Câu Hỏi Củng Cố/bài Tập Chương 2 Câu Hỏi Củng Cố:


Phương thức tái bảo hiểm này bao gồm hai phương thức cụ thể: tái bảo hiểm vượt mức tổn thất và tái bảo hiểm vượt mức tỷ lệ tổn thất

Tái bảo hiểm vượt mức tổn thất

Theo phương thức tái bảo hiểm này, tổ chức nhượng tái bảo hiểm giữ lại cho mình một số tiền bồi thường nhất định. Phần thiệt hại vượt quá số tiền bồi thường giữ lại đó được tổ chức nhượng sẽ chuyển cho các tổ chức nhận tái bảo hiểm

Ví dụ: Công ty nhượng tái bảo hiểm xác định số tiền bồi thường giữ lại là 300.000 USD. Nếu tổn thất xảy ra nhỏ hơn hoặc bằng 300.000 USD thì công ty nhượng tái bảo hiểm sẽ bồi thường 300.000 USD, còn công ty nhận tái bảo hiểm vượt mức bồi thường chịu bồi thường phần vượt quá 300.000 USD

Việc phân chia trách nhiệm giữa công ty nhượng tái bảo hiểm và tổ chức nhận tái bảo hiểm giống như việc phân chia trách nhiệm trong phương thức tái bảo hiểm thặng dư, chỉ khác ở chỗ tái bảo hiểm thặng dư dựa vào số tiền bảo hiểm, còn tái bảo hiểm vượt mức bồi thường dựa vào số tiền bồi thường

Trách nhiệm của tổ chức nhận tái bảo hiểm được xếp theo lớp. Tổ chức nhận tái bảo hiểm lớp nào thì khi tổn thất xảy ra sẽ bồi thường theo lớp đó

Tái bảo hiểm vượt mức tỷ lệ tổn thất

Theo phương thức tái bảo hiểm này, tổ chức nhượng tái bảo hiểm chỉ có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp kết quả toàn bộ nghiệp vụ của tổ chức nhượng tái bảo hiểm có tỷ lệ bồi thường nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ bồi thường nhất định. Phần tỷ lệ bồi thường thực tế vượt quá tỷ lệ bồi thường giữ lại được tổ chức nhượng tái bảo hiểm chuyển giao cho các tổ chức nhận tái bảo hiểm

Những tổ chức nhận tái bảo hiểm theo phương thức này không phải chịu trách nhiệm bồi thường đến một tỷ lệ vô hạn. Tùy theo khả năng thực tế, tổ chức nhận tái bảo hiểm có thể nhận bồi thường trong khoảng tỷ lệ phần trăm nhất định. Khi xảy ra tổn thất sẽ phải bồi thường theo tỷ lệ nhận tái bảo hiểm này. Trong đó, tỷ lệ bồi thường được xác định:

số tiền bồi thường

Tỷ lệ tổn thất =


phí thu × 100%

Ví dụ: Có một hợp đồng tái bảo hiểm vượt mức tỷ lệ tổn thất như sau:

Tổ chức nhượng tái bảo hiểm giữ lại cho mình trách nhiệm bồi thường là 60%. Tỷ lệ tổn thất vượt quá 60% được tái bảo hiểm cho tổ chức bảo hiểm khác. Tổ chức nhận tái bảo hiểm khống chế trách nhiệm nhận trong khoảng từ 60% - 150%. Với hợp đồng trên, giả sử có hai trường hợp tổn thất xảy ra:

- Tỷ lệ tổn thất là 90%


- Tỷ lệ tổn thất là 160%

Việc phân chia trách nhiệm giữa tổ chức nhượng tái bảo hiểm và tổ chức nhận tái bảo hiểm được tiến hành như sau:

Tỷ lệ tổn thất là 90%, khi đó:

+ Tổ chức nhượng tái bảo hiểm bồi thường 60%

+ Tổ chức nhận tái bảo hiểm bồi thường 30% Tỷ lệ tổn thất là 160%, khi đó:

+ Tổ chức nhượng tái bảo hiểm bồi thường là 60%

+ Tổ chức nhận tái bảo hiểm bồi thường 150% - 60% = 90%

+ Phần còn lại: 160% - 150% = 10% do tổ chức nhượng tái bảo hiểm chịu trách nhiệm gánh chịu .

Phí bảo hiểm trả cho tổ chức nhận tái bảo hiểm vượt mức tỷ lệ tổn thất thường được tính dựa trên cơ sở số liệu thống kê tình hình tổn thất trong 10 năm trước đó để tính ra tỷ lệ tổn thất bình quân một năm, cộng thêm hệ số an toàn và những chi phí liên quan đến hợp đồng để tổ chức nhận tái bảo hiểm không bị lỗ.

2.3. Hình thành và quản lý quỹ bảo hiểm

2.3.1. Khoản đóng góp vào quỹ bảo hiểm

Các khoản đóng góp của các thành viên tham gia bảo hiểm (phí bảo hiểm).

Nguồn hình thành chủ yếu của các quỹ bảo hiểm là từ các khoản đóng góp của các thành viên tham gia vào quỹ. Căn cứ quan trọng để xác định được khoản đóng góp này là kỹ thuật thống kê và Luật số lớn. Nhờ có thống kê và Luật số lớn mà người tổ chức quỹ bảo hiểm có thể tính được tổn thất trong tương lai và phân bổ mức đóng góp của mỗi thành viên.

Tùy loại hình bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm mà khoản tiền người tham gia bảo hiểm đóng được gọi là khoản đóng góp hay phí bảo hiểm. Tuy nhiên, dù với tên gọi gì thì xét về bản chất đó vẫn là nghĩa vụ của người tham gia vào cộng đồng bảo hiểm.

Nói một cách chung nhất, phí bảo hiểm, là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm đóng cho nhà bảo hiểm để đổi lấy cam kết của nhà bảo hiểm đảm bảo chịu trách nhiệm bồi thường khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.

Theo luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 “phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho DNBH theo thời hạn và phương thức do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm”.

Các khoản lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động đầu tư, bảo toàn và tăng trưởng quỹ của các tổ chức bảo hiểm như lợi nhuận để lại của các tổ chức bảo hiểm kinh doanh, quỹ bảo tồn và tăng trưởng của tổ chức bảo hiểm xã hội.

Nguồn hỗ trợ của Chính phủ hoặc các tổ chức khác trong những trường hợp đặc biệt..


2.3.2. Quản lý quỹ bảo hiểm

Quản lý quỹ bảo hiểm cần chú trọng bảo hiểm vấn đề chính là: quỹ dự trữ, quỹ dự phòng, đầu tư tài chính.

2.3.2.1. Quỹ dự phòng

Bảo hiểm có chức năng quan trọng là phân phối thu nhập dưới hình thái giá trị thông qua việc trả tiền bảo hiểm cho số ít những người không may gặp rủi ro trong số tất cả những người tham gia vào quỹ bảo hiểm. Để đảm bảo khả năng thanh toán kịp thời thì quỹ bảo hiểm luôn dành phần lớn để đưa vào quỹ dự phòng. Việc trích lập dự phòng của quỹ bảo hiểm cũng dựa vào thống kê và quy luật số đông.

Công tác thống kê hỗ trợ cho người quản lý quỹ bảo hiểm ghi chép được các khoản đã thu và dự kiến được các khoản sẽ phải thanh toán trong tương lai. Từ đó, trích lập các quỹ dự phòng nghiệp vụ.

2.3.2.2. Đầu tư tài chính

Vì bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc “thu trước – trả sau” nên quỹ bảo hiểm sẽ có thời gian nhàn rỗi. Đây chính là cơ sở quan trọng của hoạt động đầu tư của quỹ bảo hiểm. Mặc dù khoản đóng góp của mỗi người là nhỏ nhưng với số đông người tham gia, quỹ bảo hiểm mà các tổ chức bảo hiểm nắm giữ có thể đạt được quy mô rất lớn. Lúc này, trên thị trường tài chính, các tổ chức bảo hiểm trở thành nhà đầu tư quy mô. Họ không chỉ quản lý quỹ bảo hiểm mà còn phát triển nó bằng nguồn thu nhập từ các hoạt động đầu tư tài chính. Từ đó, họ có thể đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm hoặc có điều kiện làm giảm khoản đóng góp của mỗi thành viên. Xét về năng lực đầu tư tài chính thì các DNBH nhân thọ có lợi thế hơn các DNBH phi nhân thọ vì thời hạn đầu tư thường là trung hạn, dài hạn với nguồn vốn đầu tư lớn.

2.4. Câu hỏi củng cố/Bài tập chương 2 Câu hỏi củng cố:

Câu 1: Hoạt động bảo hiểm dựa trên quy luật của ngành học nào để làm nền tảng? Hãy

kể tên những quy luật đó?

Câu 2: Bản chất của quy luật số đông?

Câu 3: Luật yếu, luật mạnh của luật số lớn? Câu 4: Các phương thức tài Bảo hiểm?

Bài tập chương 2

Bài tập 1: Tổ chức bảo hiểm Y trong năm nghiệp vụ n bảo vệ các hợp đồng rủi ro hỏa hoạn của mình bằng một hợp đồng tái bảo hiểm thặng dư được xác định như sau:

- Mức giữ lại đối với:

+ A – RR thông thường: 12000

+ B – RR côn nghiệp: 700


+ C – RR thương nghiệp: 500

Trách nhiệm của người nhận hợp đồng tái bảo hiểm :

+ Lần 1: 10 lần

+ Lần 2: 15 lần

Trong năm nghiệp vụ đã phát sinh các hợp đồng gốc với số tiền BH, phí BH và số tiền bồi thường như sau:

HĐ gốc

Loại rủi ro

ST bảo hiểm

Phí BH

Trị giá Thiệt hại

1

A

15000

16

6000

2

C

12000

20

300

3

A

8000

8

600

4

B

75000

70

1100

5

C

600

10

0

6

B

800

35

2000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Bảo hiểm Nghề Kế toán doanh nghiệp - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM - 7

Yêu cầu: Hãy phân chia sô ́ tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm, trách nhiệm bôì thươǹg khi xaỷ ra tổn thất của các bên tham gia.

Bài tập 2:

Một rủi ro cần được bảo hiểm có giá trị 10.000 USD. Có ba tổ chức tham gia đồng bảo hiểm, khả năng của các tổ chức như sau:

Tổ chức A chủ trì có mức nhận tối đa là : 3.000 USD Tổ chức B có mức nhận tối đa là: 5.250 USD

Tổ chức C có mức nhận tối đa là giá trị còn lại.

Yêu cầu:

1. Tính phí bảo hiểm của khoản rủi ro này. Biết rằng đây là phí gộp với tỉ lệ là 0.5% trị giá bảo hiểm.

2. Tính mức định phí được hưởng và số tiền bồi thường tổn thất bộ phận của mỗi bên tham gia. Biết tỷ lệ tổn thất bộ phận là 30%

Bài tập 03:

Có một hợp đồng tái bảo hiểm vượt mức tỷ lệ tổn thất như sau:


Tổ chức nhượng tái bảo hiểm giữ lại cho mình trách nhiệm bồi thường là 60%. Tỷ lệ tổn thất vượt quá 60% được tái bảo hiểm cho tổ chức bảo hiểm khác. Tổ chức nhận tái bảo hiểm nhận mức khống chế trách nhiệm nhận trong khoảng 60% - 150%.

Với hợp đồng tái bảo hiểm trên, hãy phân chia trách nhiệm giữa công ty bảo hiểm gốc và công ty tái bảo hiểm trong hai trường hợp tổn thất xảy ra:

- Tỷ lệ tổn thất là 90%

- Tỷ lệ tổn thất là 160%

Câu 8: Một hợp đồng bảo hiểm có giá trị 400.000.000 đồng. Có 3 tổ chức tham gia đồng bảo hiểm với số tiền như sau:

Mức bảo hiểm tối đa của công ty đồng bảo hiểm A là 100.000.000 đồng. Mức bảo hiểm tối đa của công ty đồng bảo hiểm B là 120.000.000 đồng. Mức bảo hiểm tối đa của công ty đồng bảo hiểm C là 180.000.000 đồng. Mức phí gộp mà người tham gia bảo hiểm phải đóng là 8.000.000 đồng.

Hãy phân chia phí bảo hiểm và bồi thường tổn thất giữa 3 công ty trên trong hai trường hợp tổn thất bộ phận 300.000.000 đồng và tổn thất toàn bộ.


CHƯƠNG 3. MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM

Giới thiệu:

Trong chương 3 gồm các nội dung: sự cần thiết phải có sự kiểm tra, điều tiết của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng như các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Mục tiêu:

+ Trình bày được các nguyên tắc và nội dung kiểm tra đối với hoạt động bảo hiểm.

+ Trình bày được các quy định cơ bản trong Luật Kinh doanh bảo hiểm, Bộ Luật dân sự và một số Luật, văn bản, hướng dẫn có liên quan

+ Vận dụng xác định được cách tính phí theo quy định của Nhà nước.

Nội dung chính:

3.1. Sự cần thiết phải có kiểm tra của Nhà nước

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tồn tại thể hiện thông qua các mối quan hệ giữa nhà bảo hiểm và người mua bảo hiểm, giữa nhà bảo hiểm với người thứ ba khác trong quá trình thiết lập, hoạt động, giải thể, phá sản,… Cũng như các hoạt động, các mối quan hệ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác, hoạt động và các mối quan hệ bảo hiểm phải được ràng buộc, chi phối, điều chỉnh bởi các văn bản pháp lý và diễn ra trong sự giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan chức năng của nhà nước và của xã hội. Môi trường pháp lý hoàn thiện càng tạo ra được một hành lang cho hoạt động nghề nghiệp này phát triển tốt phát huy cao độ tác dụng tích cực đối với đời sống kinh tế - xã hội

Nhà nước cần có sự kiểm tra đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm vì hai lý do chính sau đây:

Một là, do những đặc trưng riêng có của hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Nhà bảo hiểm bán sản phẩm bảo hiểm, thật ra là bán lời hứa, lời cam kết của mình về nghĩa vụ bù đắp tổn thất cho người bán. Giá cả của sản phẩm bảo hiểm – phí bảo hiểm được xác định hoàn toàn dựa trên kỹ thuật tính toán, phán đoán của nhà bảo hiểm. Việc giao kết hợp đồng gần như dựa trên mẫu điều khoản có sẵn do chính nhà bảo hiểm soạn thảo. Mặt khác, phí bảo hiểm được trả theo nguyên tắc “ứng trước”, do đó, nhà bảo hiểm có thể sử dụng quỹ tiền tệ bảo hiểm tạm thời nhàn rỗi để đầu tư nhằm bảo toàn và phát triển nguồn tài chính này. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự tính toán của nhà bảo hiểm cũng chính xác và mặt khác, các điều khoản bảo hiểm trên hợp đồng không phải lúc nào cũng đầy đủ và rõ ràng. Tương tự, việc đầu tư của nhà bảo hiểm không phải lúc nào cũng có hiệu quả tốt, nhất là trong tình trạng không được kiểm tra chặt chẽ. Hậu quả là, có thể nảy sinh trường hợp nhà bảo hiểm cố tình từ chối bồi thường hoặc mất khả năng thanh toán. Điều này thật sự là bất lợi cho phía mua bảo hiểm:


+ Đối với bên mua bảo hiểm: không thể khôi phục lại quá trình sản xuất, sinh hoạt do không được bồi thường.

+ Đối với người thứ ba khác là nạn nhân của vụ tai nạn mà người được bảo hiểm là người có lỗi gây ra thiệt hại.

Tóm lại, bên mua bảo hiểm luôn bị yếu thế hơn nhà bảo hiểm về các mặt tài chính, kỹ thuật, thông tin,… do đó rất khó an tâm nếu thiếu sự kiểm soát của bên thứ ba, đó là nhà nước. Sự kiểm soát của nhà nước ở đây không ngoài mục đích chung của luật pháp là nhằm “đảm bảo sự trung thực”, bảo vệ bên mua bảo hiểm trong khi ký kết hợp đồng và ngăn chặn sự lạm dụng kỹ thuật, sơ hở hợp đồng để trục lợi cũng như sự thiếu trung thực trong thực hiện nghĩa vụ.

Hai là, nhằm đảm bảo sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế

Bảo hiểm ngoài vai trò của một công cụ an toàn còn có vai trò của một tổ chức tài chính trung gian, tập trung, tích tụ vốn cho nền kinh tế. Việc kiểm soát nhằm đảm bảo cho khả năng hoạt động lâu dài của nhà bảo hiểm cũng chính là đảm bảo sự cân bằng của toàn bộ nền kinh tế.

3.2. Các nguyên tắc và nội dung kiểm tra

3.2.1. Các nguyên tắc kiểm tra

Đảm bảo lợi ích của người được bảo hiểm

Đảm bảo sự kết thúc tốt đẹp của các hợp đồng bảo hiểm

Để tuân thủ nguyên tắc này, việc kiểm tra phải nhằm vào các khía cạnh đạo đức, kỹ thuật và tài chính của các DNBH. Cụ thể là:

Trước nhất, sự kiểm tra theo dõi việc giao kết hợp đồng sao cho đúng với quy định của luật pháp và không vi phạm các giá trị đạo đức xã hội. Tiếp đó, các hợp đồng này phải được hoàn thành với thiện chí của hai bên

Kiểm tra khả năng chi trả của các nhà bảo hiểm. Các tổ chức này phải trung thực trong công tác kế toán và nhất là phải đánh giá đúng đắn các cam kết của mình, hơn nữa, phải đảm bảo một giới hạn tối thiểu về khả năng chi trả

Đảm bảo sự kiểm tra toàn diện các hoạt động của công ty bảo hiểm

Mặc dù việc kiểm tra nảy sinh từ những đặc trưng riêng biệt của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, nhưng việc kiểm tra phải được tiến hành đối với toàn bộ các hoạt động. Kinh nghiệm quản lý bảo hiểm của nhiều quốc gia cho thấy rằng, việc thực hiện kiểm tra mang tính bộ phận, riêng lẻ sẽ không cho phép bảo vệ một cách có hiệu quả quyền lợi của bên mua bảo hiểm

Mục tiêu phòng ngừa là chủ yếu

Các nhà bảo hiểm được đặt dưới sự kiểm soát thường xuyên về tình hình tài chính, thương mại và hành chính nhằm mục tiêu có những hướng dẫn kịp thời và những biện pháp uốn nắn cần thiết chứ không phải là để trừng phạt những lỗi lầm, hậu quả trong việc quản lý của công ty


Sự kiểm tra được tiến hành trong khuôn khổ lập pháp và lập quy chính xác, loại trừ bất kỳ sự can thiệp tùy tiện, độc đoán của hành chính

Đảm bảo sự hòa nhập vào thị trường quốc tế của các DNBH Việt Nam

3.2.2. Nội dung kiểm tra

Kiểm tra về mặt pháp lý hợp đồng bảo hiểm

Sự kiểm tra ở đây là nhằm bù trừ sự bất bình đẳng giữa các bên: bên mua bảo hiểm và nhà bảo hiểm trong việc giao kết hợp đồng bảo hiểm:

Một mặt, nhà bảo hiểm là người đưa ra toàn bộ các điều kiện bảo hiểm (điều kiện chung hay quy tắc chung bảo hiểm)

Ngược lại, bên mua bảo hiểm nói chung là không biết gì về luật bảo hiểm cũng như thể thức, thủ tục cần tiến hành, đôi khi có thể bị phía đối tác qua mặt.

Sự bất bình đẳng cơ bản này có thể có những hậu quả rất nghiêm trọng đối với vấn đề an toàn của bên mua bảo hiểm cũng như uy tín, thanh danh của nhà bảo hiểm. Cần chú ý là sự bất bình đẳng càng lớn hơn nữa trong lĩnh vực mà nhà bảo hiểm đã trở thành bắt buộc.

Kiểm tra về mặt kỹ thuật và tài chính của tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Bên mua bảo hiểm, thông thường trả tiền bảo hiểm theo nguyên tắc “ứng trước”, đổi lấy lời cam kết sẽ bồi thường hay trả tiền bảo hiểm của nhà bảo hiểm. Tuy nhiên, nhà bảo hiểm rất có thể không giữ được lời cam kết của mình, hoặc hoàn toàn do cố ý, hoặc do những khó khăn kỹ thuật

Do cố ý: Người bảo hiểm, do ưu đãi của những đặc trưng riêng có của hoạt động bảo hiểm, có thể giảm bớt số tiền trả cho các tổn thất bằng các hình thức hoãn binh (những cuộc bàn cãi bất tận, những kiện cáo không có cơ sở,…)

Do khó khăn về mặt kỹ thuật: những khó khăn về mặt kỹ thuật có thể làm cho nhà bảo hiểm không thực hiện cam kết của mình đối với bên mua bảo hiểm mặc dù họ hoàn toàn không có cố ý. Các tính toán về chi phí rủi ro, về chi phí quản lý có thể không chính xác, sự mất giá của tài sản do biến động lớn về tiền tệ, sự bất lực của nhà tái bảo hiểm, sụt giá chứng khoán do rủi ro hệ thống,….

Sự kiểm tra ở đây, vì vậy, phải được tiến hành đồng thời về:

+ Về đạo đức: sự trung thực, đạo đức kinh doanh của nhà bảo hiểm (quan trọng nhất là người điều hành doanh nghiệp)

+ Về kỹ thuật: quy định và giám sát việc thực hiện các quy định về hình thức pháp lý, các giới hạn kỹ thuật (phí bảo hiểm, giới hạn khả năng thanh toán, quỹ dự phòng tối thiểu theo luật), các mục tiêu quản lý tài chính,…

+ Về kinh tế: giám sát các điều khoản có thể bị lạm dụng, đảm bảo sự canh tranh lành mạnh của toàn bộ thị trường bảo hiểm .

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2023