minh

Miền Nam

Tp. HCM

so với miền Nam (%)

Cả nước

Tp. HCM so

với cả nước (%)

Số

DNLHQT

407

451

90,2%

1156

35,2%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh - 8

(Nguồn: Tổng cục Du lịch)

Tp. Hồ Chí Minh có nhiều công ty lữ hành hoạt động mạnh nhất cả nước với những thương hiệu nổi tiếng như Saigontourist, công ty du lịch Bến thành, FIDItourist, Peacetour, Viettravel…Ngoài ra, còn có câu lạc bộ MICE, Hiệp hội Du lịch Tp. Hồ Chí Minh, các công ty tổ chức triển lãm chuyên nghiệp, các công ty vận chuyển khách du lịch với đoàn xe nhiều, hiện đại có thể phục vụ những đoàn khách khác nhau, kể cả những đoàn khách lớn.

2.2.11. Chính sách hỗ trợ du lịch MICE của chính quyền Thành phố

2.2.11.1. Du lịch MICE luôn được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, Ủy ban nhân dân Thành phố

Du lịch MICE được đánh giá là 1 trong những sản phẩm du lịch tiêu biểu của Thành phố. Năm 2003, du lịch MICE được xác định là 1 trong những chương trình phát triển du lịch trọng tâm của thành phố. Năm 2004, Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đã từng cử chuyên gia quốc tế đến Tp.Hồ Chí Minh tiến hành nghiên cứu về du lịch MICE. Năm 2010, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh cũng bước đầu tiến hành những nghiên cứu về việc phát triển du lịch MICE. Năm 2010, Tổng cục Du lịch cũng đã lựa chọn Tp. Hồ Chí Minh cùng với Quảng Nam, Đà Nẵng là 3 địa điểm khảo sát để nghiên cứu, đề xuất về việc phát triển du lịch MICE tại Việt Nam.

Ở cấp độ doanh nghiệp, các tập đoàn, công ty du lịch lớn, chủ chốt như Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist), các tập đoàn khách sạn lớn đã ưu tiên phát triển du lịch MICE trong chiến lược, chính sách kinh doanh của mình. Tại một số công ty, đã hình thành bộ phận riêng phụ trách phát triển du lịch MICE như công ty Bến Thành Tourist đã thành lập Trung tâm tổ chức Hội thảo - Sự kiện & Du lịch (CITE) nhằm giúp việc tổ chức du lịch MICE trở nên chuyên nghiệp, Công ty Lữ hành Saigontourist cũng có bộ phận chuyên trách về du lịch MICE.

2.2.11.2. Thực hiện chương trình hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài mua hàng hóa tại Việt Nam khi xuất cảnh qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất

Ngày 19 tháng 01 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 05/2012/QĐ- TTg về việc thực hiện thí điểm chương trình hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài mua hàng hóa tại Việt Nam khi xuất cảnh qua của khẩu Nội Bài- Tân Sơn Nhất. Từ ngày 01/7/2012, thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai thực hiện quầy hoàn thuế tại sân bay Tân Sơn Nhất. Việc thực hiện chương trình này cũng góp phần thúc đẩy khách du lịch đến Tp. Hồ Chí Minh mua sắm trong đó có khách du lịch MICE.

2.2.11.3. Phát triển mạng lưới chương trình dịch vụ du lịch đạt chuẩn

Từ năm 2004, ngành Du lịch Tp. Hồ Chí Minh đã tiến hành triển khai xét chọn hệ thống “Dịch vụ du lịch đạt chuẩn du lịch” (standard tourism service) nhằm cung cấp đến khách du lịch những địa chỉ các dịch vụ du lịch có uy tín và chất lượng trên địa bàn thành phố. Để được công nhận Dịch vụ du lịch đạt chuẩn, các cơ sở dịch vụ du lịch phải đảm bảo các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, hàng hoá và nhân sự như: hàng hoá phải có nguồn gốc cụ thể, được niêm yết và bán đúng giá qui định, dịch vụ ăn uống phải có giấy chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm, có khu vực vệ sinh dành riêng cho khách hàng, nhân viên phục vụ được trang bị đồng phục và có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ.... Các cơ sở khi được cấp biển hiệu của chương trình sẽ được Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch hỗ trợ trong công tác quảng bá, giới thiệu trong các sự kiện của ngành trong và ngoài nước. Hiện nay, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh đã xét chọn và cấp biển hiệu của chương trình cho 106 cơ sở dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch trên địa bàn Thành phố, bao gồm 65 cơ sở mua sắm và 41 cơ sở ăn uống.‌

2.3. Các kết quả đạt được của du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh

2.3.1. Lượng khách MICE

Theo Tham luận về phát triển du lịch MICE của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh tại Tọa đàm với 10 công ty lữ hành và khách sạn hàng đầu khai thác du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh do Tổng cục Du lịch tổ chức năm 2010 [5], Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh ước tính lượng khách du lịch MICE đến Tp. Hồ Chí Minh trung bình chiếm khoảng 20% số lượng khách quốc tế đến thành phố hàng năm. Chỉ riêng năm 2003 do dịch SARS và năm 2009 do khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì lượng khách MICE có giảm.

Kinh nghiệm thống kê của các nước cho thấy tùy vào từng nước mà tỷ trọng khách du lịch MICE trong khách du lịch quốc tế khác nhau. Ví dụ, Singapore, một trong những nước phát triển du lịch MICE hàng đầu thế giới và cũng là quốc gia du lịch MICE đứng vị trí số 1 trong khu vực Đông Nam Á thì tỷ trọng khách du lịch MICE trong khách quốc tế chiếm 30%. Các cường quốc du lịch khu vực khác như Thái Lan và Malaysia, tỷ trọng khách du lịch MICE

trong khách quốc tế đến các nước này khoảng 5%. Ở Việt Nam, mặc dù có yêu cầu khách khai lý do ra vào Việt Nam với mục đích dự hội nghị, đi lẻ hay đi theo đoàn, nhưng hình thức khai báo thông tin này vẫn chưa đảm bảo để thống kê chính xác nguồn khách du lịch MICE.

Đối với Việt Nam, hiện mới chỉ có số liệu thống kê về khách công vụ. Tỷ trọng khách công vụ trong tổng khách quốc tế đến Việt Nam là 17,6%. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước, lượng khách quốc tế đến Tp. Hồ Chí Minh chiếm khoảng 60% lượng khách quốc tế đến Việt Nam qua cửa khẩu. Bên cạnh đó, Tp. Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế tại Việt Nam, là nơi đặt trụ sở của rất nhiều công ty liên doanh và công ty vốn nước ngoài, nơi giao thương, trao đổi kinh tế năng động nhất Việt Nam. Chính vì lý do trên, theo Sở VHTTDL Tp. Hồ Chí Minh, tỷ trọng khách MICE trong tổng số khách quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh chiếm 20%, cao hơn 2,4% so với tỷ trọng khách công vụ trong lượng khách quốc tế đến Việt Nam là 17,6%. Tại khách sạn Caravelle, lượng khách đến lưu trú với mục đích tham dự các hội nghị, hội chợ, triển lãm chiếm đến 75% [4].

Bảng 2.14: Tình hình tăng trưởng khách MICE đến Tp. Hồ Chí Minh



Năm

Thành phố Hồ Chí Minh (1)

Việt Nam (2)

TP.HCM so

với Việt Nam (%)

Lượng khách quốc tế đến TP.HCM

Trong đó khách MICE

Mức tăng của khách MICE

(%)

