Biểu Tượng Đ Ng Vật Và Mối Quan Hệ Với Thế Giới N I Tâm Con Người


chốn tận cùng thế giới); là hộp đen hoàn hảo – giống như một chiếc máy ghi lại dữ liệu thông tin với thiết kế chống lại sự giả mạo, sức mạnh của sự va chạm, hoặc một vụ tai nạn – và một khi bị gỡ bỏ sẽ không còn bất cứ hồ sơ hoặc thông tin nào về những gì từng tồn tại... Giờ đây dưới ngòi bút tài hoa của Murakami, nó còn hiện diện qua hình ảnh những ngôi nhà, căn phòng trong khách sạn, nhà nghỉ bí ẩn... xuất hiện trong cả thực tại và giấc mơ.

Hành trình tìm kiếm bản ngã là hành trình mà nhân vật phải bước vào căn nhà của chính mình, lần tìm những căn phòng bí mật, hoặc đi xuống tầng hầm tâm trí, để khám phá hết những góc khuất sâu kín trong tâm hồn. Đó là hành trình đào sâu vào thế giới vô thức bên trong, vật lộn với cái ác, với những kí ức mất mát, đau thương, không ngừng truy vấn để phục hồi bản sắc cốt lòi đang có nguy cơ bị đánh mất. Một hành trình khó khăn và đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng nghỉ của nhân vật. Bởi lẽ, “cái mà gọi là bản ngã hay ý thức là phần nổi trên mặt nước của tảng núi băng. Phần quan trọng nhất vẫn còn chìm trong vùng bóng tối” [50,25].

Cuộc săn cừu hoang mở ra hành trình kì lạ của nhân vật Boku. Anh đã trải qua hành trình dài để tìm gặp được người bạn thân đã chết – Rat đang ẩn náu tại “ngôi nhà” ở vùng núi xa xôi Hokkaido. Đó là “Ngôi nhà mang vẻ hoang lạnh đến kì lạ”, với “lớp vôi trắng phồng lên và bong tróc” và “đang trên đà sụp đổ”. Hơn thế nữa, nó luôn được bao phủ bởi dày đặc bóng tối. Ngôi nhà này chính là hình ảnh của nhân vật Boku, là thế giới nội tâm mà anh đang tìm kiếm. Bóng tối ngập tràn kia chính là địa tầng sâu kín, là thế giới vô thức không dễ gì nắm bắt được bên trong anh ta. Ở đó, trong giấc mơ, anh ta đã thực hiện chuyến hành trình đào sâu vào nội tâm, nghĩa là bước vào căn phòng khách – trung tâm của ngôi nhà – nơi chứa lòi bản thể: “giữa bóng tối hoàn toàn”, “tôi từ từ bắt đầu tập hợp lại những mảnh đời mình. Tôi không thu thập được nhiều lắm, nhưng ít ra đó là cuộc đời tôi. Tôi trở về với chính mình một cách chậm rãi”; “Tôi đang thu mình dưới đáy giếng sâu” [49,408]. Nếu như ngôi nhà trên núi là trung tâm nội tâm của nhân vật Boku và hành trình Cuộc săn cừu hoang chính là hành trình giúp Boku tìm được bản sắc cốt lòi của mình, thì hành trình tiến sâu vào khu rừng thiêng của cậu bé Kafka trong Kafka bên bờ biển là “hành trình bên trong”, “hướng đến cái lòi của mê cung” [50,453] tâm hồn. Và căn nhà giữa trung tâm “thị trấn” – nơi “thời gian, kí ức không còn là nhân tố quan trọng” chính là cốt lòi bản sắc của Kafka nơi “cậu đi quanh quanh, tìm một căn phòng đặc biệt” [50,530]. Hình ảnh bóng tối “mỗi lúc một lan rộng”, bao quanh ngôi nhà chính là bóng tối của vùng vô thức mà Kafka


phải vượt qua, để chạm đến cốt lòi. Kafka đã làm một hành trình nội tâm để tiến sâu vào tận cùng bản ngã – nơi cậu kết nối các mảnh ghép kí ức của mất mát và tổn thương... để tự tìm ra được câu trả lời cho những day dứt, hoài nghi bấy lâu. Ở góc này, ngôi nhà “là biểu tượng của nữ tính, mang ý nghĩa là nơi ẩn thân, là người mẹ, là sự bảo vệ, là lòng (bụng) mẹ” [11,678]. Chúng ta thấy có sự liên kết giữa hình ảnh Kafka (Kafka bên bờ biển) liếm những giọt máu từ vết thương của mẹ ở căn nhà gỗ, với hình ảnh nhân vật Boku ở căn nhà trên núi trong Cuộc săn cừu hoang. Nếu máu là biểu tượng cho “bản nguyên của sự sinh thành”, “phương tiện truyền dẫn sự sống” [11,566] mà Kafka nhận được từ mẹ, thì hình ảnh nhân vật Boku “nằm vùi trong sô pha, miệng ngậm ngón tay” trong căn phòng tối lại gợi liên tưởng đến hình ảnh đứa bé đang nằm trong bụng mẹ. Nói cách khác, cả Boku và Kafka đã hoàn tất hành trình nội tâm, đã được tái sinh khi tìm thấy chính mình.

Hành trình của nhân vật “tôi” trong Nhảy, nhảy, nhảy bắt nguồn từ sự thôi thúc bên trong, bởi tiếng khóc của ai đó đang “vẫy gọi” anh trong bóng tối. Khách sạn Cá Heo cũ kĩ ấy cứ trở đi trở lại trong giấc mơ của anh như một ám ảnh. Anh đã lên đường để tìm lại khách sạn Cá Heo bởi “Trở lại khách sạn Cá Heo nghĩa là đối diện với cái bóng của quá khứ” [55,12]. Nói cách khác, “khách sạn” Cá Heo một biến thể của “nhà”, mà anh mơ về nó mỗi tối chính là thế giới nội tâm của nhân vật. Anh cố gắng mò mẫm “giữa một vùng hư không đen kịt”, “một màu đen đặc quánh không thể xuyên thủng – lớp đen này chồng lên lớp đen kia” [55,112]; bước dọc theo bức tường lạnh lẽo, men theo những hành lang rẽ ngoặt liên tục, để tìm đến với “căn phòng” của Người Cừu - trung tâm nội tâm của chính anh, bởi “linh cảm mách bảo tôi là một phần thuộc về nó... Bằng bản năng, tôi biết mình thuộc về nó” [55,124]. Hành trình của nhân vật “tôi” còn dẫn dắt anh ta đến căn hộ cũ kĩ, ẩm mốc và tối tăm ở Honolulu. Sự bài trí kì lạ của căn phòng tối với sáu bộ xương người trắng hếu trên chiếc ghế sofa, trong đó có bốn người đã chết trong thực tế, khiến anh ta vô cùng kinh ngạc. Bằng cách nào những bộ xương trắng được đưa vào căn phòng tối giữa căn hộ ở trung tâm Honolulu này? Không có cách nào khác, anh ta phải tiếp tục kết nối và đào sâu vào thế giới nội tâm của chính anh. Nhân vật “tôi” nhận ra có sự kết nối giữa các căn phòng tối: căn phòng sáng chủ nhật khi Gontanda nằm với Kiki - căn phòng người chết ở Honolulu – căn phòng/hang của Người Cừu ở khách sạn Cá Heo cũ. Tất cả đều được kết nối với những cái chết – liên hệ với nhân vật tôi như những mảnh tâm hồn anh:

“Sáu bộ xương người đó có ý nghĩa gì?


“Họ chính là anh”, Kiki nói. “Căn phòng này của anh. Mọi thứ ở đây đều là anh. Chính anh. Tất cả mọi thứ.”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

“Phòng của anh”, tôi nhắc lại theo nàng. Vậy còn khách sạn Cá Heo thì sao? “Đó cũng là chỗ của anh”. Tất nhiên rồi... [55,533].

Những căn phòng tối chính là những sắc thái khác nhau của thế giới vô thức bên trong khó nắm bắt. Chính sự kết nối những mảnh ghép tâm hồn này đã giúp nhân vật tôi tìm lại chính mình. Anh ta đã hoàn thành hành trình thâm nhập vào tâm trí, khám phá những vùng tối tăm, bị khuất lấp, để khôi phục bản sắc cốt lòi bị đánh mất.

Biểu tượng trong tiểu thuyết Haruki Murakami - 15

Nếu như những căn phòng tối khác nhau là mảnh ghép tâm hồn của nhân vật tôi (Nhảy, nhảy, nhảy) thì Dinh – căn nhà hoang của nhà Miyawaki - đã được Toru cố gắng mua lại từ số tiền kiếm được từ công việc “chỉnh lí”, chính là thế giới nội tâm của anh. Không còn vẻ ngoài cũ kĩ, với khu vườn cỏ hoang mọc lấp đầy, chim không bay, giếng không nước..., khu nhà đã được cải tạo mới mẻ, hiện đại như chính sự thay đổi của nhân vật. Căn nhà thay đổi chức năng, trở thành “văn phòng chỉnh lí” để Toru có thể giúp đỡ những người phụ nữ gặp vấn đề về bản ngã. Nơi đó có căn phòng tối được thiết kế kì lạ với “cửa sổ có hai bộ rèm”, một bằng vải một bằng ren, cả hai đều khép kín. Đèn trần không bao giờ bật. Bóng đèn duy nhất của chiếc đèn chân đế bên cạnh chiếc sofa cũng không bật sáng. Không gian luôn chìm trong bóng tối kì lạ: “Tối như hũ nút, không nhìn thấy bất cứ cái gì, song ngoài bóng tối này có cái gì đó nữa hoàn toàn khác. Nó không có hướng, không chiều sâu, không trọng lượng, không thể nắm bắt. Nó không chỉ là bóng tối mà đúng hơn là hư vô” [48,426]. Trong “văn phòng chỉnh lí”, Toru ngồi yên lặng trong bóng tối sâu hun hút, để những người đàn bà liếm và vuốt ve vết bầm trên má của anh ta.

Văn phòng chỉnh lí với bóng tối ngập tràn kia chính là trung tâm nội tâm, tức cốt lòi mà Toru đã tìm lại được, sau một hành trình dài nỗ lực không ngừng nghỉ. Và vết bầm này trở thành đường dẫn liên kết cốt lòi của Toru và những người đàn bà xa lạ: “Người đàn bà này đã bước vào căn nhà trống đó, và vì một lí do vào đó, đang lướt tay dọc theo tất cả các bức tường và thân cột... Tôi không nhìn thấy cô ta, song điều đó chẳng làm tôi bận lòng nữa” [48,427]. Hành vi tính dục mà những người đàn bà thực hiện với Toru có chức năng kết nối thế giới nội tâm của họ. Kết quả là, nguồn năng lượng tâm linh đã chảy qua giữa hai thế giới, giúp khai thông, khởi động lại “dòng chảy bị tắc mạch” hay khôi phục cốt lòi. Nói cách khác, hành trình bước vào thế giới nội tâm của Toru đặc biệt hơn so với các nhân vật khác của


tiểu thuyết Murakami. Toru không chỉ thực hiện hành trình khám phá cốt lòi của chính anh, mà anh còn thực hiện nhiệm vụ kết nối và khôi phục bản ngã ở người khác. M.C. Strecher khẳng định: “Chắc chắn đây là điểm trung tâm của toàn bộ cuốn sách, một hành động có thể cứu vãn thế giới, mối liên hệ giữa các bản ngã ở cấp độ cá nhân” [133]. Chỉ có sự kết nối giữa bản ngã cá nhân, chia sẻ và thấu hiểu những trải nghiệm và kí ức... của nhau thì mới tạo nên sự dây gắn kết giữa con người trong gia đình và xã hội.

Toru không chỉ cứu mọi người quanh anh, những con người đang gặp vấn đề với cốt lòi cá nhân mà anh phải cứu lấy vợ anh – Kumiko đang hoang mang trong “vùng tối vô thức” của chính mình. Không phải ngẫu nhiên mà Toru nỗ lực thay đổi và bằng mọi giá phải mua bằng được “căn nhà không người ở”- nơi có mảnh vườn tàn lụi và cái giếng cạn khô. Căn nhà chính là biểu tượng của chính anh, và cái giếng cạn trong căn nhà hoang, ở một góc khác, là “trung tâm tinh thần của con người”, “là con đường liên thông của sự sống” [11,384]. Toru đã thực hiện quá trình xuống giếng – nghĩa là đi đến “trung tâm tinh thần” để thực hiện “quá trình nội hóa tâm lí, trong quá trình ấy con người trở thành chính mình và đạt được sự trưởng thành” [11,384]. Hành trình xuống giếng là hành trình lắng nghe và chiêm nghiệm, kết nối với những bi kịch của chính mình và mọi người - những người tình cờ xuất hiện nhưng đã tạo một hiệu ứng đặc biệt để Toru đi đến sự đốn ngộ về ý nghĩa tồn tại. Giếng giúp anh đi đến tận cùng bản ngã đồng thời chính là đường dẫn kết nối cốt lòi của anh với vợ mình trong căn phòng 208 bí ẩn.

Sự liên thông giữa giếng với khách sạn kì lạ xuất hiện lặp đi lặp lại trong giấc mơ của Toru. Đó là một khách sạn mê cung rộng lớn, nhiều hành lang quanh co và luôn chìm trong bóng tối: “Hành lang dài, ngoằn ngoèo, hai bên là những cánh cửa giống nhau như đúc” [48,283]. Khách sạn gợi liên hệ tới biểu tượng mê cung – “nơi dẫn vào nội tâm của bản thân, tới một điện thờ ẩn giấu bên trong con người, nơi tọa lạc cái phần huyền bí nhất của nhân tính, nơi chứa những gì thuộc về bản ngã bên trong cũng như những bí ẩn của thế giới vô thức” [11,592]. Khách sạn không chỉ phản chiếu sự hỗn loạn bên trong của Kumiko, mà nó còn là “vùng đất” nguy hiểm, nơi che giấu những kẻ thù đang tìm cách làm hại Toru. Trung tâm của khách sạn là căn phòng 208 bí ẩn – tận cùng mê cung - biểu tượng cho bản ngã của Kumiko đã bị Wataya Noboru kiềm tỏa. Ngay từ đầu tác phẩm, nó đã xuất hiện qua những hoài nghi của Toru sau những xung đột khởi đầu cho những rạn nứt: “Tôi thấy nó như


một căn phòng rộng, tối tăm. Tôi đứng đó tay cầm một cái bật lửa, ngọn lửa bé tí của nó chỉ soi cho tôi thấy một phần nhỏ của căn phòng” [48,39].

Giờ đây, căn phòng 208 xuất hiện liên tục trong giấc mơ của Toru như một ám ảnh. Lần thứ nhất, ở khách sạn bí ẩn, Toru đi theo người đàn ông không mặt đến căn phòng 208 và quan hệ tình dục với Kano Creta. Lần thứ hai, anh mơ thấy mình đang kéo khóa áo cho Kumiko, nhưng khi kéo khóa lên đến đỉnh, anh nhận ra đó không phải là Kumiko mà là Kano Creta “cũng là trong giấc mơ lần trước: một căn phòng cũng trong khách sạn đó” [48,223]. Kano Creta mặc bộ áo váy mùa hè màu xanh dương nhạt của Kumiko, anh đã quan hệ với Kano Creta nhưng đồng thời nhận ra người đàn bà bí ẩn trên điện thoại cũng đang “hợp nhất thân mình với bản thân tôi. Cô ta cũng mặc áo váy của Kumiko. Cô ta và Kano Creta đã đổi chỗ cho nhau mà tôi không hề biết” [48,223]. Lần thứ ba, Toru theo chân người phục vụ loanh quanh qua những hành lang tối om, để bước vào phòng 208. Ở đây, anh gặp người đàn bà trên điện thoại với khuôn mặt khuất lấp trong bóng tối, được cô ta cứu thoát và quan hệ với người đàn bà khi xuyên qua bức tường thạch để trở lại dưới đáy giếng. Điều kì lạ là những lần xuyên qua bức tường thạch khổng lồ dưới đáy giếng sâu để tìm kiếm căn phòng 208, Toru chưa lần nào được gặp trực tiếp Kumiko, có chăng chỉ là những mảnh ghép nội tâm của Kumiko được phóng chiếu qua hình ảnh của Kano Creta và người đàn bà trên điện thoại. Từ trong bóng tối của mê cung, Kumiko đang cố gắng gửi những thông điệp đến Toru để giúp anh ta tiến dần hơn đến bản lai diện mục của mình. Những lần ấy, Toru chưa thể kết nối bởi lẽ anh ta chưa nhận ra được vai trò của sự trải nghiệm, sự gắn kết và sẻ chia thế giới với người khác. Vì thế, Toru cảm thấy hoang mang và bứt rứt khó chịu khi chưa thể lí giải được những điều giống nhau kì lạ đang diễn ra liên tục trong căn phòng 208: “Có một thứ kí ức nào đó đang cố thoát ra ngoài. Tôi cảm thấy nó đang vùng vẫy ở bên trong. Tất cả những gì tôi cần chỉ là một lời gợi ý nhỏ. Nếu tôi rút đúng sợi chỉ nhỏ nhoi đó, mọi thứ sẽ được tháo gỡ. Điều bí ẩn đang chờ tôi giải nó” [48,225].

Sự xuất hiện của vết bầm xanh trên má, sau cuộc gặp gỡ với những người đàn bà kì lạ là cơ duyên để Toru tiếp nối công việc “chỉnh lí” của Nhục đầu khấu. Vết bầm xanh này có thế xem là một biểu hiện khác của Kumiko, nhằm tạo ra mối liên hệ thực tế với vùng đất vô thức (the unconscious realm) mà cô đang bị mắc kẹt ở đó. Nó sẽ tồn tại cho đến khi nhân vật hoàn thành nhiệm vụ – đánh bại kẻ thù và


giải cứu vợ mình. Việc con mèo trở về sau một năm bỏ đi là một khởi đầu tốt đẹp để Toru tự tin tiến gần hơn đến trung tâm cốt lòi của Kumiko – căn phòng 208.

Nếu như ba lần trước, những lần xuống giếng là những lần Toru hoang mang và sợ hãi khi đối diện với bóng tối và sự nguy hiểm đang chờ đợi anh ở khách sạn kì lạ, thì lần thứ tư này người đọc cảm nhận được sự tự tin, chủ động của Toru khi ngồi dưới đáy giếng sâu: “Trong hai thứ bóng tối càng lúc càng quyện vào nhau đó, tôi tập trung chú ý vào vết bầm và nghĩ đến căn phòng [...] Nếu tôi nín thở và tập trung, tôi có thể nhìn thấy những gì có trong phòng. Bản thân tôi không ở đó, nhưng tôi đang quan sát căn phòng đó. Đây là phòng suite khách sạn: Phòng 208. Rèm dày che kín cửa sổ. Phòng tối om” [48,458]. Tuy nhiên, Toru nhận ra mình chưa thể vượt qua được bức tường thạch bởi anh “cần thêm thời gian và cần thêm sức mạnh” để chống lại sức mạnh bóng tối trong căn phòng bí ẩn. Sự lớn mạnh ấy thể hiện qua sự đối đầu không nhân nhượng trước sự đe dọa của Wataya Noboru nhằm tước đoạt mảnh đất có ngôi nhà và giếng của Toru. Những lời khẩn cầu tha thiết từ trong bóng tối của Kumiko đã tiếp thêm động lực để Toru thực hiện sứ mệnh: “Suốt một thời gian dài từ khi em bỏ đi, anh luôn sống với cảm giác mình đã bị ném vào bóng tối mịt mùng. Tuy vậy, chầm chậm nhưng chắc chắn, anh đang ngày một tiến gần hơn đến cốt lòi, đến nơi mà cốt lòi của sự vật nằm ở đó. Anh muốn em biết điều ấy. Anh đang tiến gần hơn đến chỗ em và sẽ còn đến gần hơn nữa” [48,572]. Toru quyết định xuống giếng lần thứ năm với tư thế của một người sẵn sàng chiến đấu để giành lấy chiến thắng - triệt tiêu cái ác trong căn phòng tối, phá giải lời nguyền đang xiềng xích Kumiko. Cánh cửa căn phòng ngủ của Kumiko đã mở ra để ánh sáng ngập tràn. Nếu như nước làm xoa dịu và tưới mát những khoảng trống tâm hồn khô héo theo thời gian thì ánh sáng của căn phòng tối lại là một khởi đầu mới mẻ cho cuộc đời Kumiko. Nói cách khác, Kumiko đã “tìm lại được tính thống nhất của bản thể đã bị mất đi, bị phân tán trong muôn vàn dục vọng”, “tự khẳng định mình, khi đã đi hết con đường từ trong bóng tối ra ngoài ánh sáng” [11,592].

Matthew Carl Strecher cho rằng căn nhà, căn phòng ngủ chính là “bụng mẹ” mà ở đó, nhân vật Murakami được phục hồi và tái sinh. Ông đã mô tả quá trình hồi sinh của ý thức bằng các giai đoạn sau: Ngủ (mang thai), thức dậy (sự sinh ra), đứng, đi lại và khám phá căn phòng (sự phát triển của bản ngã). “Sleep (gestation), awakening (birth), and finally standing, walking, and exploration of the room


(development of consciousness/self)” [135]. Hành trình của những nhân vật như Kafka, Toru, Boku, Kumiko... khép lại hành trình từ bóng tối ra ánh sáng. Dẫu có hoang mang và mất phương hướng, họ vẫn luôn trăn trở, tìm kiếm cái bản ngã đích thực của mình bằng những hành trình và nỗ lực không ngừng nghỉ. Sự tái sinh mà họ nhận được khi bước ra từ căn phòng nội tâm sẽ là động lực để nhân vật Murakami “dẫu đơn độc và cô biệt, họ phải đấu tranh để rèn nên diện mạo đích thực của mình trong một thế giới phi ảo tưởng”; “cố gắng tạo ra những liên kết có ý nghĩa giữa cuộc đời mình với những người khác” [48,719].

Tiểu kết

Biểu tượng “đồ vật” ở Murakami có giá trị như những thực thể sống. Dưới cái nhìn biểu tượng, thế giới đồ vật trong tiểu thuyết Murakami không đơn thuần là những vật vô tri vô giác, mà chúng có đời sống riêng, tham dự tích cực và đầy ý nghĩa trong quá trình kể chuyện của nhà văn. Chúng tựa những văn bản đặc thù, như phương tiện lưu giữ kí ức văn hoá, đồng thời là sứ giả của những hệ thống văn hoá khác. Đồ vật trong tiểu thuyết của nhà văn Nhật Bản này không chỉ trở thành mạch ngầm kết nối các dòng chảy văn hoá qua nhiều thời đại mà còn là phương tiện để nhà văn đi sâu vào thế giới nội tâm của con người hậu hiện đại, nơi những góc khuất trong tâm hồn đâu dễ được soi tỏ. Biểu tượng “gương”, “căn nhà”, “căn phòng” gắn bó với cuộc sống đời thường của cá nhân, nhưng dưới ngòi bút của Murakami, chúng góp phần chuyển tải thế giới tâm hồn bất toàn, hoang hoải của con người hậu hiện đại. Mỗi biểu tượng đồ vật của Murakami được hiện lên đầy đủ trong tính lưỡng diện, đa nghĩa. Chúng vừa là sự sống, nơi trú ẩn bình yên, là hạnh phúc, niềm vui… nhưng vừa là cái chết, tội ác, là đau khổ, bi kịch… Đằng sau mỗi biểu tượng chính là hành trình đi tìm kiếm lời giải cho số phận cá nhân và bản chất xã hội, là hành trình tìm kiếm giá trị sống, kiếm tìm bản ngã và hoàn thiện tâm linh con người.


Chương 4

BIỂU TƯỢNG LOÀI VẬT TRONG TIỂU T UYẾT MURAKAMI


Không thể không khảo sát thế giới biểu tượng động vật trong tiểu thuyết Murakami, bởi chúng đóng một vai trò quan trọng trong cấu trúc nghệ thuật của nhà văn với khả năng biểu nghĩa phong phú và đa dạng. Murakami sử dụng nhiều loài vật làm biểu tượng. Xét thấy “cừu”, “mèo”, “chim” là ba biểu tượng quan trọng nhất của nhà văn, chúng tôi tập trung nghiên cứu và đưa ra kiến giải về vai trò của chúng trong việc liên kết với các yếu tố nghệ thuật khác để biểu nghĩa trong tự sự Murakami.

4.1. Biểu tượng đ ng vật và mối quan hệ với thế giới n i tâm con người

“Động vật với tư cách mẫu gốc, biểu trưng cho những lớp vỉa sâu kín của tiềm thức và bản năng. Động vật biểu tượng cho bản nguyên và sức mạnh vũ trụ, vật chất và tinh thần” [11,317]. Loài vật đã đi vào đời sống văn hóa của nhân loại bằng nhiều cách thức và sự biểu hiện khác nhau. Mỗi loài đều mang những ý nghĩa biểu trưng nhất định và tiêu biểu cho văn hóa, tín ngưỡng, tập tục, lối sống hay đặc tính của một dân tộc, vùng miền.

Trong thần thoại, “các thần linh Ai Cập cổ đại mang đầu động vật, bốn tác giả bốn cuốn sách Phúc Âm mỗi người đều biểu trưng bằng một con vật. Chúa Thánh Thần được biểu hình bằng một con bồ câu. Động vật đụng chạm cả ba cấp của vũ trụ: âm phủ, mặt đất, trời” [11,316]. Trong nghệ thuật Trung Quốc, những con vật thần thoại thuộc vào loại đông nhất. Nguồn cội của sự huyễn tưởng này chỉ gần đây chúng ta mới được biết qua những di tích mộ táng được phát hiện ở Sơn Đông và Hồ Nam. Những sinh vật hoang đường nhất, những phù thủy kì lạ, những con vật có hình hài quái dị nhất chiếm vị trí quan trọng (con quạ của mặt trời, con cáo chín đuôi, nhân mã...). Sự xuất hiện của tín ngưỡng thờ động vật (totémisme) và việc duy trì nét tín ngưỡng đó đã trở thành một sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc của các nền văn hóa lớn trên thế giới như Ai Cập cổ đại, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam...

“Con vật, cái linh hồn bản năng trong con người, có thể trở nên nguy hiểm, nếu nó không được thừa nhận và hòa nhập vào cuộc sống của cá nhân. Sự thừa nhận linh hồn động vật là điều kiện cho sự thống nhất hóa cá thể, cho sự phát triển toàn vẹn của nó” [104,238]. Loài vật thường đi vào giấc mơ và được thể hiện nhiều trong tác phẩm nghệ thuật tạo thành những dạng đồng nhất hóa một phần của con người, chúng là những khía cạnh, những hình ảnh của bản chất phức tạp của con người, là

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí