thông tin về việc xâm phạm quyền sở hữu thương hiệu như sử dụng thương hiệu hay bao bì tương tự của đối thủ cạnh tranh. Bởi sự xâm phạm này sẽ gây ra các thiệt hại trực tiếp về kinh tế. Vì vậy đội ngũ bán hàng của công ty phải liên tục theo dõi thị trường, ở những thị trường mà công ty không có chi nhánh thì công việc này cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với đại diện ở địa phương đó hay đại lý bán hàng. Vấn đề này sẽ thực hiện một cách hiệu quả nhất nếu có sự phối hợp của người tiêu dùng, nâng cao khả năng nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu hàng hoá của công ty, tổ chức các buổi tư vấn, giới thiệu đầy đủ cho các khách hàng quan trọng.
b. Lưu trữ đầy đủ các bằng chứng về sử dụng thương hiệu trong thương mại
Việc lưu trữ các bằng chứng về sử dụng thương hiệu sẽ là các thông tin quan trọng khi các doanh nghiệp phải đối mặt với các vấn đề về tranh chấp thương hiệu. Bao gồm các bằng chứng về việc chấp nhận cho phép sử dụng nhãn hiệu của cơ quan đăng ký và các bằng chứng về việc sử dụng thương hiệu liên tục từ trước tới nay như: giấy chứng nhận, mẫu bao bì có ghi ngày sản xuất từ trước, mẫu quảng cáo trên báo chí-tivi…, tham gia hội chợ, mạng lưới đại lý, kết quả doanh số, chi phí quảng cáo, tiếp thị…
Việc lưu trữ các dữ liệu này cũng rất có ích cho doanh nghiệp khi được xét công nhận là thương hiệu nổi tiếng.
c. Đưa các diều khoản về thương hiệu vào tất cả các hợp đồng chuyển nhượng thương hiệu, đại lý, liên doanh, thay đổi tổ chức công ty, trong quan hệ công ty mẹ-công ty con
Thực tế từ trước tới nay tình trạng các công ty bị chính các đối tác của mình lạm dụng hay chiếm đoạt thương hiệu là khá phổ biến. Vì vậy, việc đưa các điều khoản về phạm vi sử dụng, phạm vi nhượng quyền (nếu có), cấm đăng ký tại một nước thứ 3, bắt buộc phải thông báo trước và sự cho phép của người chủ sở hữu thực sự trước khi sử dụng thương hiệu trong bất cứ trường hợp nào là vô cùng cần thiết để ngăn ngừa các hành vi lạm dụng thương hiệu và làm bằng chứng khi có các tranh chấp xảy ra..
Lời kết
Như vậy để thương hiệu của hàng Việt Nam có vị trí trên thị trường quốc tế thì phải trải qua một con đường dài với nhiều khó khăn và thử thách trước mắt, đây là vấn đề tự mỗi doanh nghiệp có thể giải quyết được nhanh chóng mà cần phải có sự phối hợp đầy đủ giữa giới doanh nghiệp với các bộ ngành chức năng mới có thể giải quyết được tất cả các vấn đề nền móng cho sự phát triển thương hiệu. Từ việc nhận thức được vai trò của thương hiệu đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, nền kinh tế của một quốc gia và đời sống của người lao động, nâng cao ý thức xây dựng bảo vệ thương hiệu và coi đó là nhu cầu phát triển tất yếu đến mạnh dạn đầu tư cho thương hiệu, có chiến lược và quyết sách đúng đắn kết hợp với các chính sách mang tính định hướng, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho thương hiệu hàng Việt Nam phát triển.
Để trong tương lai người Việt Nam có niềm tự hào khi có những thương hiệu hàng Việt Nam được người tiêu trên thị trường thế giới ưa chuộng thì mỗi doanh nghiệp nếu không muốn tự loại mình ra khỏi nhu cầu phát triển thì phải bắt tay ngay vào kế hoạch xây dựng và phát triển thương hiệu cho riêng mình.
Với những nôi dụng đã được đề cập trong bài viết này, em hy vọng mình đã thực hiện tốt đề tài lựa chọn cho khoá luận tốt nghiệp Đại học với sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình những người đã giúp đỡ em
Có thể bạn quan tâm!
- Giới Thiệu Chương Trình “Việt Nam Value Inside” Của Cục Xúc Tiến Thương Mại-Bộ Thương Mại
- Tăng Cường Hoạt Động Phát Triển Thương Mại Nói Chung Và Xây Dựng-Quảng Bá Thương Hiệu Nói Riêng
- Xây dựng và bảo vệ thương hiệu hàng xuất khẩu Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
thực hiện đề tài này. Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Cục Xúc tiến thương mại- Bộ Thương mại, bạn bè, gia đình, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn – Thạc sỹ Nguyễn Thục Anh, giảng viên khoa Quản trị kinh doanh và tập thể thầy cô giáo của Trường Đại Học Ngoại Thương đã truyền cho em những kiến thức quí báu để có thể hoàn thành đề tài này. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo và ý kiến đóng góp từ phía các thầy cô giáo, các bạn sinh viên và những người quan tâm tới đề tài này.
Tài liệu tham khảo
1. Hội thảo khu vực ASEAN của WIPO về bảo hộ quốc tế nhãn hiệu hàng hoá.
2. Thị trường Châu Âu-Cục xúc tiến thương mại, 2002
3. Hội thảo xúc tiến thương mại và hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu
4. Ngành công nghiệp dày dép ở Việt Nam: chính sách thương mại và cơ hội thị trường-Ngân hàng thế giới.
5. Marketing căn bản-Philip Kotler
6. Báo Sài Gòn tiếp thị các số năm 2002
7. Thời báo kinh tế Việt Nam các số năm 2001, 2002
8. Báo đầu tư các số năm 2002
9. Kinh doanh với thị trường Nhật Bản-Nhà xuất bản Lao Động, 2001 10.Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương-Nhà xuất bản Giáo Dục,1998
11.Các trang Web: Trademark Law, Tin nhanh Việt Nam, vneconomy, Vasac orient…