Sơ Đồ Tổ Chức Của Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm Pjico

sách của doanh nghiệp. Hội đồng quản trị bổ nhiệm Tổng giám đốc điều hành (CEO), các vị trí lãnh đạo khác và đảm bảo các vị trí lãnh đạo này chịu trách nhiệm về các hoạt động của doanh nghiệp.

Ban giám đốc là những người giữ trọng trách điều hành các hoạt động của những nhân viên dưới quyền. Chức năng chính của Ban giám đốc là lập kế hoạch, tổ chức các nguồn lực và chuyên môn để công việc được thực hiện, tạo ảnh hưởng và chỉ đạo mọi người làm việc, kiểm soát quá trình làm việc để công việc được thực hiện theo đúng mục tiêu kế hoạch. Dưới Ban giám đốc là các trưởng phòng của doanh nghiệp. Mỗi trưởng phòng phụ trách một mảng công việc và chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các công việc hàng ngày, cụ thể hóa các chính sách và kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp. Như vậy, các Trưởng phòng ít liên quan đến việc hoạch định chiến lược nhưng lại liên quan đến việc hoạch định chiến thuật, còn gọi là hoạch định tác nghiệp, đó là quá trình xác định những nhiệm vụ cụ thể cần được thực hiện để hoàn thành các kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp.

Dưới các trưởng phòng là trưởng nhóm (hay còn gọi là những người giám sát trực tiếp) và các nhân viên bình thường. Trưởng nhóm có ít quyền hơn và họ dành nhiều thời gian để giám sát một nhân viên bình thường.

5.1.4. Cách thức tổ chức của doanh nghiệp bảo hiểm

P.Tổng Giám Đốc

Các chi nhánh

P.Tổng Giám Đốc

P. Tổng Giám Đốc

Văn Phòng Đại Diện

Hình 5.1: Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần bảo hiểm PJICO

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.


Đại Hội Đồng Cổ Đông

Bảo hiểm Nghề Kế toán doanh nghiệp - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM - 11


Hội Đồng Quản Trị

Ban Kiểm Soát


Tổng Giám Đốc




Đại Lý

5.2. Hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm

5.2.1. Định phí bảo hiểm

DNBH cần xác định được giá bán của sản phẩm trước khi cung cấp ra thị trường. Công việc này được gọi là định phí bảo hiểm. Việc định phí bảo hiểm được thực hiện bởi các định phí viên, những người chuyên làm công việc tính toán và đưa ra mức phí (tỷ lệ phí) cho từng loại sản phẩm.

Riêng đối với các nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc thì mức phí bảo hiểm do Nhà nước quy

định.


5.2.2. Khai thác bảo hiểm

Việc khai thác bảo hiểm ở các DNBH là quá trình đánh giá rủi ro và ra quyết định về việc

chấp nhận hay không chấp nhận rủi ro ở mức độ nào.

Quá trình đánh giá rủi ro có thể thực hiện sơ bộ qua khai thác viên hoặc chuyển cho bộ phận đánh giá rủi ro chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Việc đánh giá rủi ro có thể tiến hành theo từng nghiệp vụ sản phẩm riêng biệt. Sau khi đánh giá rủi ro và chấp nhận rủi ro đó, DNBH sẽ tiến hành cấp đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm.

Các DNBH khai thác bảo hiểm qua kênh phân phối khác nhau, có thể là trực tiếp hay gián tiếp (qua môi giới, đại lý) tùy thuộc vào đặc điểm của từng doanh nghiệp.

5.2.3. Giải quyết các khiếu nại chi trả, bồi thường

Khi có khiếu nại yêu cầu giải quyết từ phía khách hàng, DNBH sẽ tiến hành thực hiện các công việc xác minh, xác định tổn thất và giải quyết quyền lợi trong phạm vi trách nhiệm của mình như đã cam kết trong hợp đồng. Việc giải quyết khiếu nại trong một số trường hợp phức tạp có thể cần đến sự tham gia của các tổ chức giám định độc lập hoặc sự can thiệp của cơ quan pháp luật.

5.2.4. Các hoạt động khác

Cũng như các doanh nghiệp kinh doanh khác, DNBH cũng có các hoạt động như marketing, nhân sự, tài chính, kế toán, pháp lý, dịch vụ khách hàng, hệ thống thông tin, giám sát,…

Tuy nhiên, do đặc thù riêng của ngành bảo hiểm nên hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm phải có những quy định riêng cho hoạt động kinh doanh như: việc trích lập dự phòng, chi trả hoa hồng, đầu tư tài chính, duy trì khả năng thanh toán, giám định tổn thất, đề phòng hạn chế tổn thất,…

5.3. Hoạt động trung gian bảo hiểm

Đối với DNBH, việc cung cấp dịch vụ tốt, quản lý hiệu quả các dự án, các hợp đồng không thôi thì chưa đủ, nhà bảo hiểm cần phải biết cách làm sao để ngày càng có nhiều người tìm đến dịch vụ bảo hiểm. Bởi vì, việc thu hút khách hàng mới không chỉ nhằm tăng thêm về doanh số và số lượng hợp đồng mà còn nhằm để bù đắp những hợp đồng đã hết hạn hoặc kết thúc

Dịch vụ bảo hiểm là dịch vụ đặc biệt. Nhu cầu bảo hiểm của mỗi người rất khác nhau và phụ thuộc mức độ “ưa thích rủi ro”, khả năng tài chính khác nhau của từng người và còn tùy thuộc vào mức độ am hiểu về dịch vụ bảo hiểm cũng như các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm. Chính vì vậy, cần có hoạt động trung gian bảo hiểm để giới thiệu, giải thích, tư vấn cho khách hàng “tường tận” về những lợi ích và an toàn mà dịch vụ mang lại. Kênh phân phối qua trung gian về các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm giữ vai trò rất quan trọng

Theo Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam năm 2000, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm bao gồm:

(1) Cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, DNBH cho bên mua bảo hiểm

(2) Tư vấn cho bên mua bảo hiểm trong việc đánh giá rủi ro, lựa chọn loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, DNBH

(3) Đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa DNBH và bên mua bảo hiểm

(4) Thực hiện các công việc khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm

Hoạt động đại lý bảo hiểm

Hoạt động đại lý bảo hiểm là hoạt động giới thiệu chào bán sản phẩm bảo hiểm, thu xếp việc ký kết hợp đồng bảo hiểm và các công việc khác nhằm thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo sự ủy quyền của DNBH

Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được công ty bảo hiểm ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để đại diện cho doanh nghiệp chào bán sản phẩm bảo hiểm và được hưởng thù lao từ kết quả kinh doanh (hoa hồng đại lý bảo hiểm)

Thu nhập của đại lý bảo hiểm có thể hoàn toàn từ hoạt động bảo hiểm hoặc không tùy thuộc vào loại hình đại lý bảo hiểm. Phạm vi cung cấp sản phẩm của đại lý thường là những nghiệp vụ đơn giản, phổ biến. Đối với hoạt động của đại lý, DNBH ủy quyền và phải chịu trách nhiệm về hoạt động tư vấn, quản lý và ký kết hợp đồng

Nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm theo điều 85 – Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam năm 2000 bao gồm:

(1) Giới thiệu, chào bán bảo hiểm

(2) Thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm

(3) Thu phí bảo hiểm

(4) Thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm

(5) Thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm Điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm

1.Cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau:

(a) Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam

(b) Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự

(c) Có chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm do DNBH hoặc hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cấp

2. Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:

(a) Tổ chức được thành lập hoạt động hợp pháp

(b) Nhân viên trong tổ chức đại lý thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện như cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm nêu trên đây

3. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm các tội theo quy định của pháp luật không được ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm

Hoạt động môi giới bảo hiểm

Hoạt động môi giới bảo hiểm là việc cung cấp thông tin tư vấn cho bên mua bảo hiểm về sản phẩm bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, DNBH và các điều kiện có liên quan đến việc đàm phán, thu xếp và thực hiện hợp đồng theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm.

Môi giới bảo hiểm được người mua bảo hiểm ủy quyền, có nhiệm vụ tìm kiếm trong số các nhà bảo hiểm, các DNBH đang hoạt động trên thị trường một nhà bảo hiểm có uy tín, đảm bảo tốt nhất đối với việc bồi thường những rủi ro của họ với chi phí thích hợp. Thu nhập chính của môi giới là từ hoạt động bảo hiểm, có thể được trả bởi bên mua bảo hiểm hoặc nhà bảo hiểm

Nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm bao gồm:

(1) Cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, DNBH cho bên mua bảo hiểm

(2) Tư vấn cho bên mua bảo hiểm trong việc đánh giá rủi ro, lựa chọn loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, DNBH

(3) Đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa DNBH và bên mua bảo hiểm

(4) Thực hiện các công việc khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm.