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam

Trong đó khách

công vụ

1

2

3

4

5

6=2/5

2000

1.100.000

220.000


2.140.100

419.600

52,43

2001

1.226.400

245.280

11,5

2.330.800

401.100

61,15

2002

1.433.000

286.600

16,8

2.628.200

445.900

64,27

2003

1.302.000

260.400

-9

2.429.600

468.400

55,59

2004

1.580.000

316.000

21,4

2.927.876

521.666

60,58

2005

2.000.000

296.247

26,6

3.467.757

493.335

60,05

2006

2.350.000

345.775

17,5

3.583.486

575.812

60,05

2007

2.700.000

386.488

14,9

4.171.564

643.611

60,05

2008

2.800.000

560.000

3,7

4.253.740

844.777

66,29

2009

2.600.000

520.000

-7

3.772.359

783.139

66,40

2010

3.100.000

620.000

19,2

5.049.855

1.023.615

60,56

2011

3.500.000

700.000

12,9

6.014.032

1.003.005

69,79

2012

3.780.000

756.000

8

6.847.678

1.165.966

64,83




= 11,37%



=

61,69%


(1)Nguồn: Sở VHTT-DL TP.HCM; (2)Nguồn:Tổng cục Du lịch


Biểu đồ 2.15: Khách MICE đến Tp. Hồ Chí Minh từ năm 2000-2009


3000000



Khách MICE


Khách quốc tế khác

2500000


2000000


1500000

1000000


500000


0

2000 2005 2006 2007 2008 2009


(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh)

Biểu đồ 2.16: Khách MICE đến Tp. Hồ Chí Minh so với Việt Nam(%)


900000

800000

700000

600000

TP.HCM

VIỆT NAM

500000

400000

300000

200000

100000‌

0

2000 2005 2006 2007 2008 2009



(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh)


2.3.2. Thu nhập du lịch MICE

Hiện nay, chưa có số liệu thống kê đầy đủ về thu nhập du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh. Do Du lịch MICE gồm 04 phân khúc chính như đã phân tích ở trên, khách du lịch tại mỗi phân khúc (hội nghị tập đoàn, hội nghị hiệp hội, du lịch khen thưởng, triển lãm) lại có mức chi tiêu khác nhau và thời gian lưu trú khác nhau nên để tính được thu nhập du lịch MICE phải có số liệu cụ thể về chi tiêu trung bình và thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch tại 04 phân khúc trên. Hiện nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh và các cơ sở nghiên cứu về du lịch trên địa bàn chưa tiến hành thống kê về lĩnh vực này.

2.3.3. Các phân khúc chính của du lịch MICE

2.3.3.1. Hội nghị của các hiệp hội

Theo “Báo cáo thống kê năm 2002-2011” của tổ chức ICCA [22]:

Năm 2011, Việt Nam tổ chức 29 hội nghị các hiệp hội quốc tế, xếp thứ tự 60 các nước trên thế giới so với Singapore (142 hội nghị, xếp thứ 24), Malaysia (126 hội nghị, xếp thứ 29), Thái Lan (101 hội nghị, xếp thứ 35). Trong đó, Tp, Hồ Chí Minh tổ chức 12 hội nghị các hiệp hội quốc tế và xếp thứ tự 172 các thành phố trên thế giới.

Tại Châu Á Thái Bình Dương và Trung Đông, Việt Nam xếp thứ tự 15, sau Singapore (thứ 5), Malaysia (thứ 7), Thái Lan (thứ 9) và Philippines (thứ 14). Thành phố Hồ Chí Minh xếp thứ tự 32 các thành phố tại Châu Á Thái Bình Dương, sau Singapore (số 1), Kuala Lumpur (số 5), Bangkok (số 8), Bali (số 18), Manila (số 19), Chiềng Mai (số 24). Tp. Hồ Chí Minh

đứng trên Hà Nội (tổ chức 9 hội nghị các hiệp hội quốc tế, xếp thứ tự 42 các thành phố tại Châu Á Thái Bình Dương và Trung Đông).

Năm 2011, tổng số hội nghị các hiệp hội quốc tế được tổ chức tại các thành phố Châu Á Thái Bình Dương và Trung Đông là 1.985. So với các thành phố trong khu vực Đông Nam Á, Tp. Hồ Chí Minh xếp thứ hạng 7 nhưng số lượng hội nghị tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh là quá nhỏ bé khi so sánh với những thành phố trong khu vực như Singapore, Kuala Lumpur, Bangkok… Qua số liệu thống kê của ICCA, có thể khẳng định Tp. Hồ Chí Minh vẫn dẫn đầu cả nước về việc tổ chức hội nghị của các hiệp hội quốc tế.

Bảng 2.18: Số lượng hội nghị của các hiệp hội quốc tế tổ chức tại các thành phố khu vực Đông Nam Á theo thống kê của ICCA, năm 2011

STT

Tên thành phố

Số hội nghị của hiệp hội quốc tế

Xếp thứ tự tại Châu Á TBD,

Trung Đông

Xếp thứ tự tại Đông Nam Á

Thị phần hội nghị của các hiệp hội quốc tế tại CATBD,

TĐ (%)

1

Singapore

142

1

1

7,15

2

Kuala Lumpur

78

5

2

3,95

3

Bangkok

70

8

3

3,52

4

Bali

23

18

4

1,15

5

Manila

22

19

5

1,10

6

Chiềng Mai

17

24

6

0,85

7

Tp. Hồ Chí Minh

12

32

7

0,60

Jakarta

12

32

7

0,60

Penang

12

32

7

0,60

8

Hà Nội

9

42

8

0,45

9

Pattaya

7

51

9

0,35

(Nguồn: Statistics Report 2002-2011, ICCA)

Hiện nay, chưa có thống kê đầy đủ về số lượng hội nghị các hiệp hội quốc tế tại Tp. Hồ Chí Minh trừ số liệu của ICCA như đã phân tích ở trên. Tuy số liệu này đã phản ảnh rõ vị thế của du lịch hội nghị Tp. Hồ Chí Minh tại Việt Nam cũng như trong khu vực và trên thế giới nhưng chưa phản ánh đầy đủ và chính xác số lượng thực sự các hội nghị của các tổ chức, hiệp hội quốc tế tại Tp. Hồ Chí Minh vì ICCA chỉ thống kê các hội nghị lớn, mang thương hiệu quốc tế, do các tổ chức nằm trong mạng lưới của ICCA báo cáo.

2.3.3.2. Hội nghị của các tập đoàn

Như đã phân tích ở trên, Tp. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, thương mại, xuất nhập khẩu đứng đầu cả nước nên ở đây tập trung nhiều công ty liên doanh, tập đoàn kinh tế lớn ở hầu hết các lĩnh vực.

Tp. Hồ Chí Minh cũng là trung tâm tài chính lớn nhất Việt Nam. Doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu toàn quốc nên phần lớn các ngân hàng, công ty tài chính, chứng khoán, bảo hiểm tập trung tại Tp. Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, Thành phố cũng đứng đầu Việt Nam về tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Số dự án đầu tư vào thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên cả nước, do vậy các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, công ty liên doanh đặt trụ sở tại đây cũng chiếm số lượng lớn.

Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%.

Ngoài ra, mức tiêu thụ của Tp. Hồ Chí Minh cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội, hệ thống bán lẻ tại Tp. Hồ Chí Minh phát triển nhất cả nước, cộng với lối sống bị ảnh hưởng của văn hóa Mỹ thích tiêu dùng, mua sắm nên có thể khẳng định Tp. Hồ Chí Minh là thị trường hàng hóa, dịch vụ lớn nhất và sôi động nhất Việt Nam

Từ những căn cứ trên, cộng với đặc điểm của hội nghị các công ty, tập đoàn là tổ chức gần nơi đặt trụ sở hoặc tại những thị trường lớn, những trung tâm kinh tế, giao thương, địa điểm trung chuyển nên có thể khẳng định Tp. Hồ Chí Minh là nơi tổ chức hội nghị của các công ty, tập đoàn nhiều nhất cả nước.

Hiện nay, chưa có số liệu thống kê cụ thể về số liệu các hội nghị của công ty, tập đoàn tại Tp. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Cục Hội nghị, Triển lãm Thái Lan năm 2011 [23] thì số lượng người tham dự hội nghị tập đoàn tại Thái Lan chiếm khoảng 26% trong số lượng khách MICE của Thái Lan. Số hội nghị được tổ chức là 2.576. Chi tiêu trung bình/người/ngày là 627,49 USD, thời gian lưu trú trung bình là 5,66 ngày, chi tiêu trung bình theo người là 3.551 USD.

Chi tiêu bình quân một ngày khách du lịch quốc tế đến TP. Hồ Chí Minh với mục đích dự hội nghị, hội thảo

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí