Bảo Vệ Quyền Của Người Chưa Thành Niên Với Tư Cách Người Bị Hại , Người Làm Chứng.


VKSNDTC, Bộ Nội vụ “Hướng dẫn thực hiện một số quy định của BLTTHS về lý lịch của bị can, bị cáo” cụ thể: “ trong trường hợp không xác minh được lý lịch của bị cáo thì tại phiên tòa xét xử không nhất thiết phải có mặt đại diện gia đình bị cáo, đại diện nhà trường hoặc tổ chức xã hội”. Và “trong trường hợp này, Tòa án chỉ yêu cầu đoàn luật sư phân công văn phòng luật sư cử người bào chữa cho bị can theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 và Điều 275 BLTTHS”. Như vậy, hướng dẫn của cả hai văn bản pháp luật trên lại mâu thuẫn với quy định của BLTTHS 1988 và 2003. Nếu theo quy định của BLTTHS thì trong mọi trường hợp, tại phiên tòa xét xử phải có mặt của các chủ thể trên trừ trường hợp cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng, còn trong các văn bản hướng dẫn lại đưa ra trường hơp đặc biệt khi không xác minh được lý lịch bị cáo thì không nhất thiết phải có mặt của các chủ thể đó. Trên thực tế, nếu cứ bắt buộc phải dựa vào quy định của BLTTHS thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi xét xử (như trường hợp thông tư 03 đã đưa ra). Do đó, BLTTHS cần được sửa đổi, bổ sung sao cho vừa đảm bảo được quyền lợi của bị cáo là người chưa thành niên vừa đảm bảo tính khả thi.

Hai là, thành phần Hội đồng xét xử phải có một hội thẩm nhân dân là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Sự tham gia thành viên Hội đồng xét xử với tư cách là Hội thẩm nhân dân của giáo viên hoặc cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh là một quy định bắt buộc nhằm giúp Hội đồng xét xử hiểu rõ về tâm lý, khả năng nhận thức của bị cáo là người chưa thành niên. Bởi vì, thầy, cô giáo cũng như cán bộ Đoàn Thanh niên vừa là người quản lý giáo dục vừa là những nhà tâm lý sư phạm từ đó có hướng thẩm vấn, giáo dục bị cáo tại phiên tòa, đồng thời có thể xác định chính xác việc áp dụng hình phạt để áp dụng cải tạo người đó trở thành công dân có ích cho xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của Hội thẩm nhân dân là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong


những vụ án mà bị can, bị cáo chưa thành niên như vậy nên một số văn bản pháp luật khi hướng dẫn áp dụng BLTTHS đã đề cập tới vấn đề này. Đó là, Thông tư số 267/QĐTA hướng dẫn bầy cử Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân của Bộ tư pháp: “...chú ý cơ cấu hội thẩm nhân dân là giáo viên hoặc là cán bộ Đoàn Thanh niên ... để phù hợp với tình hình địa phương và quy định của BLTTHS”, hay công văn 52/1999/KHXX ngày 15-6-1999 của TANDTC về thực hiện một số quy định của BLTTHS đối với bị cáo là người chưa thành niên.

Để thực hiện đúng quy định tại khoản 1, Điều 277 BLTTHS (Điều 3307 BLTTHS 2003) các Tòa án cần rà soát lại trong danh sách Hội thẩm nhân dân đã có thành phần hội thẩm nhân dân như trên hay chưa. Nếu chưa có thì cần báo cáo bằng văn bản với HĐND đề nghị bổ sung thành phần Hội thẩm nhân dân như trên. Trong khi Hội thẩm nhân dân chưa bầu bổ sung được, cần mời Hội thẩm nhân dân là người có nghề nghiệp chuyên môn hiểu được tâm sinh lý trẻ em hoặc người đã từng là giáo viên hày từng làm cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia Hội đồng xét xử.

Khái niệm “giáo viên” được quy định tại khoản 1, Điều 307 BLTTHS cần được hiểu theo nghĩa rộng. Tức là “những nhà giáo, những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc cơ sở giáo dục khác”. Tuy nhiên có thể thấy những người đã là giáo viên nhưng vào thời điểm xét xử họ đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác sáng công việc khác vẫn được coi là giáo viên.

Ba là, trong trường hợp cần thiết, Tòa án có quyết định việc xử kín đối với vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên. Điều 18 BLTTHS quy đinh: “Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mĩ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên thì ngoài những điều kiện nêu trên,


tùy thuộc vào nội dung tội phạm mà người chưa thành niên đã thực hiện, khi thấy cần thiết phải giữ bí mật đời tư của người chưa thành niên, của gia đình họ, hoặc khi thấy không nên để những người khác biết về diễn biến hành vi phạm tội của họ, hoặc theo yêu cầu của gia đình hay bản thân người chưa thành niên ... thì Tòa án có thể quyết định việc xử kín để tránh gây ảnh hưởng xấu đối với người chưa thành niên và bảo đảm yêu cầu giáo dục người chưa thành niên phạm tội. Với quy định này, BLTTHS đã thể hiện được sự quan tâm, bảo vệ với bị cáo là người chưa thành niên. Cũng có ý kiến cho rằng cần phải quy định cụ thể hơn về những trường hợp Tòa án phải xét xử kín trong những vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên vì hiện nay chưa có một văn bản pháp luật nào quy định thế nào là “trường hợp cần thiết” mà tùy thuộc vào các hình thức xét xử do Tòa án lựa chọn, cho nên dễ dẫn đến việc Tòa án lạm quyền, không tôn trọng các quyền của bị cáo. Những cũng có ý kiến cho rằng không cần thiết phải mở phiên tòa công khai trong tất cả những vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên bởi vì nếu đưa bị cáo là người chưa thành niên ra xét xử trước chỗ đông người tham dự thì về mặt tâm lý sẽ để lại một dấu ấn tiêu cực khó xóa đối với họ. Nghiên cứu pháp luật một số nước trên thế giới cho thấy, hình thức xử kín được áp dụng nhiều trong những vụ án bị cáo là người chưa thành niên. Điều 11 BLTTHS của nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa quy định: “ Không xử công khai các vụ án phạm tội từ 14 đến 16 tuổi. Nhìn chung cũng không xử công khai đối với người phạm tội dưới 18 tuổi. Phải tuyên bố trước Tòa lí do không xử các vụ án công khai”. ở Thái Lan, phiên tòa xét xử các vụ án người chưa thành niên đều phải được xử kín (theo Điều 54, Luật tổ chức Tòa án người chưa thành niên và gia đình Thái Lan 1991) ... Nhìn chung trong các văn bản pháp luật của các nước trên thế giới đều tôn trọng và thực hiện nguyên tắc của LHQ: “Các thủ tục tố tụng cần


bảo đảm những lợi ích tốt nhất của trẻ em và phải được tiến hành trong bầu không khí hiểu biến cho phép trẻ em tham gia vào và tự do bày tỏ ý kiến”.

Giai đoạn thi hành án

Với người bị kết án là người chưa thành niên, khi thi hành án ngoài việc tuân thủ những quy định chung của BLTTHS còn phải đảm bảo những thủ tục đặc biệt dành cho họ được thực hiện. Có như vậy, việc thi hành án mới đạt hiệu quả, các quyền lợi của người chưa thành niên mới được bảo vệ và uy tín của nhà nước mới được nâng cao. Các hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm: Cảnh cáo, cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn. Khoản 5 Điều 69 BLHS quy định: “Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội ... Không áp dụng hình phạt tiền đối với những người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ 14 đến 16 tuổi”. Trong trường hợp án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.

LHQ cũng rất quan tâm đến việc trẻ em có thể bị giam giữ lâu theo quy định của BLHS. Trong quy tắc Bắc Kinh đã đưa ra yêu cầu vấn đề hạnh phúc và sự cải tạo của trẻ em phải là mục tiêu chính. Điều này có nghĩa những hình thức răn đe phải được xem xét để quyết định thời hạn của bản án áp dụng với phúc lợi và việc cải tạo các em. Như vậy, trước tiên đỏi hỏi phải có pháp luật dựa trên đặc tính và nhu cầu của trẻ em. Thật khó mà đưa ra được một sự miêu tả chung cho mọi trường hợp cụ thể. Tại Canada theo luật về người phạm tội là trẻ em năm 1984, mức án tối đa mà Tòa án áp dụng có thể tuyên phạt là 2 hoặc 3 năm trong trường hợp bị kết án do đồng phạm. Tại Brazil, theo Quy chế về thanh thiếu niên năm 1989, mức án tối đa có thể áp dụng đối với bất kỳ người nào dưới 18 tuổi bị kết án tội là 3 năm, và sự cần thiết phải tiếp tục giam giữ hay không được xem xét lại 6 tháng một lần.


Khoản 1, Điều 308 BLTTHS Việt Nam quy định: “ Người chưa thành niên phạm tội chấp hành hình phạt tù theo chế độ giam giữ riêng do pháp luật quy định. Không được giam giữ chung người chưa thành niên với người thành niên”. Việc giam giữ chung người chưa thành niên với người thành niên có ảnh hưởng đến quá trình giáo dục, cải tạo họ. Chính vì vậy, pháp luật đòi hỏi phải giam riêng người chưa thành niên. Người chưa thành niên phạm tội “được giam giữ ở khu vực riêng trong trại giam theo chế độ quản lý, giáo dục, lao động, học tập và sinh hoạt phù hợp với giới tính và lưa tuổi”. Tổ chức trại giam theo đó được phân chia thành những khu vực riêng, loại trại giam riêng để giam giữ, giáo dục, người bị kết án tù là người chưa thành niên: “trại giam loại 3 là nơi giam giữ, giáo dục người bị kết án tù là người chưa thành niên”. “ Đối với người chưa thành niên trong trại giam, họ phải lao động, cải tạo theo quy định chung. Nhưng giám thị trại giam phải tổ chức cho phạm nhân chưa thành niên lao động phù hợp với lứa tuổi, giới tính và sức khỏe của họ. Không sử dụng những phạm nhân này làm những công việc nặng nhọc, độc hại có trong danh sách mục cấm lao động nữ và người chưa thành niên của nhà nước”.

Trong quá trình chấp hành phạt tù mà người chưa thành niên đủ 18 tuổi thì chuyển sang giam cùng với người thành niên phạm tội. Người chưa thành niên bị kết án phải được học nghề, học văn hóa trong thời gian chấp hành hình phạt tù. Người chưa thành niên được phổ cập tiểu học trong trường hợp học chưa học hết tiểu học. Học nghề, học văn hóa đối với người chưa thành niên đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tạo điều kiện cho họ nhận thức được cuộc sống, giúp họ có nghề sau khi chấp hành hình phạt tù, không để họ tiếp tục đi vào con đường phạm tội. Đối với người chưa thành niên đã chấp hành xong hình phạt tù, Ban giám thị trại giam phải phối hợp với chính quyền


địa phương và tổ chức xã hội ở xã phường, thị trấn để giúp đỡ người đó trở về sống bình thường trong xã hội.

Người chưa thành niên bị kết án nếu cải tạo tốt thì được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt. Thời hạn xét giảm sớm hơn hoặc mức giảm cao hơn so với người thành niên. Ví dụ, đối với người thành niên thì phải có điều kiện chấp hành được 1/3 thời hạn chấp hành hình phạt, thì đối với người chưa thành niên chỉ cần chấp hành được 1/4 thời hạn chấp hành hình phạt. Mức giảm đối với người thành niên một lần nhiều nhất là 3 năm thì đối với người chưa thành niên có thể đến 4 năm.

Thủ tục xóa án tích đối với bị kết án là người chưa thành niên. Theo quy định của pháp luật, việc xóa án tích đối với người chưa thành niên được tiến hành theo thủ tục chung khí có các điều kiện sau đây:

- Người chưa thành niên phạm tội được áp dụng những biện pháp tư pháp có tính chất giáo dục, phòng ngừa (buộc phải chịu thử thách hoặc đưa vào trường giáo dưỡng) thì không bị coi là có án.

- Thời hạn xóa án tích đối với người chưa thành niên là một nửa thời hạn quy định với người thành niên được quy định trong các Điều 63, 64, 65, 66, 67 BLHS.

2.1.2. Bảo vệ quyền của người chưa thành niên với tư cách người bị hại , người làm chứng.

Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chú trọng đẩy nhanh quá trình hoàn chỉnh hệ thống pháp luật theo hướng đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền con người. Trong đó, quyền trẻ em được nhà nước đặc biệt quan tâm không chỉ vì nhà nước ta đã tham gia công ước quốc tế về quyền trẻ em và hai Nghị định thư bổ sung cho Công ước mà còn vì trẻ em - những chủ nhân tương lai của đất nước - thuộc nhóm xã hội dễ bị tổn thương, dễ bị xâm hại nhất cần được quan tâm


bảo vệ một cách đặc biệt. Do đó, bên cạnh việc ban hành các chính sách pháp luật nhằm thúc đẩy và tăng cường bảo đảm quyền trẻ em, Nhà nước cũng quy định nhiều hành vi xâm hại trẻ em là tội phạm hình sự với chế tài nghiêm khắc nhằm từng bước ngăn chặn tiến tới đẩy lùi tệ nạn này. Tuy nhiên, trong khi các cơ quan chức năng vẫn đang nỗ lực tìm một giải pháp tốt nhất cho việc nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các hành vi xâm hại trẻ em thì hàng ngày nhiều trẻ em vẫn bị xâm hại dưới hình thức, như: Lạm dụng thể chất, tình dục, bóc lột hay gây thương tích, sao nhãng tình cảm hoặc thể chất, ngược đãi, mất mát về kinh tế hay bị xâm hại những quyền cơ bản Tình hình bức xúc đó đã và đang đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự tham gia vào cuộc chiến bảo vệ trẻ em là nạn nhân của những vụ ngược đãi, xâm hại cũng như bảo vệ những trẻ em là nhân chứng trong vụ án hình sự.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm [10- tr6]; Nạn nhân của các vụ án, người thân hoặc người có quan hệ gần gũi với họ được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm[10- tr6]. Trường hợp nhân chứng, nạn nhân hoặc người thân của họ bị đe doạ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự hoặc nhân phẩm thì thông báo cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án hoặc cơ quan, tổ chức khác về sự đe doạ đó và yêu cầu được giúp đỡ, bảo vệ. Trong trường hợp nhân chứng hoặc nạn nhân thông báo về tội phạm trực tiếp bằng miệng thì cơ quan có thẩm quyền phải lập thành văn bản với đầy đủ chữ ký của họ. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập tức thông báo cho cơ quan điều tra về thông tin đó.

Bộ luật hình sự 1999 quy định trách nhiệm hình sự đối với những tội xâm hại đến trẻ em như sau:


Bảng 2.2: Thống kê các quy định trách nhiệm hình sự đối với những tội xâm hại đến trẻ em.

Tội danh

Điều luật

Trách nhiệm hình sự

Tội giết con

mới đẻ

Điều 94

Phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm

hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm

Tội hiếp

dâm trẻ em

Điều 112

Phạt tù từ bảy năm đến hai mươi năm, tù

chung thân hoặc tử hình

Tội cưỡng

dâm

Điều 113

Phạt tù từ sáu tháng đến mưới tám năm

Tội cưỡng

dâm trẻ em

Điều 114

Phạt tù từ năm năm đến tù chung thân

Tội giao cấu

với trẻ em

Điều 115

Phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm

Tội dâm ô

với trẻ em

Điều 116

Phạt tù từ sáu tháng đến mười hai năm

Tội mua

bán, đánh

tráo hoặc

chiếm đoạt trẻ em

Điều 120

Phạt tù từ ba năm đến tù chung thân

Tội ngược

đãi hoặc hành hạ

ông, bà, cha,mẹ, vợ, chồng, con,

cháu người

Đuềy 151

Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong tư pháp hình sự Việt Nam - 11

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2022