Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng | Điều 152 | Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm |
Tội vi phạm về sử dụng lao động trẻ em | Điều 228 | Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu động, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến bảy năm |
Tội phá thai trái phép | Điều 243 | Người nào phạm tội này gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ người đó hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến mười lăm năm, phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng |
Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa | Điều 252 | Phạt tù từ một năm đến mười hai năm. Có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng d dến ba mươi triệu đồng. |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Quan Tiến Hành Tố Tụng Và Người Tiến Hành Tố Tụng Trong Những Vụ Án Có Người Chưa Thành Niên Phạm Tội.
- Áp Dụng Biện Pháp Ngăn Chặn Và Giám Sát Đối Với Người Chưa Thành Niên Phạm Tội.
- Bảo Vệ Quyền Của Người Chưa Thành Niên Với Tư Cách Người Bị Hại , Người Làm Chứng.
- Về Tính Chất Mức Độ Hành Vi Phạm Tội Do Người Chưa Thành Niên Thực Hiện.
- Áp Dụng Hình Phạt Đối Với Nguời Chưa Thành Niên Phạm Tội.
- Thực Tiễn Áp Dụng Các Quy Định Về Bảo Vệ Quyền Cho Người Chưa Thành Niên Là Người Bị Hại, Người Làm Chứng.
Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.
người | |||
chưa | thành | ||
niên | phạm | ||
pháp | |||
Tội | mua | Điều 256 | Phạt tù từ một năm đến mười lăm năm; phạt |
dâm | người | tiền từ năm triệu đồng đến mười triệu đồng | |
chưa | thành | ||
niên |
(Nguồn: Bộ luật hình sự 1999)
Ngoài ra, trong một số quy định rải rác của Bộ luật hình sự cũng quy định trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về ma tuý có liên quan đến trẻ em, như: Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma tuý cho trẻ em (điểm e khoản 2 Điều 194); Tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý (điểm c khoản 2 Điều 197); Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý (điểm c khoản 2 Điều 198); Tội cưỡng bức, lôi kéo ngưòi khác sử dụng trái phép chất ma tuý (điểm d khoản 2 Điều 200) thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm; đối với trẻ em dưới 13 tuổi (điểm c khoản 3 Điều 200) thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
Để giúp cho người đại diện hợp pháp cho trẻ em là nạn nhân tham gia đầy đủ vào quá trình tố tụng, góp phần làm sáng tỏ sự thật của vụ án, đưa ra chứng cứ về hành vi phạm tội của bị can, bị cáo cũng như về những tổn thất mà nạn nhân đã phải gánh chịu, pháp luật quy định trong giai đoạn điều tra, người đại diện có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; được thông báo về kết quả điều tra; đề nghị thay đổi điều tra viên, người giám định, người phiên dịch; đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường; khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Bên cạnh đó, nạn nhân là trẻ em và người đại diện hợp pháp của các em cũng có thể nhờ người bảo vệ quyền lợi cho mình. Người bảo vệ quyền lợi của nạn nhân có thể là luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án chấp nhận. Trong giai đoạn điều tra, người bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu, đọc, ghi chép, sao chụp các tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của nạn nhân; khiếu nại các quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Quyền của nhân chứng là trẻ em trong vụ án hình sự. Nhân chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến vụ án và được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng. Sự tham gia của họ vào trong hoạt động tố tụng hình sự có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xác định sự thật khách quan của vụ án. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng việc phải tham gia tố tụng với tư cách là nhân chứng, ngoài ý nghĩa tinh thần của việc thực hiện nghĩa vụ công dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, chỉ mang lại những nghĩa vụ và phiền phức, thậm chí cả nguy cơ bị đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ của bản thân hoặc của người thân trong gia đình và do đó tỏ ra rất ngại khi phải ra làm chứng. Chính vì vậy, việc bảo vệ nhân chứng chính là tạo cơ sở pháp lý để khắc phục những trở ngại khi phải ra làm chứng. Chính vì vậy, việc bảo vệ nhân chứng, giảm nhẹ những gánh nặng, phiền toái và tổn thất có thể xảy ra việc tham gia tố tụng mạng lại cho họ.
Nhân chứng có quyền yêu cầu cơ quan điều tra triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng; khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; được cơ qan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp nhân chứng cũng như người thân thích của họ bị đe doạ đến tính
mạng, sức khoẻ, bị xâm hại danh dự, nhân phẩm, tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật
Bên cạnh việc quy định các quy phạm bảo đảm quyền cho người chưa thành niên là người bị hại, nhân chứng, Bộ luật tố tụng hình sự cũng quy định trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng để đảm bảo quyền và lợi ích của những người này khi lấy lời khai, đối chất, nhận dạng cụ thể:
Tại Điều 133; khoản 3 Điều 137 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định: “Giấy triệu tập nạn nhân chưa đủ 16 tuổi được giao cho cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ”.
Khi lấy lời khai của người bị hại dưới 16 tuổi phải mời cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp khác hoặc thầy cô giáo của người đó đến tham dự (khoản 5 Điều 134; Điều 137 BLTTHS 2003).
Nếu người bị hại chưa thành niên có người bảo vệ quyền lợi thì người này có quyền có mặt khi cơ quan tiến hành tố tụng lấy lời khai của các em. Ngoài ra, trước khi lấy lời khai của nạn nhân là trẻ em phải giải thích cho nạn nhân và người đại diện hợp pháp của các em biết về quyền và nghĩa vụ của họ (khoản 3 Điều 59 BLTTHS 2003).
Giấy triệu tập nhân chứng dưới 16 tuổi được giao cho cha mẹ, người đại diện hợp pháp (khoản 3 Điều 133 BLTTHS).
Trước khi lấy lời khai, phải giải thích cho người chưa thành niên biết về quyền và nghĩa vụ của họ. Khi lấy lời khai của nhân chứng dưới 16 tuổi phải có mặt cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc thầy cô giáo của người đó tham dự (Điều 135 BLTTHS). Quy định này là bắt buộc nhằm tạo điều kiện cho người làm chứng bình tĩnh khai đúng sự thật. Và những người tiến hành tố tụng chỉ “Tiến hành nhận dạng và đối chất khi cần thiết” (Điều 138 và Điều
139 BLTTHS). Trong trường hợp cần thiết để duy trì sự bí mật của cuộc điều tra, Điều tra viên, kiểm sát viên phải thông báo cho những người tham gia tố tụng biết và yêu cầu họ giữ bí mật điều tra (Điều 124 BLTTHS).
Qua tổng kết quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự có liên quan cho thấy thường là đối tượng xâm hại của nhóm tội về tình dục, cố ý gây thương tích, mua bán, bắt cóc, đặc biệt là một số tội danh sau:
- Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112 BLHS 1999).
- Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114 BLHS 1999).
- Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 BLHS 1999).
- Tội dâm ô với trẻ em (Điều 116 BLHS 1999).
- Tội lây truyền HIV cho người khác (Điều 117 BLHS 1999).
- Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em (Điều 120).
Nạn nhân trong các vụ án chủ yếu là trẻ sơ sinh và trẻ em ở lứa tuổi 12 đến 16 tuổi và đa số là trẻ em gái, hầu hết trong số họ xuất thân từ các gia đình nghèo khó ở các vùng nông thôn, thật thà, chất phác, ít hiểu biết về xã hội và có trình độ văn hoá thấp. Vì vậy dễ bị lừa gạt, đối với trẻ em thì chủ yếu là trẻ em trong các gia đình đông con, kinh tế khó khăn hoặc trẻ em lang thang, mồ côi
Theo số liệu thống kê về tình hình tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em từ năm 1998 đến tháng 12 năm 2005 của Bộ Công an, ở Việt Nam đã phát hiện ra 4527 phụ nữ, trẻ em bị mua bán; trong đó có 3862 phụ nữ và trẻ em bị bán ra nước ngoài. Trong số này, trẻ em dưới 16 tuổi chiếm 5%, tỷ lệ trên 16 tuổi chiếm 95%.
Năm 2003, tổng số trẻ em bị xâm hại (mua bán, bắt trộm, đánh tráo, hiếp dâm, dụ dỗ phạm pháp) là 1668 em trong đó tỷ lệ trẻ em bị mua bán, bắt trộm, đánh tráo là 3,25%.
Năm 2004, tổng số trẻ em bị xâm hại (mua bán, bắt trộm, đánh tráo, hiếp dâm, dụ dỗ phạm pháp..) là 1619 em, trong đó tỷ lệ trẻ em bị mua bán, bắt trộm, đánh tráo là 1,77%.
Năm 2005, tổng số trẻ em bị xâm hại (mua bán, bắt trộm, đánh tráo, hiếp dâm, dụ dỗ phạm pháp...) là 1458 em, trong đó, tỷ lệ trẻ em bị mua bán, bắt trộm, đánh tráo là 1,77%1.
Thống kê các vụ xét xử vi phạm quyền trẻ em trong năm 2003, tổng số vụ vi phạm quyền trẻ em bị đưa ra xét xử là 963 vụ, trong đó có 58 bị cáo phạm tội buôn bán trẻ em, 698 bị cáo phạm tội hiếp dâm trẻ em và 16 bị cáo phạm tội mua dâm người chưa thành niên.
Năm 2004, tổng số vụ vi phạm quyền trẻ em bị đưa ra xét xử (buôn bán trẻ em, hiếp dâm trẻ em, mua dâm người chưa thành niên, dụ dỗ trẻ em phạm pháp là 1065 vụ trong đó 47 bị cáo phạm tội mua bán trẻ em, 696 bị cáo phạm tội hiếp dâm trẻ em và 18 bị cáo phạm tội mua dâm người chưa thành niên).
Năm 2005 tổng số vụ vi phạm quyền trẻ em bị đưa ra xét xử (buôn bán trẻ em, hiếp dâm trẻ em, mua dâm người chưa thành niên, dụ dỗ trẻ em phạm pháp là 1003 vụ trong đó 63 bị cáo phạm tội mua bán trẻ em, 633 bị cáo phạm tội hiếp dâm trẻ em và 21 bị cáo phạm tội mua dâm người chưa thành niên).
2.2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA TƯ PHÁP HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN.
2.2.1. Tình hình người chưa thành niên phạm tội gia tăng.
Trong những năm qua, mặc dù tình hình trật tự trị an của xã hội đã được ổn định và tiếp tục giữ vững, nhưng tình hình tội phạm nhìn chung lại chưa có chiều hướng giảm như mong muốn. Nhất là tội phạm đối với người chưa thành niên, hiện tượng này đã gây những băn khoăn, lo lắng cho xã hội, cho nhà trường và cho gia đình. Theo con số thống kê của Tòa án nhân
1 Theo số liệu của Bộ Công an các năm 2003,2004,2005.
dân tối cao, thì số bị cáo là người chưa thành niên bị Tòa án đưa ra xét xử như sau:
Bảng 2.3: Thống kê số lượng bị cáo là người chưa thành niên trong tổng số bị cáo bị xét xử từ năm 1998 đến năm 2007
Tổng số bị cáo đã bị xét xử sơ thẩm | Số bị cáo chưa thành niên bị đưa ra xét xử sơ thẩm | Tỷ lệ % | |
1998 | 74482 | 4022 | 5,4 |
1999 | 77641 | 4211 | 5,42 |
2000 | 72904 | 3609 | 4,95 |
2001 | 58221 | 3441 | 5,91 |
2002 | 61256 | 3139 | 5,12 |
2003 | 68365 | 3994 | 5,84 |
2004 | 75453 | 2540 | 3,37 |
2005 | 87746 | 4599 | 5,24 |
2006 | 100495 | 5954 | 5,92 |
2007 | 101596 | 6012 | 5,91 |
Tổng | 778159 | 41521 | 5,33 |
(Nguồn: Vụ Tổng hợp - Tòa án nhân dân tối cao)
Trong những năm gần đây, tội phạm tăng giảm phức tạp đặc biệt đối với tội phạm do người chưa thành niên thực hiện, phức tạp hơn nhiều so với diễn biến tội phạm thông thường. Nhìn chung, tỷ lệ số bị cáo là người chưa thành niên phạm tội bị Tòa án xét xử so với tổng số bị cáo bị Tòa án đưa ra xét xử hàng năm giao động từ khoảng 5% đến 5,9%. Nhìn vào số liệu thống kê thì từ năm 1998 đến năm 2004 số bị cáo là người chưa thành niên giảm dần theo thời gian, tuy nhiên số bị cáo chưa thành niên so với tổng số bị cáo bị Tòa án đưa ra xét xử thì lại tăng giảm thất thường. Năm 2005 thì số bị cáo bị xét xử tăng mạnh so với
các năm trước, trong đó, số bị cáo là người chưa thành niên năm 2005 cũng tăng so với các năm trước và chiếm số lượng cao nhất kể từ năm 1998 đến năm 2005, tuy nhiên so với tổng số bị cáo đã bị xét xử thì tỷ lệ bị cáo chưa thành niên vẫn ở mức tương đương tỷ lệ các năm trước. Chỉ tính riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội thì số liệu về người chưa thành niên phạm tội trên cơ sở các vụ án do Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội thụ lý và xét xử sơ thẩm từ năm 1998 đến năm 2005, như sau:
Bảng 2.4: Thống kê số lượng bị cáo là người chưa thành niên đã bị xét xử sơ thẩm tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội từ năm 1998 đến năm 2005
Tổng số bị cáo đã bị xét xử sơ thẩm | Số bị cáo là NCTN | Tỷ lệ (%) | |
1998 | 3251 | 170 | 5,23 |
1999 | 3179 | 134 | 4,22 |
2000 | 2383 | 128 | 5,37 |
2001 | 1568 | 164 | 10,46 |
2002 | 2836 | 135 | 4,76 |
2003 | 2350 | 148 | 6,3 |
2004 | 1420 | 155 | 10,9 |
2005 | 1008 | 149 | 14,8 |
(Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội)
Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật hình sự năm 1988, về cơ bản Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội chỉ xét xử những tội phạm do người chưa thành niên thực hiện mà mức hình phạt cao nhất trong khung hình phạt đối với tội ấy là trên 7 năm tù. Như vậy, từ năm 1998 đến năm 2003 số lượng bị cáo là người chưa thành niên có năm tăng, có năm giảm, bình quân mỗi năm Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử 147 bị cáo là người chưa thành niên, chiếm khoảng 5,61% tổng số bị cáo bị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét