Thực Tiễn Áp Dụng Các Quy Định Về Bảo Vệ Quyền Cho Người Chưa Thành Niên Là Người Bị Hại, Người Làm Chứng.


giam trong việc quản lý, theo dõi, giáo dục người bị kết án là người chưa thành niên.

Tóm lại, những quy định của BLHS, BLTTHS và các văn bản pháp luật khác của Việt Nam về thủ tục thi hành án đối với người chưa thành niên phạm tội đã thể hiện được nguyên tắc nhân đạo của Đảng và nhà nước ta. Những quy định này cũng hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc của LHQ là: “ Mục đích của một án tù là hết sức bảo vệ xã hội tránh khỏi tội phạm. Mục tiêu này chỉ có thể đạt được nếu thời hạn tù được áp dụng để bảo đảm càng nhiều càng tốt, rằng khi trở về với xã hội phạm nhân không những tự nguyện mà còn có khả năng xây dựng một cuộc sống tự lập và hợp pháp”.

2.2.6. Thực tiễn áp dụng các quy định về bảo vệ quyền cho người chưa thành niên là người bị hại, người làm chứng.

Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự mà người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên gặp những khó khăn, vướng mắc:

2.2.6.1. Hoạt động lấy lời khai.

- Đối với những vụ án mà người bị hại là trẻ em

So với nạn nhân là ngưòi thành niên, trẻ em là nạn nhân của tôi phạm thường phải chịu những chấn động lớn hơn nhiều do việc bị xâm hại. Bên cạnh đó, những em là nạn nhân của các tội phạm tình dục và các tội phạm nhạy cảm khác như tội mua bán trẻ em còn phải chịu ảnh hưởng rất nặng nề của dư luận xã hội. Không những thế, các em thường thiếu kinh nghiệm sống. Đại đa số các em chưa hiểu rõ cũng không thể hiểu được các quyền và nghĩa vụ tố tụng của nạn nhân cũng như hậu quả pháp lý của việc thực hiện hay không thực hiện những quyền đó. Do những đặc điểm này mà khi tham gia tố tụng, các em thường gặp một số hạn chế, đó là việc các em khó có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng hoặc gặp nhiều khó khăn trong việc khai báo hiệu quả trước toà. Việc phục hồi và tái hoà nhập xã hội của nạn


nhân là trẻ em cũng phức tạp, khó khăn hơn nhiều so với nạn nhân là người đã trưởng thành. Chính do những hạn chế này mà khi tham gia tố tụng, nạn nhân là trẻ em cần có sự hỗ trợ đặc biệt để thực hiện các quyền năng tố tụng của mình. Tuy nhiên, quy trình điều tra các vụ án hình sự thường là một “quy trình chuẩn” để điều tra những vụ án do người thành niên phạm tội. Do đó, đôi khi điều tra viên áp dụng một cách “cứng nhắc” sẽ tạo tâm lý sợ hãi, căng thẳng cho trẻ em, như: Phỏng vấn nhiều lần, sử dụng ngôn ngữ không phù hợp với độ tuổi, việc trì hoãn các thủ tục tố tụng hình sự, việc khai báo nhiều lần, tâm lý lo sợ người khác biết về sự việc của mình, thiếu hiểu biết đầy đủ về thủ tục pháp lý phức tạp, phải đối diện với bị can, bị cáo, lo sợ bị trả thù đã dẫn đến hệ quả là mục đích làm sáng tỏ vụ án không đạt được hiệu quả mong muốn và vô hình chung là mục đích bảo vệ trẻ em là nạn nhân cũng chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, cụ thể như:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

- Ở nhóm tội xâm hại về tình dục

Việc lấy lời khai người bị hại là trẻ em có vai trò quyết định trong việc giải quyết vụ án. Thông qua người bị hại, chúng ta nhanh chóng thu được những thông tin trực tiếp về thời gian, địa điểm, đối tượng phạm tội, phương thức, thủ đoạn mà tội phạm thực hiện, tuyến hoạt động của tội phạm và những tình tiết khác liên quan đến vụ án. Tuy nhiên, ngưòi bị hại iét khi thổ lộ với gia đình, người thân hoặc khai báo cho các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội biết việc mình bị xâm hại nên gây khó khăn trong công tác điều tra khi khám, thu thập mẫu bệnh phẩm (nhất là trong những vụ án hiếp dâm, cưỡng dâm) cũng có trường hợp ngưòi bị hại thổ lộ với gia đình nhưng chính sự cân nhắc, tính toán của gia đình nạn nhân lại gây khó khăn cho cơ quan điều tra trong việc thu thập chứng cứ. Và đây cũng chính là loại án hay gây khiếu kiện nhất.

Bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong tư pháp hình sự Việt Nam - 15

Đối với những trẻ em bị xâm hại tình dục trong vùng dân tộc ít người càng khó khăn hơn vì gia đình nạn nhân thường không quan tâm hoặc do


thiếu hiểu biết cho rằng do đi rừng bị tai nạn (có những vụ án nạn nhân bị hiếp dâm đến chết nhưng gia đình cho rằng con mình đi rừng bị rắn cắn chết); hơn nữa, người dân tộc thường rất e ngại khi “va chạm” với pháp luật.

- Ở nhóm tội gây thương tích, mua bán, bắt cóc

Nạn nhân thường là trẻ em ham chơi hoặc sinh ra trong gia đình cha mẹ ly hôn hoặc có “vấn đề” khác. Vì vậy mà các em ít nhận được sự quan tâm của gia đình, ngưòi thân hơn. Hoặc những vụ án nạn nhan bị bắt cóc, dụ dỗ, đưa ra nước ngoài bán thì muốn thực hiện được các quyền năng tố tụng, các cơ quan chức năng phải tìm cách đưa nạn nhân trở về Việt Nam thì mới có thể thực hiện được. Nhưng để đưa được nạn nhân về nước cũng hết sức khó khăn, phức tạp và không phải lúc nào cũng dễ dàng thực hiện được.

Đa số những người bị hại không tích cực, chủ động khai báo và có tâm lý chán chường, hoang mang, thất vọng, xấu hổ. Chính những diễn biến tâm lý này nên người bị hại không muốn gặp chính quyền, gặp công an, thậm chí nạn nhân trong vụ án xâm hại về tình dục muốn xa lánh mọi người, làng xóm, kể cả người thân. Đặc biệt nhiều em gái bị bóc lột mại dâm khi thoát nạn trở về chỉ muốn sống yên ổn nên không muốn gợi lại kỷ niệm buồn của mình, không muốn mọi ngưòi biết nên không khai báo. Nhiều trẻ em bị mua bán qua biên giới, bị hành hạ, bị đánh đập, mua đi bán lại nhiều lần, bị bóc lột tình dục, bị khủng hoảng cả về thể chất và tinh thần. Vì vậy, tâm lý diễn biến rất phức tạp. Nhiều em sẵn sàng khai báo nhưng cũng có những em lo sợ, hoang mang hoặc phó mặc cho số phận. Ngược lại có những em do căm thù đối tượng nên tích cực khai báo, thậm chí khai báo thổi phồng sự thật, làm tăng thêm tính nguy hiểm của tội phạm nhằm trả thù đối tượng. Trong một số trường hợp do nhận thức hạn chế, các em không nhận thức được quyền và nghĩa vụ của mình trong việc khai báo, cần phải có sự giải thích chu đáo của


điều tra viên, sự động viên, khuyến khích của bố mẹ, người thân trong gia đình thì mới chịu khai báo.

Sự phát triển trí nhớ và ngôn ngữ cùng với kỹ năng giao tiếp chưa tốt cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả hoạt động lấy lời khai. Các chuyên gia tâm lý cho rằng khi phỏng vấn đối với trẻ em hoặc vị thành niên, càng phỏng vấn nhiều thì trí nhớ của đối tượng càng giảm và phải gợi ý. Nhưng khi được phỏng vẫn, trẻ em và người chưa thành niên thường dễ bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ của điều tra viên, cán bộ điều tra.

Các điều tra viên thường chú ý làm những thủ tục giải thích quyền và nghĩa vụ đối với bị can, bị cáo, đối tượng tình nghi còn không giải thích quyền và nghĩa vụ khai báo của người bị hại là ngưòi chưa thành niên. Vì vậy, nạn nhân thường không nhận thức được mình có quyền và nghĩa vụ gì, việc mình không khai báo hoặc khai báo gian dối có vi phạm pháp luật hay không?

Trong một số trường hợp, do ít chú ý đến việc nghiên cứu hồ sơ ban đầu nên khâu chuẩn bị, vạch kế hoạch cho việc lấy lời khai của nạn nhân không sắc sảo, không có ý nghĩa đối với việc làm rõ các tình tiết của vụ án. Cũng do thiếu sự chuẩn bị trước nên khi tiến hành lấy lời khai nhiều trường hợp phải làm đi làm lại nhiều lần vẫn không đạt được chất lượng, gây phiền hà cho người bị hại. Trong nhiều trường hợp, nạn nhân ở vùng sâu, nông thôn, điều kiện kinh tế khó khăn, việc triệu tập lấy lời khai nhiều lần sẽ gây phiền hà cho nạn nhân.

Nhiều điều tra viên trong quá trình lấy lời khai hay tiếp xúc với nạn nhan tỏ thái độ hống hách, bàng quang, lạnh nhạt đối với những đau khổ mà nạn nhân phải gánh chịu, chính những yếu tố đó tạo ra tâm lý ức chế không muốn cộng tác, thiếu lòng tin vào cơ quan điều tra, làm ảnh hưởng đến công tác lấy lời khai để điều tra, xác minh tin báo cũng như tiến hành các hoạt động điều tra tiếp theo.


- Đối với những vụ án có nhân chứng là trẻ em, người chưa thành niên

Người làm chứng là trẻ em thường kể với bố mẹ hoặc người thân thích thông tin mà mình biết được. Vì vậy mà trước khi Cơ quan điều tra thu thập được thông tin mình đã biết được. Vì vậy mà trước khi cơ quan điều tra thu thập được thông tin từ người làm chứng thì thông tin đã đến tai bố mẹ, người thân của người làm chứng. Thông thường, bố mẹ, người thân của người làm chứng thường cấm đoán con em mình không được nói ra những thông tin đã biết vì sợ bị liên luỵ, sợ phải ra làm chứng Trong trường hợp này, người chưa thành niên bị rào cản tâm lý hết sức nặng nề. Vấn đề đặt ra cho cơ quan điều tra là làm thế nào để khai thông tâm lý cho ngưòi làm chứng và phải làm công tác tư tưởng cho cha mẹ của người làm chứng để họ động viên con em mình ra khai báo.

Người làm chứng ở độ tuổi chưa thành niên thường trình bày có giới hạn và không rõ ràng, nặng về tả thực cũng gây cho ngưòi tiến hành tố tụng khó khăn khi ghi biên bản, phải làm thế nào vừa đảm bảo chính xác vừa đảm bảo thông tin thu thập được.

Người chưa thành niên hay bị “ám thị” bởi sự phân tích, bình luận của người lớn nên rất dễ thay đổi lời khai cũng như gây không ít khó khăn cho người tiến hành tố tụng.

2.2.6.2. Hoạt động đối chất.

Về mặt lý thuyết, đối chất và nhận dạng là những biện pháp rất hạn chế áp dụng. Việc tổ chức đối chất được vận dụng linh hoạt và có hiệu quả đối chất giữa nhân chứng với bị can; đối chất giữa bị can với bị hại; đối chất giữa bị can với gia đình bị hại; đối chất giữa bị can với nhau; đối chất giữa nhân chứng với nhân chứng.

Nhìn chung, các hoạt động đối chất được chuẩn bị kỹ lưỡng đều có kết quả tốt, mâu thuẫn trong lời khai của bị can với nạn nhân hoặc gia đình nạn


nhân, nhân chứng được giải quyết. Tuy nhiên, do việc tổ chức đối chất đòi hỏi phải có sự chuẩn bị, đầu tư về thời gian, địa điểm… và chỉ khi có mâu thuẫn cần phải làm rõ nên biện pháp này chưa được vận dụng thường xuyên. Trong một số trường hợp việc đối chất chưa được các điều tra viên chuẩn bị chu đáo, chưa có kế hoạch cụ thể, chưa lường trước được các tình huống phát sinh, vì vậy trong quá trình tiến hành điều tra các điều tra viên đã lóng ngóng trong việc giải quyết tình thế.

Hoạt động đối chất được sử dụng khi có sự mâu thuẫn giữa lời khai của hai hay nhiều người. Và đôi khi chúng ta phải tiến hành đối chất giữa người làm chứng, ngưòi bị hại là người chưa thành niên với các đối tượng khác trong vụ án hình sự. Mặc dù theo quy định của pháp luật, người được đưa vào đối chất phải chịu trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố tình khai báo gian dối nhưng đối với các em là nạn nhân, nhân chứng dễ bị “ảnh hưởng” theo hướng “bị lôi cuốn” bởi những lời khai của người khác trong cuộc đối chất hoặc do thiếu hiểu biết về pháp luật cũng như cuộc sống nên các em thường “thụ động” trong buổi đối chất và thưưògn là những người trả lời trong cuộc đối chất.

2.2.6.3. Hoạt động nhận dạng.

Khi cần thiết, Điều tra viên có thể mời người hoặc đưa vật, ảnh cho người làm chứng, người bị hại là người chưa thành niên để nhận dạng. Trong nhiều trường hợp, phương pháp nhận dạng ít được sử dụng (ví dụ như điều tra các vụ án buôn bán trẻ em qua biên giới). Một số trường hợp điều tra viên không chỉ tổ chức cho nhận dạng trực tiếp mà còn tổ chức cho người bị hại, gia đình người bị hại, người làm chứng nhận dạng bí mật đối tượng, nhận dạng gián tiếp qua ảnh. Việc tổ chức nhận dạng trong các vụ án được công an các địa phương tiến hành tương đối hiệu quả, có ý nghĩa rất lớn trong việc hỗ trợ cho các biện pháp điều tra khác, đặc biệt là việc nhận dạng của nạn nhân,


gia đình nạn nhân, người làm chứng đối với các đối tượng phạm tội. Tuy nhiên, đối với những vụ án đã xảy ra trải qua một thời gian dài mới bị phát hiện thì việc nhận dạng ít thu được kết quả vì người nhận dạng không còn nhớ chính xác về đối tượng nhận dạng. Cũng có những trường hợp vụ án mặc dù mới xảy ra và được phát hiện ngay nhưng biện pháp nhận dạng cũng không thu được kết quả do người nhận dạng không có đủ điều kiện để tri giác đối tượng. Ví dụ: Nạn nhân bị bắt cóc bằng thuốc mê, đối tượng bịt mặt, hoá trang nên không nhìn rõ mặt, nạn nhân bị đưa đi vào ban đêm.

- Bảo đảm sự có mặt của cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp khác hoặc thầy, cô giáo của người chưa thành niên trong quá trình tham gia vào một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật trong việc bảo vệ nạn nhân, nhân chứng là người chưa thành niên.

Nhìn chung, trong quá trình điều tra vụ án hình sự có nạn nhân, nhân chứng là người chưa thành niên các cơ quan điều tra đã tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về bảo đảm sự có mặt của cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp khác hoặc thầy, cô giáo của các em trong quá trình tham gia vào một số hoạt động tố tụng như lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại Song, cũng như những nạn nhân, nhân chứng, những người này thường có tâm lý e ngại, sợ phiền phức, sợ bị trả thù nên việc tiến hành các thủ tục điều tra thường chậm trễ, do đó dễ dẫn đến tình trạng hiểu nhầm là “trì hoãn, không tiến hành nhanh chóng các thủ tục tố tụng hình sự”.

- Vấn đề bảo vệ sự riêng tư của nạn nhân, nhân chứng

Theo quy định của pháp luật, sự riêng tư của nạn nhân, nhân chứng phải được tuyệt đối giữ bí mật. Tuy nhiên, cũng có nhữgn trường hợp do sơ suất, do trình độ non kém hoặc do “cá tính” nên điều tra viên tiết lộ một phần riêng tư. Điều này gây trở ngại không ít trong quá trình điều tra hiệu quả vụ án, nhất là trong điều kiện tâm lý người Việt thường e ngại “chuyện riêng” của mình bị tiết lộ.


Tất cả những yếu tố trên đòi hỏi điều tra viên, cán bộ lấy lời khai của nạn nhân, nhân chứng là người chưa thành niên là phải có trình độ nghiệp vụ vững vàng cũng như có sự hiểu biết nhất định về tâm lý đối tượng cộng với môi trường phỏng vấn tốt. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam còn thiếu và yếu đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả phỏng vấn.Do đó, các cuộc phỏng vấn lấy lời khai của nạn nhân và nhân chứng là người chưa thành niên thường diễn ra tại trụ sở cơ quan công an- là những nơi trang nghiêm nên dễ gây ra cho các em cảm giác căng thẳng, không thoải mái. Bên cạnh đó, chúng ta chưa có những hoạt động mang tính chiến lược là đào tạo các điều tra viên, cán bộ điều tra chuyên nghiệp trong những vụ án có người chưa thành niên tham gia nên đôi khi hoạt động điều tra vụ án không đạt được hiệu quả như mong muốn cũng như không bảo đảm được quyền của các em.


Kết luận chương 2

Qua nghiên cứu các quy định của Bộ luật hình sự 1999, Bộ luật tố tụng hình sự 2003 về bảo vệ quyền cho người chưa thành niên và thực tiễn thi hành các quy định pháp luật này có thể rút ra những kết luận sau:

Thứ nhất, Các quy định về bảo vệ quyền cho người chưa thành niên với tư cách là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người bị hại, người làm chứng trong Bộ luật hình sự 1999 và Bộ luật tố tụng hình sự 2003 là những quy phạm đặc biệt nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người chưa thành niên khi họ tham gia tố tụng; đồng thời cũng thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước, kế thừa có chọn lọc các quy định tiến bộ của Bộ luật hình sự 1985 và Bộ luật tố tụng hình sự 1988 để hoàn thiện hơn chế định bảo vệ quyền cho người chưa thành niên, đảm bảo cho tư pháp hình sự Việt Nam không chỉ đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, người làm chứng mà còn có tính hiện đại và hội nhập quốc tế.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2022