Về Tính Chất Mức Độ Hành Vi Phạm Tội Do Người Chưa Thành Niên Thực Hiện.


xử sơ thẩm hình sự. Đặc biệt năm 2005, số người chưa thành niên phạm tội chiếm tỷ lệ cao nhất là 14,8%.

Năm 2004 và 2005, thực hiện Điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Tòa án nhân dân thành phố Hà nội chỉ xét xử người chưa thành niên phạm các tội có mức cao nhất của khung hình phạt đến tử hình. Tuy nhiên, do thực hiện Nghị quyết số 509/2004/NQ-UBTVQH 11 ngày 29 tháng 4 năm 2004 của ủy ban thường vụ Quốc hội về việc giao thẩm quyền xét xử theo qui định của khoản 1 Điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự, trong đó Hà Nội có 8/14 quận huyện được tăng thẩm quyền (xét xử theo thẩm quyền mới), còn lại 6/14 quận, huyện chưa được tăng thẩm quyền mà vẫn áp dụng Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988. Đối với các tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ở các quận, huyện chưa được tăng thẩm quyền mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 7 năm tù vẫn do Tòa án thành phố xét xử. Nhìn chung sau khi có sự thay đổi của pháp luật tố tụng hình sự như đã nêu trên thì số lượng bị cáo là người chưa thành niên bị Tòa án thành phố xét xử có giảm so với các năm trước nhưng giảm không nhiều và tương ứng với số vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án thành phố giảm đi thì tỷ lệ bị cáo là người chưa thành nên vẫn ở mức cao, tính trung bình 2 năm 2004 và 2005, số bị cáo chưa thành niên chiếm trên 12% so với tổng số bị cáo đã bị xét xử.

2.2.2. Về tính chất mức độ hành vi phạm tội do người chưa thành niên thực hiện.

Từ những năm 90 trở về trước, hành vi phạm tội của những người chưa thành niên thường là những hành vi đơn giản, ít nghiêm trọng, không ảnh hưởng lớn đến trật tự trị an xã hội, đến cơ cấu của gia đình, đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Thế nhưng, từ những năm 1998, 1999 trở lại đây, các tội phạm do người chưa thành niên gây ra thường là nghiêm trọng


và rất nghiêm trọng, thậm chí có cả tội phạm đặc biệt nghiêm trọng như giết người, cướp tài sản, hiếp dâm mà nạn nhân là các em gái chưa thành niên. Nếu trước những năm 90 thủ đoạn phạm tội của người chưa thành niên thường là do tính tình bồng bột, đua đòi theo bạn bè, thiếu suy nghĩ, khả năng hạn chế trước những nhu cầu ham muốn kém, thì những năm gần đây hành vi phạm tội của người chưa thành niên là có sự chuẩn bị, có dự kiến, thủ đoạn phạm tội khôn ngoan, tinh vi, xảo quyệt hơn, thậm chí còn mang tính chất côn đồ, hung hãn; phạm tội thành băng nhóm. Nhiều bị cáo đã bị Tòa án tuyên mức hình phạt cao so với luật định. Chúng tôi xin lấy một số con số về tội phạm nguy hiểm cho xã hội mà trước đây người chưa thành niên ít khi và hầu như trong công tác xét xử của Tòa án không mấy khi gặp phải như:

Bảng 2.5: Cơ cấu loại tội phạm do người chưa thành niên thực hiện


Năm

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Tổng số bị cáo

là NCTN

4022

4212

3609

3441

3139

3994

2540

4599

Giết người

114

118

93

114

125

156

162

330

Cướp tài sản

638

488

507

551

579

1589

552

1061

Trộm cắp tài

sản

1295

1413

1280

989

817

808

650

2012

Hiếp dâm

183

270

52

47

67

50

29

78

Các tội khác

1792

1923

1677

1.740

1.551

1.391

1.147

1.118

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong tư pháp hình sự Việt Nam - 13

(Nguồn: Viện khoa học xét xử - Tòa án nhân dân tối cao).

Như vậy, qua con số thống kê trên đây cho thấy tội phạm do những người chưa thành niên thực hiện diễn biến khá phức tạp.

Trong số các tội phạm do người chưa thành niên thực hiện nêu trên thì loại tội phạm chiếm tỷ lệ cao nhất là tội trộm cắp tài sản, là loại tội mà người


chưa thành niên thực hiện rất phổ biến, thủ đoạn phạm tội thường ít tinh vi, xảo quyệt, thông thường thấy có sơ hở trong bảo quản tài sản là tiến hành trộm cắp ngay, từ đó cho thấy tính chất cơ hội trong hoạt động trộm cắp của người chưa thành niên để có phương hướng xử lý giáo dục đối với họ cho phù hợp. Hiện nay tội trộm cắp tài sản chủ yếu là đối tượng xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện.

Tiếp theo tội trộm cắp tài sản, là tội cướp tài sản, loại tội phạm này thường được thực hiện bởi những người chưa thành niên có thói hung hãn, chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi các loại phim ảnh hành động, đễ bị kích động nên có hành vi bạo lực, thông thường hoạt động phạm tội có tính chất trắng trợn, lợi dụng số đông gây áp lực hoặc sử dụng bạo lực, hung khí để chiếm đoạt tài sản.

Sau tội cướp tài sản là tội giết người, là loại tội phạm chiếm tỷ lệ tương đối cao trong số tội phạm là người chưa thành niên, đây là loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà người chưa thành niên đã gây ra, tạo nên dư luận xấu trong xã hội. Về động cơ, mục đích phạm tội có khác nhau, có em do mâu thuẫn, thù tức nhau, có em do nghịch ngợm, có em do không hiểu biết pháp luật, không nhận thức được đầy đủ về việc làm của mình dẫn đến phạm tội giết người.

Cuối cùng trong số các loại tội phạm do người chưa thành niên thực hiện mà chúng tôi nêu trên là tội Hiếp dâm, đây là loại tội chiếm tỷ lệ tương đối lớn ở người chưa thành niên và là một trong những loại tội nghiêm trọng mà người chưa thành niên mắc phải, hầu hết họ phạm vào tội này là do ảnh hưởng của văn hóa phẩm đồi trụy, ảnh hưởng từ phim "sex" vẫn đang được lén lút lưu hành trên thị trường cùng với tác động tiêu cực của những tụ điểm cà phê đèn mờ, karaoke có chứa chấp gái mại dâm Tội phạm hiếp dâm của người chưa thành niên cũng đáng làm cho gia đình và xã hội quan ngại. Do sự lan truyền của các luồng văn hóa phẩm độc hại và do sự yếu kém trong việc quản lý của gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội mà người chưa thành


niên đã có hành vi hiếp dâm mà trước đây chỉ do người lớn thực hiện. Đây còn là vấn đề cho thấy sự thiếu quan tâm, giáo dục của gia đình và xã hội đối với các em, dẫn đến việc các em có hành vi phạm tội do thiếu hiểu biết pháp luật hoặc do coi thường pháp luật.

2.2.3. Thực tiễn điều tra về điều kiện sống, giáo dục và việc xác định có hay không có người thành niên xúi giục.

Quá trình xác minh các tài liệu liên quan đến điều kiện sinh sống và giáo dục của bị can, bị cáo chưa thành niên, cơ quan tiến hành tố tụng cũng gặp không ít khó khăn, đó là:

Thứ nhất, phần lớn những người chưa thành niên trước khi thực hiện tội phạm thường bỏ học, có ít người trong số họ đi làm, đi học, số còn lại nói chung không có nghề nghiệp nào nhất định. Những người chưa thành niên này hầu như không tham gia các hoạt động xã hội và tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng hoặc nếu có thì hoàn toàn theo cách riêng của mình.Chúng sử dụng thời gian rỗi vào việc tụ tập với bạn bè, đi lang thang và gây ra các tệ nạn nghiện hút, cờ bạc. Bảng số liệu dưới đây sẽ cho thấy rõ điều đó.

Bảng 2.6: Bảng số liệu về người chưa thành niên bị khởi tố đã bỏ học và lang thang trong tổng số người chưa thành niên bị khởi tố.

Năm

Số người chưa thành niên bị khởi tố

Tổng số

Đã thôi học

Đi lang thang

Số người

Tỷ lệ

Số người

Tỷ lệ

(1)

(2)

(3)

(4)

=(3)/(2)x100%

(5)

(6)

=(5)/(2)x100%

2000

3908

2034

52,04%

272

6,96%

2001

3928

2103

53,54%

300

7,64%

2002

4504

2245

49,84%

312

6,92%


2003

4578

2346

51,24%

261

5,70%

2004

5138

2853

55,52%

219

4,26%

2005

6420

3011

49,85%

328

5,10%

2006

7818

3657

46,77%

389

4,97%

2007

7910

3786

47,86%

393

4,96%

(Nguồn: Cục thống kê tội phạm – VKSNDTC Việt Nam)

Thứ hai, cơ quan tiến hành tố tụng gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu thập các tài liệu về điều kiện sinh sống và giáo dục của bị can, bị cáo chưa thành niên sống lang thang. Việc thu thập những tài liệu về hoàn cảnh gia đình, trình độ học vấn, lối sống của cha mẹ người chưa thành niên, sự quan tâm của họ đối với con cái, tình trạng kinh tế của gia đình người chưa thành niên là vô cùng khó khăn đối với cơ quan tiến hành tố tụng trong trường hợp người chưa thành niên đã bỏ nhà đi lang thang. Bảng trên cho thấy, số lượng người chưa thành niên bị khởi tố đã bỏ học chiếm tỷ lệ khá cao, điều đó cho thấy để chứng minh được điều kiện giáo dục của những người chưa thành niên này là một việc làm rất khó khăn. Thông thường, đối với người chưa thành niên còn đi học trước khi phạm tội, cơ quan tiến hành tố tụng cần thu thập kết quả học tập của họ, xác định thái độ của người chưa thành niên trong việc học tập thông qua các đánh giá của nhà trường, thầy cô giáo và các bạn của họ. Tuy nhiên đối với bị can, bị cáo chưa thành niên sống lang thang mặc dù có nhiều cố gắng trong việc xác minh nơi cư trú, lý lịch của bị can, bị cáo song không ít các trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng không thu thập đuợc những tài liệu đó. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng điều tra, truy tố, xét xử và không đảm bảo được quyền và lợi ích của bị can, bị cáo khi họ tham gia tố tụng.

Bảng 2.7: Số người chưa thành niên bị khởi tố có hoàn cảnh gia đình đặc biệt trên tổng số người chưa thành niên bị khởi tố (2000-2007).


Năm

Số người chưa thành niên bị

khởi tố

Người chưa thành niên bị khởi tố có hoàn cảnh gia đình đặc biệt

Có bố hoặc mẹ bị phạt tù, đang giam giữ

hoặc cải tạo

Có hoàn cảnh gia đình bố mẹ ly hôn

Không có bố hoặc mẹ

2000

3908

39

100

112

2001

3928

37

86

116

2002

4504

38

90

120

2003

4578

36

91

145

2004

5138

48

97

149

2005

6420

79

146

177

2006

7818

61

141

168

2007

8012

81

145

172

(Nguồn: Cục Thống kê Tội phạm – VKSNDTC)

Thời gian gần đây, số lượng người chưa thành niên lang thang ở các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước tăng nhanh. Sự gia tăng đó kéo theo tình trạng vi phạm pháp luật ngày càng nhiều. Theo báo cáo của Bộ Công an (C14) trên địa bàn cả nước năm 2000 có 21.399 em, năm 2001 con số này lên tới 22.500 em và đến năm 25400 em vi phạm pháp luật. Thực trạng này cho thấy trẻ em có thể làm mọi thứ, không thể kiểm soát được hành vi của mình, thiếu sự quan tâm của gia đình, nhà trường, xã hội là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng người chưa thành niên phạm tội.

Trong thực tiễn, việc xác định có hay không có người thành niên xúi giục là vấn đề còn gặp nhiều vướng mắc. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy có rất nhiều trường hợp người chưa thành niên phạm tội là do sự nhẹ dạ, cả tin, sự bồng bột và tính hiếu kỳ của người chưa thành niên để các đối


tượng dụ dỗ, lôi kéo họ vào con đường phạm tội. Thậm chí, chúng còn dùng thủ đoạn đe doạ, cưỡng bức, chi phối về mặt vật chất hoặc tinh thần để buộc người chưa thành niên trở thành người giúp sức cho chúng. Trong số những ngưòi thành niên xúi giục, kích động, dụ dỗ người chưa thành niên phạm tội cũng cần kể đến một số lượng không nhỏ những người thành niên đó lại chính là cha mẹ, người thân của các em. Có rất nhiều trường hợp cha mẹ phạm tội rồi sau đó dụ dỗ con em mình tham gia. Đặc biệt, có những vụ án mà cả bố mẹ, anh chị và người chưa thành niên cùng tham gia với vai trò khác nhau trong vụ án. Bảng số liệu dưới đây là minh chứng:

Bảng 2.8: Số người chưa thành niên bị khởi tố và người chưa thành niên đồng phạm (2000-2007)

Năm

Số người thành niên

bị khởi tố

Số người chưa thành niên đồng phạm cùng với

người thành niên

Tỷ lệ (%)

(1)

(2)

(3)

(4)=(3)/(2)

2000

3908

939

24,02 (%)

2001

3928

988

25,15 (%)

2002

4504

1314

29,17 (%)

2003

4578

1444

31,54 (%)

2004

5138

1329

25,87 (%)

2005

6420

1733

27,00 (%)

2006

7818

2144

27,42( %)

2007

8310

3122

37,56 (%)

Tổng

44606

13013

29,17 (%)

(Nguồn: Cục Thống kê Tội phạm – VKSNDTC)


Theo bảng số liệu trên thì trong 5 năm (từ năm 2003 đến hết năm 2007), trên địa bàn cả nước, số lượng người chưa thành niên phạm tội trong những vụ đồng phạm chiếm tỷ lệ khá cao. Trong tổng số 44606 người bị khởi tố, có tới 13013 người chưa thành niên phạm tội cùng với người thành niên khác (Chiếm tỷ lệ 29,17%).ở lứa tuổi chưa thành niên, các em rất nhạy cảm, đua đòi, hay bắt chước và rất dễ bị dụ dỗ, lôi kéo. Vì thế, việc định hướng, giáo dục các em không thực hiện những hành vi phạm tội là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

2.2.4. Thực tiễn áp dụng quy phạm về quyền bào chữa của ngưòi chưa thành niên.

Trong thời gian qua, nhìn chung các Tòa án đã thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong việc xét xử đối với các vụ án hình sự có bị cáo là người chưa thành niên, về quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tòa, pháp luật luôn luôn yêu cầu Tòa án tạo điều kiện cho người đại diện hợp pháp của bị cáo có thể lựa chọn người bào chữa hoặc tự mình bào chữa cho bị cáo. Trong trường hợp bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của bị cáo không lựa chọn người bào chữa, thì hầu hết Tòa án các cấp đã thực hiện đúng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự là yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho bị cáo hoặc đề nghị ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình.

Chúng ta đều biết rằng, không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Chính vì thế, pháp luật quy định thành phần Hội đồng xét xử bị cáo chưa thành niên phạm tội rất chặt chẽ, và đặc biệt hơn cả là thành phần Hội đồng xét xử phải có một Hội thẩm nhân dân là giáo viên hoặc là cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Trên thực tế, Tòa án các cấp cũng đã áp dụng

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí