Trách Nhiệm Quan Lại Trong Việc Bảo Vệ Quyền Lợi Của Nhóm Xã Hội Yếu Thế

dành hai chương để quy định về thủ tục tố tụng là chương Bộ vong (quy định về việc truy bắt người phạm tội chạy trốn) và chương Đoán ngục (quy định thủ tục xử án và điều lệ trong ngục). Người phạm tội và tội nhân ở trong ngục là những đối tượng thuộc nhóm xã hội yếu thế vì họ bị nhà nước đưa ra xét xử, trừng phạt. Sự tự do, cuộc sống và tính mạng của mình …họ không thể tự mình quyết định mà phải phụ thuộc vào người khác vì vậy Bộ luật Hồng Đức đã có nhiều quy định bảo vệ quyền lợi của những đối tượng này.

Pháp luật quy định người có nhiệm vụ đi bắt tội phạm chạy trốn phải tiến hành khẩn trương, kịp thời, được miễn trách nhiệm hình sự nếu đánh chết người trong trường hợp bị người phạm tội chống trả…Tuy nhiên người bắt tội phạm cũng không có quyền đánh người một cách tùy tiện, vô căn cứ và không cần thiết. Nếu người đi bắt tội phạm đã bắt được tội nhân rồi mà còn đánh chết thì sẽ phải chịu tội. Việc bắt người cũng không được tùy tiện. Theo quy định tại điều 667, quan lại khi xét án, lấy khẩu cung phải có trách nhiệm xem xét kỹ, tìm ra sự thực để bắt kẻ phạm tội phải nhận tội. Không được hỏi quá rộng để tìm những chứng cứ không xác thực. Nếu chưa tra xét kỹ mà đã kết tội, bắt người thì sẽ bị phạt. Việc xét xử tội phạm đặc biệt là việc dùng hình để tra khảo bắt người phạm tội phải nhận tội cũng không thể tùy tiện quyết định. Theo quy định, hình quan tra hỏi tù phạm phải xem xét lời khai, chứng cứ…Việc tra khảo không được tùy tiện mà chỉ áp dụng trong trường hợp “Các hình quan tra hỏi tù phạm trước hết theo sự tình mà thẩm xét lời lẽ của tù khai; nếu xét đi xét lại, còn chưa quyết định được tội, cần phải tra hỏi nữa, thì phải lập hội đồng các quan án, rồi mới tra khảo, trái luật này thì xử phạt 60 trượng…” Việc tra khảo tù nhân có quy định chặt chẽ như: đối với 1 tù nhân, dù xét xử ở nhiều cấp khác nhau cũng chỉ bị tra khảo không quá ba lần; số trượng đánh qua các lần tra khảo không quá 100 trượng. Khi đánh roi hay trượng thì phải sử dụng roi, trượng đúng quy định và cứ 10 roi hay 10 trượng phải ngừng một lần, nếu đánh quá số này mà tù nhân chết thì quan giám đương bị xử phạt. Tù nhân khi đang bị ung nhọt cũng được tạm hoãn tra khảo đến khi khỏi hẳn. Nếu tra khảo không đúng quy định pháp luật, trong lúc tù nhân bị ung nhọt hay tù nhân chết thì quan án bị khép tội “cố sát”, bị phạt tiền, biếm chức… Quan án cũng không được cố ý bắt tội phạm nhân bằng cách tìm việc khác để buộc tội người ngoài tội danh được nêu trong cáo trạng (điều 670). Tuy không quy định trực tiếp nhưng Bộ luật Hồng Đức cũng có nhiều quy định mang tính nguyên tắc với mục đích hạn chế việc xét xử oan sai và giảm nhẹ tội cho người phạm tội khi chứng cứ hay

việc định tội còn nghi ngờ như: khi xét xử phải thấu tình đạt lý, khi định tội phải đúng luật. Việc xử án phải được tiến hành một cách công khai trên công đường (điều 709). Trong khi xét xử, nếu thấy chứng cứ còn nghi ngờ thì phải tạm dừng để điều tra, xét hỏi lại cho rõ ràng. Khi xét tội trong ngày xử án tại công đường các quan đại thần và các quan xét án đều phải cùng nhau xét hỏi kỹ càng cho rõ phải trái để mọi người đều yên tâm và vụ án được giải quyết một cách thấu tình đạt lý. Nếu có điểm nào mà còn nghi ngờ thì phải thẩm vấn xét lại, không được cố chấp theo ý mình, bắt mọi người phải theo, làm hàm oan người vô tội (điều 720). Trách nhiệm của hình quan khi định tội danh là phải chiểu theo các quy định của luật, không được thêm, bớt hay viện dẫn điều khác để tùy ý sửa nặng nhẹ tội cho người bị đưa ra xét xử. Các quy định này có nét tương đồng với nguyên tắc xét xử trong pháp luật tố tụng hiện đại như nguyên tắc xác định sự thật, xét xử công khai, tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số, nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật… Điều đó thể hiện rõ tư tưởng tiến bộ và sáng tạo của các nhà làm luật thời Lê sơ.

Trong trường hợp còn nghi ngờ một người có thực sự phạm tội hay không, các quan xét án được quyền chiếu theo tội đang nghi ngờ đó nhưng phải giảm nhẹ bớt tội cho người phạm tội (điều 708). Quy định này có điểm khác biệt so với quy định của pháp luật nhà Đường trong trường hợp nghi có tội cứ chiếu theo tội đó mà nghị án nhưng cho chuộc tội (điều 500 – Đường luật sớ nghị). Hai biện pháp giảm tội và cho chuộc tội đều chứng tỏ sự khoan hồng của pháp luật dưới hai khía cạnh khác nhau và cũng đồng thời nhấn mạnh tính tân kỳ của Bộ luật Hồng Đức không muốn chấp nhận một cách quá dễ dãi sự quy định của pháp luật nhà Đường[24, tr.262].

Đối với các nữ phạm nhân, pháp luật có nhiều quy định mang tính nhân đạo, khoan hồng như quy định người phụ nữ phạm tội được tạm hoãn thi hành án khi có thai hặc sinh con chưa đủ 100 ngày. Tất cả các trường hợp phụ nữ có thai hay sinh con chưa đủ 100 ngày bị kết tội tử hình hay tội xuy đều được hoãn thi hành án (điều 680). Pháp luật đồng thời cũng quy định không được tra tấn người già trên 70 tuổi và trẻ em dưới 15 tuổi, người tàn tật. Với những đối tượng này chỉ cần căn cứ vào lời khai của người làm chứng để định tội. Nếu làm trái quy định thì coi như phạm tội cố ý buộc tội người (điều 665). Tất cả những quy định này đã chứng tỏ sự nhân đạo của pháp luật đối với nhóm đối

tượng có sức khỏe yếu hoặc không hoàn thiện về thể chất. Đồng thời cũng thể hiện một khía cạnh rất nhân đạo, rất con người của Bộ luật Hồng Đức.

Như vậy, trong các quy định của Bộ luật Hồng Đức đối với người phạm tội đã thể hiện rất rõ quan điểm nghiêm trị nhưng vẫn nhân đạo, khoan hồng. Càng thể hiện rõ hơn nữa trí tuệ và tầm nhìn của các nhà làm luật khi sử dụng kết hợp nhiều cơ chế đảm bảo thực hiện pháp luật trong việc bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế. Không chỉ bằng việc ban hành ra những quy phạm pháp luật mà còn sử dụng nhuần nhuyễn cơ chế tác động qua ý thức pháp luật của quan lại. Thông qua việc nghiêm trị những hành vi vi phạm đạo đức công vụ, làm trái quy định của pháp luật, thiếu trách nhiệm gây oan sai cho các đối tượng bị kết tội, người phạm tội. Đây là những vấn đề đến ngày nay vẫn còn mang tính thời sự và cần phải được tiếp tục nghiên cứu, kế thừa.

2.1.4. Bảo vệ quyền lợi của các nhóm xã hội yếu thế khác trong Bộ luật Hồng Đức

Đối với người phụ nữ có địa vị thấp kém hoặc bị lệ thuộc vào người khác trong xã hội như nô tỳ, nhà nước cũng có những quy định để bảo vệ quyền lợi của họ như trường hợp những nô tỳ đã được cấp giấy cho về làm lương dân mà người chủ vẫn bắt ở lại làm tôi tớ thì sẽ bị xử phạt. Hành vi tự ý thích chữ vào người khác để bắt họ làm nô tỳ hay thích chữ vào nô tỳ của người khác để bắt làm nô tỳ của mình hay như việc bắt người ở đợ làm nô tỳ cho mình cũng bị xử lý. Pháp luật cũng nghiêm cấm việc lấy nô tỳ của nhà nước làm nô tỳ riêng; giấu giếm hoặc đem bán nô tỳ của nhà nước. Người bán, người mua, người viết thay văn tự hay người chứng kiến nếu biết rõ sự việc mà vẫn làm đều bị phạt[41, điều 291,363,365]. Như vậy, người phụ nữ Việt Nam vừa được hưởng thừa kế, có tài sản riêng để đảm bảo đời sống của mình và con cái sau khi ly hôn hoặc chồng chết. Trong các quan hệ lao động người phụ nữ cũng được đối xử công bằng, có vai trò quan trọng đối với kinh tế gia đình. Vì vậy, vị thế của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội được coi trọng, nâng cao. Đấy cũng là điểm rất tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức khi so sánh với pháp luật các nước khác cùng thời kỳ.

Đối với nhóm đối tượng là người dân tộc thiểu số, nhà làm luật cấm các hành động phạm pháp với họ, tôn trọng các luật tục của họ. Xử nặng những trường hợp xâm hại đến quyền lợi của họ hay các hành vi kỳ thị, ngăn cản họ thực hiện các

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

quyền như những người dân bình thường khác. Điều đó thể hiện cách xử lý khéo léo dung hòa giữa pháp luật với luật tục địa phương.

Như vậy, Bộ luật Hồng Đức rất quan tâm và đã có nhiều quy định và sử dụng nhiều cơ chế để bảo vệ một cách hiệu quả quyền lợi của các nhóm xã hội yếu thế. Tuy vẫn còn nhiều điểm hạn chế song so sánh với điều kiện kinh tế - xã hội thời kỳ bấy giờ và so với pháp luật một số nước cùng thời điểm thì Bộ luật Hồng Đức đã thể hiện nhiều quan điểm mới mẻ, tiến bộ vượt bậc. Điều đó thể hiện ở sự quan tâm của nhà làm luật đối với việc điều chỉnh các quan hệ xã hội dân sự, ở những quy định chi tiết, rõ ràng về các vấn đề vốn dĩ phức tạp trong lĩnh vực dân sự. Điều đó càng trở nên đặc biệt hơn khi so sánh trong bối cảnh hệ thống pháp luật của các quốc gia phương Đông nhất là Trung Hoa vốn dĩ coi trọng hình sự, hình sự hóa các quan hệ dân sự thì sự quan tâm thích đáng và những quy định chi tiết, rõ ràng, chặt chẽ về dân sự của Bộ luật Hồng Đức được coi là điểm sáng trong lịch sử lập pháp không những của Việt Nam mà của cả pháp luật thế giới. Giá trị đặc biệt của Bộ luật Hồng Đức còn nằm ở những nội dung mang tính bảo vệ quyền lợi cho các nhóm xã hội yếu thế. Nó đã được nhiều nhà nghiên cứu cả Việt Nam và nước ngoài đánh giá là có giá trị tiến bộ vượt trội hơn hẳn so với pháp luật của các quốc gia khác có đặc điểm kinh tế - xã hội tương tự cùng thời kỳ.

Bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế trong Bộ luật Hồng Đức và giá trị kế thừa - 9

2.1.5. Trách nhiệm quan lại trong việc bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế

Bộ luật Hồng Đức là văn bản pháp luật quan trọng và chính thống nhất của triều Lê sơ với rất nhiều điểm tiến bộ rất đáng để nghiên cứu và vận dụng trong hoàn cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền. Một trong những điểm đặc sắc của bộ luật là đã xây dựng được một chế độ quản lý hiệu quả hệ thống quan lại từ việc thi cử, bổ nhiệm, tổ chức, kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả hoạt động của hệ thống quan lại.

Hệ thống quan lại có thể được hình thành từ nhiều nguồn nhưng nguồn cơ bản nhất là qua thi cử với tiêu chuẩn quan trọng nhất là có thực tài, lại thường xuyên phải trải qua việc khảo khóa, có cơ chế giám sát nên có thể nói hệ thống quan lại thời Lê sơ hoạt động tương đối hiệu quả. Đối với việc bảo vệ quyền lợi nhóm xã hội yếu thế nhà làm luật đã gắn cả trách nhiệm, nghĩa vụ của quan lại trong từng trường hợp cụ thể cũng như những chế tài mà người đó phải chịu nếu như không thực hiện đúng quy định của pháp luật. Chính điều đó đã đảm bảo cho việc thực thi nhiệm vụ

trở nên hiệu quả hơn và nhờ thế, quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế được đảm bảo trên thực tế. Pháp luật quy định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của quan lại là phải tuân thủ thời hạn và thủ tục, kỷ luật khi giải quyết vụ việc. Trong quá trình làm việc phải khách quan, vô tư, chính xác, chuyên cần, tận tụy, có căn cứ xác đáng. Không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu người dân, phải chịu trách nhiệm về việc làm của cấp dưới; không kết bè kết đảng hay mâu thuẫn với nhau trong công việc. Ngoài việc quy định rõ trách nhiệm của các quan lại trong quá trình giải quyết công vụ pháp luật còn quy định các chế tài một cách đa dạng đối với những người thực thi nhiệm vụ nếu không tuân thủ các quy định đặt ra. Biện pháp xử lý có thể là phạt đánh trượng, phạt tiền, biếm chức… tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm. Bằng các quy định chặt chẽ đó Bộ luật Hồng Đức đã đảm bảo được trên thực tế quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế. Ví dụ như việc pháp luật quy định rõ ràng trách nhiệm của xã quan địa phương đối với những trường hợp lang thang cơ nhỡ trên địa bàn mình quản lý rất chi tiết, cụ thể, rõ ràng như người đau ốm mà không ai nuôi nấng phải nằm ở đường xá, cầu, điếm, chùa, quán; những người góa vợ, góa chồng, mồ côi, tàn tật nặng, nghèo khổ, không có người thân thích để nương tựa, không thể tự mình mưu sống…thì quan lại địa phương có trách nhiệm chăm lo cho họ ăn uống, thuốc men, dựng lều tạm để chăm sóc…Trong trường hợp người đó không may chết quan lại địa phương có trách nhiệm trình báo và chôn cất. Nếu quan lại không thực hiện đúng chức trách, để cho những người dân đó phải khốn khổ các quan phường xã phải tội biếm hay bãi chức xử đánh 50 roi, biếm 1 tư. Nếu họ được cấp cơm áo, mà quan lại ăn bớt đi, thì phải khép vào tội như người giữ kho ăn trộm của công (điều 294, 295). Như vậy, ngay từ thời Lê sơ, nhà nước đã rất quan tâm đến việc đảm bảo đời sống cho những đối tượng thuộc nhóm xã hội yếu thế, những người do nhiều nguyên nhân mà không thể tự chăm sóc bản thân, không thể tự mình mưu sinh, không có nơi nào để nương tựa (như người già, người điên, người lang thang cơ nhỡ, người tàn tật, người nghèo, người góa vợ, góa chồng, trẻ mồ côi không nơi nương tựa). Luật cũng khép tội tham nhũng cho người có thẩm quyền nếu không chăm lo hoặc có hành vi ăn bớt cơm áo phát cho những đối tượng đó.

Có rất nhiều biện pháp cụ thể để loại trừ những quan lại không đạt tiêu chuẩn, không đáp ứng được nhiệm vụ, yêu cầu của công việc như: luôn phải đứng

trước nguy cơ bị bãi chức nếu thi hỏng trong các kỳ khảo thí, khảo khóa. Trong 673 điều luật cụ thể của Bộ luật Hồng Đức có đến 172 điều, bằng 25% có nội dung là quy định việc xử phạt tội phạm là các quan lại. Điều này hoàn toàn khác so với ý thức hệ của Nho giáo là “Quan thì xử theo lễ, hình là để cho thứ dân”[31, tr.16]. Chính vì vậy, pháp luật và quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế mới có khả năng được đảm bảo trong thực tế. Điều đó thể hiện sự chặt chẽ của luật pháp và tinh thần nhân đạo, tiến bộ và rất mới mẻ của các nhà làm luật thời Lê sơ.

Trong địa bàn do mình quản lý, quan lại địa phương phải biết làm việc lợi, trừ việc hại, không được để nhân dân đói khổ đến nỗi phải phiêu bạt đi nơi khác, hộ khẩu hao hụt, trộm cướp tụ họp làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn của người dân (điều 284). Không những phải có trách nhiệm chăm lo đời sống của những đối tượng lang thang, cơ nhỡ mà còn phải có trách nhiệm xử lý đối với những trường hợp người nhà, đầy tớ của người quyền thế lợi dụng chức vụ quyền hạn của chủ mà có hành vi làm hại dân, đối với những trường hợp đó xã quan phải có trách nhiệm trình báo lên cấp trên, các quan cấp huyện, tỉnh cũng có trách nhiệm tâu lên để giải quyết. Nếu dung túng, bao che đều sẽ bị xử tội biếm. Khi đánh thuế hay bắt sai dịch cũng phải tuân theo thứ tự người giàu, người khỏe, nhà đông người trước rồi mới đến người nghèo, người yếu và gia đình ít người. Càng không được tự tiện đánh thuế một cách tùy tiện. Nếu làm không đúng phép quan lại không những bị xử lý về mặt hình sự mà còn phải bồi thường gấp đôi (điều 325).

Đối với những quan coi ngục, trong quá trình làm việc nếu có tù nhân bị đau ốm, bị thương…cần phải được chăm sóc, nếu phạm tội nặng thì phải trình lên cấp trên để được cấp phát thuốc men, thức ăn. Nếu phạm tội nhẹ có thể cho người thân thuộc bảo lĩnh. Làm trái quy định (không trình báo để cấp thuốc men, thức ăn; không cho bảo lĩnh hoặc để tù nhân chết ngoài việc bị phạt trượng còn bị xử biếm. Ngục quan cũng không được phép tra tấn đối với người trên 70 tuổi và dưới 15 tuổi, người tàn tật. Không được tra khảo tù nhân quá 3 lần, không đánh quá 100 trượng; không được xét án ngoài cáo trạng, không được cố ý thêm bớt tội; không được hành hình hay thi hành tội Xuy đối với người phụ nữ đang có thai hoặc sinh đẻ chưa đủ 100 ngày…Quan lại làm trái quy định có thể bị xử tội biếm, phạt đánh trượng hay phạt tiền.

Như vậy, biện pháp quan trọng nhất mà các nhà làm luật thời Lê sơ sử dụng để đảm bảo quy định được thực hiện trong thực tế là không quy định trách nhiệm của quan lại địa phương một cách chung chung, mơ hồ mà gắn trách nhiệm của quan lại với từng trường hợp cụ thể. Đồng thời quy định chế tài đối với các trường hợp quan lại không thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm của mình. Do đó hạn chế được lối làm việc cẩu thả, thiếu trách nhiệm, cố tình làm trái, lười biếng…của quan lại địa phương. Điều này thậm chí đến nay vẫn còn nguyên giá trị trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật.

2.2. Những giá trị tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức trong việc bảo vệ các nhóm xã hội yếu thế trong sự so sánh với pháp luật Trung Hoa và pháp luật Tây Âu cùng thời kỳ

Ra đời từ giữa thế kỷ XV, Bộ luật Hồng Đức là thành tựu lập pháp quan trọng và tiêu biểu của nhà Lê sơ nói riêng và pháp luật Việt Nam nói chung. Bộ luật Hồng Đức chứa đựng kỹ thuật lập pháp ở trình độ cao. Phản ánh sự kết hợp giữa Nho giáo và phong tục tập quán của dân tộc. Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức với nhiều nội dung, quy định tiến bộ mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc mang tính bảo vệ quyền lợi cho những nhóm xã hội yếu thế như phụ nữ, trẻ em, người già, người phạm tội, người tâm thần hay tàn tật… Đồng thời có quy định rõ ràng trách nhiệm của quan lại trong việc đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng thuộc nhóm xã hội yếu thế, tạo điều kiện cho những quy định trong luật được đi vào đời sống, trở thành những hành vi thực tế của các chủ thể pháp lý. So sánh với pháp luật Trung Hoa và pháp luật Tây Âu cùng thời kỳ nhất là trong những quy định của pháp luật và các biện pháp đảm bảo quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế thì Bộ luật Hồng Đức có nhiều điểm mà kỹ thuật lập pháp và nội dung tiến bộ vượt hơn hẳn. Tất nhiên bất cứ sự so sánh nào cũng là khập khiễng nhưng bản thân người viết luận văn chỉ mong muốn làm sáng tỏ thêm sự khác biệt và những giá trị độc đáo của Bộ luật Hồng Đức so với pháp luật Trung Hoa – hệ thống pháp luật có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với pháp luật thời Lê sơ nói riêng và pháp luật Việt Nam thời phong kiến nói chung. Đồng thời có sự so sánh với tư tưởng pháp luật ở Tây Âu – nơi mà nhà nước phong kiến ra đời sớm nhất, nổi bật và điển hình nhất ở Châu Âu, là cái nôi sinh ra hệ thống luật nổi tiếng cũng như phổ biến nhất trên thế giới hiện nay để

từ đó làm nổi bật hơn nữa các giá trị nhân văn, tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức đối với lịch sử lập pháp của Việt Nam và nhân loại.

2.2.1. Những giá trị tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức trong việc bảo vệ các nhóm xã hội yếu thế trong sự so sánh với pháp luật Trung Hoa cùng thời kỳ

Như đã phân tích ở chương 1, Bộ luật Hồng Đức chịu ảnh hưởng sâu sắc của pháp luật Trung Hoa, đặc biệt là pháp luật của nhà Đường và nhà Minh. Ngoài việc phỏng theo cấu trúc về số chương của luật nhà Đường còn có 261 điều vay mượn từ luật nhà Đường; 53 điều vay mượn từ luật nhà Minh[43, tr.72] và một số nội dung chịu ảnh hưởng của pháp luật nhà Tống…Tuy từ các thời Lý, Trần đến cả thời Lê sơ pháp luật Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng và truyền thống pháp lý Trung Hoa nhưng Bộ luật Hồng Đức vẫn chứa đựng những nội dung có giá trị độc đáo, riêng biệt với 408 điều không thể tìm thấy ở bất cứ đâu trong các Bộ luật của Trung Hoa. Ngay cả với những điều được vay mượn các nhà làm luật thời Lê sơ cũng đã có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. Không những thế, kỹ thuật lập pháp của Bộ luật Hồng Đức cũng không thuần túy là kỹ thuật luật hình sự như pháp luật Trung Hoa và nhiều quốc gia phương Đông cùng thời kỳ. Tức là xây dựng quy phạm pháp luật với ba bộ phận là giả định, quy định, chế tài và trọng tâm là xác định hành vi nào là tội phạm và hình phạt. Trong Bộ luật còn có nhiều quy định mang tính đặc trưng của nhiều ngành luật khác nhau. Bộ luật Hồng Đức không chỉ quan tâm điều chỉnh các quan hệ hình sự mà nó cũng dành sự quan tâm đặc biệt tới điều chỉnh các quan hệ dân sự và hành chính. Tính đặc thù của Bộ luật Hồng Đức thể hiện ở các chương Hộ hôn và Điền sản và nhiều điều khoản riêng lẻ khác. Còn có một số nội dung khác có sự khác biệt tuy nhỏ nhưng quan trọng như trong quy định về tội bất hiếu trong thập ác. Theo quy định của pháp luật Trung Hoa, những hành vi như con cháu đi kiện hoặc chửi rủa ông bà, cha mẹ; tách mình ra khỏi ông bà cha mẹ và chia tách tài sản của mình ra khỏi tài sản của họ; không làm trong bổn phận phụng dưỡng ông bà cha mẹ; kết hôn hoặc chơi bời trong thời kỳ để tang….Trong Bộ luật Hồng Đức thì con cái vẫn được xây dựng gia đình và có tài sản riêng trong khi bố mẹ còn sống mà không bị coi là bất hiếu. Đặc biệt, Bộ luật Hồng Đức chứa đựng rất nhiều các quy định mang tính bảo vệ quyền lợi cho nhóm xã hội yếu thế là điều mà pháp luật Trung Hoa ít điều chỉnh tới. Điều đó thể hiện ở rất nhiều

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/10/2023