Thương Mại Điện Tử Ngày Càng Phát Triển Mạnh Mẽ


Tính tin cậy

Một người khác (ngoài những người được phép) có thể đọc các thông điệp của tôi không?

Một ai đó, ngoài những người được phép, có thể xem các thông điệp hoặc tiếp cận với các thông tin bí mật của doanh

nghiệp không?

Tính riêng

Có thể kiểm soát được các thông tin cá nhân khi gửi nó cho người bán hàng trong các giao dịch Thương mại điện tử

hay không

Sử dụng các thông tin cá nhân mà khách hàng cung cấp như thế nào? Làm thế nào để ngăn chặn việc sử dụng trái phép

các thông tin đó?

Tính ích lợi

Tôi có thể truy cập vào website của doanh nghiệp hay

không ?

Các website của doanh nghiệp

hoạt động tốt không?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

bảo hiểm rủi ro trong thương mại điện tử - 9


Chống phủ định: Chống phủ định liên quan đến khả năng đảm bảo rằng các bên tham gia Thương mại điện tử không phủ định các hành động trực tuyến mà họ đã thực hiện. Chẳng hạn như một người có thể dễ dàng tạo lập một hộp thư điện tử qua một dịch vụ miễn phí, từ đó gửi đi những lời phê bính, chỉ trích hoặc các thông điệp và sau đó lại từ chối những việc làm này. Thậm chí, một khách hàng với tên và địa chỉ thư điện tử có thể dễ dàng đặt hàng trực tuyến và sau đó từ chối hành động mà mình đã thực hiện. Trong hầu hết các trường hợp như vậy, thông thường người phát hành thẻ tín dụng sẽ đứng về phía khách hàng vì người bán hàng không có trong tay bản sao chữ ký của khách hàng cũng như không có bất cứ bằng chứng hợp pháp nào chứng tỏ khách hàng đã đặt hàng mình. Và tất nhiên, rủi ro sẽ thuộc về người bán hàng.


Tính xác thực: Tính xác thực liên quan đến khả năng nhận biết các đối tác tham gia giao dịch trực tuyến trên Internet, như làm thế nào để khách hàng chắc chắn rằng, các doanh nghiệp bán hàng trực tuyến là những người có thể khiếu nại được; hay những gì khách hàng nói là sự thật ; làm thế nào để biết được một người khi khi khiếu nại có nói đúng sự thật, có mô tả đúng sự việc hay không?..

Tính tin cậy (confidentiality) và tính riêng tư: Tính tin cậy liên quan đến khả năng đảm bảo rằng, ngoài những người có quyền, không ai có thể xem các thông điệp và truy cập những dữ liệu có giá trị. Trong một số trường hợp, người ta chó thể dễ nhầm lẫn giữa tính tin cậy và tính riêng tư. Thực chất, đây là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Tính riêng tư liên quan đến khả năng kiểm soát việc sử dụng các thông tin cá nhân mà khách hàng cung cấp về chính bản thân họ. Có hai vấn đề mà người bán hàng phải chú ý đối với tính riêng tư :


* Người bán hàng cần thiết lập các chính sách nôi bộ để có

thể quản lý việc sử dụng các thông tin về khách hàng


*Họ cần bảo vệ các thông tin đó tránh sử dụng vào những mục đích không chính đáng hoặc tránh sử dụng trái phép các thông tin này. Ví dụ, khi tin tặc tấn công vào các website Thương mại điện tử, truy nhập các thông tin về thẻ tín dụng và các thông tin khác của khách hàng, trong trường hợp đó, không chỉ xâm phạm đến tính tin cậy của dữ liệu mà còn vi phạm riêng tư của các cá nhân, những người đã cung cấp các thông tin đó.


Tính ích lợi: Tính ích lợi liên quan đến khả năng đảm bảo các chức năng của một website Thương mại điện tử được thực hiện đúng như mong đợi. Đây cũng là vấn đề mà các website hay gặp phải và là trở ngại không nhỏ đối với việc thực hiện các giao dịch trực tuyến trên Internet.


Tóm lại, vấn đề an toàn trong Thương mại điện tử đựơc xây dựng trên cơ sở bảo vệ sáu khía cạnh trên, khi nào một trong số các khía cạnh này chưa được đảm bảo, sự an toàn trong Thương mại điện tử vẫn coi như chưa được thực hiện triệt để. Như vậy, an toàn trong Thương mại điện tử, trong một môi trường kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro, luôn là một vấn đề quan trọng và xuyên suốt trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp Thương mại điện tử nhất là khi Thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ.


2.2 Thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ


Internet đã và đang phát triển rất nhanh, không chỉ về phạm vi bao phủ mà cả phạm vi ứng dụng và chất lượng vận hành; đồng thời ngày càng khẳng định được tầm quan trọng. Những số liệu thống kê của các chuyên gia và các nhà phân tích đã gây ngạc nhiên cho rất nhiều người và thay đổi quan niệm của những người trước đây đã từng nhìn nhận Internet chỉ là nhất thời.


Năm 1991 mới có 31 nước nối mạng Internet, tới giữa năm 1997 đã có 171 nước, số trang web vào giữa năm 1993 là 130, tới cuối năm 1998 đã là 3,69 triệu. Số lĩnh vực sử dụng Internet/Web vào giữa năm 1991 là 1600, tới giữa năm 1997 đã lên tới 1,3 triệu. Giữa năm 1994, toàn thế giới có 3,2 triệu địa chỉ Internet (chủ yếu là ở Mĩ), tới giữa năm 1996 đã lên tới 12,9 triệu điạ chỉ, với khoảng 67,5 triệu người sử dụng ở khắp các châu lục, giữa năm 1998 đã có 36,7 triệu địa chỉ Internet với khoảng 100 triệu người sử


dụng. Hàng trăm nghìn công ty và trên 1500 ngân hàng trên thế giới đang

thực hiện Thương mại điện tử qua mạng Internet.12 (Xem biểu đồ 12)


Ngày nay, để đưa ra chính xác số người truy cập Internet là một công việc khó, nhưng theo www.thuongmaidientu.comthì con số đó là vào khoảng 520 triệu người, trong đó một phần ba là người Mĩ và Canada. Theo bản báo cáo năm 2001 của tổ chức Internet UCLA, hiện nay ở Mỹ việc sử dụng Internet đang được phát triển rất rộng rãi. Số người hiện đang sử dụng Internet chiếm 72,3% tăng hơn so với năm trước 66,9%. Thời gian truy cập trung bình là 9,8 giờ trong một tuần, tăng hơn so với năm 2000 là 9,4 giờ trong một tuần. Hơn nữa, trong số những người không truy cập Internet thì 44,4% nói rằng họ sẽ tham gia trong năm tới. Lý do chính của việc không truy cập vào mạng Internet toàn cầu là họ không có máy tính và không truy cập vào được các máy tính tương thích.


Lượng người truy cập Internet tăng nhanh đều qua hàng năm và đạt con số hàng triệu trong thời gian ngắn. Điều này cho thấy Internet là một công cụ đa phương tiện phù hợp với nhiều người sử dụng và có sức hấp dẫn ngày càng lớn. Do vậy, tốc độ tăng trưởng của số lượng người sử dụng Internet gấp nhiều lần tốc độ tăng trưởng của số lượng người sử dụng các phương tiện thông tin và giải trí khác như điện thoại hay vô tuyến truyền hình. (Xem biểu đồ 13).


Sự phát triển bùng nổ của Internet đã góp phần thúc đẩy Thương mại điện tử tăng trưởng không ngừng. Theo số liệu của www.thuongmaidientu.comthì vào năm 2001 trong tổng số 520 triệu người


12 Theo Thương mại điện tử – NXB Thống kê 1999 và

www.oecd.org/statistic/justnumber


truy cập có tới 250 triệu người đã thực hiện mua bán trực tiếp trên mạng – một con số gây sửng sốt cho khá nhiều người.



Nguồn: IDC (2002a)

Tỉ trọng người sử dụng Internet:% Doanh thu Thương mại điện tử: Tỉ USD

Hoa Kì Tây Âu Nhật Bản Châu Á Phần còn lại

Tỉ trọng NSD Internet

Doanh thu của Thương mại điện tử

TỈ TRỌNG NGƯỜI SỬ DỤNG INTERNET VÀ DOANH THU

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA MỘT SỐ NƯỚC


Mặc dù vậy thương mại B2B vẫn tiếp tục chiếm vị trí áp đảo trong thương mại điện tử, với 83% tổng doanh số năm 2002 và lên tới 88% vào năm 200613.


Forrester Research ước tính rằng thương mại điện tử sẽ chiếm khoảng 8,6% giá trị trao đổi hàng hoá và dịch vụ toàn thế giới vào năm 2004. Tuy vậy, sự tăng trưởng vẫn tập trung cao ở một số khu vực, ví dụ chỉ riêng 12 nước phát triển nhất đã chiếm đến hơn 85% tổng doanh số thương mại điện tử. Mỹ vẫn dẫn đầu với doanh số dự báo đạt 3.200 tỷ USD, tiếp theo là Tây Âu với 1.500 tỷ USD và Châu Á-Thái Bình Dương với 1.000 tỷ USD. Ngoài ra, châu Mỹ Latinh có khả năng sẽ đạt 82 triệu USD, trong khi đó Đông Âu, châu Phi và Trung Đông tổng cộng đạt 68,6 triệu USD.

Theo Forrester, sự lớn mạnh đáng kể này của thương mại điện tử sẽ thâm nhập vào toàn bộ dây chuyền cung ứng của các ngành công nghiệp, từ khai thác nguyên liệu thô đến cung ứng dịch vụ hiện đại, từ việc mua bán lẻ cá nhân như sách, âm nhạc đến những hợp đồng lớn hàng tỷ USD. Kết quả là cả hoạt động B2B lẫn B2C đều có những bước chuyển đổi quan trọng. Các doanh nghiệp sẽ cải tiến và xây dựng lại (reinvent) dây chuyền cung ứng, dùng Internet để sắp xếp tối ưu các quá trình của mình. Người tiêu dùng sẽ xác lập lại (redefine) yêu cầu đối với nhà bán lẻ vì họ hoàn toàn chủ động trong việc tìm kiếm thông tin và so sánh trên các website trước khi mua hàng.


13 “Study: E-Commerce to top $1 trillion in 2002”, E-Commerce Times, February 13, 2002 ((http://www.ecommercetimes.com/perl/story/16314.html)


Sự tăng trưởng không ngừng của Thương mại điện tử đã chứng tỏ vai trò ngày càng quan trọng của nó trong nền kinh tế. Trong thương mại các giao dịch truyền thống đã dần được thay thế bằng các giao dịch Thương mại điện tử (Xem biểu đồ 14).


Qua đó ta thấy Thương mại điện tử là một xu hướng phát triển tất yếu của nền kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp có hoạt động thương mại, nhất là thương mại quốc tế, cần ý thức được sự phát triển của Thương mại điện tử để không bị tụt hậu. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần phải cân nhắc kĩ càng những thách thức cũng như cơ hội khi tham gia vào Thương mại điện tử. Môi trường kinh doanh toàn cầu này luôn tiềm ẩn những rủi ro khó có thể lường trước, nên các doanh nghiệp cần tìm hiểu và đưa ra được những giải pháp phù hợp nhằm bảo vệ mình trước những nguy cơ tiềm tàng này.


2.3Các rủi ro trong thương mại điện tử rất đa dạng và luôn thay đổi:

Chính sự tăng trưởng của Thương mại điện tử lại gắn liền với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhất là Internet, nên những rủi ro mà các doanh nghiệp Thương mại điện tử gặp phải cũng luôn biến đổi cùng với sự phát triển của Internet.

Hàng năm, mạng Internet lại bị đình trệ trong một thời gian nhất định do các virus và sâu máy tính phát tán và tàn phá hệ thống máy tình toàn cầu. Nhưng mỗi năm lại xuất hiện các loại virus và sâu máy tính mới với cách lây lan, phương pháp phá hoại mới. Ví dụ, hai loại sâu máy tính Melissa năm 1999 và Love Letter năm 2000 đều phát tán qua thư điện tử, trong khi đó CodeRed và Nimda năm 2001 lại khai thác điểm lỗi trong các chương trình của Microsoft.

Ngoài ra các rủi ro khác như hacker cũng luôn có sự thay đổi về cách

thức xâm nhập cũng như mục đích xâm nhập của chúng. Trước đây, hacker


được phân thành hai loại: Black hat chỉ những kẻ xấu đột nhập vào máy tính để phá hoại, White hat chỉ nhóm người tốt cố gắng tìm kiếm và bít các lỗ hổng trước khi kẻ xấu phát hiện ra chúng. Ngày nay, khi cơ hội tấn công nhiều hơn, các hình thức hacker mới xuất hiện, động cơ và hoạt động của chúng cũng thay đổi. Theo ông Michael Rasmussen, Giám đốc nghiên cứu của Tổ chức thông tin Giga, “Bản thân từ Hacker chẳng còn mang đúng ý nghĩa của nó nữa”. Ông Rasmussen cùng các chuyên gia an ninh đang cố gắng phân loại hacker và đưa vào các danh mục rộng hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia an ninh đã thống nhất chia Hacker thành hai loại theo mục đích: Hacker thường dân và Hacker chính trị. Hacker thường dân là lực lượng đông đảo nhất. Hầu hết những kẻ xâm nhập này bị kích động bởi trí tò mò hoặc muốn thách thức các hệt thống an ninh, một số khác muốn chọc ngoáy, trộm tiền hoặc sử dụng những thuê bao mà người khác phải trả tiền. Còn theo chuyên gia an ninh mạng Richard Stiennon, vấn đề chính trị cũng là động lực của một số hacker. Nhiều hacker tự cho mình là nhà hoạt động chính trị thi hành đạo lý riêng, trong khi mục tiêu chính lại là muốn chứng tỏ có thể dễ dàng giành quyền kiểm soát một số trang Web. Các chính trị gia kiêm hacker đích thực thì tương đối hiếm. Những người này có thể xâm nhập website của các tổ chức đối lập hoặc giúp cho phe cánh của mình trao đổi thông tin dễ dàng hơn trên mạng. Chẳng hạn như trường hợp trang web tuyên truyền tham gia tranh cử của Bush cũng bị Hacker tấn công. Tháng 7 năm 2000, một số Hacker đã phát động tấn công vào website cổ động tranh cử của Bush ( http://www.georgebush.com). Chúng ta thay cả hình ảnh của Bush trên trang web thành hình một cái búa và một cái liềm đồng thời kêu gọi “ phát động một cuộc cách mạng tháng 10 mới”. Các Hacker còn thay đổi cả một mẩu tin trên đó và thêm vào rằng “ giai cấp công nhân có giành được thắng lợi hay không tuỳ thuộc vào sự cải cách của lãnh đạo”. Điều mỉa

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 29/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí