Ảnh hưởng Tam giáo trong tư tưởng đạo đức Lê Thánh Tông - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN

-------------------------------------


TRẦN THỊ CHÂM

(Thích Đàm Luyện)


ẢNH HƯỞNG TAM GIÁO TRONG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC LÊ THÁNH TÔNG


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC


Ảnh hưởng Tam giáo trong tư tưởng đạo đức Lê Thánh Tông - 1

Chuyên ngành : Tôn giáo học Mã số : 60.22.90


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Thị Hòa Hới


HÀ NỘI – 2010

MỤC LỤC‌


Trang

MỞ ĐẦU1

*. Lý do chọn đề tài 1

1. Tình hình nghiên cứu đề tài 3

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 5

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4. Cơ sở lý uận và phương pháp nghiên cứu 6

5. Đóng góp của luận văn 6

6. Ý nghĩa của luận văn 6

7. Kết cấu của luận văn 7

Chương I SỰ DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN TAM GIÁO TẠI VIỆT8

NAM ĐẾN TRƯỚC THỜI LÊ THÁNH TÔNG.

1.1. Sự du nhập Tam giáo từ Trung Quốc vào Việt Nam 8

(Đến trước thời Lê Thánh Tông).

1.2. Một số quan niệm về vai trò, vị trí đạo đức trong 31

Tam giáo đồng nguyên.

Chương II MỘT SỐ NỘI DUNG ẢNH HƯỞNG TAM GIÁO TRONG TƯ39

TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA LÊ THÁNH TÔNG.

2.1. Cơ sở khách quan và chủ quan của sự ảnh hưởng 39

Tam giáo về đạo đức của Lê Thánh Tông.

2.2. Nội dung ảnh hưởng Tam giáo trong tư tưởng đạo 58

đức người cầm quyền của Lê Thánh Tông.

2.2.1. Ảnh hưởng của Nho giáo 58

2.2.2. Ảnh hưởng của Phật 73

2.2.3. Ảnh hưởng của Đạo giáo 75

2.3. Ý nghĩa của việc tiếp biến Tam giáo trong tư tưởng 86

đạo đức Lê Thánh Tông đối với việc xây dựng đạo đức con người Việt Nam hiện nay.

KẾT LUẬN100

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO105

MỞ ĐẦU


*. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Tam giáo Nho, Phật, Đạo là các học thuyết chính trị- xã hội, đạo đức Tôn giáo từ bên ngoài đã có mặt ở Việt Nam hàng ngàn năm. Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, Tam giáo đã dần dần thâm nhập gắn bó mật thiết với đời sống- văn hóa tinh thần và đặc biệt là trong quan niệm tư tưởng đạo đức của người Việt Nam. Qua quá trình tiếp biến lâu dài, nhiều yếu tố tư tưởng đạo đức Tam giáo đã dần được giai cấp Phong kiến Việt Nam tiếp nhận, đề cao và có sự tái cấu trúc hòa nhập với văn hóa Việt Nam, ăn sâu vào thói quen, tâm lý, phong tục tập quán người Việt, nên đây đã là hướng nghiên cứu quan trọng thu hút sự chú ý của nhiều học giả với nhiều công trình có giá trị.

Trong thời kỳ phong kiến Ngô - Đinh tiền Lê - Lý - Trần trước thời Lê, với việc qui định tiếp biến các yếu tố kế thừa tư tưởng Tam giáo thông qua bộ lọc là tư tưởng yêu nước và tinh thần dân tộc mà giai cấp phong kiến Việt Nam đã dần dần xây dựng được một hệ tư tưởng cho nhà nước phong kiến trung ương tập quyền, củng cố độc lập, xây dựng nền văn hóa dân tộc và đào tạo nhân tài cho đất nước. Xuất phát từ yêu cầu xây dựng và củng cố đất nước Việt Nam mà các yếu tố của Nho, Phật, Đạo đã được Lê Thánh Tông rất coi trọng và sử dụng trong đường lối trị nước của mình, vì thế đây là những chủ đề quan trọng đã được tiếp cận từ nhiều góc độ riêng rẽ cụ thể của giới nghiên cứu … Tuy nhiên, đến nay trong điều kiện mới của khoa học xã hội và nhân văn đã đến lúc tiếp tục làm sáng tỏ vấn đề tư tưởng của ông dưới góc độ liên ngành Triết học, Tôn giáo học vẫn là cần thiết. Và vấn đề ảnh hưởng Tam giáo đến tư tưởng đạo đức của Lê Thánh Tông có ý nghĩa mới mẻ, cần được đi sâu tìm hiểu một cách hệ thống.

Lê Thánh Tông tên tự là Tư Thành, được sinh ra ở bên ngoài cung cấm, tại chùa Huy Văn ( hiện nay ở phía trong ngõ Văn Chương, Tôn Đức Thắng,

quận Đống Đa, Hà Nội). Sống giữa chốn dân gian từ nhỏ, cho đến năm lên 4 tuổi, mẹ của Vua Nhân Tông buông rèm chính sự, mới đón Tư Thành về phong làm Bình Nguyên Vương cho ở nhà Thái Phiên để hàng ngày cùng Nhân Tông và các Phiên Vương khác học tập tại tòa Kinh Diên. Chính từ đây, Lê Thánh Tông được học tập, tiếp xúc với tư tưởng, tinh thần của Tam giáo. Trong thời đại Lê sơ hào khí, kế thừa những tư tưởng yêu nước thương dân sâu sắc kết hợp với lòng nhân ái của Đạo Phật, đạo đức toàn thiện của Đạo Nho tư tưởng phóng khoáng của Đạo Lão Trang đã thấm nhuần vào ông từ tấm bé, hình thành nên nhân cách một ông Vua anh minh, nhân đức làm nên triều đại Lê Thánh Tông trị vì với tinh thần thượng quốc, thương dân, có trật tự gia phong và kỷ cương xã hội. Những yếu tố tư tưởng đạo đức Tam giáo về

: Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa, Trí, Tín, Dũng, Từ, Bi, Hỉ, Xả, “Vô Vi” các giá trị đó… đã được Lê Thánh Tông tiếp biến, phát triển và trở thành đường lối trị nước bằng đạo đức của mình. Với cốt lõi là tinh thần dân tộc Lê Thánh Tông đã kế thừa các góc độ Tam giáo có thể nói Tam giáo được tiếp nhận chủ động đã có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển tư tưởng đạo đức Lê Thánh Tông. Tuy nhiên vấn đề là ảnh hưởng của Tam giáo trong tư tưởng đạo đức của Lê Thánh Tông rất đậm nét nhưng chúng đã được khúc xạ, tiếp nhận như thế nào, để Tam giáo chính là một cơ sở quan trọng góp phần làm nên khía cạnh nhân văn của đường lối đức trị ở Lê Thánh Tông. Ảnh h- ưởng đó không phải là tất cả mà đã có sự tái cấu trúc, kết hợp tổng hợp theo cách như thế nào. Những vấn đề này rất cần được tiếp tục làm sáng tỏ từ góc độ Triết học, Tôn giáo học.

Trong bối cảnh hiện nay, văn kiện Đảng ta nhận định: Trong bộ máy chính trị, sự suy thoái đạo đức ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên biểu hiện tập trung ở tình trạng tham nhũng là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của xã hội, bên cạnh đó những thang bậc đạo đức xã hội đang có chiều hướng suy thoái, lối sống gấp thực dụng, hưởng thụ tiêu dùng theo chủ nghĩa cá nhân chưa bị ngăn chặn … do đó trở lại tìm hiểu cách thức tiếp

nhận ảnh hưởng từ bên ngoài của tư tưởng đạo đức Lê Thánh Tông để kế thừa có phê phán, chọn lọc những giá trị tư tưởng đạo đức nhân văn của Lê Thánh Tông lại càng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng sâu sắc đối với việc xây dựng đạo đức con người Việt Nam hiện nay.

Những lý do trên cho thấy rõ việc nghiên cứu “ ảnh hưởng của Tam giáo đối với tư tưởng đạo đức của Lê Thánh Tông ”là vấn đề cần thiết nhằm chỉ ra được những giá trị tích cực cần kế thừa tiếp thu có chọn lọc để vận dụng góp phần vào xây dựng nền đạo đức, chính trị con người Việt Nam trong thời đại mới. Hơn nữa với tâm nguyện riêng là một người tu sĩ tu hành tại chùa Huy Văn, với lòng thành kính Vua Lê Thánh Tông, chúng tôi chọn vấn đề nghiên cứu này với mong muốn có những am hiểu sâu sắc hơn tư tưởng của vị Vua được thờ phụng tại đây.

1. Tình hình nghiên cứu đề tài

Như chúng ta đã biết, vấn đề tìm hiểu nội dung tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và ảnh hưởng riêng của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo đến tư tưởng của Lê Thánh Tông từ trước đến nay đã và đang thu hút được một số nhà nghiên cứu quan tâm, mặc dù không nhiều, song vấn đề này đã có những công trình, bài viết được đánh giá cao. Trong đó phần lớn các tác giả chú ý đề cập đến vấn đề nội dung của các phẩm chất đạo đức Nho giáo như Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng … được Lê Thánh Tông tiếp biến và thể hiện nhiều qua thơ, văn của ông. Tuy nhiên, khi đánh giá về các nội dung đó thường tiếp cận từ góc độ khoa học riêng rẽ cụ thể: sử học, văn học, nghệ thuật học, chính trị học, văn hóa học. Các nội dung khác của tư tưởng đạo đức Phật giáo, Đạo giáo biểu hiện ở Lê Thánh Tông còn chưa được khai thác nhiều, chẳng hạn: Ảnh hưởng của Phật giáo, Đạo giáo đến quan niệm về vai trò, vị trí của đạo đức, con đường hình thành lối sống có đạo đức lý tưởng, con đường xây dựng con người có đạo đức toàn thiện (siêu việt) … là những vấn đề trọng yếu phổ quát chung của tư tưởng đạo đức Tam giáo được ông tiếp biến khá thành công, nhưng trong các công trình đó chưa được chú ý đi

sâu, sự nhìn nhận đánh giá về các vấn đề đạo đức Tam giáo còn trên nhiều quan điểm nhìn nhận khác nhau, thậm trí trái ngược nhau. Cho nên, chúng tôi hiểu rằng tiếp tục việc xem xét lại những ảnh hưởng tư tưởng đạo đức trong học thuyết của Tam giáo ở Lê Thánh Tông và vị trí, ý nghĩa của mỗi giáo trong từng giai đoạn lịch sử của cuộc đời Lê Thánh Tông và vận dụng bài học, giá trị tư tưởng tích cực chủ động của ông vào hoàn cảnh thực tiễn hiện nay cần được quan tâm nghiên cứu từ chuyên ngành Triết học, Tôn giáo học là việc làm cần thiết.

Từ trước và đặc biệt sau đổi mới, tìm hiểu về Tam giáo, nhất là ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam trong đời sống chính trị, đạo đức đã được giới nghiên cứu không chỉ ở Việt Nam mà cả nước ngoài đề xuất một cách sôi nổi, nhiều công trình biên soạn và khảo cứu xoay quanh vấn đề điều kiện du nhập, phát triển, giá trị, vai trò, đặc điểm tư tưởng chính trị đạo đức Nho giáo trong lịch sử.

Riêng về nghiên cứu sâu ảnh hưởng của Nho giáo đến tư tưởng Lê Thánh Tông cũng có một số công trình, bài viết như : “Lịch sử tư tưởng Việt Nam” do Nguyễn Tài Thư (chủ biên - chương Tư tưởng thời Lê), sách “Lê Thánh Tông - vị vua anh minh, nhà cách tân vĩ đại ” do Lê Đức Tiết tái bản, có bổ sung. Nxb. Tư pháp, 2007, sách tuyển “Lê Thánh Tông - về tác giả và tác phẩm” Tuyển chọn, giới thiệu: Bùi Duy Tân. Lại Văn Hùng Nxb. Giáo dục, 2007; Góp phần tìm hiểu cách chia phiên trong chính sách “Ngụ binh ư nông” thời Lê Thánh Tông (1460 - 1497)” của Hà Duy Biển; “Vua Lê Thánh Tông và cải cách tổ chức bộ máy thời hậu Lê” của Minh Đạt; thơ “Lê Thánh Tông” của Lâm Giang dịch, Nxb. Kim Đồng, 2001; “Tìm hiểu tư tưởng chính trị Nho giáo Việt Nam từ Lê Thánh Tông đến Minh Mệnh” sách của Nguyễn Hoài Văn, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2002 …

Qua đây có thể thấy, nhìn chung, các tác giả mới tập trung chú ý nghiên cứu nhìn ảnh hưởng riêng Nho giáo đến Lê Thánh Tông dưới những góc độ tiếp cận khác nhau, song nghiên cứu một cách tổng hợp vấn đề “ảnh hưởng

của Tam giáo ở tư tưởng đạo đức Lê Thánh Tông” (Để khẳng định điều này thì chưa có đủ điều kiện, nhưng trong góc độ tư tưởng Lê Thánh Tông vẫn khẳng định có những ảnh hưởng Tam giáo theo mức độ đậm nhạt khác nhau) và chỉ ra những ảnh hưởng của tư tưởng đạo đức đạo đức Tam giáo đối với tư tưởng đạo đức chính trị Lê Thánh Tông từ đó rút ra bài học nhằm vận dụng và đánh giá vai trò của chúng đối với việc xây dựng nền đạo đức con người mới ở nước ta hiện nay từ góc độ Triết học, Tôn giáo học thì chưa được quan tâm nhiều đề nghiên cứu một cách tổng hợp hệ thống đầy đủ. Bởi những lý do đó mà chúng tôi lựa chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu trong luận văn Thạc sỹ.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

2.1. Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu từ góc độ Triết học, Tôn giáo học để làm rõ vị trí, nội dung của những tư tưởng đạo đức Tam giáo, hay của từng giáo phân tích vai trò và ảnh hưởng của một số nội dung cơ bản đối với sự hình thành và phát triển tư tưởng đạo đức của Lê Thánh Tông và chỉ ra ý nghĩa của việc tiếp biến những tư tưởng ấy đối với việc xây dựng nền đạo đức xã hội con người Việt nam hiện nay.

2.2 . Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích trên, luận văn có ba nhiệm vụ :

- Làm rõ nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Tam giáo, đặc điểm sự du nhập và ảnh hưởng của chúng vào Việt Nam đến trước thời Lê Thánh Tông.

- Phân tích làm rõ những ảnh hưởng quan niệm Tam giáo đối với tư tưởng đạo đức của Lê Thánh Tông ở một số nội dung cơ bản.

- Chỉ ra ý nghĩa sự vận chúng vào việc xây dựng nền đạo đức con ng- ười Việt nam thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước từ góc độ chuyên ngành Triết học, Tôn giáo học.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Từ góc độ Triết học, Tôn giáo học tìm hiểu ảnh hưởng của quan niệm Tam giáo đến tư tưởng đạo đức của Lê Thánh Tông và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng đạo đức xã hội con người Việt Nam hiện nay.

3.2. Phạm vi nghiên cứu :

Từ góc độ Triết học, Tôn giáo học

Nghiên cứu một số nội dung cơ bản của quan niệm đạo đức Tam giáo và những ảnh hưởng của nó đối với tư tưởng đạo đức chính trị của Lê Thánh Tông chủ yếu qua thơ văn của ông và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng đạo đức xã hội con người Việt Nam hiện nay .

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận

Luận văn được xây dựng trên cơ sở vận dụng các nguyên lý, quan điểm chủ nghĩa Mác như: Quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Cơ sở lý luận của luận văn còn dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Tôn giáo, kế thừa biện chứng các giá trị truyền thống của dân tộc.

4.2 . Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn kết hợp giữa việc sử dụng phương pháp chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ yếu sử dụng phương pháp lôgic và lịch sử, phân tích, tổng hợp, đối chiếu và so sánh với việc sử dụng một số phương pháp liên ngành Triết học, Tôn giáo học, Triết học văn hoá.

5. Đóng góp của luận văn

- Từ góc độ Triết học, Tôn giáo học luận văn làm sáng tỏ thêm về cơ sở hình thành giá trị, nội dung tư tưởng đạo đức của Tam giáo và ảnh hưởng của chúng tại Việt Nam.

- Phân tích làm sáng tỏ một số nội dung cơ bản ảnh hưởng Tam giáo đến tư tưởng đạo đức Lê Thánh Tông, giá trị sự tiếp nhận ảnh hưởng của tư

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 18/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí