Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam - 2


đứng trước những sự kiện pháp lý (là những tình huống, hiện tượng, quá trình xảy ra trong đời sống có liên quan với sự xuất hiện, thay đổi và chấm dứt các quan hệ pháp luật) có liên quan, nên cần phải có những bảo đảm pháp lý đầy đủ, cần thiết và đáp ứng phù hợp. Nhận thức được tầm quan trọng này, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm thúc đẩy việc bảo vệ trẻ em và người chưa thành niên. Việt Nam là quốc gia thứ 2 trên thế giới ký Công ước về quyền trẻ em. Việt Nam cũng đã xây dựng được một hệ thống pháp luật khá đầy đủ tạo căn cứ pháp lý quan trọng cho các cơ quan bảo vệ pháp luật để bảo vệ trẻ em nói chung và người chưa thành niên trong các vụ án hình sự nói riêng.

Liên quan đến lĩnh vực tư pháp hình sự, trong thời gian qua, NCTNPT đang có xu hướng gia tăng về số lượng và mức độ nguy hiểm của hành vi (theo VKSND tối cao "tỷ lệ tội phạm vị thành niên bị VKSND truy tố đã tăng lên; tỷ lệ tăng bình quân 10% hàng năm"). Do đó, khi phải đối mặt với những sự kiện pháp lý như đã nêu, NCTN cần một sự bảo đảm vững chắc và hữu hiệu từ phía những quy định của pháp luật TTHS. Yêu cầu này đòi hỏi, bên cạnh các biện pháp nhằm bảo đảm và bảo vệ NCTN trong xã hội, thì Nhà nước, các cơ quan tiến hành tố tụng cần có những điều chỉnh kịp thời, thích hợp (về chính sách hình sự cũng như thủ tục tố tụng) dành cho đối tượng này để bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của họ khi tham gia tố tụng. Điều này không ngoài mục đích bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự; phù hợp với xu thế nhân đạo hóa của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự trong nhà nước pháp quyền.

Hiện tại Việt Nam chưa có hệ thống tư pháp dành riêng cho NCTN

theo đúng ý nghĩa của thuật ngữ này. Về thể chế, chúng ta mới chỉ có Chương XXXII (từ Điều 301 đến Điều 310) BLTTHS quy định về thủ tục tố tụng đối với NCTN. Tuy nhiên, các quy định này chưa đủ chi tiết, cụ thể để các cán bộ tiến hành tố tụng bảo đảm hệ thống được vận hành phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Do đó, trên thực tế, như nhận định của của Bộ Chính trị tại


Nghị quyết số 08/NQ-TƯ ngày 02/01/2001: Công tác tư pháp nói chung chưa ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân; còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, vi phạm các quyền tự do, dân chủ của công dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và các cơ quan tư pháp. Điều này đồng nghĩa với việc quyền, lợi ích của con người (trong đó có thể có NCTN) chưa thực sự được bảo vệ.

Chính vì vậy, tác giả chọn việc nghiên cứu đề tài Luận án "Bo v

quyn và li ích hp pháp ca người chưa thành niên theo pháp lut ttng hình sVit Nam" với mong muốn có những đóng góp không chỉ cho việc bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích chính đáng của NCTN mà còn thực hiện thắng lợi công cuộc cải cách tư pháp, góp phần xây dựng thành công nhà nước pháp quyền XHCN.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

2.1. Mục đích nghiên cứu

- Mục đích tổng quan: Luận án giải quyết toàn diện, đầy đủ sâu sắc và có hệ thống những vấn đề lý luận về quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong tố tụng hình sự; thông qua việc phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên và đề ra các giải pháp. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự, tố tụng hình sự; nâng cao nhận thức của các chủ thể tiến hành tố tụng, cũng như toàn xã hội trong việc bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong TTHS.

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam - 2

- Mục tiêu cụ thể:

Hướng tới việc hoàn thiện hệ thống tư pháp trong việc bảo vệ các

quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN. Chỉ ra những yêu cầu của việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong điều kiện xây dựng xã hội công bằng, tất cả vì giá trị của con người; theo đó:

+ Đề xuất kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật thực định trong lĩnh vực tư pháp hình sự bảo vệ quyền của NCTN tại Việt Nam;


+ Đề xuất những giải pháp hoàn thiện hệ thống tư pháp hình sự bảo vệ quyền của NCTN của Việt Nam và các thiết chế gia đình - xã hội bảo đảm khác.

2.2. Nhiệm vụ

Trên cơ sở mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể, đề tài hướng tới các nhiệm vụ sau:

Một là, làm rõ hệ thống quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam;

Hai là, làm rõ những quy định và yêu cầu của pháp luật tư pháp hình sự Quốc tế trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN;

Ba là, chỉ ra những bất cập, hạn chế trong các quy định của pháp luật TTHS Việt Nam trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN, cũng như những tồn tại trong thực tiễn áp dụng của hệ thống tư pháp hình sự trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;

Bốn là, kiến giải hướng tới hoàn thiện các quy định của pháp luật thực định và hệ thống các cơ quan tiến hành tố tụng đặc thù nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Căn cứ trên mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, đối tượng mà đề tài Luận án tập trung nghiên cứu là những vấn đề sau:

Thứ nhất, hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Người chưa thành niên;

Nếu căn cứ quy định của pháp luật Việt Nam, khái niệm “người chưa thành niên” hoàn toàn khác với “trẻ em”. Mặc dù còn nhiều quan điểm khác nhau, nhưng trong Luận án, tác giả nghiên cứu về “người chưa thành niên” là người dưới 18 tuổi, do độ tuổi này phù hợp với quy định chung về “trẻ em” theo pháp luật quốc tế (Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em được Đại


hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989), đồng thời, độ tuổi này cũng được yêu cầu bảo vệ khá phổ biến trong các văn kiện pháp luật quốc tế. Do đó, khi nghiên cứu các quy định bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các

chuẩn mực quốc tế, thuật ngữ “trẻ em” nhằm chỉ nhóm đối tượng tt c

nhng người dưới 18 tui, hoàn toàn phù hợp với đối tượng NCTN mà tác giả nghiên cứu trong luận án.

Khi xem xét đánh giá đối với hệ thống pháp luật TTHS Việt Nam, mặc dù tên Đề tài chỉ phạm vi “theo pháp luật TTHS Việt Nam” nhưng do pháp luật TTHS là luật hình thức, việc nghiên cứu không thể toàn diện nếu không gắn với việc nghiên cứu các quy định của luật nội dung - pháp luật Hình sự. Do đó, trong Luận án, tác giả sẽ nghiên cứu các quy định của cả hai Bộ luật này để làm rõ các quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN.

Thứ hai, nghiên cứu về cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

NCTN tham gia trong TTHS với các tư

cách chủ

thể khác nhau như

người phạm tội, người bị hại, người làm chứng và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan... Tuy nhiên, do TTHS thực chất là mối quan hệ quyền lực, trong đó bên có quyền lực áp dụng các biện pháp cưỡng chế là Nhà nước mà đại

diện là các cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố

tụng. Người bị tình nghi, bị can, bị cáo là những người thuộc phía yếu thế

(do trong quan hệ này, quyền lực nhằm vào họ, họ phải đối mặt với cả bộ máy các cơ quan nhà nước buộc tội họ với đội ngũ cán bộ được trả lương và cung cấp các trang bị cần thiết, có các kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức pháp luật, người bị buộc tội có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn và khó có khả năng bình đẳng với bên buộc tội trong việc chứng minh, thu thập chứng cứ và trình bày chứng cứ; không dễ dàng gì trong việc sử dụng quyền tiếp cận công lý như thuê luật sư, tìm và hiểu các quy định của pháp luật, các thủ tục tố tụng). Mặt khác, do những đặc điểm riêng biệt


về tâm sinh lý, nhận thức của lứa tuổi, nên đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật, nguy cơ bị các cơ quan tiến hành tố tụng/người tiến hành tố tụng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ là có biểu hiện rõ rệt nhất trong suốt quá trình tiến hành tố tụng. Do đó, trong phạm vi nghiên cứu

của Đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu về nhóm đối tượng NCTN phm

ti, và trong Luận án, tác giả sử dụng cụm từ NCTN trong quá trình phân tích các thủ tục TTHS chính là nói đến nhóm chủ thể này.

Mặt khác, theo pháp luật TTHS Việt Nam, TTHS gồm các giai đoạn:

Điều tra - Truy tố - Xét xử - Thi hành án. Tuy nhiên, xuất phát từ quan điểm thi hành án không phải là một khâu trong chuỗi các hoạt động tố tụng hình sự mà cần phải tách ra thành một hệ thống pháp luật, ngành khoa học nghiên cứu riêng và do giai đoạn Thi hành án đã được điều chỉnh chi tiết bằng Luật Thi hành án hình sự, nên trong Luận án, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về quyn và li ích hp pháp ca NCTN phm ti trong ba giai đon: Điu tra, Truy tvà Xét xsơ thm.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian:

+ Quốc tế: Đặc điểm của quyền con người là có tính phổ biến (cái chung), tuy nhiên quyền của NCTN lại có tính đặc thù (cái riêng). Do đó, phạm vi nghiên cứu trước hết là quyền của NCTN nói chung trong các lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi quốc tế, được ghi nhận trong hệ thống pháp luật quốc tế như các công ước, điều ước quốc tế. Trong phạm vi này, tác giả sẽ phân tích nội dung, tính chất, đặc điểm các quyền của NCTN trong Tư pháp hình sự quốc tế; những biện pháp, cơ chế bảo vệ các quyền này. Những nghiên cứu này sẽ làm cơ sở để so sánh, đánh giá pháp luật, thực tiễn

Việt Nam trong việc bảo vệ TTHS.

quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong


+ Việt Nam: tác giả

nghiên cứu về

quyền và lợi ích hợp pháp của

NCTN trong phạm vi các quy định của Việt Nam, bao gồm: các quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề quyền con người, quyền của NCTN, quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong TTHS; về vai trò, nhiệm vụ bảo vệ quyền con người (trong đó có quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN) của pháp luật TTHS trong nhà nước pháp quyền…; những quy định của PLHS và TTHS về vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN, cũng như các vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn áp dụng của các cơ quan, người tiến hành tố tụng khi giải quyết các vụ án liên quan đến NCTN.

- Phạm vi về thời gian: Việc nghiên cứu được tác giả phạm vi trong mốc thời gian từ thời điểm có hiệu lực của BLTHS 2003 (ngày 1/7/2004) đến thời điểm hiện tại.

4. Ý nghĩa và các đóng góp mới của luận án

4.1. Ý nghĩa

- Ý nghĩa về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án làm giàu thêm lý luận về quyền của NCTN nói chung và quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong tố tụng hình sự nói riêng. Góp phần luận giải tính phổ biến và tính đặc thù của quyền con người, đó là: đồng thời với việc coi quyền con người là giá trị được thừa nhận chung, thì nó cũng được cụ thể hóa trong các lĩnh vực của đời sống xã hội (như tố tụng hình sự), với từng đối tượng cụ thể (người chưa thành niên) và ở từng quốc gia (Việt Nam).

- Ý nghĩa về thực tiễn: Thực tiễn công tác tư pháp hình sự của chúng ta trong thời gian qua cho thấy, quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong TTHS vẫn chưa được bảo vệ tốt nhất. Điều này xuất phát từ việc xã hội, nhà nước nói chung và các nhân viên tư pháp hình sự chưa đánh giá đúng tầm quan

trọng của vấn đề

bảo vệ

quyền của NCTN trong TTHS. Với việc đưa ra

nhận thức đầy đủ, toàn diện, có hệ thống lý luận về quyền của NCTN trong TTHS và phân tích thực trạng của vấn đề này sẽ góp phần hoàn thiện pháp


luật TTHS, đem đến sự nhận thức đúng đắn đối với các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm mục đích cuối cùng là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong thực tế.

4.2. Những đóng góp mới của luận án

Với phương pháp tiếp cận hiện đại, phương pháp tiếp cận liên ngành khoa học xã hội: Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Tội phạm học, Nạn nhân học, Xã hội học, Giáo dục học, Tâm lí học… tác giả mong muốn trên cơ sở luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn cần thiết, Luận án sẽ đưa ra những giải pháp, kiến nghị có giá trị thực tiễn cao nhằm hoàn thiện thể chế, thiết chế (các cơ quan tiến hành tố tụng) cũng như các thiết chế gia đình - xã hội, bao gồm:

Thứ nhất, nghiên cứu, đề xuất một số khái niệm về " Quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam" và "Bảo vệ Quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam";

Thứ hai, đánh giá đầy đủ, hoàn chỉnh qua đó làm rõ những bất cập,

thiếu sót, vướng mắc đối với các quy định của BLTTHS 2003 trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN cũng như thực tiễn áp dụng;

Thứ ba, nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng bổ sung những quy định thể chế; thiết chế TTHS; gia đình - xã hội đặc thù cho NCTN nhằm tăng cường hiệu quả bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN vi phạm pháp luật.

5. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên trong tố tụng hình sự

Chương 3: Thực trạng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam


Chương 4: Các giải pháp nhằm bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2022