Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự trên cơ sở số liệu của tỉnh Đắk Nông - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

LƯƠNG ĐỨC DƯƠNG

ĐẢM BẢO QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ TRÊN CƠ SỞ SỐ LIỆU CỦA TỈNH ĐẮK NÔNG

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự

Mã số: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa hoc̣: PGS. TS. NGUYỄN NGỌC CHÍ

HÀ NỘI - 2015

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Lương Đứ c Dương

MỤC LỤC


Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ 9

1.1. KHÁI NIỆM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ 9

1.2. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ 19

1.2.1. Khái niệm bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử 19

1.2.2. Ý nghĩa của việc bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét

xử vụ án hình sự 21

1.3. NỘI DUNG VÀ CƠ CHẾ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ 26

1.3.1. Nội dung bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử 26

1.3.2. Cơ chế bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử 37

Chương 2: PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN BẢO ĐẢM QUYỀN

CON NGƯỜI TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ 43

2.1. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI VIỆC ĐẢM BẢO QUYỀN CON

NGƯỜI TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ 43

2.1.1. Pháp luật Việt Nam từ 1945 đến trước 2003 với việc bảo đảm

đảm quyền con người trong hoạt động xét xử 43

2.1.2. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 về việc bảo đảm đảm quyền con người trong hoạt động xét xử 46

2.2. THỰC TIỄN BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HOẠT ĐỘNG

XÉT XỬ NHỮNG NĂM QUA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG 53

2.2.1. Một số đặc điểm tình hình kinh tế - Xã hội và tổ chức bộ máy

của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông 53

2.2.2. Tình hình xét xử từ năm 2010 – 2014 trên địa bàn Tỉnh Đắk Nông 57

2.3. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ 64

2.3.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự còn nhiều bất cập 64

2.3.2. Những nguyên nhân khác 71

Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI

TRONG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ 75

3.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI

TRONG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ 75

3.1.1. Tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người nói chung và trong hoạt động xét xử vụ án hình sự nói riêng là đường lối,

chính sách của Đảng và Nhà nước ta 75

3.1.2. Khắc phục những hạn chế của quy định pháp luật tố tụng hình sự

hiện hành về đảm bảo quyền con người trong hoạt động xét xử 77

3.1.3. Hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của nguyên tắc bảo đảm

tranh tụng tại phiên tòa 78

3.1.4. Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế 78

3.2. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 79

3.2.1. Bổ sung nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử 80

3.2.2. Cần loại bỏ những nhiệm vụ không thuộc chức năng xét xử của

tòa án, đồng thời qui định chặt chẽ, cụ thể thủ tục tại phiên tòa 82

3.2.3. Hoàn thiện pháp luật về biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự đảm bảo mục đích ngăn chặn tội phạm và tôn trọng

quyền con người 84

3.2.4. Hoàn thiện các qui định về quyền bào chữa 86

3.2.5. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về luật sư và chế định

bào chữa trong tố tụng hình sự 87

3.2.6. Hoàn thiện pháp luật về việc bồi thường thiệt hại cho người bị

oan trong tố tụng hình sự 91

3.3. CÁC GIẢI PHÁP KHÁC 92

3.3.1 Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất

đạo đức cho Thẩm phán 92

3.3.2. Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Thẩm phán

và cán bộ tòa án 93

3.3.3. Nâng cao trình độ năng lực, trách nhiệm nghề nghiệp và số

lượng Kiểm sát viên, Luật sư 94

KẾT LUẬN 97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BLHS:

Bộ luật hình sự

BLTTHS:

Bộ luật Tố tụng hình sự

CQTHTT:

Cơ quan tiến hành tố tụng

THTT:

Tiến hành tố tụng

TAND:

Tòa án nhân dân

VKSND:

Viện kiểm sát nhân dân

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa

ICESCR:

Công ước về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa

UDHR:

Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền

OSCE:

Tổ chức an ninh hợp tác Châu Âu

ICCPR:

Công ước quôc về các quyền dân sự và chính trị

ECHR:

Công ước Châu Âu về nhân quyền

ECOSOC:

Hội đồng kinh tế và xã hội

UNHR:

Hội đồng nhân quyền

ACHR:

Công ước Châu Mỹ về quyền con người

ACHPR:

Hiến chương Châu Phi về quyền con người

NHRIs:

Cơ quan nhân quyền quốc gia

CAT:

Công ước chống tra tấn

ICJ:

Tòa án công lý

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự trên cơ sở số liệu của tỉnh Đắk Nông - 1

DANH MỤC BẢNG


Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1:

Số vụ án được xét xử

57

Bảng 2.2:

Số bị cáo được xét xử

58

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Bảo đảm quyền con người là một trong những nội dung và mục tiêu của xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước ta. Nghị quyết số: 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ chính trị về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020” xác định một trong những định hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đó là:

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân. Củng cố cơ sở pháp lý về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng, ban hành kịp thời, đồng bộ và tổ chức thực thi các pháp luật, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về quyền con người, quyền công dân trong các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Hoàn thiện chế độ bảo hộ của Nhà nước đối với các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, chế độ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, nhất là Tòa án trong việc bảo vệ các quyền đó [21].

Nghị quyết số: 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” khẳng định:

Đòi hỏi của công dân và xã hội đối với các cơ quan tư pháp ngày càng cao; các cơ quan tư pháp phải là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm [22].

Trên cơ sở này Nghị quyết đưa ra phương hướng và nhiệm vụ cải cách tư pháp, trong đó nhấn mạnh việc “hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/06/2022