Hình I.2. 27 Hệ thống gaslift
2.6. Hệ thống các thiết bị đo
2.6.1. Turbuquant
Dụng cụ được gắn trực tiếp trên đường ống. Cấu tạo bên trong của thiết bị này là 1 turbon. Khi dòng chảy đi qua sẽ làm quay turbin, phía trên turbin có gắn một thiết bị cảm biến, chuyển tín hiệu điện sang tín hiệu xung và chuyển về block 8, sau đó sẽ hiển thị thành giá trị lưu lượng tương ứng trên hệ thống.
Có thể bạn quan tâm!
- Báo cáo thực tập cao đẳng nghề dầu khí - 5
- Báo cáo thực tập cao đẳng nghề dầu khí - 6
- Báo cáo thực tập cao đẳng nghề dầu khí - 7
- Báo cáo thực tập cao đẳng nghề dầu khí - 9
- Báo cáo thực tập cao đẳng nghề dầu khí - 10
- Báo cáo thực tập cao đẳng nghề dầu khí - 11
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Hình I.2. 28 Hệ thống đo lưu lượng
2.6.2. Áp kế
Khi áp suất thay đổi sẽ tác dụng lên 1 màng cao su mỏng, làm màng này giãn nở ra, làm quay kim trên áp kế, đồng thời thiết bị cảm ứng sẽ chuyển tín hiệu đo được từ áp kế về block 8 và hiển thị trên màn hình hệ thống.
2.6.3. Thiết bị đo nhiệt độ: có nguyên tắc hoạt động tương tự như áp kế
2.7. Hệ thống van
Bất cứ đường ống nào, một bình tách, bình chứa nào cũng được gắn các van. Chức năng cơ bản của van là đóng hay mở để cho chất lưu di chuyển. Ngoài ra còn có tác dụng an toàn. Trên giàn có các loại van khác nhau: van chặn, van cầu, van thủy lực, van một chiều…
Thông số hoạt động của van trên sơ đồ công nghệ được kí hiệu dưới dạng phân số (tử số chỉ đường kính của van, mẫu số chỉ áp suất tối đa van chịu được).
2.7.1. Van chặn
Van này thường được đóng mở bằng tay, đây là van được sử dụng nhiều nhất trên giàn.
Hình I.2. 29 Van chặn
2.7.2. Van cầu
Được điều khiển bằng thủy lực, nó có dạng hình cầu, thường được gắn trên cụm phân dòng, đường ống làm việc chính và đường ống làm việc phụ.
Hình I.2. 30 Van cầu
2.7.3. Van một chiều
Van này chỉ cho chất lỏng đi theo một chiều nhất định, nó không cho chất lưu chảy ngược trở lại. Trên đường dập giếng có gắn các van một chiều vì khi dập giếng hay thử áp suất làm việc của đầu giếng thường phải bơm một áp suất lớn nên dùng van ngược để tránh hiện tượng chất lỏng chảy ngược khi ngừng bơm. Ngoài ra vị trí nào chỉ cần cho chất lưu đi theo một chiều thì cũng sẽ được gắn van một chiều.
Hình I.2. 31 Van 1 chiều
2.7.4. Van thủy lực
Van này được sử dụng ở đầu các ống xả, đường khai thác chính hoặc khai thác phụ. Trên đường ống dẫn dầu bơm ra tàu chứa và đường dập giếng cũng có một van thủy lực dẫn vào mỗi giếng. Ở các ống dẫn bìn h thường thì các van này mở, còn ở các đường dập giếng thì đóng, khi cần nó mới được kích hoạt mở van để bơm dung dịch dập giếng. Van này được hoạt động nhờ áp lực khí nén. Ở trên mỗi van thủy lực có hai bình chứa nhớt, khí truyền áp lực đến bình chứa nhớt và sẽ đẩy nhớt để đóng mở van. Khí chỉ có tác động gián tiếp. Van này có thể mở bằng tay nhưng không đóng được bằng tay.
2.7.5. Van MIM
Nguyên lí hoạt động van Mim:
Khi áp suất đường khí điều khiển 1 tăng, ép màn cao su 3 đi xuống dưới và lò xo 4 bị nén lại. Trên tấm màn cao su có gắn ti van 10, lúc này ti van chuyển động xuống theo và ép lá van 7 lên đế van 8, van Mim đóng. Ngược lại, khi áp suất đường khí điều khiển mất, lực lò xo đẩy màn cao su lên trên, kéo theo ti van chính và lá van 7 chuyển động lên trên, làm van Mim mở. Độ đóng mở của van Mim phụ thuộc vào áp suất đường khí điều khiển. Ngoài ra, trên trục của ti van Mim có bộ ốc hãm để tăng hoặc giảm chiều dài hành trình ti van 10 theo yêu cầu.
Van này có tác dụng giữ ổn định áp suất và mực chất lưu trong bình. Nó hoạt động nhờ tương quan áp lực trong bình và khí nuôi. Khí được cung cấp từ các máy nén khí. Áp lực khí nuôi được định trước tùy theo bình mà có giá trị khác nhau. Áp lực khí nuôi này sẽ có tác dụng đè lên một màng làm cho dòng chảy không đi qua.
Đối với van MIM điều chỉnh mực chất lỏng của bình, chẳng hạn như bình tách, thì người ta định sẵn cho van một mức cho trước. Trong bình tách có phao gắn bộ phận truyền tín hiệu về block-8, nếu mực chất lỏng vượt quá định mức thì van MIN mở cho chất lỏng chảy qua nó.
Đối với van MIM điều chỉnh áp suất, áp suất khí nuôi sẽ cung cấp để
đóng van cũng được định trước sao cho phù hợp với áp suất cần giữ ổn định cho bình. Khi áp suất của bình vượt quá giá trị này, tức thắng được áp suất khí nuôi cung cấp cho van MIN, khi đó van MIN sẽ mở để xả áp suất trong bình ra. Đến khi áp suất này cân bằng với áp suất khí nuôi van MIN sẽ đóng lại.
Hình I.2. 32 Sơ đồ cấu tạo van MIM
Hình I.2. 33 Van MIM
2.7.6. Van an toàn sâu và van trung tâm
Các van này hoạt động trên cơ chế thủy lực chúng được điều khiển bằng tay hay tự động. Áp suất của máy bơm cung cấp phải thắng được lực của lò xo van khi đó van mở, cho phép dòng sản phẩm đi qua. Ở chế độ tự động, khi có sự cố (nhiệt độ tăng cao, có khí thoát ra, áp suất quá cao…) các cảm biến ở đầu giếng sẽ truyền tín hiệu về modun xử lý. Từ đây tín hiệu ngừng hoạt động được phát đi, áp suất được xả ra, khi đó lò xo sẽ đẩy van đóng lại, giếng tạm thời ngưng hoạt động. Đối với van an toàn sâu, một khi đã đóng van thì mở lại rất khó vì qua thời gian khai thác nó rất dễ bị kẹt do có thể bị bẩn hoặc parafin lâu ngày tích tụ. Khi áp suất đầu giếng dưới 5 bar hoặc lớn hơn 25 bar thì van an toàn trung tâm đóng, sau khoảng 40 giâ y thì van an toàn sâu đóng. Áp suất làm việc giới hạn của van thủy lực trung tâm và van an toàn sâu lần lượt là 120at và 250at.
2.8. Các loại máy bơm và máy nén khí
2.8.1. Máy bơm dầu
Hai bơm dầu1 và 2 hiệu MPF loại 65/500 (lưu lượng 65 m3/h trê cột áp tổng 500m nước). 2 máy bơm này là bơm ly tâm, có 8 cấp, trên máy bơm có gắn bộ cảm biến để đo lưu lượng Q và đo nhiệt độ của ổ bi. Khi nhiệt độ ổ bi cao quá giới hạn nhiệt độ cho phép trên đồng hồ thì bộ cảm biến sẽ báo ngay về phòng điều khiển trung tâm đồng thời bơm ngừng hoạt động. Máy bơm thứ 3 có nhiệm vụ là bơm nước để làm mát ổ bi. Trên máy bơm này cũng có hệ thống đồng hồ đo bảo vệ bơm (thiết bị cảm biến sẽ chuyển tín hiệu áp suất về đồng hồ đo, khi áp suất vượt quá mức cho phép trên đồng hồ thì bơm sẽ ngừng hoạt động). Máy bơm số 3 sẽ bơm nước làm mát từ bể chứa (GRUNDFOS CRW -32, V=12m3) đặt tại block 5, sau đó qua máy bơm dầu và chuyển trở lại bể. Nếu áp suất nước làm mát đến máy bơm dầu mà bằng 0 thì lập tức máy bơm dầu sẽ ngừng hoạt động. (hệ thốn g nước làm mát trên giàn được cung cấp bằng 2 máy bơm li tâm điện chìm, bơm này còn có tác dụng duy trì áp suất và bơm nước cho đường ống cứu hoả).
Hình I.2. 34 Máy li tâm nhiều cánh
2.8.2. Máy nén khí T30
Máy nén khí Ingersoll-Rand -Model 7100; Type 30- gọi tắt: T30- 7100- là loại máy nénkhí kiểu piston tác dụng đơn, 2 cấp bố trí kiểu chữ V.Sau mỗi cấp,khí nén đều được làm mát bởi bộ phận làm mát trung gian(cấp I) và két tản nhiệt(cấp II).Máy nén khí T30-7100 được dẫn động bởi động cơ điện 3~/380V/50Hz; N= 10÷11,2 Hp (khoảng 7,5÷8,5 kW,tùy theo từng loại động cơ cụ thể); n=1425÷1450 vòng/phút, thông qua bộ truyền động gồm các puly và dây đai.Các thông số,đặc tính kỹ thuật cơ bản của của máy nén khí T30-7100 được nêu trong bảng dưới đây:
Áp suất đầu hút: Áp súât khí quyển. Áp súât nén lớn nhất, KG/cm: 2 17,5 Lưu lượng (lý thuyết), m3/ph: 1,71 Lưu lượng (thực tế), m3/ph: 1,42 Số xilanh: 02
Đường kính xi lanh cấp I, mm: 139,7 (5”1/2) Đường kính xi lanh cấp II, mm: 76,2 (3”)