dẫn đối với tội phạm khác, căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội này, chúng ta có thể coi hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi cản trở thi hành án gây ra nếu:
- Do khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật gây thiệt hại về vật chất có giá trị từ trên 150 triệu đồng đến 500 triệu đồng là hậu quả rất nghiêm trọng; nếu gây thiệt hại trên 500 triệu đồng là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
- Do khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật dẫn đến truy
cứu trách nhiệm hình sự người không có tội hoặc không truy cứu trách
nhiệm hình sự người có tội mà tội phạm đó là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc gây ra những hậu quả phi vật chất khác ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến uy tín của cơ quan tiến hành tố tụng là hậu quả rất nghiêm trọng; nếu do khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật dẫn đến truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội hoặc không truy cứu trách nhiệm
hình sự người có tội mà tội phạm đó là tội xâm phạm an ninh quốc gia
hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây ra những hậu quả phi vật
chất khác ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến uy tín của cơ quan tiến
Có thể bạn quan tâm!
- Phạm Tội Thuộc Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 1 Điều 305 Bộ Luật Hình Sự
- Phạm Tội Thuộc Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 1 Điều 306 Bộ Luật Hình Sự
- Phạm Tội Thuộc Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 1 Điều 307 Bộ Luật Hình Sự
- Tội Mua Chuộc Hoặc Cưỡng Ép Người Khác Khai Báo Gian Dối, Cung Cấp Tài Liệu Sai Sự Thật
- Người Nào Được Giao Giữ Tài Sản Bị Kê Biên, Bị Niêm Phong Hoặc Vật Chứng Bị Niêm Phong Mà Có Một Trong Các Hành Vi Sau Đây, Thì Bị Phạt Tù Từ Sáu
- Phạm Tội Thuộc Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 1 Điều 310 Bộ Luật Hình Sự
Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.
hành tố tụng là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.13
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 307 Bộ luật hình sự, người phạm tội có thể bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm, là tội phạm nghiêm trọng.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu chỉ gây hậu quả rất nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự phạt dưới ba năm tù những không được dưới một năm tù. Nếu thuộc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến bảy năm tù.
3. Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội
Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Đối với tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật, nhà làm luật quy định ba loại hình phạt bổ sung, đó là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Do đó khi áp dụng cần phải căn cứ vào chủ thể của tội phạm và hành vi cụ thể của người phạm tội để áp dụng loại hình phạt nào cho phù hợp như: Cấm phiên dịch đối với người phiên dịch gian dối, cấm đảm nhiệm chức vụ giám định viên đối với người giám định kết luận giam định sai sự thật, cấm đảm nhiệm chức
vụ mà người phạm tội đang đảm nhiệm và đã lợi dụng chức vụ, quyền
hạn đó để khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật. v.v... Ví dụ: Lê Văn M là cán bộ kiểm hoá thuộc Cục hải quan thành phố H được cơ quan tiến hành tố tụng xác định là người làm chứng trong vụ án hình sự đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để cung cấp tài liệu sai sự thật cho cơ quan tiến hành tố tụng, nên cơ quan tiến hành tố tụng đã không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội, thì Lê Văn M có thể bị Toà án áp dụng hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ kiểm hoá trong ngành Hải quan.
Nếu có chức vụ, quyền hạn nhưng không lợi dụng chức vụ, quyền
hạn để khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật thì không bị
cấm đảm nhiệm chức vụ. Ví dụ: Trịnh Quang T là Bí thư Đoàn thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh phường L nhìn thấy Phạm Văn H đâm anh Vũ
Xuân K nhưng cố ý khai với cơ quan tiến hành tố tụng là H không phải là người đâm anh Vũ Xuân K mà người đâm anh Vũ Xuân K là Ngô Tất N đã bỏ trốn đâm anh K, nên cơ quan tiến hành tố tụng đã không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Phạm Văn H, thì Toà án không áp dụng hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định đối với Trịnh Quang T.
16. TỘI TỪ
CHỐI KHAI BÁO, TỪ
CHỐI KẾT LUẬN GIÁM
ĐỊNH HOẶC TỪ CHỐI CUNG CẤP TÀI LIỆU
Điều 308. Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu
1. Người nào từ chối khai báo nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 22 của Bộ luật này hoặc trốn tránh việc khai báo, việc kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính
đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm .
2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Định nghĩa: Từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ
chối cung cấp tài liệu là hành vi trốn tránh việc khai báo, trốn tránh việc
kết luận giám định, từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng mặc dù đã có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.
Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu là tội phạm đã được quy định tại khoản Điều 242 Bộ luật hình sự năm 1985. So với Điều 242 Bộ luật hình sự năm 1985 thì Điều 308 Bộ luật hình sự năm 1999 có những sửa đổi, bổ sung như sau:
Về cấu tạo, tuy Điều 308 Bộ
luật hình sự
được cấu tạo thành 2
khoản nhưng chỉ có khoản 1 là quy định về tội phạm còn khoản 2 là hình phạt bổ sung mà Bộ luật hình sự năm 1985 quy định tại Điều 248.
Về cấu thành cơ bản của tội phạm này, nhà làm luật bổ sung một dấu hiệu bắt buộc và nếu không thoả mãn dấu hiệu này thì chưa cấu thành tội phạm, đó là: nếu hành vi từ chối khai báo mà thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật hình sự14 thì chưa cấu thành tội từ chối khai báo, đồng thời bổ sung hành vi từ chối cung cấp tài liệu cũng bị coi là hành vi phạm tội mà Điều 242 Bộ luật hình sự năm 1985 chưa quy định.
A. CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM
1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này vừa là chủ thể đặc biệt, vừa không phải là chủ thể đặc biệt.
Là chủ giám định.
thể
đặc biệt nếu người phạm tội trốn tránh việc kết luận
14 Khoản 2 Điều 22 Bộ luật hình sự quy định: Người không tố giác là ông, bà , cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313 của Bộ luật này.
Không phải là chủ thể đặc biệt nếu người phạm tội từ chối khai báo hoặc trốn tránh việc khai báo hoặc từ chối cung cấp tài liệu.
Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì hành vi từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo hoặc từ chối cung cấp tài liệu của người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng; các đương sự trong vụ án dân sự, kinh tế, hành chính, lao động, thì chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới là chủ thể của tội phạm này, vì tội phạm này không có trường hợp nào là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Từ chối giám định chỉ có thể là người giám định, nhưng từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo hoặc từ chối cung cấp tài liệu thì có thể là
người bị
hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan, người làm chứng
trong các vụ án hình sự; các đương sự, người làm chứng, người có trách
nhiệm trong các cơ chính, lao động.
quan, tổ
chức trong các vụ
án dân sự, kinh tế, hành
Theo quy định của điều luật thì một số người (ông, bà , cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội) chỉ là chủ thể
của tội phạm này nếu họ từ chối khai báo về các tội xâm phạm an ninh
quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313 Bộ luật hình sự.
2. Các dấu hiệu thuộc về khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm này cũng tương tự như khách thể của các tội phạm quy định tại các Điều 304, 305, 306, 307 Bộ luật hình sự, nó xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và của công dân làm cho việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án bị kéo dài, bị sai lệch, thậm chí làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm; gây thiệt hại nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng cho các đương sự. v.v…
Đối tượng tác động của tội phạm này là những yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Những yêu cầu này có thể bằng miệng hoặc có thể bằng một quyết định. Xét về bản chất thì hành vi của người phạm tội phạm này là hành vi không chấp hành, nhưng nội dung của việc không chấp hành là yêu cầu khai báo, yêu cầu giám định, yêu cầu cung cấp.
3. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm
a. Hành vi khách quan
Tương tự như đối với tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật, căn cứ vào chủ thể mà người phạm tội có thể thực hiện một hoặc một số hành vi khách quan như sau:
Đối với người giám định đã trốn tránh việc kết luận giám định như: cáo bệnh, lấy cớ đi công tác, đi nước ngoài hoặc tạo ra những nguyên cớ
để không phải thực hiện việc giám định theo yêu cầu của cơ quan tiến
hành tố tụng. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy nếu người giám định từ chối giám định dù là với lý do được coi là không chính đáng thì cơ quan tiến hành tố tụng cũng không làm khó dễ đối với họ mà yêu cầu cử người khác thực hiện việc giám định, nên thực tế cũng chưa truy cứu trách nhiệm hình sự trường hợp nào mà người giám định từ chối giám định mà không có lý do chính đáng. Nếu có việc từ chối giám định mà gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng thì cùng lắm cũng chỉ xử lý hành chính hoặc xử lý kỷ luật. Tuy nhiên, về lý thuyết nếu hành vi từ chối giám định của người giám định mà gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng dẫn
đến việc không khởi tố
được vụ
án hoặc không kết luật, truy tố
hoặc
không xét xử được thì người giám định vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội từ chối kết luật giám định.
Đối với những người khác
như: người bị
hại, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan, người làm chứng trong các vụ án hình sự; các đương sự, người làm chứng, người có trách nhiệm trong các cơ quan, tổ chức trong các vụ án dân sự, kinh tế, hành chính, lao động…đã từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo hoặc từ chối cung cấp tài liệu, mặc dù có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.
Đối với những người này, tuỳ thuộc vào tư
cách tham gia tố
tụng
trong vụ án mà họ thực hiện một trong các hành vi: từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo hoặc từ chối cung cấp tài liệu.
Hành vi từ
chối khai báo
là hành vi có thể
là im lặng (không hành
động), nhưng cũng có thể bằng lời nói, bằng những biểu hiện khước từ
việc khai báo về
những tình tiết của vụ
án. Tài liệu mà người có trách
nhiệm phải cung cấp theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm
các giấy tờ, đồ vật liên quan đến việc xác định sự thật của vụ án. Nếu từ chối khai báo mà người từ chối đã có những hành vi che giấu tội phạm thì hành vi từ chối khai báo chỉ là một thủ đoạn của hành vi che giấu tội phạm
thì người phạm tội bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về
tội che giấu tội
phạm quy định tại Điều 313 Bộ luật hình sự.
Hành vi từ chối cung cấp tài liệu là hành vi của người có trách nhiệm trong các cơ quan, tổ chức hoặc của cá nhân đang lưu giữ tài liệu có liên quan đến việc chứng minh sự thật vụ án mà cố tình không giao nộp cho cơ quan tiến hành tố tụng. Hiện nay tình trạng từ chối cung cấp tài liệu đối với một số người có trách nhiệm trong các cơ quan tổ chức xảy ra khá phổ
biến, họ lấy lý do đó là tài liệu mật hoặc theo quy định của ngành; mặt
khác Nhà nước cũng chưa có quy định hoặc hướng dẫn việc cung cấp tài liệu cho các cơ quan tiến hành tố tụng được thực hiện như thế nào, nên việc xác định hành vi từ chối cung cấp tài liệu có thuộc trường hợp là tội phạm hay không gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi cho rằng, đã đến lúc Nhà nước cùng với các cơ quan tiến hành tố tụng cần có những quy định cụ thể về việc cung cấp tài liệu cho cơ quan tiến hành tố tụng của các cơ quan, tổ chức và công dân để bảo đảm việc xác định sự thật vụ án được dễ dàng. Khi xác định hành vi từ chối cung cấp tài liệu cần phân biệt với hành vi che
giấu tội phạm quy định tại Điều 313 Bộ luật hình sự. Nếu tài liệu mà
người phạm tội từ chối cung cấp là vật chứng của vụ án mà các tài liệu đó là các dấu vết, tang vật của tội phạm thì hành vi từ chối cung cấp tài liệu là hành vi che giấu tội phạm thuộc trường hợp quy định tại Điều 313 Bộ luật hình sự; nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 313 Bộ luật
hình sự
thì người có hành vi từ
chối cung cấp đó mới bị
truy cứu trách
nhiệm hình sự về tội từ chối cung cấp tài liệu.
Khi xác định tội danh, tuỳ thuộc vào hành vi cụ thể của người phạm tội mà định tội là từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu. Nếu người phạm tội chỉ có hành vi từ chối khai báo thì định tội là “từ chối khai báo”, nếu người phạm tội chỉ thực hiện hành vi từ
chối kết luận giám định thì định tội là “ từ chối giám định”, nếu người
phạm tội chỉ thực hiện hành vi từ chối cung cấp tài liệu thì chỉ định tội là “từ chối cung cấp tài liệu” mà không định tôị danh như điều luật quy định
“từ
chối khai báo, từ
chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài
liệu”, vì định tội như vậy cũng tức là chưa biết là phạm tội gì. Nếu người phạm tội thực hiện hai hoặc cả ba hành vi mà điều luật quy định thì tuỳ
trường hợp mà định tội “
từ chối khai báo và từ
chối cung cấp tài liệu”
hoặc “từ chối khai báo, từ chối giám định và từ chối cung cấp tài liêu”. Tuy
nhiên, trên thực tế thì một người chỉ có thể thực hiện cả hai hành vi từ chối khai báo và hành vi từ chối cung cấp tài liệu, chứ rất ít trường hợp vừa từ chối giám định lại và từ chối khai báo hoặc từ chối cung cấp tài liệu.
b. Hậu quả
Hậu quả của hành vi từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định
hoặc từ chối cung cấp tài liệu không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu
thành tội phạm này. Nếu hành vi từ chối khai báo, từ chối kết luận giám
định hoặc từ
chối cung cấp tài liệu gây ra hậu quả
nghiêm trọng, rất
nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì tuỳ trường hợp mà người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt nặng hơn người phạm tội chưa gây ra hậu quả.
Tuy nhiên, không phải bất cứ hành vi từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu nào cũng là hành vi phạm tội mà chỉ coi là hành vi phạm tội nếu hành vi từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu gây ảnh hưởng đến việc xác định sự thật của vụ án, nếu hành vi từ chói khai báo hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật không làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật của vụ án thì không coi là hành vi phạm tội. Mà tuỳ trường hợp người có hành vi đó có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
c. Các dấu hiệu khách quan khác
Đối với tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu, ngoài hành vi khách quan, nhà làm luật còn quy định dấu hiệu khách quan là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành, đó là: hành vi từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu phải nếu không có lý do chính đáng thì mới cấu thành tội phạm. Đây là dấu hiệu bắt buộc nhưng lại là dấu hiệu khó xác định nhất, bởi lẽ khi một người từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu họ thường đưa ra những lý do mà họ cho đó là chính đáng. Vì vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải chứng minh để xác định lý do mà người phạm tội đưa ra có chính đáng hay không, nếu chứng minh lý do mà người phạm tội đưa ra là không chính đáng thì hành vi từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu mới cấu thành tội phạm. Muốn xác định lý do không chính đáng thì chỉ có cách là xác định lý do được coi là chính đáng, nếu không thuộc trường hợp có lý do chính đáng thì dó là không chính đáng. Có thể coi là có lý do chính đáng nếu: người có nghĩa vụ
phải khai báo, phải kết luận giám định, phải cung cấp tài liệu nhưng vì trở ngại khách quan như: thiên tai, địch hoạ, nhu cầu chiến đấu, phục vụ chiến đấu, ốm đau, tai nạn phải năm viện, phải đi công tác nước ngoài hoặc công tác vùng sâu, vùng xa… mà không thể có mặt đẻ khai báo, để cung cấp tài
liệu hoặc để
thực hiện việc giám định. Người từ
chối khai báo, từ chối
cung cấp tài liệu hoặc từ chối giám định, có thể đưa ra lý do, còn cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh và kết luận lý do đó có chính đáng hay không.
4. Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu thực hiện hành vi phạm tội của mình là do cố ý. Dấu hiệu này cũng được nhà làm luật quy định ngay trong cấu thành, đó là: “từ chối”. Không ai từ chối một điều gì mà lại do vô ý cả. Tuy nhiên, sự cố ý ở đây mang tính rõ nét hơn, người phạm tội không chỉ cố ý không khai báo, không giám định hoặc không cung cấp tài liệu mà còn nhận thức được hậu
quả của hành vi của mình, nếu không khai báo, không cung cấp tài liệu,
không giám định thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ khó có thể xác định sự thật vụ án.
Việc từ chối khai báo, từ chối giám định, từ chối cung cấp tài liệu có thể vì những động cơ khác nhau, nhưng dù động cơ như thế nào thì đó cũng không phải là dấu hiệu bắt buộc mà chỉ có thể là tình tiết để xem xét khi
quyết định hình phạt. Nếu động cơ của người phạm tội lại là dấu hiệu
cấu thành một tội phạm độc lập thì ngoài tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu, người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng. Ví dụ: Một bác sĩ nhận tiền của bị cáo để từ chối cung cấp bệnh án của người bị hại cho cơ quan tiến hành tố tụng thì người bác sĩ này ngoài tội từ chối cung cấp tài liệu, còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ.
B. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CỤ THỂ
Điều luật chỉ quy định một khoản, một khung hình phạt từ cảnh cáo,
cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một
năm, là tội phạm ít nghiêm trọng.
Đối với tội phạm này, chính sách hình sự của Nhà nước ta cũng chủ yếu lấy giáo dục là chính, chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những