Bảo hiểm thường dao động từ mức thấp nhất là 10% cho đến mức tối đa
20%.
4.2 Giới hạn trách nhiệm
Giới hạn trách nhiệm là số tiền tối đa mà công ty Bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm khi tổn thất xảy ra do những rủi ro mà hai bên thoả thuận gây ra.
Trong các hợp đồng Bảo hiểm thì người mua Bảo hiểm được lựa chọn việc thoả thuận giới hạn trách nhiệm cho từng loại rủi ro hoặc thoả thuận mức giới hạn trách nhiệm tối đa.
Nhìn chung, các công ty Bảo hiểm đều đưa ra mức trách nhiệm tối đa có thể mở rộng tới 20-30% giới hạn trách nhiệm tối đa. Các hãng Bảo hiểm AIG, Chubb và Zurich có mức giới hạn trách nhiệm khá cao là 25 triệu USD, trong khi hãng St.Paul và Loyld’s là 10 triệu USD và 7,5 triệu EURO. Tuy nhiên, chỉ có AIG là đưa ra mức giới hạn trách nhiệm tối đa mở rộng thêm 50 triệu USD, nâng mức tổng giới hạn trách nhiệm tối đa của hãng này lên tới 75 triệu USD. Điều này cho thấy khả năng tài chính dồi dào của tập đoàn tài chính AIG, một điểm hấp dẫn đối với nhiều khách hàng quốc tế.
4.3 Thời hạn trách nhiệm
Thời hạn trách nhiệm của từng hãng Bảo hiểm cũng thể hiện sự hấp dẫn của sản phẩm Bảo hiểm đối với khách hàng. Đa số thời hạn trách nhiệm của các hãng Bảo hiểm đều lớn hơn thời hạn có hiệu lực của hợp đồng Bảo hiểm. Riêng đối với AIG thì thời hạn trách nhiệm của người Bảo hiểm còn kéo dài thêm 60 ngày sau khi hợp đồng Bảo hiểm hết thời hạn, với điều kiện hợp đồng hết thời hạn không phải do các nguyên nhân như vi phạm hợp đồng hay hành vi không nộp phí Bảo hiểm của người mua Bảo hiểm hay hành vi chủ động huỷ hợp đồng của người mua Bảo hiểm. Thời hạn trách nhiệm được tính từ 12 giờ ngày hợp đồng Bảo hiểm quy định thời
hạn Bảo hiểm có hiệu lực tới 12 giờ ngày hợp đồng Bảo hiểm quy định kết thúc hiệu lực thời hạn Bảo hiểm theo giờ tiêu chuẩn của địa chỉ người được Bảo hiểm.
5.Khiếu nại, giám định tổn thất và bồi thường
5.1 Khiếu nại:
Đa số các hãng Bảo hiểm đều yêu cầu các khiếu nại của khách hàng phải làm bằng văn bản và gửi tới cho hãng Bảo hiểm hoặc chi nhánh hoặc đại lí của hãng Bảo hiểm hoặc nơi được quy định trong hợp đồng Bảo hiểm trong thời hạn Bảo hiểm còn hiệu lực.
Đối với những khiếu nại của bên thứ ba đối với người được bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải thông báo cho hãng Bảo hiểm trong vòng 30 ngày từ khi bị khiếu nại bằng văn bản hoặc 30 ngày sau khi thời hạn Bảo hiểm kết thúc. Bên cạnh đó người được bảo hiểm còn phải thông báo cho hãng Bảo hiểm những khả năng bị kiện hoặc khiếu nại để hãng Bảo hiểm có thể kịp thời giúp đỡ và hạn chế tổn thất.
5.2 Giám định tổn thất:
Việc giám định tổn thất là một trong những công việc quan trọng nhất nhằm đảm bảo quyền lợi của cả hai bên, đặc biệt là người được bảo hiểm. Khi kí kết hợp đồng Bảo hiểm hầu như các hãng Bảo hiểm đều đề nghị bên mua Bảo hiểm lựa chọn một ban cố vấn để giám định tổn thất khi tổn thất xảy ra. Tuy nhiên, sự lựa chọn này thường nằm trong những công ty tư vấn rủi ro mà hãng Bảo hiểm có quan hệ tốt và gắn bó. Do vậy, người được bảo hiểm thường chỉ được phép lựa chọn các công ty tư vấn mà hãng Bảo hiểm đưa ra và chấp thuận. Chẳng hạn như AIG thường đề nghị người được bảo hiểm lựa chọn các công ty tư vấn của Mĩ như Betterley Risks Consultant Corp. .
5.3 Bồi thường:
Việc bồi thường cho người được Bảo hiểm được tiến hành ngay sau khi có kết quả giám định tổn thất và người được bảo hiểm không có khiếu nại gì về kết quả giám định đó.
Sau khi bồi thường mà thời hạn Bảo hiểm vẫn chưa kết thúc thì hợp đồng Bảo hiểm vẫn còn hiệu lực cho đến ngày kết thúc thời hạn Bảo hiểm được nêu rõ trong hợp đồng Bảo hiểm.
6. Những vấn đề cần lưu ý khi tham gia bảo hiểm rủi ro trong thương
mại điện tử
Rủi ro trong Thương mại điện tử rất đa dạng và luôn biến đổi theo sự phát triển của công nghệ thông tin. Hơn nữa, mỗi một doanh nghiệp đều có những đặc thù kinh doanh khác nhau, do vậy những rủi ro mà họ phải đối mặt cũng có những khác biệt. Sự cần thiết phải tham gia vào Bảo hiểm cho các rủi ro Thương mại điện tử đã hết sức rõ ràng. Tuy nhiên, để có thể thật sự an toàn trước các rủi ro và khai thác hiệu quả Bảo hiểm trong công tác quản trị rủi ro, doanh nghiệp cần lưu ý tới rất nhiều vấn đề.
6.1Tránh bảo hiểm cho những rủi ro không cần thiết
Hầu hết các công ty Bảo hiểm có loại sản phẩm Bảo hiểm rủi ro trong Thương mại điện tử đều loại trừ những rủi ro có tính vật lý như lũ lụt, sét đánh, cháy nổ, chập điện...hay các rủi ro khác như rủi ro mà người được Bảo hiểm bị một người được bảo hiểm khác là khách hàng của cùng một hãng Bảo hiểm kiện, hay rủi ro do lỗi của nhân viên, rủi ro do áp chế của chính quyền ...Để được bảo hiểm trước cả những rủi ro này thì người được bảo hiểm cần đàm phán riêng và phải trả phí Bảo hiểm cao hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, những rủi ro trên hầu như lại có thể có ở trong loại hình Bảo hiểm truyền thống cho một doanh nghiệp Thương mại điện tử. Do vậy, việc mua Bảo hiểm rủi ro Thương mại điện tử cho những rủi ro đó là điều hết sức lãng phí. Những hãng Bảo hiểm rủi ro Thương mại điện tử hầu
như chính là các hãng Bảo hiểm truyền thống, nên họ làm thế cũng chính là để duy trì Bảo hiểm truyền thống đối với các doanh nghiệp Thương mại điện tử.
Doanh nghiệp cần tính toán để mua có thể là hai loại Bảo hiểm nhưng hiệu quả vẫn cao hơn so với việc mua một loại hình Bảo hiểm nhưng với phí Bảo hiểm cao mà cũng không bảo hiểm hết những rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt.
6.2.Lựa chọn công ty bảo hiểm và mẫu hợp đồng bảo hiểm
Việc lựa chọn công ty Bảo hiểm cũng là một việc hết sức quan trọng trong công tác quản trị rủi ro. Các tiêu chuẩn để lựa chọn một hãng Bảo hiểm phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp bao gồm: Uy tín, khả năng tài chính, mức độ chuyên sâu trong việc cung cấp sản phẩm Bảo hiểm rủi ro trong Thương mại điện tử, các hỗ trợ, phạm vi kinh doanh... của hãng Bảo hiểm. Ta hãy thử lấy hai hãng Bảo hiểm nổi tiếng là AIG của Mĩ và Loyld’s của Anh quốc.
AIG NetAdvantge SuiteTM | EsuranceTM (Loyld’s) | |
Uy tín | Trên toàn cầu | Chủ yếu tập trung ở Châu Âu |
Khả năng tài chính | Hùng mạnh nhất trong số các công ty Bảo hiểm quốc tế | Vừa phải |
Khả năng chuyên sâu | Chuyên nghiệp | Chưa chuyên nghiệp (sản phẩm không đa dạng, hấp dẫn) |
Các hỗ trợ | Rất nhiều | Chỉ đơn thuần cung cấp sản phẩm bảo hiểm |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Về Vai Trò Của Bảo Hiểm Đối Với Quản Trị Rủi Ro Trong Thương Mại Điện Tử Của Doanh Nghiệp.
- Tầm Quan Trọng Của Bảo Hiểm Trong Công Tác Quản Trị Rủi Ro Trong Thương Mại Điện Tử
- Tạo Tâm Lí Ổn Định Cho Người Tham Gia Bảo Hiểm Trong Kinh Doanh
- bảo hiểm rủi ro trong thương mại điện tử - 14
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
hạn | trách | Giới hạn trách là 75 triệu USD | nhiệm | tối | đa | Giới hạn trách nhiệm tối đa là 20triệu USD |
Như vậy, rõ ràng việc lựa chọn hãng AIG là một điều hiển nhiên. Song, các hợp đồng Bảo hiểm rủi ro trong Thương mại điện tử thường được coi là các hợp đồng có ràng buộc chặt chẽ với các hợp đồng Bảo hiểm truyền thống của doanh nghiệp. Do đó, nếu doanh nghiệp đã mua Bảo hiểm truyền thống của hãng này thì cũng thường mua Bảo hiểm rủi ro Thương mại điện tử với chính hãng đó. Hơn nữa, do doanh thu Bảo hiểm rủi ro trong Thương mại điện tử trên toàn cầu vẫn còn chưa đáng kể nên sự cạnh tranh giữa các hãng vẫn chưa quyết liệt.
Việc lựa chọn mẫu hợp đồng Bảo hiểm cũng có vai trò rất quan trọng. Thường thì các hợp đồng mẫu của hãng Bảo hiểm cũng tương đối đầy đủ các điều khoản nhưng đôi khi lại không phù hợp với doanh nghiệp có những đặc thù riêng biệt. Doanh nghiệp cần lựa chọn một mẫu hợp đồng trước hết là phải rẻ nhất, đủ các rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải và không loại trừ quá nhiều những rủi ro mà doanh nghiệp chưa mua Bảo hiểm ở các hợp đồng Bảo hiểm truyền thống.
6.3.Yêu cầu sự hỗ trợ của công ti bảo hiểm
Các hãng Bảo hiểm luôn có những quan hệ hết sức gắn bó với các công ty an ninh mạng và các hãng luật nổi tiếng. Sự gắn bó này đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên. Do vậy, khi người được bảo hiểm sử dụng các dịch vụ của những đối tác của hãng Bảo hiểm thì họ luôn có được sự ưu tiên và hỗ trợ từ chính hãng Bảo hiểm.
Các hỗ trợ này được hãng Bảo hiểm cam kết với khách hàng như đánh giá về mức độ rủi ro của hệ thống máy tính của khách hàng, tư vấn
về pháp lý nhằm tránh những kiện tụng không cần thiết, đào tạo nhân lực và trợ giúp về kĩ thuật 24/24 giờ...
Những hỗ trợ này vừa có tác dụng góp phần giúp doanh nghiệp mua Bảo hiểm hạn chế rủi ro xảy ra, đồng thời giúp cho hãng Bảo hiểm nắm chắc tình hình rủi ro của các khách hàng và tránh được nguy cơ phải bồi thường.
6.4.Lựa chọn luật điều chỉnh
Luật điều chỉnh các hợp đồng Bảo hiểm thường được lựa chọn luật nơi kí kết hoặc nơi hợp đồng Bảo hiểm có hiệu lực. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp Thương mại điện tử có phạm vi kinh doanh trên toàn cầu thì việc lựa chọn luật điều chỉnh cũng cần phải mềm dẻo những không kém chặt chẽ. Đôi khi việc lựa chọn luật quốc gia của người được Bảo hiểm không phải là một phương án tốt vì có thể quốc gia của người được bảo hiểm chưa có luật về loại hình bảo hiểm này hoặc quy định không cụ thể và chi tiết.
Do vậy, tốt nhất người mua Bảo hiểm nên lường trước mọi tình huống có thể xảy ra để đưa vào trong hợp đồng.
6.5 Lưu ý đối với các doanh nghiệp Việt Nam tham gia bảo hiểm các rủi ro trong thương mại điện tử
Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa thực sự quan tâm đến Thương mại điện tử hoặc có thì chỉ ở mức độ rất thấp. Do vậy, loại hình Bảo hiểm này vẫn chưa xuất hiện tại Việt Nam, mặc dù đã có không ít doanh nghiệp gặp phải các rủi ro loại này và bị thiệt hại do những rủi ro này gây nên.
Trong những năm tới Thương mại điện tử tất yếu sẽ phát triển rất mạnh tại nước ta, đồng thời những rủi ro mà các doanh nghiệp gặp phải khi tham gia vào Thương mại điện tử cũng càng ngày đa dạng. Trong hiện
tại, có thể không phải tất cả các doanh nghiệp Thương mại điện tử Việt Nam cần thiết phải mua loại bảo hiểm này, nhưng trong tương lai họ cần có một chương trình quản trị rủi ro hiệu quả mà lấy việc tham gia Bảo hiểm làm nòng cốt.
KẾT LUẬN
Hiện nay, không một quốc gia nào không chịu tác động của công nghệ thông tin, và cũng không một lĩnh vực đời sống xã hội nào không nằm ngoài phạm vi tác động của công nghệ thông tin. Thương mại điện tử đã ra đời nhờ vào sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin. Thương mại điện tử đã thay đổi rất nhiều các phương thức thương mại truyền thống, đồng thời góp thúc đẩy sự lưu thông của hàng hoá trên toàn thế giới.
Nói đến Thương mại điện tử, người ta thường nghĩ ngay tới những lợi ích, những cơ hội kinh doanh mà nó đem lại. Tuy nhiên, kinh doanh trên mạng Internet lại luôn tiềm ẩn những rủi ro mà không doanh nghiệp nào có thể tránh khỏi nếu tiến hành Thương mại điện tử. Những rủi ro này rất đa dạng và luôn biến đổi, chúng có thể đặt doanh nghiệp Thương mại điện tử vào những tình thế hết sức hiểm nghèo có thể dẫn tới phá sản ( như trường hợp của công ty cung cấp dịch vụ Internet Cloud Nine của Anh quốc).
Tuy vậy, nếu rủi ro tồn tại thì sẽ có cách để ngăn ngừa, hạn chế tổn thât cho chúng gây ra. Đó là các chương trình quản trị rủi ro mà hầu hết các doanh nghiệp Thương mại điện tử trên thế giới đang áp dụng. Trong công tác quản trị rủi ro thì tham gia mua Bảo hiểm cho những rủi ro mà doanh nghiệp Thương mại điện tử có nguy cơ gặp phải là một nhân tố có tính cốt lõi.
Bảo hiểm rủi ro trong Thương mại điện tử chính là một giải pháp có tính quyết định tới công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp Thương mại điện tử. Do vậy, để có thể an toàn trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp Thương mại điện tử nhận thức đầy đủ và khai thác một cách hiệu quả nhất loại hình Bảo hiểm đặc thù này. Đó không phải là một công việc dễ dàng nhưng lại có tính sống còn với những doanh nghiệp này.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình “Bảo hiểm trong kinh doanh”-Trường Đại học
Ngoại Thương.
2. “Các biện pháp phòng chống rủi ro trong Thương mại điện tử”-PGS.TS Nguyễn Như Tiến- Tạp chí thương mại: www.tapchithuongmai.com
3. Giao dịch Thương mại điện tử : Một số vấn đề cơ bản.
TS.Nguyễn Văn Minh-Trần Hoài Nam, NXB Chính trị Quốc Gia
4. Thương mại điện tử – NXB Giao thông 2001
5. Thương mại điện tử cho doanh nghiệp-Trịnh Lê Nam, N.P
Trường Sinh, NXB Khoa học và kĩ thuật.
6. Những tên cướp trên mạng Internet, NXB Công An Nhân
dân 2000
7. http://vnexpress/hackervirus