Bảo hiểm xã hội của Nhật Bản và một số gợi ý chính sách cho Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

---------------------


HOÀNG THỊ HẠNH


BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA NHẬT BẢN

VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Bảo hiểm xã hội của Nhật Bản và một số gợi ý chính sách cho Việt Nam - 1

---------------------


HOÀNG THỊ HẠNH


BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA NHẬT BẢN

VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM


Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM THỊ HỒNG ĐIỆP


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phạm Thị Hồng Điệp.

Các số liệu, tài liệu nêu ra trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2014

Tác giả luận văn


Hoàng Thị Hạnh


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT i

DANH MỤC CÁC BẢNG i

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 7

1.1. Bản chất và vai trò của bảo hiểm xã hội 7

1.1.1. Khái niệm và phân loại bảo hiểm xã hội 7

1.1.2. Đặc điểm bảo hiểm xã hội 11

1.1.3. Vai trò bảo hiểm xã hội 13

1.2. Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm xã hội 15

1.2.1. Lịch sử BHXH thế giới 15

1.2.2. Lịch sử bảo hiểm xã hội Việt Nam 16

1.3. Hệ thống chế độ bảo hiểm xã hội 19

1.3.1. Các chế độ BHXH theo khuyến cáo của Tổ chức Lao động quốc tế 19

1.3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và thực hiện các chế độ BHXH 22

1.3.3. Nội dung các chế độ bảo hiểm xã hội 25

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN HIỆN NAY 34

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của BHXH Nhật Bản 34

2.2. Các chế độ cơ bản của bảo hiểm xã hội Nhật Bản 36

2.2.1. Chế độ hưu trí 36

2.2.2. Chế độ bảo hiểm việc làm 40

2.2.3. Chế độ bảo hiểm y tế 43

2.2.4. Chế độ bảo hiểm chăm sóc lâu dài 46

2.3. Những vấn đề tồn tại và xu hướng cải cách trong thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội ở Nhật Bản hiện nay 48

2.3.1 Trong thực hiện chế độ hưu trí 48

2.3.2. Trong thực hiện chế độ bảo hiểm việc làm 53

2.3.3. Trong thực hiện chế độ bảo hiểm y tế 60

2.3.4. Trong thực hiện chế độ bảo hiểm chăm sóc lâu dài 62

2.4. Một số nhận xét về các chế độ BHXH của Nhật Bản 65

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GỢI Ý VỀ CHÍNH SÁCH CHO BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ KINH NGHIỆM NHẬT BẢN 68

3.1. Một vài nét về thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với BHXH Việt Nam hiện nay 68

3.1.1. Những thành tựu đạt được của BHXH Việt Nam 68

3.1.2. Những tồn tại và hạn chế 71

3.1.3. Những vấn đề đặt ra đối với BHXH Việt Nam hiện nay 72

3.2. Sự tương đồng và khác biệt giữa BHXH Việt Nam với BHXH Nhật Bản 76

3.3. Một số kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc xây dựng và thực hiện các chế độ BHXH 77

3.4. Một số gợi ý về chính sách để hoàn thiện các chế độ BHXH cơ bản của Việt Nam 80

3.3.1 Chế độ hưu trí - Cần thưc

hiên

hình thứ c Bảo hiểm hưu trí

nguyên bổ sung 80

3.3.2. Chế độ bảo hiểm thất nghiêp

– Xây dưn

g chế độ bảo hiểm thất

nghiêp

theo hướ ng bảo hiểm viêc

là m cho ngườ i lao đôn

g 83

3.3.3. Chế độ bảo hiểm y tế - Thưc

hiên

chế độ BHYT Quốc gia 85

3.3.4. Xây dựng chế độ bảo hiểm xã hội lâu dài để đảm bảo an sinh cho người cao tuổi 88

KÊT LUẬN 89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Bảo hiểm xã hội xuất phát từ trách nhiệm của nhà nước trước những nhóm dân cư, cộng đồng người bị rủi ro, mất thu nhập vì một lý do nào đó. Mô hình bảo hiểm xã hội đầu tiên ra đời cách đây khoảng 200 năm ở châu Âu với nhiều nỗ lực của nhà nước Phổ nhằm khắc phục những bất bình đẳng trong thu nhập, điều hòa rủi ro, tạo điều kiện cho nhóm dân cư nghèo được thụ hưởng những điều kiện tối thiểu. Ngày nay, bảo đảm an sinh là một quyền cơ bản của con người, mức độ đảm bảo quyền an sinh là một tiêu chí quan trọng đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia, dân tộc. Trong đó, bảo hiểm xã hội là trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội của mỗi nước. Việt Nam mới bước vào quá trình hội nhập và phát triển, có nhiều vấn đề, mục tiêu cần phải phấn đấu giải quyết, trong đó không thể thiếu mục tiêu thực hiện tốt vấn đề an sinh xã hội cho toàn dân. Do đó, để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đất nước, cần đẩy mạnh việc nghiên cứu nhằm xây dựng một hệ thống bảo hiểm xã hội có hiệu quả, trong đó cần chú trọng tới việc phân tích và học tập mô hình bảo hiểm xã hội của các nước trên thế giới.

Nhật Bản được đánh giá là một cường quốc về kinh tế kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, là quốc gia dẫn đầu thế giới về khoa học và công nghệ, có nền kinh tế đứng thứ ba toàn cầu tính theo tổng sản phẩm nội địa chỉ sau Hoa Kỳ và Trung Quốc. Với tiềm lực kinh tế đó, Nhật Bản có điều kiện phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện với mức độ bao phủ rộng khắp đến các thành viên trong xã hội. Hệ thống an sinh xã hội Nhật Bản bắt đầu hình thành từ việc ban hành Quy định cứu trợ nghèo đói vào năm 1874, sau đó lần lượt các luật liên quan đến vấn đề an sinh xã hội ra đời như: Luật Hưu trí, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Phúc lợi xã hội, Luật Vô gia cư…Hiện nay, hệ thống an sinh xã hội ở Nhật Bản bao gồm các hệ thống cứu trợ xã hội nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu cho tất cả những người gặp khó khăn trong cuộc sống


bằng các hỗ trợ về chăm sóc y tế, chi phí giáo dục, nhà ở, đào tạo nghề, xây dựng cơ sở phục hồi chức năng, ký túc xá cho người nghèo…; hệ thống phúc lợi xã hội cung cấp cho những người người tàn tật, người già, trẻ em…; bảo hiểm xã hội với hệ thống lương hưu công cộng đảm bảo an ninh thu nhập cho người già; bảo hiểm y tế với hệ thống y tế công cộng chăm sóc sức khỏe nhân dân và phòng bệnh vì mục tiêu sống khỏe mạnh cho người dân Nhật Bản... Một thành công của Nhật Bản là đã xây dựng và duy trì được mô hình hợp tác công tư trong thực hiện an sinh xã hội. Trong đó, một phần chi tiêu cho an sinh xã hội lấy từ ngân sách nhà nước, còn lại nguồn cung cấp chính là các công ty và tập đoàn kinh tế. Nhờ đó, nguồn lực cho thực hiện an sinh xã hội ở Nhật Bản hết sức to lớn, tạo điều kiện cho mở rộng mức độ bao phủ của lưới an sinh. Những thành tựu của Nhật Bản trong lĩnh vực an sinh xã hội nói chung và bảo hiểm xã hội nói riêng đã cung cấp cơ sở thực tiễn và bài học kinh nghiệm quý báu đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Vậy hệ thống bảo hiểm xã hội Nhật bản được thực hiện như thế nào? Bảo hiểm xã hội Việt Nam có gì khác so với bảo hiểm xã hội Nhật Bản? Nước ta có thể học tập gì và học tập như thế nào từ kinh nghiệm của Nhật Bản để xây dựng một hệ thống bảo hiểm xã hội hiệu quả? Đó là những vấn đề cần thiết nghiên cứu để phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. Xuất phát từ lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Bảo hiểm xã hội của Nhật Bản và một số gợi ý chính sách cho Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong những năm gần đây, nước ta đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề bảo đảm xã hội và vận dụng bài học kinh nghiệm của các nước phát triển trong xây dựng hệ thống an sinh xã hội nói chung, hệ thống bảo hiểm xã hội nói riêng. Có thể kể đến một số công trình như:


- Dương Phú Hiệp, Nguyễn Duy Dũng (1998), “Một số vấn đề phúc lợi xã hội của Nhật Bản và Việt Nam”, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản. Cuốn sách được biên tập trên cơ sở tập hợp 17 báo cáo nghiên cứu tương đối toàn diện và sâu sắc của các tác giả trong và ngoài Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản về các vấn đề phúc lợi xã hội ở Nhật Bản và Việt Nam.

- Đinh Công Tuấn (2008), “Hệ thống an sinh xã hội của EU và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống an sinh xã hội của một số nước EU điển hình như Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển… tác giả Đinh Công Tuấn đã phân tích, đánh giá những thành công và hạn chế của các hệ thống đó, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc hoạch định hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam trong thời gian tới.

- Đỗ Thiên Kính (2005), “Kinh nghiệm Nhật Bản trong việc xây dựng hệ thống phúc lợi xã hội”, Đề tài cấp Viện – Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Đề tài đã phân tích hệ thống phúc lợi của Nhật Bản và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng và phát triển các chính sách phúc lợi xã hội.

Mới đây, một cuộc hội thảo với chủ đề “Bảo đảm an sinh xã hội – Kinh nghiệm Nhật Bản” do Viện Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp tổ chức tại Hà Nội đã cung cấp nhiều kinh nghiệm quý báu của Nhật Bản trong thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội làm cơ sở thực tiễn cho việc vận dụng vào Việt Nam.

Nhật Bản cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu mang tính hệ thống về an sinh xã hội của đất nước, điển hình là: Shuzo Nishimura (2011), “An sinh xã hội ở Nhật Bản”, Viện Dân số và An sinh xã hội Nhật Bản; Toshiaki Tachibanaki (2006), “Cải cách an sinh xã hội Nhật Bản trong thế kỷ 21”, Đại học Kyoto. Tuy vậy, việc nghiên cứu một cách chuyên biệt về bảo hiểm xã

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/10/2023