5.4. Tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo pháp luật Việt Nam

Mỗi quốc gia xây dựng hệ thống pháp lý quy định cho lĩnh vực hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, nâng cao năng lực quản lý của nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tạo nền móng vững chắc phát triển ngành kinh doanh bảo hiểm

Sau Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 còn có nhiều văn bản gồm Nghị định của Chính phủ và các Thông tư của Bộ tài chính hướng dẫn thực thi Luật kinh doanh bảo hiểm. Việc xây dựng các văn bản, hướng dẫn chi tiết thực thi Luật kinh doanh bảo hiểm sẽ có những điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn

Thủ tục thành lập DNBH

Các tổ chức muốn tiến hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam thì phải xem xét và xác định nội dung hoạt động cho phù hợp với pháp luật Việt Nam. Theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm, các DNBH được thực hiện các hoạt động sau: kinh doanh bảo hiểm; kinh doanh tái bảo hiểm; đề phòng hạn chế rủi ro tổn thất; giám định tổn thất; đại lý giám định tổn thất; xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người bảo hiểm bồi hoàn; quản lý quỹ và đầu tư vốn và các hoạt động khác theo quy định

Để được thành lập và hoạt động, tổ chức cần có Giấy phép thành lập và hoạt động do Bộ tài chính cấp. Các điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động gồm có:

1. Có số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính

phủ

2. Có hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của Luật kinh doanh

bảo hiểm năm 2000 – Điều 64.

3. Có loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

4. Người quản trị, điều hành có năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm

Việc xem xét cấp giấy phép sẽ do Bộ tài chính thực hiện trong vòng 60 ngày kể từ ngày Bộ tài chính nhận đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép. Giấy phép thành lập cũng chính là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Lệ phí cấp giấy phép là 0,2% vốn pháp định. Khi có thay đổi

liên quan đến giấy phép thành lập và hoạt động phải báo cáo và được đồng ý bằng văn bản của Bộ tài chính.

Nội dung hoạt động của DNBH

Đặc thù hoạt động kinh doanh bảo hiểm là một định chế tài chính trung gian huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn từ nhiều cá nhân và tổ chức để đảm bảo thực hiện những cam kết trong hợp đồng bảo hiểm. Do vậy, pháp luật cần có những quy định riêng đối với DNBH: quy định về vốn, ký quỹ, trích lập dự phòng; quy định về chuyển giao hợp đồng bảo hiểm; quy định về đầu tư vốn, khả năng thanh toán; quy định về chế độ kế toán, kiểm toán, báo cáo tài chính và các hoạt động khác,…

Quy định về vốn, ký quỹ, trích lập dự phòng nghiệp vụ và quỹ dự trữ

DNBH phải luôn đảm bảo mức vốn điều lệ không thấp hơn vốn pháp định do Chính phủ quy định. Sau khi được cấp phép, DNBH phải sử dụng một phần vốn điều lệ để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. Mức ký quỹ và cách sử dụng tiền ký quỹ do Chính phủ quy định (hiện nay, mức ký quỹ là 2% vốn pháp định). DNBH được hưởng lãi trên tiền ký quỹ đó theo mức quy định của Chính phủ.

Theo quy định hiện tại, mức vốn pháp định của DNBH kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ là 300 tỷ đồng, kinh doanh bảo hiểm nhân thọ là 600 tỷ đồng và mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là 4 tỷ đồng. DNBH nước ngoài phải có 2 tỷ USD.

Trong quá trình hoạt động, DNBH, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải luôn duy trì mức vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định được quy định như trên và phải được bổ sung tương xứng với nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mức vốn điều lệ bổ sung sẽ do Bộ tài chính quy định cụ thể.

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, DNBH phải sử dụng một phần vốn điều lệ đã góp đễ ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. Tiền ký quỹ được hưởng lãi theo thỏa thuận với ngân hàng nơi ký quỹ; mức ký quỹ bằng 2% vốn pháp định.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn phải trích lập khoản tiền dự phòng nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã xác định trước theo những khoản cam kết trong hợp đồng bảo hiểm. Bộ tài chính quy định cụ thể về mức trích lập, phương pháp trích lập riêng đối với nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ cũng như đối với từng sản phẩm bảo hiểm khác nhau.

Ngoài ra, DNBH, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải lập quỹ dự trữ bắt buộc để bổ sung vốn điều lệ và bảo đảm khả năng thanh toán. Quỹ dự trữ bắt buộc được trích hàng năm theo tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế. Mức tối đa của quỹ này do Chính phủ quy định.

Quy định về khai thác và hoa hồng bảo hiểm

Các DNBH được phép hợp tác và cạnh tranh hợp pháp với nhau. Pháp luật nghiêm cấm những hành vi sau đây: thông tin quảng cáo sai lệch sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động, điều kiện bảo hiểm,... làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm; nghiêm cấm tranh giành khách hàng dưới hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của DNBH, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác; nghiêm cấm khuyến mại bất hợp pháp các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp khác

DNBH, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được tham gia các tổ chức xã hội – nghề nghiệp về kinh doanh bảo hiểm nhằm mục đích phát triển thị trường bảo hiểm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thành viên theo quy định của pháp luật. DNBH được phép mời chào khách hàng tham gia bảo hiểm theo nội dung, phạm vi hoạt động trong giấy phép

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm. Hoa hồng môi giới bảo hiểm được tính trong phí bảo hiểm. Bộ tài chính quy định mức hoa hồng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm. Hoa hồng chỉ được chi trả từ phần phí thực tế thu được và hoa hồng chỉ trả cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoặc đại lý bảo hiểm. Cần lưu ý, do đặc thù của ngành kinh doanh bảo hiểm, pháp luật cấm chi trả hoa hồng cho tổ chức, cá nhân không được phép hoạt động đại lý hoặc môi giới bảo hiểm; khách hàng mua bảo hiểm, cán bộ nhân viên của chính DNBH

Các quy định về chuyển giao hợp đồng bảo hiểm

1.Việc chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm giữa các DNBH được thực hiện trong những trường hợp sau đây:

a) DNBH có nguy cơ mất khả năng thanh toán

b) DNBH chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể

c) Theo thỏa thuận giữa các DNBH

2. Trong trường hợp DNBH có nguy cơ mất khả năng thanh toán, giải thể mà không thỏa thuận được việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho DNBH khác thì Bộ Tài chính chỉ định DNBH nhận chuyển giao

3. Điều kiện chuyển giao hợp đồng bảo hiểm:

Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm được thực hiện theo các điều kiện sau đây: (1)DNBH nhận chuyển giao đang kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm được chuyển giao

(2) Các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao không thay đổi cho đến khi hết thời hạn hợp đồng bảo hiểm

(3) Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải kèm theo việc chuyển giao các quỹ và dự phòng nghiệp vụ liên quan đến toàn bộ hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao

Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải được sự chấp nhận bằng văn bản của Bộ tài chính. Sau khi được chấp thuận, doanh nghiệp chuyển giao hợp đồng phải thông báo bằng văn bản đến người mua bảo hiểm

Quy định về khả năng thanh toán

Do đặc thù của ngành kinh doanh bảo hiểm, một trong những yêu cầu bắt buộc là DNBH phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Các DNBH luôn phải trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ và có chỉ số khả năng thanh toán không thấp hơn mức khả năng thanh toán tối thiểu theo quy định của Chính phủ. Khả năng thanh toán được tính bằng phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả của DNBH. Mức khả năng thanh toán tối thiểu sẽ được Chính phủ quy định cụ thể đối với từng loại hình kinh doanh bảo hiểm nhân thọ hay phi nhân thọ

Khi chỉ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp thấp hơn mức khả năng thanh toán tối thiểu theo quy định của Chính phủ thì doanh nghiệp có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Lúc này, doanh nghiệp phải báo cáo ngay với Bộ tài chính và thực hiện các biện pháp sau: lập phương án khôi phục khả năng thanh toán, củng cố tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp và thực hiện theo các yêu cầu của Bộ tài chính về việc khôi phục khả năng thanh toán

Kiểm soát đối với DNBH có nguy cơ mất khả năng thanh toán

1.Trong trường hợp DNBH không khôi phục được khả năng thanh toán theo phương án đã được chấp thuận, Bộ Tài chính sẽ ra quyết định thành lập Ban kiểm soát khả năng thanh toán để áp dụng các biện pháp khác như: giải thể, phá sản hay hợp nhất sáp nhập vào DNBH khác

2. Ban kiểm soát khả năng thanh toán có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a)Chỉ đạo và giám sát việc triển khai thực hiện các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán theo các phương án đã được chấp thuận

b) Thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên quan về việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán để phối hợp thực hiện

c) Hạn chế phạm vi và lĩnh vực hoạt động của DNBH

d) Đình chỉ những hoạt động có thể dẫn đến việc DNBH mất khả năng thanh toán

e) Yêu cầu DNBH chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm cho DNBH khác

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2023