Bình luận khoa học bộ luật hình sự Tập 10 - Đinh Văn Quế - 1

ĐINH VĂN QUẾ

CHÁNH TOÀ TOÀ HÌNH SỰ TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO


BÌNH LUẬN KHOA HỌC BLUT HÌNH S


PHẦN CÁC TỘI PHẠM


(TẬP X)


CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.


(BÌNH LUẬN CHUYÊN SÂU)

Bình luận khoa học bộ luật hình sự Tập 10 - Đinh Văn Quế - 1


NHÀ XUẤT BẢN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LỜI GIỚI THIỆU


Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2000 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự năm 1999). Đây là Bộ luật hình sự thay thế Bộ luật hình sự năm 1985 đã được sửa đổi, bổ sung bốn lần vào các ngày 28-12-1989, ngày 12-8-1991, ngày 22-12-1992 và ngày 10-5-1997.

Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh đang xuất bản bộ sách BÌNH LUẬN KHOA HỌC BỘ LUẬT HÌNH SỰ, được thể hiện với nội dung Bình luận chuyên sâu. Hiện tại đã in 11 tập: 1 tập Phần chung và 10 tập Phần các tội phạm.

Tác giả của bộ sách là Thạc sĩ luật học

Đinh Văn Quế,

Chánh toà

Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao; đã nhiều năm công tác trong ngành, có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, tham gia giảng dạy và đã cho xuất bản rất nhiều tác phẩm về luật hình sự, đồng thời cũng là người trực tiếp tham gia xét xử nhiều vụ án hình sự.

Xin trân trọng giới thiệu tập 10 và cũng là tập cuối (Phần các tội phạm) của Bộ sách trên và mong nhận được sự đóng góp của bạn đọc.


NHÀ XUẤT BẢN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẦN THỨ NHẤT

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP


Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp quy định trong chương XXII Bộ luật hình sự là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án trong việc bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. (Điều 292 Bộ luật hình sự).

Về lý luận cũng như thực tiễn, khái niệm cơ quan tư pháp còn nhiều ý kiến khác nhau. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp (quyền tư pháp) thì cơ quan tư pháp chỉ bao gồm các Toà án. Điều 63 Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà quy định: Cơ quan tư pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà gồm có: Toà án tối cao; các Toà án phúc thẩm; các Toà án đệ nhị cấp và sơ cấp. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, bộ máy Nhà nước Việt Nam cũng từng bước được tổ chức cho phù hợp với tình hình chính trị, kinh tế-xã hội. Đến nay ở nước ta đã có 4 bản Hiến pháp (Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 ). Mỗi lần Hiến pháp được sửa đổi, bổ sung là một lần có sự sửa đổi, bổ sung về tổ chức bộ máy Nhà nước, trong đó có cơ quan tư pháp. Hiện nay, ngoài Toà án thì còn có các cơ quan khác như: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cũng được gọi là cơ quan tư pháp, còn cơ quan thi hành án hình sự (các Trại giam thuộc Bộ Công an), cơ quan thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp tuy không gọi là cơ quan cơ quan tư pháp nhưng hoạt động của các cơ quan này nếu theo quy định tại Điều 292 Bộ luật hình sự thì cũng được coi là

hoạt động tư

pháp. Tuy nhiên, theo tinh thần Nghị

quyết số

49NQ/TW,

ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp từ nay đến năm 2020 thì các cơ quan tư pháp cũng như hoạt động tư pháp cũng phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Cơ quan tư pháp và hoạt động tư pháp là một vấn đề đang được các nhà khoa học pháp lý, các luật gia đang nghiên cứu và cũng là vẫn đề Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm trong công cuộc cải cách tư

pháp theo tinh thần Nghị Chính trị đề ra.

quyết số

49NQ/TW, ngày 02-6-2005 của Bộ

Hoạt động tư pháp là hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án và Cơ quan thi hành án thực hiện, thông qua hành vi của người tiến hành tố tụng như: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án, Phó chánh án Toà án, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán,

Hội thẩm nhân dân và Thư ký Toà án; của Cảnh sát tư pháp và của Chấp hành viên. Cũng như đối với cơ quan tư pháp, hoạt động tư pháp cũng là vấn đề về lý luận và thực tiễn đang được các nhà khoa học pháp lý, các luật gia nghiên cứu và cũng còn nhiều ý kiến khác nhau. Nếu hiểu theo

nghĩa hẹp thì tư

pháp là xét xử

và chỉ

có Toà án mới có quyền xét xử,

nhưng theo nghĩa rộng và theo quy định tại Điều 292 Bộ luật hình sự thì hoạt động tư pháp bao gồm hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Nừu hoạt động tư pháp chỉ là hoạt động xét xử thì tên chương XXII Bộ luật hình sự cần phải sửa đổi là các tội xâm phạm hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, chứ không phải các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Vấn đề này sẽ được xem xét trong quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật

hình sự

theo tinh thần Nghị

quyết số

49NQ/TW, ngày 02-6-2005 của Bộ

Chính trị đề ra.

Chủ thể của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp đa phần là người tiến hành tố tụng như: Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án; Cảnh sát tư pháp và Chấp hành viên. Ngoài ra còn có những người không phải là những người tiến hành tố tụng, không phải là Cảnh sát tư pháp hoặc Chấp hành viên, mà chỉ là công dân bình thường đối với một số tội như: không chấp hành án; khai báo gian dối hoặc cung cấp tài

liệu sai sự

thật; từ

chối khai báo, từ

chối cung cấp tài liệu; mua chuộc,

cưỡng ép người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; vi phạm niêm phong, kê biên tài sản; trốn khỏi nơi giam giữ hoặc trốn khi

đang bị dẫn giải, đang bị xét xử; đánh tháo người bị tạm giam, tạm giữ,

đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử; che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm. Trong số những người này, đa số là người tham gia tố tụng.

Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp không chỉ xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án, mà còn xâm phạm đến quyền lợi của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, vì các quyền này được Nhà nước bảo vệ thông qua các

cơ quan tư

pháp, nhưng như

vậy không có nghĩa khách thể

của các tội

phạm quy định trong chương XXII vừa xâm phạm đến hoạt động tư pháp, vừa xâm phạm đến quyền lợi của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, mà người phạm tội chỉ thông qua việc xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và của công

dân để

xâm phạm đến hoạt động tư

pháp. Tuy nhiên, đối với từng tội

phạm cụ thể người phạm tội xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích của cơ quan, tổ chức hoặc của công dân nhưng người phạm tội thông qua đó mà xâm phạm đến hoạt động tư pháp. Ví dụ: Tội dùng nhục hình, người phạm tội xâm phạm trực tiếp đến sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con

người nhưng thông qua việc xâm phạm đó mà người phạm tội đã xâm phạm đến hoạt động tư pháp.


Các hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp cũng rất đa dạng, do đặc

điểm về

chủ thể

của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp không chỉ do

những người tiến hành tố tụng thực hiện mà còn do những người khác

thực hiện. nhóm sau:

Có thể

chia hành vi xâm phạm hoạt động tư

pháp thành các


- Các hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp của những người tiến hành tố tụng, của Chấp hành viên;


- Các hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp của những người trong

các cơ

quan trợ

giúp các cơ

quan tiến hành tố tụng như: giám định viên,

phiên dịch hoặc những người trong các cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ phải giúp đỡ các cơ quan tiến hành tố tụng;


- Các hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp của những người có

nghĩa vụ phải thi hành các quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng như: bị

can, bị

cáo, người bị

tạm giữ, tạm giam, người bị

kết án, người bị

hại,

nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

và những người tham gia tố tụng khác có nghĩa vụ chấp hành các quyết

định của cơ quan tiến hành tố tụng;


- Các hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp của mọi công dân có

nghĩa vụ phát hiện, tố giác tội phạm như: hành vi che giấu tội phạm, không tố giác tội phạm



ý, chỉ

Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp hầu hết được thực hiện do cố có duy nhất một trường hợp do vô ý, đó là “thiếu trách nhiệm để

người bị giam, giữ trốn” quy định tại Điều 301 Bộ luật hình sự.


Người phạm tội thực hiện hành vi của mình với nhiều động cơ khác nhau như: vì thành tích, vì vụ lợi, vì thù tức, vì nể nang hoặc vì động cơ khác.


Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp đã được quy định tại Chương X Bộ luật hình sự năm 1985 do yêu cầu của việc lành mạnh hoá hoạt động tư pháp, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và mọi công dân; đề phòng những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của những

người tiến hành tố tụng trong các cơ quan tư pháp; cán bộ thi hành án trong cơ quan thi hành án; cảnh sát tư pháp, cảnh sát bảo vệ, cảnh sát dẫn giải, các trại tạm giam, trại giam và nhà tạm giữ. Tuy nhiên, các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là những người tiến hành tố tụng như: Thủ

trưởng, Phó thủ

trưởng Cơ

quan điều tra, Viện trưởng, Phó viện trưởng

Viện kiểm sát, Chánh án, Phó chánh án Toà án, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Thư ký Toà án; của Cảnh sát tư pháp hoặc của Chấp hành viên thực tiễn xét xử không nhiều. Không phải các tội phạm này không xảy ra trong thực tế mà là do việc điều tra chứng minh rất khó khăn. Có lẽ đây là một đặc điểm nổi bật nhất đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể lại chính là những người trong các cơ quan tư pháp, có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp. Ví dụ: Một Thẩm phán ra bản án trái pháp luật nhưng để chứng minh là họ cố ý thì không phải là đơn giản. Bị can, bị cáo khai là mình bị bức cung, bị nhục hình nhưng việc xác định họ có bị bức cung, bị nhục hình hay không cũng rất khó.v.v... Cũng chính vì việc chứng minh khó, nên thực tiễn xét xử đối với loại tội phạm này ít bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây cũng là một

vấn đề xã hội đang quan tâm. Chưa có một công trình điều tra tội phạm

học nào, nhưng ai cũng thấy tội phạm ẩn trong lĩnh vực tham nhũng và

trong lĩnh vực hoạt động tư pháp còn cao. Có nhiều tội quy định trong

chương các tội xâm phạm hoạt động tư pháp (Chương XXII) trên thực tế có xảy ra nhưng, thậm chí xảy ra nhiều nhưng rất ít bị phát hiện và bị truy cứu trách nhiệm hình sự.


So với Chương X Bộ luật hình sự năm 1985 thì các tội xâm phạm hoạt động tư pháp quy định tại Chương XXII Bộ luật hình sự năm 1999 có nhiều sửa đổi, bổ sung. Một số hành vi trước đây chưa bị coi là tội phạm, thì Bộ luật hình sự năm 1999 quy định là tội phạm như: hành vi không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội; hành vi ra quyết định trái pháp luật của người có thẩm quyền trong Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án; hành vi đánh tháo người bị giam, giữ, người đang bị dẫn giải, người đang bị xét xử. Tuy nhiên, Bộ luật hình sự năm 1999 cũng loại trừ trách nhiệm hình sự một số hành vi mà Bộ luật hình sự năm 1985 quy định là tội phạm như: hành vi không tố giác tội phạm của ông, bà, cha, mẹ, con,

cháu, anh chị

em ruột, vợ

hoặc chồng của người phạm tội, (trừ

hành vi

không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại Điều 313 Bộ luật hình sự ). Đối với các tội phạm cụ thể cũng được bổ sung các tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt mà Bộ luật hình sự năm 1985 chưa quy định. Về đường lối xử lý, nói chung các tội xâm phạm hoạt động tư pháp quy định tại chương XXII

Bộ luật hình sự năm 1999 đều có mức hình phạt nặng hơn so với Bộ luật hình sự năm 1985. Hình phạt bổ sung được quy định ngay trong điều luật.


PHẦN THỨ HAI


CÁC TỘI PHẠM CỤ THỂ


1. TỘI TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ NGƯỜI KHÔNG CÓ TỘI


Điều 293. Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội

1. Người nào có thẩm quyền mà truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là không có tội, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng;

b) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm

trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.


Định nghĩa:

Truy cứu trách nhiệm hình sự

người không có tội là

hành vi của người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự đã khởi tố, kết luận điều tra, truy tố đối với người mà mình biết rõ là không có tội.


Truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội chính là làm oan người vô tội. Nhưng không phải trường hợp làm oan người vô tội nào cũng là hành vi truy cứu trách nhiệm hình sự hình sự người không có tội.


Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội là tội phạm đã được quy định tại Điều 231 Bộ luật hình sự năm 1985.


So với Điều 231 Bộ luật hình sự năm 1985 thì Điều 293 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tội phạm này, có những sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 231 Bộ luật hình sự năm 1985 cấu tạo thành 2 khoản, còn Điều 293 Bộ luật hình sự năm 1999 cấu tạo thành 4 khoản trong đó khoản 4 là hình phạt bổ sung, bổ sung thêm khoản 3 với tình tiết định khung hình phạt là “gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng”; khoản 2 của điều luật bổ sung tình tiết “truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng”. Đặc biệt, cấu thành cơ bản của tội phạm này

nhà làm luật sửa đổi chủ

thể

của tội phạm không chỉ

có Điều tra viên,

Kiểm sát viên mà đối với cả những người khác có thẩm quyền bao gồm những người tiến hành tố tụng; sửa đổi khái niệm “cố ý” bằng khái niệm “mà mình biết rõ là không có tội”. Vì khái niệm cố ý bao gồm cả cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp, nhưng khái niệm “biết rõ là không có tội” thể hiện sự cố ý rõ ràng hơn.


Về hình phạt, so với Điều 231 Bộ luật hình sự năm 1985 thì Điều 293 Bộ luật hình sự năm 1999 nặng hơn nhiều. Nếu khoản 1 Điều 231 Bộ

luật hình sự

năm 1985 có khung hình phạt từ

sáu tháng đến ba năm, thì

khoản 1 Điều 294 Bộ luật hình sự năm 1999 là từ một năm đến năm năm; nếu khoản 2 Điều 231 Bộ luật hình sự năm 1985 có khung hình phạt từ hai

năm đến bảy năm, thì khoản 2 Điều 293 Bộ

luật hình sự

năm 1999 có

khung hình phạt từ ba năm đến mười năm, còn khoản 3 Điều 293 Bộ luật hình sự năm 1999 có khung hình phạt từ bảy năm đến mười lăm năm. Việc nhà làm luật quy định mức hình phạt đối với tội phạm này nặng hơn so với trước đây là nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm đối với tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong tình hình hiện nay.


A. CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM


1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm


Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ những người có thẩm quyền trong việc khởi tố bị can, kết luận điều tra, truy tố, mới là chủ thể của tội phạm này. Những người có thẩm quyền trong việc khởi tố bị can, kết luận điều tra, truy tố, bao gồm: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra; Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát; Điều tra viên, Kiểm sát viên.


Mặc dù Điều 293 Bộ luật hình sự 1999 đã sửa đổi chủ thể của tội phạm này không chỉ là Kiểm sát viên, Điều tra viên mà còn những người khác và nội dung của khái niệm truy cứu trách nhiệm hình sự không chỉ bao gồm hành vi khởi tố, kết luận điều tra, truy tố, mà còn bao gồm cả hành vi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/06/2023