các tư tưởng về kinh tế, chính trị, văn hoá, quân sự, khoa học … Mà tư tưởng luận văn chú ý nghiên cứu khái quát đi đến là tư tưởng đạo đức chính trị ở đời Lê mà cụ thể là Lê Thánh Tông. Ở đây Lê Thánh Tông là một ông Vua sáng đại diện cho quyền lực tối cao thời thịnh trị là đại diện giai cấp cầm quyền, những lớp người trí thức, những vùng văn vật có vị trí chi phối là đại diện của thời Lê qua quá trình tiếp biến chủ động Tam giáo Hán hoá. Hán hoá về tư tưởng thực ra không đơn giản chỉ là khoác áo Nho giáo hay Tam giáo ra ngoài cái nội dung tư tưởng bản địa hay nhét cái nội dung tư tưởng bản địa vào cái vỏ Tam giáo dùng vỏ khái niệm các học thuyết Tam giáo phủ ra ngoài cái nội dung tư tưởng bản địa hay lồng với cách nhìn nhận xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của sự nghiệp xây dựng chế độ phong kiến trong thời đại đó, ở đây Chúng ta một mặt không nên coi thường “khả năng đồng hoá”, khả năng thích ứng, khả năng liên kết - nhiều khi là bằng cách lồng nội dung của nó hay kể cả khoác cái áo của người khác - của chính học thuyết Nho giáo, thứ học thuyết có cách hấp thu các loại hình tư tưởng kiểu đồng hoá hoà hợp điển hình của văn hoá Trung Quốc, Thế nhưng vào Việt Nam vấn đề tồn tại một hệ tư tưởng cũng đã phải phát triển đạt đến một mức cao nhất định cái bản địa đó mới có đủ sức hấp thu chọn lọc quy tụ Tam giáo và chi phối mọi mặt hoạt động, mà trước khi tiếp nhận nguồn vật liệu mới thì nó chưa phát triển theo hướng như vậy. Có những nội dung Phật, Đạo Giáo Lê Thánh Tông chưa chú trọng, có những địa hạt ông ít quan tâm. Vì vậy về sau Phật giáo, Đạo giáo còn có cơ hội vẫn từ Trung Quốc tiếp tục được tiếp biến.
Nhìn chung ảnh hưởng Tam giáo Nho, Phật, Đạo tại Việt Nam thời Lê Thánh Tông đã thành một xu thế Tam giáo chung một thực tế lâu dài trong lịch sử. Xu thế, thực tế mặt tích cực đó làm cho nước ta cũng được phát triển và cũng như Trung Quốc nhưng chắc chắn mặt tiêu cực ở những thế kỷ sau sẽ vào bế tắc tình trạng trì trệ. Phi Hán hoá không phải đã là một xu thế luôn mạnh mẽ trong quá khứ đang trở thành là một yêu cầu cần thiết của ngày nay
đòi hỏi tự ý thức, tự phê phán để giải phóng tư tưởng, để hiện đại hoá đất nước tiến nhanh hội nhập để phát triển vững chắc.
Trong lịch sử các nước, hiện tượng du nhập các hệ tư tưởng từ ngoài vào phổ biến hơn nhiều cùng với hiện tượng biệt lập phát sinh ở bản địa. Ngay cả ở các nước có thể tự hào là có nền triết học phát triển cao cũng thường bắt đầu bằng việc mở cửa du nhập tư tưởng từ ngoài vào rồi sau đó mới phát triển nền triết học của mình qua một cuộc cách mạng tư tưởng để có thể phát triển thành hệ tư tưởng triết học phải tiếp biến tư tưởng mới trải qua sự phủ định biện chứng các lý luận hệ tư tưởng cũ. Khi ấy đã có một bước nhảy vọt mới trong tư duy. Bước phát triển mới về chất như thế nhất định cần có những yêu cầu và điều kiện thực tế mới, những điều kiện cho phép nhìn ra sự phi lý của cách nhìn thế giới cũ, những nhu cầu vươn lên trở lực lớn trên con đường phát triển nhận thức. Ở đây Việt Nam trong quá trình tiếp xúc văn hoá đã tiếp nhận được những phát kiến vang đội về khoa học có vai trò cực kỳ quan trọng. Và tất nhiên là phải có người, có lớp trí thức đủ năng lực làm chủ được trí thức “ mới” của thời đại, có người đủ điều kiện vật chất và tinh thần đảm đương nhiệm vụ khái quát tổng kết lịch sử đó. Trong lịch sử nước ta không phải không có những lúc có biến động lớn, gặp trở lực lớn, nhưng vươn lên có những thời đại rực rỡ, mở ra viễn cảnh huy hoàng, chắp cánh cho tư duy con người, những thời đại đó thường là thừa kế phát huy hào khí thắng lợi chống ngoại xâm, như sau các chiến thắng oanh liệt của Ngô Quyền, Lê Hoàn xoá bỏ tình trạng Bắc thuộc, chiến thắng oanh liệt đời Lý- Trần- đời Lê cũng vậy, … Đó là những thời đại tinh hoa dân tộc phát triển đến cao độ không những dốc hết vào đấu tranh quân sự mà còn phải xây dựng phát triển văn hoá để giữ vững độc lập, thắng lợi huy hoàng đã chắp cánh cho thơ ca, cho nghệ thuật nhưng mặt khác nếu không lại tạo được những điều kiện thực tế cho việc “ vựợt bậc” thì sự trì trệ là khó tránh khỏi mà quan trọng hàng đầu là giữ gìn sự ổn định, sự nhất định đề phòng giặc ngoại xâm lược, với một thể chế mà làng xã là thành luỹ, với một nền sản xuất mà năng suất dựa vào kinh
nghiệm, sự cần cù, bàn tay khéo léo thì kỹ thuật không đòi hỏi nhiều phát minh khoa học, nhưng không có nghĩa thực tiễn không cần nhiều lý luận, không có lý luận thì khó có sự nhảy vọt về chất mới.
Đến thế kỷ XV trong lịch sử tư tưởng Việt Nam đã có thời kỳ tiếp biến Phật giáo từ Ấn Độ và sau đó Nho, Phật, Đạo từ Trung Quốc, nhưng không trải qua cuộc tranh chấp tư tưởng kịch liệt nào. Tâm thức Việt Nam không cuồng tín để dẫn đến đổ máu tranh chấp tư tưởng Tôn giáo . Nếu đội ngũ trí thức trước thế kỷ XIV là những nhà Sư và sang thế kỷ XV là nhà Nho không để lại cho chúng ta một di sản triết học to lớn thì ta cũng không nên trách cứ họ, chưa thoát ràng buộc xã hội nguyên thủy thì người Việt đã gặp ngay nạn xâm lăng từ phương Bắc và nạn ngoại xâm đe doạ thường trực suốt trang lịch sử. Hoàn cảnh khắc nghiệt buộc người Việt lựa chọn thích ứng tiếp nhận chọn lựa, lọc bỏ cha ông chúng ta quan tâm đến nhiều vấn đề đạo đức trong Tam giáo chúng dạy chúng ta cách ứng dụng nhanh chóng cái học được để cố kết tăng cường nội lực ứng phó, nhằm vận dụng linh hoạt vào mục đích thực tế, chúng ta đã tiếp biến lựa chọn những cái đã có sẵn, chấp nhận tổ chức, sắp xếp lại nó cho gọn nhẹ , nhưng lại biết cách sử dụng chúng cho hữu ích không gây ra chống đối. Đối với thực tế mà “nhu cầu lý luận” đặt ra chỉ như vậy kho Kinh, Tạng của Tam giáo là quá phong phú, thậm chí là quá mênh mông, ít ai có điều kiện học đủ. Những trường hợp như Nguyễn Trãi thừa hưởng gia tài sách vở của ông ngoại, một học giả quý tộc làm Tể tướng từ đời Trần, tiếp xúc rộng rãi, hay như Vua Lê Thánh Tông là rất hiếm. Đại đa số người học chỉ học đủ kinh, sử để đi thi. Đối với họ sách Tính Lý Đại toàn do Chu Hy soạn còn là quá rườm rà nên phải làm Thuyết ước, phải làm Toản yếu - những bản tóm tắt - cho dễ học. Trong lịch sử học thuật của ta ít có những nhà kinh học chuyên để cả cuộc đời tra cứu, biện bác làm sáng tỏ nghĩa kinh điển, mà cũng ít có những nhà tư tưởng nhìn tổng quát cả học thuật quá khứ để phê phán, đề xuất kiến giải riêng. Những người lỗi lạc như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông có tinh thần tự hào dân tộc đều muốn phát triển tư văn ở Việt
Nam bằng cách chọn lọc các yếu tố phù hợp với điều kiện Việt Nam để đi theo và tiến kịp không thua Trung Quốc chứ không phải chú trọng nhiều vào phê phán thế giới quan, phê phán nó. Trên tinh thần dân tộc Việt Nam đó những nhà sử học viết quốc sử Lê Văn Hưu, như Ngô Sĩ Liên sao cho giống Thông giám Cương mục, những nhà thơ nhà văn viết cho hay được như Lý, Đỗ, Âu, Tô. Những cái gọi là phương kỹ như nghề làm thuốc, bói toán, địa lý, thiên văn … cũng là học kết hợp theo sách Tàu và kết hợp làm theo kinh nghiệm bản địa nhưng giải thích theo Âm dương, ngũ hành và thực tiễn Việt Nam, đặc điểm này cũng thể hiện ở tư tưởng Lê Thánh Tông rất rõ nhất là ở quan niệm đạo đức.
Như vậy có một hệ tư tưởng tồn tại trong lịch sử Việt Nam nhưng không nhất thiết tách biệt lập với cách nghĩ Trung Quốc. Nhà Vua Lê Thánh Tông có ý thức rõ ràng về dân tộc và thực tế dân tộc của mình, cởi mở, tiếp nhận cái khác từ Ấn Độ, Trung Quốc bắt chước và biết ứng dụng linh hoạt cho dân tộc mình. Cho nên ông đã chuyển hướng từ ảnh hưởng văn hoá Đông Nam Á sang văn hoá Đông Á, đã vay mượn rất nhiều ở tư tưởng Nho, Phật, Đạo Trung Quốc nhưng ở đâu cũng có sự lược bỏ, lược bỏ những chỗ khắt khe, tế toái. Lê Thánh Tông lược bỏ cũng có nghĩa là đơn giản hoá, sơ lược hoá, thế nhưng làm như thế mà giảm bớt đi được những cái tế toái, cứng nhắc, những cái trái tự nhiên, trái nhân đạo, vốn có nhiều trong cách giải thích kinh điển Nho, Phật, Đạo Trung Quốc thì không phải là dở. Đặc điểm tư duy chú trọng sự linh hoạt các tương quan, không biết nên giải thích là do ảnh hưởng từ tinh thần trung dung của Nho giáo, tinh thần nhu đạo, bất tranh của Lão Trang, tinh thần phá chấp khế lý khế cơ hỉ xả, từ bi của Phật hay chỉ là tập quán chín bỏ làm mười của lối sống tiểu nông bản địa. Tất nhiên đó còn là điểm hạn chế lớn cho cách tư duy chính xác, hệ thống, nhất quán cần thiết để tìm chân lý, để có tư duy khoa học, triết học. Nhưng trong điều kiện thế kỷ XV, hoàn cảnh căng thẳng thì tư tưởng Lê Thánh Tông đặc biệt với điểm linh
hoạt, coi trọng khía cạnh tương quan, đạo đức như vậy thường lại có hiệu quả và rất phù hợp với Việt Nam. Đó là điểm chúng tôi nhấn mạnh.
Ngay cả ở Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông đều là những đại diện tiêu biểu cũng lộ ra cách tư duy Việt Nam, có cả ưu điểm và nhược điểm..
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh hưởng Tam giáo trong tư tưởng đạo đức Lê Thánh Tông - 1
- Ảnh hưởng Tam giáo trong tư tưởng đạo đức Lê Thánh Tông - 2
- Ảnh hưởng Tam giáo trong tư tưởng đạo đức Lê Thánh Tông - 4
- Một Số Quan Niệm Về Vai Trò - Vị Trí Đạo Đức Của Tam Giáo Đồng Nguyên.
- Cơ Sở Khách Quan Và Chủ Quan Của Sự Ảnh Hưởng Tam Giáo Về Đạo Đức Ở Lê Thánh Tông ( 1460 - 1497 )
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
Tìm hiểu các nội dung tư tưởng ảnh hưởng Nho, Phật, Đạo ở Lê Thánh Tông sẽ gặp rất nhiều khó khăn, khó khăn vì chúng ta thiếu tư liệu, khó khăn vì Di thảo không thuần nhất còn rất là phức tạp. Trong tình hình như vậy chúng ta rất dễ phạm sai lầm trong xử lý Di thảo Lê Thánh Tông, hoặc là chúng ta đưa vào nhiều tư liệu cái không phải của Lê Thánh Tông mà là của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm… thậm chí của đời sau nữa, của truyền thuyết dân gian, hoặc là chúng ta đưa vào những cái của tư tưởng Trung Quốc làm lẫn lộn tư tưởng Lê Thánh Tông, làm sai lạc diện mạo, thực chất tư tưởng của ông …
Trong lịch sử của Việt Nam có hiện tượng sự phát triển các phương thức sản xuất qua các giai đoạn không đầy đủ, không thay thế nhau bằng cách cái sau phủ định triệt để cái trước. Trong thực tế vẫn còn những tàn dư của xã hội nguyên thuỷ (như ruộng công làng xã), của một chế độ nô lệ không điển hình (như nô tì công và tư), của một chế độ phong kiến phân tán chưa thành hình (như các hào trưởng, hào cường), một chế độ phong kiến tập trung tập quyền chính trị quá sớm nhưng không trọn vẹn vì thiếu kinh tế đô thị, tồn tại song song, đan chéo vào nhau một dạng trầm tích phức hợp phức thể. Cho đến thế kỷ XV điều này còn rõ nét, cho nên trong tư tưởng Lê Thánh Tông cũng có dạng kế thừa hỗn dung trầm tích như vậy. Nhưng nước ta lại sớm thống nhất, thống nhất dưới hình thức quận, huyện của chính quyền đô hộ rồi đến thế kỷ X thống nhất thành quốc gia độc lập tạo ra điều kiện để thế kỷ XV dân tộc hình thành sớm. Cho nên tất yếu xuất hiện nhu cầu xây dựng dân tộc ý thức hệ cũng có dạng hợp nhất. Từ thời Lê sơ đã đến lúc thực hiện thống nhất ý thức hệ, Lê Thánh Tông đã làm sự thống nhất ở đây được thực hiện bằng cách kết hợp tư tưởng yêu nước với tư tưởng Tam giáo và các yếu tố
khác. Đó là một mô hình phức hợp, có thể nhìn nó như một khối mà không phải hoàn toàn là một chỉnh thể, liên hệ hữu cơ với nhau. Theo sự khảo sát thực tế thơ văn và tư liệu Lê Thánh Tông, chúng ta có thể hình dung trong mô hình phức hợp các thành tố kể trên không chồng chất lộn xộn mà liên kết nhiều cấp, quanh cốt lõi là Nho giáo. Sự liên kết các yếu tố đó có mức độ chặt chẽ khác nhau qua các giai đoạn cuộc đời Lê Thánh Tông. Có cái chỉ là vỏ bọc, có cái được liên kết chặt chẽ, có những cái được liên kết thành khối riêng nằm trong cái toàn bộ. Qua nghiên cứu thơ văn Lê Thánh Tông cho ta thấy rằng Nho giáo là bộ phận xương sống của khối liên kết đó. Rõ ràng là trong cái toàn thể hệ tư tưởng ở Lê Thánh Tông mà ta hình dung thì Nho giáo là một phần trong nhiều phần, thế nhưng nó là bộ phận then chốt, quy định sự chọn lọc, sự sắp xếp vì nó là học thuyết thống trị, và hơn thế, nó thích hợp với cơ chế chính trị - kinh tế - xã hội đã phát triển ở thời Lê sơ.
Phân tích ảnh hưởng Tam giáo Nho, Phật, Đạo đến tư tưởng Lê Thánh Tông một đại diện tiêu biểu thế kỷ XV thời kỳ rực rỡ của dân tộc, trong tình hình tư liệu chủ yếu là qua tác phẩm văn học, sử học luật học, chúng ta lại càng cần lưu ý tới tình trạng liên kết, thẩm thấu hỗn dung trên. Những mặt ảnh hưởng như thiên đạo, trị đạo, cách tu thân, quan niệm sống, quan niệm lịch sử của Lê Thánh Tông là Nho Hán Tống không hoàn toàn tách rời với vũ trụ quan, nhận thức luận của Phật- Đạo bản địa rất khó tách bạch.
Tóm lại : Chú trọng đến những đặc điểm tiếp biến Tam giáo tại Việt Nam như vậy, chúng ta mới có thể tìm những phương pháp tiếp cận và giải quyết những vấn đề cụ thể của việc phân tích nghiên cứu ảnh hưởng của đạo Tam giáo trong quan niệm đạo đức của Lê Thánh Tông.
* Nho giáo vào Việt Nam trong thời Bắc thuộc, căn bản qua ba thời kỳ như sau:
- 111 trước công nguyên - 39: các đời Tây Hán và Đông Hán
- 43 -544: Các đời Đông Hán, Tam Quốc,Tấn, Nam Bắc Triều.
- 603 - 939: Các đời Tuỳ, Đường, Ngô Quyền.
Mười thế kỷ đầu Bắc Thuộc, Nho học Việt Nam chưa thịnh, chưa hình thành tầng lớp Nho sĩ nắm vai trò quan trọng trong xã hội. Thành phần tri thức Việt ưu tú bấy giờ là những nhà Tu sỹ, đặc biệt là các Cao Tăng, thông qua việc học chữ Nho để đọc kinh Phật, các Sư Tăng phần nào đó tiếp thu luôn Nho học. Thế nên, khi đất nước vừa độc lập, kể từ Ngô (939 - 965), Đinh (968 -979), Lê (980 -1009), trí thức tài đức ra giúp triều đình chủ yếu là các đạo sĩ và thiền sư. Nên từ thời Lý Phật giáo phát triển mạnh Một số Thiền Sư có công dạy các tục gia đệ tử trở thành nhân tài giúp nước, như sư Khánh Vân và sư Vạn Hạnh lần lượt là thầy dạy Lý Công Uẩn; Sư Trí ở núi Cao Dã là thầy của Thái uý Tô Hiến Thành, Thái Bảo Ngô Hoà Nghĩa …Các Vua Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông đều tiếp thu cả Nho giáo và Phật giáo…
Nho học Việt Nam cũng chủ động phát triển từ đời Lý thế kỷ XI, sang cuối thế kỷ XIV đời Trần thì bắt đầu tham chính, Nho học mở đường xuất thân cho kẻ sĩ thông qua khoa cử, nhờ đó thúc đẩy đội ngũ Nho sĩ, văn học phát triển, văn hoá được nâng cao. Không ít tiên Nho Việt Nam là tác gia, đi sâu vào Nho học như Chu Văn An soạn Tứ thư Thuyết Ước. Nhưng chiến tranh liên miên thời Minh, sách vở bị cướp, đốt mất quá nhiều thời Lý -Trần - Hồ, tư tưởng học thuật của tiên Nho Việt Nam hầu như không còn lưu lại nhiều cho đời sau nghiên cứu. Đầu Lê sơ Nho học được Lê Lợi, Nguyễn Trãi chú trọng coi làm hệ tư tưởng cho chế độ phong kiến tập quyền, nên nói đến Nho giáo thời Lê sơ, cái nổi bật hình như không phải là tư tưởng triết học, mà lại là văn chương, khoa cử, và vai trò đạo đức nhất là lĩnh vực đạo đức của người cầm quyền, đạo đức chính trị của sĩ phu trong lịch sử.
Đầu đời Lê, từ Vua Lê Lợi Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông đều đề cao, đặc biệt từ Vua Lê Thánh Tông Nho học rất được chú trọng, được tôn là quốc học, khoa cử thúc đẩy, hình thành tầng lớp nho sĩ trí thức đông đảo. Kinh đô có Quốc tử giám, Thái học viện, Vua Lê Thánh Tông chia nước làm mười ba đạo, hầu hết các đạo ở đồng bằng đều lập trường công, ấn định quy chế thi cử. Năm 1463 có chừng 1400 người thi Hội ở Thăng Long; năm 1475 tăng lên
khoảng 3000 thí sinh. Từ triều Lê, người thi đậu rất vẻ vang: Có lễ xướng danh, lễ vinh quy, lễ khắc tên tiến sĩ vào bia đá ở Văn Miếu. Khoa cử Nho học đề cao Tứ Thư, Ngũ Kinh ảnh hưởng nhiều Tống nho, Minh nho.
Nhiều danh nho đời Lê sơ Nguyễn Trãi, Lê Văn Linh, Bùi Cẩm Hồ, Nguyễn Thiên Tích, Nguyễn Trực, Nguyễn Như Đỗ, Lương Thế Vinh, Đỗ Nhuận, Thân Nhân Trung. Ảnh hưởng của Nho giáo đến nhiều lĩnh vực do yêu cầu và điều kiện thực tiễn Việt Nam mà lĩnh vực đạo đức, nhất là đạo đức ở phương diện làm quan, làm vua, làm chính trị, là xu thế nổi bật chịu ảnh hưởng rõ rệt Nho giáo hơn tất cả. Trong tư tưởng Lê Thánh Tông cũng thể hiện nổi bật chịu ảnh hưởng của Nho giáo trong quan niệm về đạo đức người làm Vua, người cầm quyền.
* Sự du nhập và phát triển Phật giáo tại Việt Nam đến trước thời Lê Thánh Tông.
* Trước thế kỷ III Phật giáo du nhập Việt Nam:
Khi bị nhà Hán xâm lăng, miền đất phía bắc nước Việt Nam nay bị đổi tên là Giao Chỉ Bộ. Vào năm 203 (triều Hán Hiến đế), Giao chỉ Bộ Lại bị đổi thành Giao Châu.
Phật giáo vào Việt Nam trước tiên bằng đường biển, từ phương Nam lên, do các nhà Sư Ấn Độ theo thuyền buôn. Luy Lâu (vùng Dâu, Hà Bắc) có thể là cửa ngõ để từ Việt Nam, các nhà sư, nhà buôn viễn xứ mượn đường đi vào đất Hán.
Theo “Thiền uyển truyền đăng tập lục”, Pháp sư Đàm Thiên trong khi đàm đạo với vua Nhà Tuỳ (thế kỷ VI - VII) đã cho biết Giao Châu có đường thông thương với Ấn Độ, nên khi ở Giang Đông (Trung Quốc) đạo Phật hãy còn xa lạ thì tại thủ đô Luy Lâu của Giao Châu đã có trên hai mươi Chùa Phật, hơn năm trăm Nhà Sư, đã biết đến mười lăm bộ kinh.
Có bằng chứng cho thấy Phật giáo đã từ Việt Nam vào Trung Quốc trước khi Phật giáo từ Trung Quốc truyền sang Việt Nam. Thế kỷ III, Ngô