Tóm Tắt Kết Quả Định Lượng Trả Lời Câu Hỏi Nc 1 Và 2


Whitehead, 1977; Otley, 1980; Ginzberg, 1980; Chenhall và Morris, 1986; Mahmood và Swanberg, 2001; Daoud và Triki, 2013).

Rủi ro dữ liệu (5 biến đo lường): kế hoạch khắc phục sự cố không được chú trọng, kiểm toán chất lượng dữ liệu không được thực hiện, mã hoá dữ liệu không được thực hiện, đe doạ từ bên trong và đe doạ từ bên ngoài (Redman, 1992; Zhang và cs, 2002; Yang và Jiang, 2014; Zhuang, 2014; Laudon và Laudon, 2018) và lý thuyết ngẫu nhiên (Galbraith, 1973; Wetherbe và Whitehead, 1977; Otley, 1980; Ginzberg, 1980; Chenhall và Morris, 1986; Mahmood và Swanberg, 2001; Daoud và Triki, 2013).

Đích đến cuối cùng của phương pháp định tính là mô hình NC cùng với 8 giả thuyết được hình thành và phương pháp định lượng được sử dụng tiếp theo để kiểm định mô hình cùng các giả thuyết tương ứng.

Phương pháp định lượng: để xác định mức độ tác động của các nhân tố rủi ro CNTT đến CLHTTTKT và tác động của CLHTTTKT đến CLTTKT, dữ liệu khảo sát thu thập được phân tích bằng các kỹ thuật như hệ số Crobach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy các thang đo, phân tích EFA, phân tích CFA và phân tích bằng mô hình phương trình cấu trúc tuyến tính SEM trên SPSS và AMOS. Do hệ số tương quan biến tổng 0,270 < 0,3 nên đã loại biến đo lường SWR6 ở bước đánh giá độ tin cậy thang đo. Kế đến ở bước phân tích EFA loại tiếp 2 biến đo lường OCR4 và OCR5 vì hệ số tải nhân tố của chúng < 0,5, đồng thời 2 nhân tố Rủi ro phần mềm và Rủi ro dữ liệu hội tụ về nhân tố mới gọi là Rủi ro phần mềm và dữ liệu. Sau bước EFA này thì mô hình NC và các giả thuyết đã được điều chỉnh lại cho phù hợp với 6 nhân tố tác động, 1 nhân tố trung gian và 7 giả thuyết tương ứng.

Phân tích CFA được sử dụng tiếp sau bước EFA đã cho thấy sự phù hợp của mô hình với dữ liệu NC, các biến đo lường đều mang ý nghĩa, các thang đo đều đảm bảo tính phân biệt, tính hội tụ và độ tin cậy.

Cuối cùng, phân tích SEM được sử dụng đã chứng minh cả 7 giả thuyết H1, H2 H3, H4, H5, H6 và H7 đều được ủng hộ (Bảng 4.31). Các nhân tố rủi ro CNTT đều ảnh hưởng đến CLHTTTKT theo thứ tự ảnh hưởng có độ mạnh giảm dần: Rủi ro


nguồn lực con người, rủi ro phần cứng, rủi ro ứng dụng tiến bộ CNTT, rủi ro văn hoá tổ chức, rủi ro cam kết quản lý và cuối cùng là rủi ro phần mềm và dữ liệu (HRR > HWR > ITAR > OCR > MCR > SWR).

Bảng 5 – Tóm tắt kết quả định lượng trả lời câu hỏi NC 1 và 2


Giả

thuyết

Nội dung

Kết quả

kiểm định

Dấu tác

động

H1

Rủi ro phần mềm và dữ liệu có ảnh hưởng đến

CLHTTTKT

Chấp nhận

-

H2

Rủi ro phần cứng có ảnh hưởng đến

CLHTTTKT

Chấp nhận

-

H3

Rủi ro cam kết quản lý có ảnh hưởng đến

CLHTTTKT

Chấp nhận

-

H4

Rủi ro nguồn lực con người có ảnh hưởng đến

CLHTTTKT

Chấp nhận

-

H5

Rủi ro ứng dụng tiến bộ CNTT có ảnh hưởng

đến CLHTTTKT

Chấp nhận

-

H6

Rủi ro văn hoá tổ chức có ảnh hưởng đến

CLHTTTKT

Chấp nhận

-

H7

CLHTTTKT có ảnh hưởng lên CLTTKT

Chấp nhận

+

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 321 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của rủi ro công nghệ thông tin đến chất lượng thông tin kế toán trong các doanh nghiệp tại Việt Nam - 21

Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả qua phân tích trên AMOS

Để trả lời cho câu hỏi NC 3: Các hàm ý quản lý nào được đưa ra đối với các bên liên quan từ kết quả NC? NC thực nghiệm cho thấy các hàm ý quản lý được đưa ra bao gồm hàm ý đối với DN (kiểm soát rủi ro nguồn lực con người, kiểm soát rủi ro phần cứng, kiểm soát rủi ro ứng dụng tiến bộ CNTT, kiểm soát rủi ro văn hoá tổ chức, kiểm soát rủi ro cam kết quản lý và kiểm soát rủi ro phần mềm và dữ liệu) và hàm ý đối với các hội nghề nghiệp kế toán và kiểm toán. Các hàm ý quản lý này sẽ được đề cập chi tiết tại nội dung 5.2.2 ở phần tiếp theo.

Ngoài ra, để trả lời câu hỏi dành cho các biến kiểm soát trong mô hình NC: Có sự khác biệt nào trong đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các rủi ro CNTT đến


CLHTTTKT giữa các nhóm đối tượng khảo sát? PPNC định lượng với kỹ thuật phân tích One-Way ANOVA được thực hiện với sự hỗ trợ bởi phần mềm SPSS. Kết quả chứng nhận có sự khác biệt rõ ràng trong ảnh hưởng của các rủi ro CNTT đến CLHTTTKT ở các DN 100% vốn nước ngoài, DN quy mô lớn và DN có sử dụng phần mềm ERP so với các DN có loại hình DN khác, DN quy mô vừa và nhỏ và DN sử dụng các phần mềm khác. Sự khác biệt này cho thấy CLHTTTKT tại các DN 100% vốn nước ngoài, DN quy mô lớn và DN có sử dụng ERP đều tốt hơn các DN còn lại. Tức là các DN này kiểm soát được các rủi ro CNTT tốt hơn nên CLHTTTKT tại các đơn vị này không bị ảnh hưởng nhiều bởi các rủi ro CNTT như đã chỉ ra. Kết quả này cũng chỉ ra sự phù hợp với thực tế khi mà các DN này có khuynh hướng đầu tư bài bản CNTT cho tổ chức xây dựng và vận hành HTTTKT tại đơn vị, từ việc đầu tư thiết bị, phần cứng, phần mềm, quy trình và cả huấn luyện, đào tạo cho con người đủ năng lực để sử dụng và kiểm soát tốt HTTTKT.

5.2. Các hàm ý

5.2.1. Hàm ý lý thuyết

Với các phát hiện đã trình bày ở chương 4, đề tài đã có những đóng góp về phương diện lý thuyết như sau:

Củng cố và bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm về vận dụng lý thuyết cấu trúc và lý thuyết ngẫu nhiên để giải thích mối quan hệ giữa rủi ro CNTT với CLHTTTKT và CLTTKT.

Bổ sung thêm bằng chứng cho thấy ảnh hưởng của rủi ro phần cứng, rủi ro phần mềm, rủi ro dữ liệu, rủi ro ứng dụng tiến bộ CNTT, rủi ro nguồn lực con người, rủi ro cam kết quản lý và rủi ro văn hoá tổ chức đến CLHTTTKT và CLTTKT.

Khẳng định các rủi ro CNTT đã ảnh hưởng ngược chiều lên CLHTTTKT, từ đó ảnh hưởng đến CLTTKT nếu không được kiểm soát tốt.

Đề tài đã đưa ra bằng chứng về sự xuất hiện của nhân tố mới là nhân tố rủi ro phần mềm và dữ liệu đã được hình thành từ việc hội tụ của hai nhân tố rủi ro phần mềm và rủi ro dữ liệu so với mô hình NC lúc đầu.



Hướng NC về mối quan hệ giữa rủi ro CNTT với CLHTTTKT và CLTTKT gần như chưa được thực hiện ở Việt Nam, trong khi mối quan tâm đến rủi ro CNTT đang trở thành vấn đề đáng lưu ý đối với các DN khi mà việc ứng dụng CNTT vào trong vận hành HTTTKT là bắt buộc với tốc độ ngày càng cao. Chính vì thế, kết quả NC này mở ra hướng NC khám phá và bổ sung thêm các nhân tố rủi ro CNTT tác động đến CLHTTTKT và CLTTKT.

5.2.2. Hàm ý quản lý

Để quản lý tốt chiến lược và đạt các mục tiêu kinh doanh, các DN phải theo đuổi và duy trì được một HTTTKT có chất lượng tại đơn vị, đặc biệt trong môi trường đòi hỏi phải ứng dụng CNTT vào trong quản lý ngày càng cao. Thực tế cho thấy, CNTT càng phát triển, càng nhiều công nghệ ra đời thì cũng kéo theo sẽ xuất hiện nhiều rủi ro liên quan đến những công nghệ đó. Đó là việc DN sẽ không lường trước được liệu có những rủi ro gì sẽ xảy ra liên quan đến CNTT khi ứng dụng cho HTTTKT trong thực tế. Bởi lẽ, thứ nhất, CNTT ngày càng tinh vi và phức tạp, nó đòi hỏi nhân lực tham gia vào vận hành HTTTKT phải mất một khoảng thời gian mới có sử dụng được, thậm chí phải nắm bắt nhiều công nghệ cùng một lúc. Thứ hai, các CNTT mới được cung cấp từ rất nhiều nhà sản xuất khác nhau nên việc chúng có tương thích và hoà hợp cùng với nhau hay không cũng là vấn đề đau đầu đối với người sử dụng. Bên cạnh đó, những rủi ro tổ chức cùng với rủi ro CNTT mà trong NC này gọi là rủi ro CNTT cũng đã có những ảnh hưởng đáng kể lên CLHTTTKT. Chính vì thế, những hàm ý quản lý từ NC này một phần nào đó gợi ý cho DN các định hướng về kiểm soát các rủi ro CNTT để gia tăng chất lượng của HTTTKT, từ đó góp phần gia tăng CLTTKT tại DN.

5.2.2.1. Hàm ý đối với doanh nghiệp Về kiểm soát rủi ro nguồn lực con người

Căn cứ vào kết quả kiểm định giả thuyết ảnh hưởng của Rủi ro nguồn lực con người đến CLHTTTKT (giả thuyết H4) cho thấy Rủi ro nguồn lực con người có ảnh hưởng ngược chiều mạnh mẽ nhất lên CLHTTTKT (hệ số hồi quy chuẩn hoá -0,393). Dựa vào kết quả này, hàm ý quản lý được đưa ra như sau:


Bất kỳ việc tổ chức và vận hành một HTTTKT nào trong thực tế tại DN thì cũng đều hướng trọng tâm vào phục vụ cho con người. Bản thân HTTTKT không thể tự hoạt động mà cần có sự tác động của con người lên nó, con người vừa có vai trò xây dựng HTTTKT vừa tham gia vào sử dụng và giám sát hệ thống này. Trong suốt quá trình vận hành HTTTKT, con người có thể có những tác động cả tích cực lẫn tiêu cực đến HTTTKT mà phần lớn những tác động tiêu cực đến từ những yếu kém của con người liên quan đến kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, cả thái độ và ý thức. Do vậy, để cải thiện hay duy trì chất lượng cho HTTTKT để tăng cường CLTTKT thì các DN cần chú ý đến việc:

- Đào tạo và huấn luyện đầy đủ cho các thành viên các kỹ năng cần thiết để tham gia vào sử dụng HTTTKT tại đơn vị. Trong đó, cần chú ý cập nhật liên tục kỹ năng sử dụng các CNTT cả cũ lẫn mới đáp ứng sử dụng một cách hiệu quả nhất những nguồn lực CNTT đã đầu tư vào trong HTTTKT.

- Nâng cao năng lực chuyên môn về IT và kế toán cho đội ngũ IT, đội ngũ kế toán và cả đội ngũ quản lý các cấp tại đơn vị. Làm được điều này chẳng những giúp cho các bộ phận chuyên trách hoàn thành được công việc của mình hay bộ phận mình làm việc mà còn hợp tác, cũng như hỗ trợ tốt nhất cho các bộ phận khác. Đặc biệt là trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay cho thấy CNTT mới ra đời liên tục, đội ngũ kế toán ngoài chuyên môn kế toán ra cũng cần phải có chuyên môn về CNTT thì mới mong giải quyết được công việc nhanh chóng và hiệu quả. Ngược lại, bộ phận hỗ trợ IT ngoài việc giỏi chuyên môn về IT thì cũng cần am hiểu về kế toán cơ bản để có thể hỗ trợ và giao tiếp tốt với bộ phận kế toán khi giải quyết các sự cố liên quan.

- Tạo động lực cho tất cả các thành viên trong đơn vị thay đổi thái độ và ý thức theo hướng tích cực để mạnh dạn ứng dụng công nghệ mới vào trong công việc, tất cả vì mục tiêu chung của tổ chức.

Về kiểm soát rủi ro phần cứng

Căn cứ vào kết quả kiểm định giả thuyết ảnh hưởng của Rủi ro phần cứng đến CLHTTTKT (giả thuyết H2) cho thấy Rủi ro phần cứng có ảnh hưởng ngược chiều


mạnh thứ hai lên CLHTTTKT (hệ số hồi quy chuẩn hoá -0,294). Dựa vào kết quả này, hàm ý quản lý được đưa ra như sau:

Phần cứng bao gồm rất nhiều thứ như máy tính, các thiết bị ngoại vi như máy in, máy Photo, máy Scan, các thiết bị đọc mã Code, camera, các thiết bị lưu trữ, … là rất cần thiết và cực kỳ quan trọng cho một HTTTKT. Việc đầu tiên mà các DN cần làm là nâng cao khả năng vận hành hiệu quả phần cứng là cũng góp phần vào giảm thiểu rủi ro về chúng. Thứ hai là các DN phải có chính sách về bảo đảm an toàn cho phần cứng dựa trên các tiêu chí sau:

- Kiểm soát các tác động xấu đến từ môi trường có thể đe doạ toàn bộ phần cứng như nguồn điện, nguồn nước, độ ẩm, hoả hoạn, …

- Hạn chế tiếp cận đến phần cứng từ những người không phận sự: nhân viên không được giao nhiệm vụ, khách, trộm cắp, …

- Lập kế hoạch và thực hiện bảo trì phần cứng định kỳ để gia tăng tuổi thọ cũng như hiệu suất sử dụng của phần cứng.

- Lựa chọn những nhà sản xuất và nhà cung ứng phần cứng có uy tín.

- Thiết lập hệ thống lưu trữ có tính chuyên nghiệp, an toàn và bảo mật để hỗ trợ cho phần mềm và dữ liệu.

Về kiểm soát rủi ro ứng dụng tiến bộ CNTT

Căn cứ vào kết quả kiểm định giả thuyết ảnh hưởng của Rủi ro ứng dụng tiến bộ CNTT đến CLHTTTKT (giả thuyết H5) cho thấy Rủi ro ứng dụng tiến bộ CNTT có ảnh hưởng ngược chiều mạnh thứ ba lên CLHTTTKT (hệ số hồi quy chuẩn hoá - 0,288). Dựa vào kết quả này, hàm ý quản lý được đưa ra như sau:

Ứng dụng công nghệ mới là xu thế tất yếu cho tất cả các DN, tuy nhiên nó phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của DN và sự ra đời của công nghệ mới. Do đó, để CNTT không bị lạc hậu và luôn duy trì được hiệu suất cao nhất khi sử dụng CNTT thì các DN phải lưu tâm đến quá trình phát triển của CNTT hiện hành để có những cập nhật, nâng cấp kịp thời. Như đã nói, việc không theo kịp sự tiến bộ của CNTT sẽ là bước tụt lùi của DN, là rào cản để hiện thực hoá các chiến lược, mục tiêu và tầm


nhìn của DN. Để kiểm soát tốt những rủi ro ứng dụng tiến bộ CNTT, các DN cần phải:

- Luôn dự trữ nguồn ngân sách đủ để trang trải cho việc nâng cấp theo yêu cầu đổi mới CNTT từ nhu cầu quản lý của DN và quy định của Nhà nước.

- Chú ý đến sự hữu ích của việc ứng dụng những công nghệ mới nổi như Cloud Computing (điện toán đám mây), Big Data (dữ liệu lớn), Blockchain (sổ cái đại chúng), AI (trí tuệ nhân tạo) và Internet of things (kết nối vạn vật) để đầu tư kịp thời cho công tác quản lý.

- Chú ý đến sự tương thích giữa các công nghệ mới và sự tương thích giữa công nghệ cũ và công nghệ mới.

- Tìm hiểu kỹ về công nghệ mới để sử dụng đúng cách và có hiệu quả tối ưu của công nghệ, đồng thời phải dự báo được các nguy cơ có thể có trong quá trình sử dụng công nghệ.

Về kiểm soát rủi ro văn hoá tổ chức

Căn cứ vào kết quả kiểm định giả thuyết ảnh hưởng của Rủi ro văn hoá tổ chức đến CLHTTTKT (giả thuyết H6) cho thấy Rủi ro văn hoá tổ chức có ảnh hưởng ngược chiều mạnh thứ tư lên CLHTTTKT (hệ số hồi quy chuẩn hoá -0,281). Dựa vào kết quả này, hàm ý quản lý được đưa ra như sau:

Văn hoá tổ chức được xem là nền tảng cho mọi suy nghĩ và hành động của con người trong tổ chức. Mỗi tổ chức trong xã hội đều có nét văn hoá đặc trưng riêng của đơn vị mình. Tuy nhiên, nếu một tổ chức mà xây dựng được những nét văn hoá tích cực và tiến bộ thì sẽ làm cho những thành viên trong tổ chức đó có những suy nghĩ và hành động tích cực theo, từ đây sẽ hình thành nên ý thức và thái độ sống và làm việc có trách nhiệm đối với nơi mà mình làm việc. Xây dựng cũng như duy trì một nền tảng văn hoá tiến bộ sẽ giúp cho DN đạt được những thành quả nhất định trong vận hành HTTTKT. Do đó, các DN cần xây dựng văn hoá tổ chức dựa trên:

- Chấp nhận những khác biệt về văn hoá trong vận hành HTTTKT như mạnh dạn thay đổi về quy trình làm việc, thay đổi tư duy quản lý theo những tiêu chuẩn tiến bộ. Khi ứng dụng phần mềm ERP chẳng hạn, nếu quy trình của DN


không thể thay đổi do có những nét đặc thù nào đó thì có thể yêu cầu đơn vị cung cấp ERP điều chỉnh sao cho dung hoà được các lợi ích, cũng như tận dụng được các điểm mạnh của phần mềm.

- Xây dựng các tiêu chuẩn về nhân sự để có thể thu hút và phát triển nhân viên nhằm khơi gợi sự trung thực, lòng trung thành và sự cống hiến dành cho tổ chức. Có như vậy họ mới toàn tâm, toàn ý đối với công việc, đồng thời phát huy sáng tạo trong giải quyết công việc và giảm thiểu các hành vi có thể đe doạ đến HTTTKT của tổ chức.

- Phát huy, đề cao và khuyến khích tinh thần làm việc đội nhóm và truyền thông giữa các bộ phận trong giải quyết công việc chung. DN cần phải tạo được niềm tin cho người lao động vào tổ chức của họ, hiểu rõ trách nhiệm đối với mục tiêu chung của tổ chức, đặt lợi ích tổ chức lên trên hết và tránh xa lợi ích nhóm. Bên cạnh đó, DN cũng cần xây dựng nét văn hoá “hiểu biết và có trách nhiệm đối với rủi ro CNTT”.

Về kiểm soát rủi ro cam kết quản lý

Căn cứ vào kết quả kiểm định giả thuyết ảnh hưởng của Rủi ro cam kết quản lý đến CLHTTTKT (giả thuyết H3) cho thấy Rủi ro cam kết quản lý có ảnh hưởng ngược chiều mạnh thứ năm lên CLHTTTKT (hệ số hồi quy chuẩn hoá -0,264). Mặc dù Rủi ro cam kết quản lý không phải là nhân tố có tác động mạnh nhất nhưng những gì mà nhà quản lý cam kết đối với DN và nhân viên cấp dưới của mình thì cực kỳ quan trọng. Dựa vào kết quả này, hàm ý quản lý được đưa ra như sau:

Vai trò của nhà quản lý các cấp trong tổ chức và vận hành HTTTKT tại DN là rất quan trọng. Định hướng chiến lược để đạt được các mục tiêu của tổ chức trong đó có mục tiêu tổ chức sử dụng HTTTKT là trách nhiệm của nhà quản lý. Sự thành công hay thất bại của HTTTKT nói chung và CLTTKT nói riêng tuỳ thuộc vào thực hiện các cam kết của nhà quản lý trong thực tế. Để hướng tới duy trì và bảo đảm chất lượng cho HTTTKT và chất lượng cho TTKT thì các nhà quản lý cần cam kết:

- Tham gia đầy đủ vào việc xây dựng, vận hành HTTTKT và giám sát hiệu quả vận hành HTTTKT tại đơn vị.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/03/2023