Các Nhân Tố Cấu Thành Thị Trường Bảo Hiểm


Hiện nay, ở nước ta nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường đã tạo động lực thúc đẩy khai thác và phát triển mọi tiềm năng lao động sáng tạo. Từ đó, tạo ra một nguồn hàng hóa, dịch vụ phong phú. Và nguồn hàng hóa, dịch vụ phong phú này góp phần tạo tiền đề làm nảy sinh và phát triển mạnh mẽ nhu cầu bảo hiểm, là cơ sở vững chắc cho sự hình thành và tồn tại quỹ bảo hiểm.

Ở Việt Nam hiện không có tài liệu nào chứng minh một cách chính xác về thời gian xuất hiện của hoạt động bảo hiểm. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, vào anwm 1880 các hội bảo hiểm ngoại quốc như Hội bảo hiểm Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ,… đã để ý đến Đông Dương. Các hiệp hội bảo hiểm ngoại quốc đại diện tại Việt Nam bởi các công ty thương mại lớn. Ngoài việc buôn bán, các công ty này mở thêm một trụ sở để làm đại diện bảo hiểm.

Ở Miền Nam vào năm 1926 chi nhánh đầu tiên của Công ty Franco_ Asietique. Đến năm 1929, có công ty của Việt Nam đặt trụ sở tại Sài Gòn đó là Việt Nam Bảo hiểm Công ty nhưng chỉ hoạt động về bảo hiểm xe ô tô. Từ năm 1952 về sau, hoạt động bảo hiểm mới được mở rộng dưới những hình thức phong phú với sự hoạt động của nhiều công ty bảo hiểm trong và ngoài nước.

Ở Miền Bắc, 15/1/1965, Công ty Bảo hiểm Việt NAm (gọi tắt là BẢo Việt) mới chính thức đi vào hoạt động. Bảo Việt là doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên và duy nhất hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam cho đến trước năm 1995. Trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, Bảo Việt cũng là doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên và duy nhất trên thị trường Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2000. Vì vậy, có thể nói với tư cách là công ty bảo hiểm được thành lập đâu tiên và triển khai sớm nhất các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ trên thị trường Việt Nam, Bảo Việt đã đặt nền móng cho sự phát triển của ngành Bảo hiểm thương mại ở Việt Nam sau này.

Từ năm 1976-1989 Bảo Việt đã triển khai mở rộng cung cấp dịch vụ trên khawso cả nước. Bảo Việt đã bắt đầu đa dạng các loại hình dịch vụ bảo hiểm như bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm hàng không, bảo hiểm con người, bảo hiểm tàu sông, tàu cá, bảo hiểm xe cơ giới.

Năm 1992, thương hiệu Bảo Việt lần đầu tiên cuất hiện với hình thức một pháp nhân kinh doanh trên thị trường quốc tế. Bảo Việt đã thành lập Công ty đại lí bảo hiểm BAVINA tại Vương quốc Anh, nơi có thị trường kinh doanh bảo hiểm phát triển nhất thế giới.

Năm 1996 Bảo Việt là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhân thọ đầu tiên của thị trường bảo hiểm Việt NAm. Đến nay, sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ đã thể hiện bước đi đúng đắn của BẢo Việt trong việc đpá ứng nhu cầu của dông đảo dân cư. Doanh thu bảo hiểm nhân thọ của Bảo Việt nagyf càng chiếm tỷ trọng quan trọng trong tổng doanh thu phí bảo hiểm.


Ngày 09 tháng 12 năm 2000, Quốc Hội ban hành Luật kinh doanh Bảo hiểm làm cơ sở, tạo môi trường pháp lý cho ngành bảo hiểm Việt ANm phát triển. Sau khi gia nhập WTO, ngành bảo hiểm đã xây dựng được tập đoàn đa ngành bảo hiểm trong và ngoài nước: Tập đoàn bảo hiểm của Mỹ AAA, AIA, tập đoàn bảo hiểm của Nhật (DaiChi),…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

4.2. Các nhân tố cấu thành thị trường bảo hiểm

4.2.1. Cung của dịch vụ bảo hiểm

Bảo hiểm Nghề Kế toán doanh nghiệp - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM - 9

Dịch vụ bảo hiểm ngày nay không chỉ được cung cấp bởi Nhà nước qua loại hình bảo hiểm xã hội. Ngược lại, phần lớn khối lượng những dịch vụ bảo hiểm thương mại giá trị lớn được cung cấp bởi các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ bảo hiểm cho các đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức và doanh nghiệp.

Ngoài ra, có một loại hình tổ chức bảo hiểm chỉ cung cấp dịch vụ chủ yếu cho những công ty (tập đoàn) mẹ, đó là những công ty bảo hiểm chuyên ngành, gọi là “captive”. Captive có vai trò là một tổ chức tự bảo hiểm được thành lập để bảo hiểm những rủi ro tần suất cao mà bản thân công ty có thể chịu được một cách hiệu quả. Mặt khác, captive được sử dụng như là một công cụ cung cấp tài chính để xử lý những rủi ro tần suất thấp nhưng cấp dộ nghiêm trọng đặc biệt cao – những rủi ro không được bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm truyền thống.

Hiện nay, trong số 4000 captive trên toàn thế giới thì có khoảng 3000 là captive “một mẹ”, tức là do một công ty mẹ lập ra. Còn lại là các công ty nhiều mẹ, tức là một số công ty phối hợp với nhau lập ra (gọi là collective captive), giống như một liên danh. Gần đây nhất, captive-thuê (rent-a-captive) đã trở nên rất phổ biến, thay vì thành lập một captive của chính mình, công ty có thể thuê một captive. Captive-thuê thực chất là bên nhận tái bảo hiểm mở cho công ty thuê captive một tài khoản để thanh toán phí bảo hiểm, tiền bồi thường và thu nhập đầu tư. Ưu điểm của cách làm này so với giải pháp captive một mẹ là ở chỗ công ty không phải cấp vốn. Ưu điểm này làm cho captive đi thuê trở nên đặc biệt hấp dẫn đối với các loại công ty loại vừa.

Như chúng ta đã biết ở các chương trước, các sản phẩm bảo hiểm được chia làm hai loại hình bảo hiểm cơ bản: bảo hiểm phi nhân thọ (non-life hay property and casualty) và bảo hiểm nhân thọ (Life hay là Life and health). Tương tự, các DNBH cũng chia thành hai hệ thống công ty bảo hiểm nhân thọ và công ty bảo hiểm phi nhân thọ (gọi là công ty bảo hiểm chuyên ngành). Ngày nay, các công ty bảo hiểm phát triển mạnh mẽ về quy mô dẫn đến xu hướng hình thành các tập đoàn bảo hiểm có quy mô lớn, mang tầm vóc quốc tế. Các tập đoàn bảo hiểm lớn kinh doanh cùng lúc cả hai loại hình bảo hiểm: nhân thọ và phi nhân thọ. Tuy nhiên, các công ty này vẫn phải đảm bảo nguyên tắc chuyên doanh và hạch toán độc lập cho mỗi loại hìn

Các công ty, tập đoàn bảo hiểm không chỉ hoạt động riêng lẽ trong phạm vi quốc gia mà còn hoạt động vươn ra ngoài thị trường thế giới dưới hình thức thành lập công ty mới, liên doanh, góp vốn cổ phần hoặc mua bán sáp nhập ở những thị trường khác nhau. Chính vì vậy,


việc tiếp cận dịch vụ bảo hiểm của cá nhân, tổ chức ngày càng thuận tiện hơn cho dù ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Cũng do khả năng cạnh tranh toàn cầu của ngành bảo hiểm mà các DNBH càng được hoàn thiện hơn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

4.2.1.1. Những chủ thể cung cấp dịch vụ bảo hiểm

Người bán - Nhà bảo hiểm: Là các doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Các Doanh nghiệp bảo hiểm trực tiếp cho khách hàng hoặc thông qua các tổ chức tài chính trung gian.

Người mua- khách hàng

Là những cá nhân hoặc tổ chức có tài sản, trách nhiệm dân sự trước pháp luật, tính mạng hoặc thân thể có thể bị gặp rủi ro cần bảo hiểm nên mua các sản phẩm bảo hiểm trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức tài chính trung gian.

Khách hàng còn có tên gọi là người tham gia bảo hiểm bao gồm: Khác hàng hiện tại;

Khách hàng tiềm năng;

Tổ chức tài chính trung gian

Là cầu nối giữa người mua và người bán sản phẩm bảo hiểm. Tổ chức trung gian gồm các công ty hoặc doanh nghiệp bảo hiểm môi giới và đại lí bảo hiểm. Công hoặc doanh nghiệp môi giới và đại lí bảo hiểm có đặc trưng về tổ chức, quy mô, phạm vi và hoạt động khác nhau.

4.2.1.2. Các dịch vụ được cung ứng cho thị trường

Các dịch vụ liên quan bảo hiểm được cung ứng cho thị trường. Các dịch vụ bảo hiểm được cung cấp bởi các DNBH bao gồm:

Dịch vụ bảo hiểm gốc: bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ

Dịch vụ tái bảo hiểm: nhượng tái bảo hiểm và nhận tái bảo hiểm

Dịch vụ trung gian bảo hiểm: môi giới bảo hiểm gốc, môi giới tái bảo hiểm và đại lý bảo hiểm

Dịch vụ tư vấn quản lý rủi ro

Hoạt động của các tổ chức bảo hiểm không chỉ là hình thành và quản lý quỹ bảo hiểm mà còn bao gồm hoạt động nghiên cứu về những rủi ro. Quá trình nghiên cứu bao gồm nghiên cứu các giải pháp hữu hiệu nhất để có thể khắc phục những rủi ro đã phát hiện. Đồng thời, nghiên cứu còn nhằm phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn có thể làm phát sinh những rủi ro mới. Từ đó, đề ra những giải pháp tốt nhất để hạn chế các nguy cơ tiềm ẩn đó. Các công ty bảo hiểm cung


cấp dịch vụ tư vấn giúp các cá nhân, tổ chức có thể quản trị rủi ro của mình hiệu quả hơn, từ đó làm tăng giá trị về mặt của cải của chính cá nhân, tổ chức đó

Các dịch vụ bổ trợ khác:

Cung của thị trường bảo hiểm còn bao gồm các dịch vụ bổ trợ cho thị trường, được cung cấp bởi chính các tổ chức bảo hiểm và các tổ chức, cá nhân bên ngoài như:

Giám định, bồi thường: nhà bảo hiểm phải tiến hành giám định, điều tra, tính toán, phân bổ tổn thất liên quan đến rủi ro phải bồi thường. Các dịch vụ này có thể thực hiện bởi chính nhà bảo hiểm hoặc bởi người thứ ba khác (công ty, tổ chức giám định)

Dịch vụ vận chuyển cấp cứu, chăm sóc y tế: dịch vụ được cung cấp bởi các bệnh viện và hệ thống các trung tâm y tế của mỗi địa phương

Dịch vụ tư vấn pháp lý (cho người được bảo hiểm): trong các hợp đồng bảo hiểm thường có các điều khoản ghi khi được giải quyết bồi thường không thỏa đáng, người mua có quyền khiếu nại với một cơ quan trọng tài. Như vậy, khi xảy ra thiệt hại, nếu nhà bảo hiểm từ chối bồi thường về các vấn đề thiệt hại liên quan nào đó, người mua bảo hiểm có thể nhờ đến sự can thiệp, tư vấn pháp lý của luật sư về bảo hiểm để tránh bị thua thiệt, để có thể nhận được mức bồi thường xứng đáng hơn. Mặt khác, các công ty bảo hiểm thường có một lượng dồi dào luật sư được thuê để bảo vệ cho công cuộc kinh doanh của họ, bởi vì, với ngành kinh doanh này, chuyện kiện tụng xảy ra thường xuyên

Dịch vụ thanh toán bảo hiểm (Bancassurance): là việc ngân hàng và công ty bảo hiểm hợp tác với nhau để phát triển và phân phối một cách hiệu quả các sản phẩm ngân hàng và bảo hiểm. Đó là việc các ngân hàng tham gia cung cấp các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng của mình. Ở đây, cần phân biệt việc ngân hàng phân phối các sản phẩm bảo hiểm (bancassurance) với việc các DNBH cung cấp và phân phối các dịch vụ tài chính, ngân hàng (assurbanking)

Các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ không có những đặc điểm nổi bật cho hoạt động Bancassurance. Trong khi đó, các sản phẩm ngân hàng và bảo hiểm nhân thọ có thể bổ trợ cho nhau vì cả hai đều hướng tới phục vụ việc tích lũy và quản lý tài sản của khách hàng.

4.2.2. Cầu của dịch vụ bảo hiểm

Trong kinh tế thị trường, rủi ro xã hội là khó tránh khỏi và có xu hướng ngày càng tăng, những rủi ro do mặt trái của cơ chế thị trường gây ra (nghèo đói, thất nghiệp, mất việc làm…), những rủi ro xã hội khác (ốm đau, tai nạn, thiên tai…)

Nhu cầu về dịch vụ bảo hiểm của các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, tổ chức có thể khác nhau nhưng một cách tổng quát đều nhằm đảm bảo cho những rủi ro liên quan đến tài sản (của cải), tính mạng, sức khỏe, thu nhập và trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi phát sinh trách nhiệm dân sự.


Để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng bảo hiểm đã ký kết, bên mua bảo hiểm và nhà bảo hiểm thường có nhu cầu về các dịch vụ bổ trợ cho việc xác định trách nhiệm và thực hiện nghĩa vụ bồi thường khi có sự cố xảy ra như: dịch vụ pháp lý, thanh toán, chăm sóc y tế,…

Rủi ro, hiểm họa luôn tồn tại và đe dọa cho đời sống kinh tế của gia đình và doanh nghiệp làm phát sinh nhu cầu được đảm bảo rủi ro. Tuy nhiên, nhu cầu này chỉ là nhu cầu tiềm tàng, để nhu cầu đó được thỏa mãn thì phải có những điều kiện thích ứng: thu nhập của người dân, thị hiếu và sở thích, khả năng cung ứng dịch vụ của thị trường.

4.3. Môi trường ngành bảo hiểm

4.3.1. Môi trường vĩ mô

4.3.1.1. Môi trường pháp lý

Nền kinh tế nói chung, thị trường bảo hiểm nói riêng ở bất kì quốc gia nào cũng được vận hành dưới sự kiểm soát của nhà nước. Ở hầu hết các quốc gia, được điều hành bởi nhà nước pháp quyền, sự kiểm tra của nhà nước đối với thị trường bảo hiểm được tiến hành trong khuôn khổ lập pháp và lập quy chính xác. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành kinh doanh bảo hiểm sẽ được hình thành điều chỉnh các mối quan hệ đảm bảo cho thị trường bảo hiểm vận hành, phát triển một cách tốt đẹp.

Chính sách phát triển thị trường bảo hiểm, chính sách an sinh xã hội và chính sách thuế của nhà nước có tác động trực tiếp đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm. Chẳng hạn, nếu các đảm bảo an sinh xã hội ở mức cao thì nhu cầu đảm bảo cho rủi ro con người ở bảo hiểm thương mại sẽ giảm đi. Chính sách thuế cũng có những tác động khuyến khích hay không khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia bảo hiểm ở một lĩnh vực bảo hiểm nào đó.

Chính sách mở cửa hay bảo hộ thương mại nội địa cũng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển của thị trường. Nếu thương mại quốc tế được khuyến khích, môi trường thuận lợi cho đầu tư trực tiếp nước ngoài thì nhu cầu của thị trường bảo hiểm sẽ gia tăng. Ngược lại, chính sách bảo hộ thương mại nội địa có thể sẽ dẫn đến độc quyền trong kinh doanh các ngành nghề kể cả ngành kinh doanh bảo hiểm. Sự độc quyền này không chỉ ngăn cản sự tham gia vào thị trường bảo hiểm của đa dạng các thành phần kinh tế mà còn làm cho nhu cầu lẫn quyền lợi của bên mua bảo hiểm bị giảm sút.

Cơ chế quản lý kinh tế được coi là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm thương mại. Trong nền kinh tế bao cấp, phần lớn nhu cầu an toàn được đáp ứng bởi ngân sách nhà nước qua hệ thống bảo hiểm xã hội hoặc bởi các định chế tập thể hoặc bằng cách quyên góp. Như vậy, bảo hiểm thương mại sẽ bị thu hẹp và không có điều kiện mở rộng thị phần. Ngược lại, chính sách phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường sẽ làm đa dạng hóa yếu tố cung và cầu trên thị trường bảo hiểm thương mại, tạo ra động lực cạnh tranh phát


triển nền kinh tế. Tuy nhiên, môi trường này tiềm ẩn nhiều rủi ro nên cần phải được quản lý chặt chẽ và toàn diện

Môi trường pháp lý càng hoàn thiện sẽ càng tạo điều kiện đảm bảo thị trường có sự cạnh tranh lành mạnh và phát triển bền vững, đảm bảo lợi ích của bên mua bảo hiểm. Các biện pháp tăng cường pháp chế được thực hiện tốt sẽ nâng cao ý thức của người dân về bảo hiểm, nhất là những loại hình bảo hiểm mang tính chất bắt buộc.

4.3.1.2. Môi trường kinh tế

Có đặc điểm là, ở các quốc gia giàu có và phát triển thì bảo hiểm thương mại rất phát triển. Bởi vì, thứ nhất, các quốc gia này có sự tích lũy rất lớn về của cải cần được bảo hiểm (tài sản lớn, các khoản đầu tư quan trọng, những nguồn thu nhập cao,…). Thứ hai, trình độ nhận thức của các cá nhân ở mức cao, họ ý thức và tính toán được khả năng tổn thất khi có rủi ro và chi phí cho việc đảm bảo các rủi ro đó là xứng đáng. Thứ ba, họ có đủ năng lực tài chính để có thể chi trả cho các dịch vụ bảo hiểm.

Trong các yếu tố đó, yếu tố quan trọng nhất có thể nói đó là khả năng chi trả cho các khoản phí bảo hiểm. Hầu hết các cá nhân đều có nhu cầu được an tâm tránh được các rủi ro nhưng không phải ai cũng có đủ khả năng chi trả cho dịch vụ bảo hiểm để đổi lấy sự an tâm đó. Bảo hiểm là một trong những điều kiện để phát triển kinh tế nên điều quan trọng là tìm ra những biện pháp để phát triển bảo hiểm ngay cả những nơi mà nguồn thu nhập của người dân còn hạn chế.

Quy mô và cơ cấu các ngành của nền kinh tế một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm. Những quốc gia có tỷ trọng ngành nông nghiệp lớn thì thị trường kém phát triển hơn những quốc gia có ngành sản xuất và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn.

Yếu tố lạm phát trong môi trường kinh tế là mối lo ngại của các nhà bảo hiểm và người mua bảo hiểm. Đặc trưng của bảo hiểm là nhận phí trước và chi trả, bồi thường sau nên lạm phát tăng cao sẽ làm những người tham gia bảo hiểm lo ngại. Đến ngày đáo hạn hợp đồng, số tiền mà người mua bảo hiểm nhận được đã không còn giá trị như họ tính toán khi ký hợp đồng. Đối với hợp đồng ngắn hạn thì điều này ít nhận thấy, ngược lại đối với hợp đồng dài hạn thì nhìn thấy ảnh hưởng rất rõ ràng. Mặt khác, việc nhà bảo hiểm chậm giải quyết bồi thường thiệt hại cho người mua bảo hiểm trong một thời gian dài sau ngày phát sinh sự cố trong tình trạng lạm phát cao làm gia tăng thêm sự ảnh hưởng của lạm phát.

Lạm phát vừa ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của cải của các tổ chức bảo hiểm, vừa tác động gián tiếp qua sức mua của bên mua bảo hiểm. Tâm lý định giá cao các khoản phí bỏ ra ở hiện tại và định giá thấp các khoản thu nhập trong tương lai tạo ra một “lực cản” khi ra quyết định mua bảo hiểm.


Sự hình thành và phát triển của cung, cầu bảo hiểm cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi độ nhạy cảm tài chính. Sự biến động của lãi suất tiền gửi, sự ổn định hay bất ổn của thị trường chứng khoán,… cũng có thể làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng tiết kiệm đầu tư, thay đổi danh mục đầu tư. Từ đó làm thay đổi lượng cầu về dịch vụ bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ. Đây chính là lý do, cũng là động lực buộc các nhà bảo hiểm nghiên cứu thiết kế và triển khai trên thị trường bảo hiểm những sản phẩm bảo hiểm hiện đại (bảo hiểm liên kết đầu tư, các dịch vụ hedging* cho rủi ro của nhà đầu tư, chứng khoán hóa các quỹ bảo hiểm) nhằm đáp ứng nhu cầu mới của thị trường. Đồng thời, cũng là động thái cạnh tranh với các sản phẩm phái sinh của các định chế khác tung ra trên thị trường tài chính tiền tệ.

*Hedging là một nghiệp vụ của thị trường ngoại hối qua đó doanh nghiệp có thể cố định được các khoản thu-chi của mình trong tương lai theo một đồng tiền (thường là đồng nội tệ) từ đó tránh được những rủi ro do sự biến động của tỷ giá gây nên.

4.3.1.3. Môi trường xã hội Dân số

Dân số là một yếu tố xã hội nhưng lại là yếu tố đảm bảo cho cơ sở kỹ thuật của kinh doanh bảo hiểm. Trở lại chương kỹ thuật bảo hiểm, có nói về ”Luật số lớn”, ta thấy nhà bảo hiểm chỉ có thể hình thành và sử dụng hiệu quả quỹ bảo hiểm dựa trên một đám đông đủ lớn những người tham gia bảo hiểm. Như vậy, số dân, tuổi thọ trung bình, kết cấu dân số, trình độ dân trí cũng có tác động đến tổng cung – tổng cầu trên thị trường bảo hiểm.

Những thị trường còn rất sơ khai như Việt Nam, Trung quốc được xem là rất tiềm năng vì có lượng dân số rất đông, tỷ lệ dân số hoạt động cao

Văn hóa tôn giáo

Niềm tin, sự tín ngưỡng, tập quán, lối sống có ít nhiều ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực đến nhu cầu bảo hiểm của công chúng cũng như ảnh hưởng đến cách thức mà các tổ chức bảo hiểm triển khai sản phẩm ra thị trường .

4.3.1.4. Môi trường công nghệ

Mức độ phát triển khoa học công nghệ sẽ làm thay đổi tập quán tiêu dùng (từ nội dung lẫn cách thức giao dịch), thay đổi hệ thống phân phối dịch vụ bảo hiểm của các nhà bảo hiểm. Chẳng hạn, hệ thống ATM đã đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng trong việc thanh toán phí bảo hiểm định kỳ.

Công nghệ số phát triển giúp ích nhiều cho các nhà bảo hiểm trong công tác quản lý điều hành hoạt động. Sự phức tạp trong việc đáp ứng các yêu cầu dàn trải về không gian và thời gian đã trở nên nhẹ nhàng hơn nhờ các chương trình quản lý, các thiết bị hỗ trợ và các đường truyền tốc độ cao.


4.3.1.5. Môi trường tự nhiên

Thống kê kinh tế bảo hiểm trên toàn cầu cho thấy hàng năm con người phải gánh chịu hậu quả của nhiều sự cố, thảm họa. Trong đó, xét về mức độ tổn thất, các sự cố thảm họa thiên nhiên chiếm một tỷ trọng lớn. Dù khoa học kỹ thuật có đạt trình độ cao, các quốc gia có nền đại công nghiệp không thể triệt tiêu được các rủi ro từ thiên nhiên, mà ngược lại, khối lượng tài sản khổng lồ luôn bị đe dọa và cần có giải pháp chống đỡ đối với những hiểm họa loại này.

Điều kiện tự nhiên thuận lợi, bất lợi có thể tác động thuận chiều hoặc nghịch chiều đối với cung và cầu bảo hiểm. Tính chất nghiêm trọng của rủi ro xuất phát từ tự nhiên có thể làm thay đổi nội dung đảm bảo của các điều khoản trong hợp đồng kinh doanh bảo hiểm. Mặt khác, sự thay đổi các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm còn có sự tác động kết hợp bởi môi trường pháp lý.

4.3.2. Môi trường vi mô

4.3.2.1. Khách hàng

Cầu về dịch vụ bảo hiểm xuất phát từ khách hàng bảo hiểm (tiềm năng hay thực tế). Khách hàng của dịch vụ bảo hiểm có thể là những cá nhân khi mua bảo hiểm cho cá nhân hay gia đình, những tổ chức, pháp nhân, doanh nghiệp mua bảo hiểm cho các nguồn lực (nhân lực vật lực) thuộc quyền sở hữu, sử dụng của đơn vị. Về nguyên tắc, hợp đồng bảo hiểm được giao kết và thực hiện dựa trên cơ sở tự nguyện của khách hàng. Tuy nhiên, khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, khách hàng bảo hiểm luôn ở vị thế “yếu” hơn trong mối quan hệ với “nhà bảo hiểm”. Vì thế, để đảm bảo hơn quyền lợi của khách hàng khi mua bảo hiểm thì hoạt động kinh doanh của các nhà bảo hiểm nên đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của Hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bảo hiểm. Như vậy, cơ chế phản biện lẫn nhau sẽ được phát huy, góp phần đảm bảo quyền lợi của khách hàng.

Ở nhiều quốc gia, Hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bảo hiểm đã ra đời, tồn tại và phát triển. Còn ở Việt Nam, chỉ mới có Hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và đứng ra tư vấn, giải quyết các vấn đề liên quan đến hàng hóa, dịch vụ nói chung, chưa có riêng Hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bảo hiểm. Có thể ban đầu thực hiện điều này sẽ gặp phải một số khó khăn do các cơ quan liên quan “chưa quen”. Tuy nhiên, về lâu dài, để góp phần phát triển thị trường kinh doanh bảo hiểm, cần thành lập Hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bảo hiểm và phải kiên quyết làm nghiêm túc vì quyền lợi người tiêu dùng bảo hiểm.

4.3.2.2. Đối thủ cạnh tranh và sản phẩm thay thế

Tổ chức hoạt động kinh tế bảo hiểm cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng: nhu cầu bảo vệ, nhu cầu tiết kiệm và nhu cầu đầu tư. Tương tự như những nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ khác, các nhà bảo hiểm luôn phải đề phòng sự cạnh tranh của những đối thủ và các sản phẩm thay thế đến từ nội bộ nền kinh tế hoặc từ bên ngoài.

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 25/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí