Tính Chất Của Hợp Đồng Bảo Hiểm

f) Tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành và yêu cầu DNBH thay thế thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) nếu xét thấy cần thiết

g) Yêu cầu Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) miễn nhiệm, đình chỉ công tác đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật, không chấp hành phương án khôi phục khả năng thanh toán đã được chấp thuận

h) Kiến nghị với Bộ Tài chính tiếp tục hoặc chấm dứt các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán

i) Báo cáo Bộ Tài chính về việc áp dụng và kết quả của việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán

3. Ban kiểm soát khả năng thanh toán phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo quy định của pháp luật trong quá trình áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán của DNBH

4. DNBH có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu, quyết định của Ban kiểm soát khả năng thanh toán

Quy định về chế độ kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính

DNBH, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện chế độ kế toán áp dụng đối với kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kế toán

Báo cáo tài chính hàng năm của DNBH, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận. Năm tài chính của DNBH bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch

DNBH, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện chế độ báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán và báo cáo hoạt động nghiệp vụ định kỳ theo quy định của Bộ tài chính. Ngoài các báo cáo định kỳ, DNBH còn báo cáo Bộ tài chính trong những trường hợp có diễn biến bất thường trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Các hoạt động hỗ trợ khác

Ngoài việc thực hiện các quy định chính về những hoạt động kể trên, DNBH còn có các hoạt động như đề phòng hạn chế tổn thất và giám định tổn thất.

Việc đề phòng hạn chế tổn thất được thực hiện khi được phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc có sự đồng ý của bên mua bảo hiểm. Các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất gồm: tổ chức tuyên truyền giáo dục, tài trợ, hỗ trợ phương tiện vật chất để đề phòng hạn chế rủi ro; hỗ trợ xây dựng công trình dự phòng, giảm nhẹ mức độ rủi ro cho các đối tượng bảo hiểm.

Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, DNBH thực hiện việc giám định tổn thất hoặc ủy quyền cho “người” khác thực hiện việc giám định tổn thất: xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Chi

phí giám định do DNBH chịu. Cơ quan giám định chịu trách nhiệm về kết quả giám định của mình. Việc giám định yêu cầu phải trung thực, khách quan, chính xác, khoa học và kịp thời và phản ánh đầy đủ, chi tiết trong biên bản giám định.

Quy định giải thể, phá sản, thu hồi giấy phép hoạt động

Trong quá trình hoạt động, DNBH có thể giải thể trong những trường hợp sau đây:

a) Tự nguyện xin giải thể nếu có khả năng thanh toán các khoản nợ;

b) Khi hết thời hạn hoạt động quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động mà không có quyết định gia hạn;

c) Bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại các các điểm a, b, d và e khoản 1 điều 68 của Luật này;

d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Việc giải thể DNBH phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.

Trong trường hợp DNBH không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, sau khi áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán mà vẫn mất khả năng thanh toán thì việc phá sản DNBH được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.

DNBH có thể bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động khi xảy ra một trong những trường hợp sau đây:

a) Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động có thông tin cố ý làm sai sự thật;

b) Sau 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động mà không bắt đầu hoạt động;

c) Giải thể, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, phá sản, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp;

d) Hoạt động sai mục đích hoặc không đúng với nội dung quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động;

e) Không bảo đảm các yêu cầu về tài chính để thực hiện các cam kết với bên mua bảo hiểm.

5.5. Hợp đồng bảo hiểm

5.5.1. Định nghĩa Hợp đồng bảo hiểm

Khái niệm hợp đồng bảo hiểm

Trên góc độ pháp lý, hợp đồng bảo hiểm được hiểu là một cam kết pháp lý được thể hiện bằng văn bản giữa hai bên: bên bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. trong đó bên bảo hiểm cam kết sẽ bồi thường cho bên mua bảo hiểm trong trường hợp họ phải gánh chịu những tổn thất tài chính do các rủi ro hoặc sự kiện được bên bảo hiểm chấp nhận gây ra trong thời gian hiệu lực

của hợp đồng, trên cơ sở bên mua bảo hiểm trả cho bên bảo hiểm một số tiền nhất định (gọi là phí bảo hiểm).

Khoản 1 điều 12 luật kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định: “Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doing nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người phụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự hiện bảo hiểm”.

Như vậy, đứng trên góc độ pháp lý thì hợp đồng bảo hiểm thực chất là hợp đồng kinh tế trong đó một bên đồng ý bồi thường, trả tiền bảo hiểm cho bên kia khi xảy ra sự kiện bảo hiểm với điều kiện bên kia chấp nhận đóng phí bảo hiểm. Theo hợp đồng bảo hiểm, mối quan hệ nhất định giữa hai bên ràng buộc với nhau bởi hai vấn đề cơ bản: bồi thường và nộp phí bảo hiểm.

Định nghĩa này có sự chênh lệch so với định nghĩa về hợp đồng bảo hiểm được quy định tại điều 567 bộ luật dân sự 2005: “Hợp đồng bảo hiểm là sự tthoar thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”. Khái niệm trên cho thấy hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa hai bên chủ thể đó là bên mua bảo hiểm (người tham gia bảo hiểm) và bên bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm) với điều kiện là bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm để khi xảy ra sự kiện bảo hiểm bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền cho bên mua bảo hiểm.

Từ hai định nghĩa này có thể thấu sự mẫu thuẫn trong quan điển về đối tượng được nhận tiền bảo hiểm là người phụ hưởng hoặc người được bảo hiểm. bộ luật dân sự không quy định được về người hưởng thụ mà chỉ quy định về bên được bảo hiểm và trong luật cugnx không làm rõ hơn về khái niệm bên được bảo hiểm.

5.5.2. Tính chất của Hợp đồng bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng bồi thường. Tính chất này của hợp đồng bảo hiểm được mọi người biết đến nhiều nhất, ai cũng ý thức được là khi ký kết hợp đồng bảo hiểm thì sẽ được bồi thường tổn thất do rủi ro được bảo hiểm gây ra.

Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng tín nhiệm. Thực vậy, hợp đồng bảo hiểm được quan niệm là một hợp đồng của long trung thực (Contract of Good Faith) vì hai bên ký kết đã cùng thỏa thuận và thi hành các điều khoản của hợp đồng. Người được bảo hiểm phải khai báo đầy đủ, trung thực, không che giấu, không có ý xấu làm thiệt hại cho người bảo hiểm nhanh và đúng mức, nếu không hợp đồng sẽ bị hủy bỏ.

Hợp đồng bảo hiểm có thể chuyển nhượng được. Bên mua bảo hiểm có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm có thể chuyển nhượng từ người đứng tên trên hợp đồng cho một người khác được hưởng quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm. Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển nhượng và doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận về việc chuyển nhượng đó, trừ trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện tập quán quốc tế.

5.5.3. Hiệu lực của Hợp đồng bảo hiểm

Thời hạn bảo hiểm

Thời hạn bảo hiểm là khoảng thời gian được xác định theo hợp đồng bảo hiểm mà trong khoản thời gian đó, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm chi trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường thiệt hại cho người được bảo hiểm nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Thời hạn có thể được tính theo ngày hoặc có thể được tính theo sự kiện. Nếu tính theo ngày thì thời điểm bắt đầu của thời hạn bảo hiểm được tính từ 0 giờ của ngày bảo hiểm đầu tiên theo ngày dương lịch (ngày tiếp theo ngày hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực) nếu đucợ tính theo sự kiện thì thời điểm bắt đầu của thời hạn bảo hiểm chính là thời điểm bắt đầucảu sựu kiện. Chẳng hạn, bảo hiểm công trình xây dựng tính theo thời hạn thi công thì thời điểm bắt đầu của thời hạn bảo hiểm là thời điểm khởi công công trình đó, hoặc bảo hiểm hàng hóa vẩn chuyển bằng đường biển tính riêng cho từng chuyến thì thời hạn bảo hiểm được tính kể từ khi tàu nhổ neo cảng đầu tiên.

Thông thường, thời hạn bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm tài sản là một năm. Thời hạn bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc suốt đời.

Thời hạn bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm thiệt hại khác như bảo hiểm công trình xây dựng, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển, bảo hiểm hành khách thường được xác định theo lộ trình công việc đó. Chẳng hạn, đối với hợp đồngbảo hiểm vận chuyển hành hóa bằng đường biển tính theo từng chuyến thì thời hạn bảo hiểm là từ tàu nhổ neo ở cảnh đầu tiên cho đến tàu cập cảng cuối cùng của đường vận chuyển được xác định trong vận đơn.

Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường

Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm là một năm, kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm. Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác sẽ không tính vào thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường.

Trong trường hợp bên mua bảo hiểm chứng minh được rằng bên mua bảo hiểm không biết thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm thì thời hạn quy định tại khoản 1 điều 28 luật inh doanh bảo hiểm được tính từ ngày bên mua bảo hiểm biết việc xảy ra sự kiện bảo hiểm đó.

Trong trường hợp người thứ ba yêu cầu bên mua bảo hiểm bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm thì thời hạn quy định tại khoản 1 điều 28 luật kinh doanh bảo hiểm được tính từ ngày người thứ 3 yêu cầu.

Thời hạn trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường

Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thời hạn đã thảo thuận trong hợp đồng bảo hiểm; trong trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường trong trường hợp 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường.

Phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường

Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận một trong các hình thức bồi thường sau đây:

- Sửa chữa tài sản thiệt hại;

- Thay thế tài sản thiệt hại bằng tài sản khác;

- Trả tiền bồi thường.

Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không thỏa thuận được về hình thức bồi thường thì việc bồi thường sẽ được thực hiện bằng tiền.

5.5.4. Các yếu tố của Hợp đồng

Hoạt động bảo hiểm phải đảm bảo 3 yếu tố cơ bản: phòng chống rủi ro, phí bảo hiểm, một khoản tiền bồi thường (hoặc tiền bảo hiểm) và đó cũng chính là 3 yếu tố cấu thành hợp đồng bảo hiểm.

Tiền bồi thường

PHÍ BH

NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM

Nhận tiền bồi thường


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Bảo hiểm Nghề Kế toán doanh nghiệp - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM - 12

Hình 5.2: Sơ đồ hợp đồng bảo hiểm


NGƯỜI BẢO HIỂM

HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

Thu phí BH


Các yếu tố liên quan đến rủi ro

Đối tượng bảo hiểm là đối tượng đặt trong tình trạng chịu rủi ro, mà vì nó, một người (chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng) phải tham gia vào một loại hình bảo hiểm nào đó.

Các đối tượng có thể bị tổn thất do các rủi ro và vì vậy cũng cần được bảo hiểm có thể là: con người (tính mạng, thân thể, sức khỏe) tài sản và trách nhiệm dân sự phát sinh do quy định của pháp luật.

Sự tồn tại của đối tượng bảo hiểm cũng chính là sự hiện diện của rủi ro bảo hiểm, một trong những điều kiện đảm bảo hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm.

Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm

Giá trị bảo hiểm: là trị giá bằng tiền của tài sản. Giá trị bảo hiểm tùy thuộc vào đơn bảo hiểm (có giá trị hay không có giá trị) mà có thể được ghi hay không được ghi

Số tiền bảo hiểm: là một phần hay toàn bộ giá trị bảo hiểm (trong bảo hiểm tài sản). Trong mọi trường hợp, số tiền bảo hiểm là giới hạn trách nhiệm bồi thường tối đa của nhà bảo hiểm trong một vụ hoặc một năm tổn thất

Mối quan hệ giữa số tiền bảo hiểm, giá trị bảo hiểm và các trường hợp bảo hiểm. Trên đơn bảo hiểm tài sản, thông thường đều có biểu hiện của số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm. Mối quan hệ giữa chúng có thể có những trường hợp sau:

+ Bảo hiểm đúng giá: khi số tiền bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm. Đây là trường hợp lý tưởng nhất

+ Bảo hiểm dưới giá: khi số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm

+ Bảo hiểm trên giá: khi số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm

+ Bảo hiểm trùng: khi tài sản được bảo hiểm bởi nhiều hợp đồng bảo hiểm và tổng số tiền bảo hiểm trên các hợp đồng đó lớn hơn nhiều lần so với giá trị bảo hiểm nghĩa là trường hợp bảo hiểm trên giá do bảo hiểm trùng.

Người được bảo hiểm về nguyên tắc không thể kiếm lời trên hợp đồng bảo hiểm. Do đó, bảo hiểm trên giá hoặc bảo hiểm trên giá do bảo hiểm trùng cố ý đều bị cấm bởi luật pháp của các nước.

Phạm vi bảo hiểm

Là giới hạn những rủi ro mà theo thỏa thuận, nếu những rủi ro đó xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm thì nhà bảo hiểm phải có trách nhiệm bồi thường (hoặc trả tiền bảo hiểm)

Trên các đơn bảo hiểm (hoặc quy tắc chung của bảo hiểm), các trường hợp được bảo hiểm phải trình bày trong điều khoản “phạm vi bảo hiểm” và điều khoản “loại trừ” và thông thường rủi ro được bảo hiểm được trình bày dưới góc độ nguyên nhân phát sinh, còn góc độ thời gian và không gian xảy ra rủi ro thường được diễn đạt ở các điều khoản khác .

5.5. Câu hỏi củng cố

Câu 1: Cơ cấu, tổ chức tổng quát của DNBH? Vẽ một sơ đồ tổ chức DNBH cổ phần mà anh(chị) biết?

Câu 2: Các trường hợp được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm? Điều kiện chuyển giao hợp đồng hiểm là gì?

Câu 3: Hoạt động định phí của bảo hiểm là gì? Hãy nêu nội dung? Câu 4: Trình bày nội dung hoạt động định phí của bảo hiểm?

Câu 5: Trình bày các chủ thể hoạt động trên thị trường bảo hiểm


CHƯƠNG 6. BẢO HIỂM XÃ HỘI

Giới thiệu:

Trong chương 6 gồm các nội dung: những vấn đề chung về bảo hiểm xã hội, quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia bảo hiểm xã hội; hướng dẫn cách tính và cách áp dụng trong các trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thực hiện các hoạt động liên quan đến bảo hiểm xã hội.

Mục tiêu:

+ Trình bày được những vấn đề chung về bảo hiểm xã hội.

+ Trình bày được quyền và trách nhiệm của các bên liên quan tham gia vào bảo hiểm xã hội.

+ Vận dụng tính được mức phí bảo hiểm, mức chi trả bảo hiểm đối với các trường hợp cụ thể.

Nội dung chính:

6.1. Một số nội dung cơ bản

6.1.1. Phạm vi điều chỉnh

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì phạm vi điều chỉnh bao gồm các quy định về chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quyền và trách nhiệm của người lao động, của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội; tổ chức bảo hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội. Luật BHXH không áp dụng đối với bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi và các loại bảo hiểm mang tính kinh doanh.

6.1.2. Đối tượng áp dụng

Về đối tượng áp dụng của Luật BHXH bao gồm:

1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên; Cán bộ, công chức, viên chức; Công nhân quốc phòng, công nhân công an; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân; Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

2. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.

3. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn

hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động được quy định tại điểm 4 nêu dưới đây.

4. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động quy định tại điểm 2 nêu trên có sử dụng từ 10 lao động trở lên.

5. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự ngưyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc các đối tượng quy định điểm 1 nêu trên.

6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.

Với quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật BHXH nêu trên, có thể nhận thấy:

a. Quy định cụ thể về phạm vi điều chỉnh của Luật BHXH và quy định các loại hình bảo hiểm không thuộc phạm vi điều chỉnh.

b. Quy định đối tượng áp dụng bao gồm người lao động, người sử dụng lao động và tổ chức, cá nhân có liên quan.

c. Đối với BHXH bắt buộc, ngoài đối tượng tham gia như quy định của chính sách BHXH hiện hành, có quy định thêm đối tượng là hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn được tham gia đầy các chế độ BHXH bắt buộc, nhất là chế độ hưu trí.

d. Quy định người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nếu bị thất nghiệp và có đủ các điều kiện theo quy định thì được hưởng chế độ BH thất nghiệp. Đây là nội dung mới trong chính sách BHXH nước ta, việc quy định về BH thất nghiệp trong điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của đất nước hiện nay là phù hợp, đồng thời từng bước đàm bảo quyền lợi cho người lao động trong quá trình làm việc không may bị thất nghiệp.

e. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình BHXH lần đầu tiên ở nước ta được quy định trong hệ thống pháp luật về BHXH. Với quy định về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trong Luật BHXH đã thể hiện sự công bằng về quyền được tham gia BHXH của mọi người lao động trong xã hội; người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định của Luật BHXH là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động (không quy định nhất thiết phải có khả năng lao động) và không thuộc đối tượng đang tham gia BHXH bắt buộc, có nhu cầu được tham gia BHXH bắt buộc, có nhu cầu được tham gia BHXH để đảm bảo cuộc sống khi tuổi già.

Nhìn chung với quy định về phạm vi, đối tượng tham gia BHXH của Luật BHXH đã tạo điều kiện để mọi người trong độ tuổi lao động ở mọi tầng lớp dân cư trong xã hội được tham gia BHXH; đảm bảo ổn định cuộc sống cả khi đang làm việc và khi ngừng việc, nhất là khi hết tuổi lao động; đảm bảo từng bước ổn định xã hội và an sinh xã hội của đất nước.

6.1.3. Các chế độ bảo hiểm

Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:

a) Ốm đau;

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 25/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí