Người Bị Kết Án Là Người Chưa Thành Niên Chấp Hành Hình Phạt Tù Theo Chế Độ Giam Giữ Riêng Do Pháp Luật Quy Định. Không Được Giam Giữ Chung Người


Như vậy, khoản 1 Điều 307 BLTTHS sẽ được bổ sung là: “Thành phần Hội đồng xét xử phải có một hội thẩm nhân dân là giáo viên đã hoặc đang giảng dạy ở các bậc trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông, là cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh”.

3.2.7. Về chấp hành hình phạt tù

Điều 308 BLTTHS quy định:

1. Người chưa thành niên phạm tội chấp hành hình phạt tù theo chế độ giam giữ riêng do pháp luật quy định.

Không được giam giữ chung người chưa thành niên với người thành

niên.

2. Người chưa thành niên bị kết án phải được học nghề hoặc học văn

hóa trong thời gian chấp hành hình phạt tù.

3. Nếu người chưa thành niên đang chấp hành hình phạt tù đã đủ mười tám tuổi thì phải chuyển người đó sang chế độ giam giữ người đã thành niên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

4. Đối với người chưa thành niên đã chấp hành xong hình phạt tù, Ban giám thị trại giam phải phối hợp với chính quyền và tổ chức xã hội ở xã, phường, thị trấn để giúp người đó trở về sống bình thường trong xã hội.

Một là, tôi cho rằng quy định khoản 2 là không cần thiết vì trong khoản 1 đã quy định là người chưa thành niên phạm tội chấp hành hình phạt tù theo chế độ giam giữ riêng do pháp luật quy định mà trong chế độ giam giữ riêng này đã bao gồm cả việc người chưa thành niên phải được học nghề, học văn hoá. Mặt khác, các quy định về chế độ giam giữ riêng đã được cụ thể trong pháp lệnh thi hành án phạt tù. Do vậy, chỉ cần quy định như khoản 1 là đủ.

Bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong tư pháp hình sự Việt Nam - 18

Hai là, chỉ trong một điều luật quy định về việc chấp hành hình phạt tù của người bị kết án là người chưa thành niên nhưng cách sử dụng thuật ngữ về người chưa thành niên lại không có sự thống nhất. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, bản án phạt tù đối với người chưa thành niên được đưa ra thi hành.


Người chưa thành niên phải chấp hành mọi quy định của pháp luật về việc thi hành án. Tuy nhiên, là một chủ thể đặc biệt trong quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, nên người chưa thành niên được hưởng một số chính sách nhân đạo của nhà nước. Tại thời điểm này họ là người bị kết án. Thuật ngữ “người bị kết án” được sử dụng trong pháp luật tố tụng hình sự để chỉ người đang phải chấp hành bản án hoặc quyết định của Toà án, còn “người chưa thành niên phạm tội” là thuật ngữ được sử dụng trong luật hình sự để xác định một người thực hiện hành vi phạm tội. Theo Điều 9 BLTTHS quy định: “Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”. Nguyên tắc xác định cho chúng ta thấy một người chỉ bị coi là có tội khi có bản án kết tội có hiệu lực của Toà án, và trong trường hợp đó hai khái niệm “người có tội” và “người bị kết án” có những nét tương đồng. Nhưng nếu như các cơ quan tiến hành tố tụng điều tra, truy tố, xét xử oan người vô tội thì mặc dù họ là người bị kết án, đang phải chấp hành bản án có hiệu lực pháp luật của Toà án nhưng họ vẫn không phải là người có tội. Từ những phân tích này nên chăng sử dụng thuật ngữ người bị kết án là người chưa thành niên trong Điều 308 là hợp lý hơn? Bên cạnh đó cần thống nhất chung sử dụng thuật ngữ này cho cả điều luật, không nên chỉ sử dụng thuật ngữ người chưa thành niên vì sử dụng như vậy là chung chung với một chủ thể trong quá trình tố tụng.

Ba là, đề nghị bỏ từ “đã” trong cụm từ “người đã thành niên” ở khoản 3 Điều 308; bởi với cụm từ người thành niên đã chỉ người từ đủ 18 tuổi trở lên.

Như vậy, từ những phân tích trên, xin đề nghị sửa đổi Điều 308 như sau:

1. Người bị kết án là người chưa thành niên chấp hành hình phạt tù theo chế độ giam giữ riêng do pháp luật quy định. Không được giam giữ chung người chưa thành niên với người thành niên.


2. Nếu người bị kết án là người chưa thành niên đang chấp hành hình phạt tù đã đủ 18 tuổi thì phải chuyển người đó sang chế độ giam người thành niên.

3. Đối với người bị kết án là người chưa thành niên đã chấp hành xong hình phạt tù, Ban giám thị trại giam phải phối hợp với chính quyền và tổ chức xã hội ở xã, phường, thị trấn để giúp người đó trở về sống bình thường trong xã hội.

3.2.8. Về xoá án tích.

Dựa vào sự phân tích trong Điều 308 BLTTHS, chúng tôi kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 310 như sau:

“Việc xoá án tích đối với người bị kết án là người chưa thành niên khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 77 của BLHS được tiến hành theo thủ tục chung”.


3.2.9. Hoàn thiện các quy định khác trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003 và các văn bản pháp luật khác.

Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên là một thủ tục đặc biệt. Để thực hiện được tốt các thủ tục này, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên thì các quy định khác của Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật khác cũng phải đảm bảo sự thống nhất với các quy định trong chương XXXII này. Chính vì vậy, chúng tôi xin kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số điều trong các chương khác cũng như các văn bản khác như sau:

3.2.9.1. Bổ sung tư cách tố tụng của người đại diện hợp pháp vào chương IV BLTTHS năm 2003

Bên cạnh người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần trong


BLTTHS 2003 có điều luật đề cập đến quyền và nghĩa vụ của người đại diện hợp pháp của những người tham gia tố tụng khác, như: Người đại diện hợp pháp của những người tham gia tố tụng (người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự). Do chưa có một quy định nào của BLTTHS xác định về khái niệm người đại diện hợp pháp của các chủ thể này cho nên trong thực tế đã có những cách hiểu không đúng dẫn đến việc xác định sai tư cách cho người đại diện hợp pháp, không đảm bảo được quyền và lợi ích của họ khi tham gia tố tụng.

Trong thực tiễn xét xử, có Toà án xác định bố, mẹ bị cáo là người đại diện hợp pháp cho bị cáo. Có Toà lại xác định anh, chị, cô, dì, chú, bác… là đại diện hợp pháp cho bị cáo. Có Toà lại xác định đại diện nhà trường, tổ chức xã hội là người đại diện hợp pháp. Trước hết, cần khẳng định rằng người đại diện hợp pháp cho người chưa thành niên là đại diện đương nhiên chứ không phải đại diện theo uỷ quyền. Không ai có thể uỷ quyền cho người khác thay mình tham gia tố tụng với tư cách là bị cáo được. Ngay cả trong trường hợp có người đại diện hợp pháp tham gia tố tụng thì bị cáo vẫn phải tham gia tố tụng và thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của BLTTHS[59- tr12]. Người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo chưa thành niên có thể là cha, mẹ hoặc nguười thân thích khác của bị can, bị coá nhưng phải là người đã thành niên và không thuộc trường hợp cấm làm đại diện; nếu bị can, bị cáo không có người thân thích thì đại diện nhà trưòng, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh hoặc tổ chức khác tham gia phiên toà với tư cách là người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo. Ngoài ra, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người thành niên có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần cũng được pháp luật quy định có người đại diện hợp pháp tham gia tố tụng. “Đối với bị can, bị cáo là ngưìư chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần


thì họ và người đại diện hợp pháp của họ đều có quyền được lựa chọn người bào chữa ”[60 - tr03]

Khác với người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp của người bị hại, người làm chứng. Người đại diện hợp pháp của người bị hại phải là một con người cụ thể chứ không thể là cơ quan, tổ chức. Họ phải là người thành niên, có đủ năng lực hành vi để tham gia tố tụng và không thuộc trường hợp pháp luật cấm.

Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là người đại diện cho những người này trong trường hợp họ là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần.

Từ những phân tích trên, chúng tôi xin bổ sung tư cách tố tụng của người đại diện hợp pháp trong Bộ luật tố tụng hình sự như sau: Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong trường hợp họ là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tinh thần hoặc thể chất.

3.2.9.2. Bổ sung tư cách tố tụng của người bị kết án vào chương IV BLTTHS 2003

Bộ luật tố tụng hình sự 2003 không quy định địa vị pháp lý cho người bị kết án. Hiện nay cũng không có văn bản pháp luật nào giải thích lý do tại sao người bị kết án không được xác định là người tham gia tố tụng. Một số ý kiến cho rằng: Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án sẽ phải chấp hành bản án hoặc quyết định đó của Toà án. Người tham gia tố tụnglà người tham gia vào quá trình giải quyết vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng. Khi vụ án đã giải quyết xong rồi thì không còn người tham gia tố tụng nữa. Nhất là trong thời điểm hiện nay, khi chúng ta đang xây dựng Bộ luật thi hành án, phần thi hành án hình sự trong BLTTHS sẽ được tách ra và chuyển vào Bộ luật thi hành án, thì người bị kết án không còn được đề cập đến trong


BLTTHS; do đó không nên xây dựng địa vị pháp lý cho người bị kết án. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân tôi cho rằng người bị kết án cũng phải có địa vị pháp lý trong tố tụng hình sự, bởi lẽ: Họ được nhận quyết định thi hành án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của pháp luật; được giải thích về quyền và nghĩa vụ; khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền thi hành bản án, quyết định của Toà án.

Từ phân tích trên, xin kiến nghị bổ sung tư cách tố tụng của người bị kết án như sau: Người bị kết án là người đã có bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án.‌

3.3. Các giải pháp đảm bảo.

3.3.1. Thành lập Toà án dành cho người chưa thành niên.

3.3.1.1. Lý do thành lập Toà án dành cho người chưa thành niên.

Xung quanh vấn đề thành lập Toà án dành cho người chưa thành niên có rất nhiều ý kiến khác nhau.

Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng không nhất thiết phải thành lập Toà án dành cho người chưa thành niên, bởi: Số người chưa thành niên tham gia tố tụng với tư cách bị cáo, người bị hại, người làm chứng không nhiều trong khi đó số thẩm phán ở các Toà án lại không đủ để đáp ứng cho việc thành lập các Toà chuyên trách. Hơn nữa, việc thành lập Toà án dành cho người chưa thành niên là một vấn đề phức tạp vì không chỉ phải đào tạo đội ngũ thẩm phán có kiến thức về tâm lý, khoa học giáo dục người chưa thành niên mà còn là vấn đề thay đổi cơ cấu tổ chức Toà án, thẩm quyền xét xử.

Luồng ý kiến thứ hai cho rằng nhất thiết phải thành lập Toà án dành cho người chưa thành niên ở Việt Nam, bởi: Toà án người chưa thành niên sẽ là một hình ảnh giáo dục cảm hoá người chưa thành niên phạm tội nhiều hơn là một hình ảnh nghiêm khắc về sự trừng phạt của Toà án hình sự và phán quyết về các hình thức xử lý khác như các biện pháp tư pháp, các biện pháp


phạt hành chính đối với người chưa thành niên (Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Bộ tư pháp - 1996, kỷ yếu hội thảo khoa học về tư pháp người chưa thành niên); đồng thời tạo điều kiện cho người chưa thành niên tham gia tố tụng tại phiên toà với tư cách người bị hại, nhân chứng được bảo đảm về quyền và lợi ích hợp pháp.

Luồng ý kiến thứ ba cho rằng: Trong điều kiện nền kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước hiện nay nhất là khâu quản lý cán bộ thì việc thành lập Toà án dành cho người chưa thành niên là không thể thực hiện được ngay. Giải pháp tốt nhất là cần mở những lớp đào tạo nâng cao kiến thức về tâm sinh lý, về khoa học giáo dục ngưòi chưa thành niên cho những người tiến hành tố tụng (Nguyễn Thu Huyền 2006, thủ tục xét xử những vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn thạc sỹ luật học, khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội).

Chúng tôi cho rằng việc thành lập toà án người chưa thành niên là hết sức cần thiết, bởi lẽ:

Thứ nhất, quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách hình sự đối với người chưa thành niên và chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Mục tiêu của Nghị quyết 49 đặt ra là: Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao. Nghị quyết 49 đặt vấn đề xây dựng thêm các Toà chuyên trách. Đó là xây dựng một đội ngũ thẩm phán chuyên môn hoá trong lĩnh vực xét xử. Tuy nhiên, thành lập Toà án chuyên trách nào phải căn cứ vào thực tế xét xử của từng cấp toà án, từng khu vực chứ không nhất thiết cấp nào, địa phương nào cũng giống nhau. Trong giai đoạn hiện nay khi mà Việt Nam đang từng bước


hội nhập quốc tế, gia nhập WTO, học hỏi kinh nghiệm pháp luật của các nước là quan trọng.

Thứ hai, xuất phát từ tình hình thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên ở Việt Nam.

Hiện nay chúng ta chưa có một đội ngũ chuyên trách để giải quyết vụ án về những vụ án mà người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Vì vậy, những người tiến hành tố tụng thường không có sự phân biệt khi giải quyết những vụ án do người chưa thành niên thực hiện và đôi khi họ vẫn có những hành vi, cử chỉ, lời nói thô bạo đối với người chưa thành niên khi hỏi cung hoặc trong các hoạt động tố tụng khác. Việc quy định chưa chặt chẽ trong BLTTHS cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng. Cơ quan điều tra khi áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên đã không thực hiện đầy đủ các quyền cho các em, như: Quyền được biết mình bị bắt vì tội gì, quyền được đưa ra chứng cứ, yêu cầu. Có nhiều trường hợp bị can, bị cáo còn bị giam chung với người thành niên. Trong giai đoạn xét xử, Toà án cũng gặp nhiều khó khăn khi áp dụng thủ tục dành cho người chưa thành niên. Ví dụ: BLTTHS quy định phải có một hội thẩm nhân dân là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tham gia vào việc xét xử nhưng do cơ cấu hội thẩm nhân dân là giáo viên hay cán bộ Đoàn hiện nay vẫn chưa được chú trọng cho nên số lượng quá ít so với những vụ án do người chưa thành niên thực hiện mà Toà án phải xét xử. Trong giai đoạn thi hành án, điều kiện giam giữ có nơi, có lúc chưa đảm bảo các quy định của Pháp lệnh thi hành án phạt tù. Do điều kiện cơ sở vật chất và điều kiện thực tế nên tại một số cơ sở giam người chưa thành niên phạm tội còn chưa tổ chức được việc học văn hoá và học nghề cho phạm nhân. Việc chuẩn bị cho nguời chưa thành niên hết hạn tù để tái hoà nhập vào cộng đồng tại các trại giam được tiến hành một cách

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí