Tình Hình Phân Bố Lao Động Theo Mức Thu Nhập Ở Các Doanh Nghiệp


động gì đến lợi ích của DN có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện tượng này cũng xuất hiện ở các DN nhà nước năm 2003. Với các DN ngoài nhà nước thì việc tăng sử dụng lao động dù sao cũng làm tăng lợi ích chủ DN. Ngoại trừ các DN nhà nước (ở đây lợi ích DN và lợi ích Nhà nước có thể gộp thành một loại lợi ích). Kết quả kiểm định trên có thể giải thích hiện tượng tìm việc khó khăn ở các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Vấn đề có thể cần được tranh luận nhiều, nhưng chất lượng lao động và tác phong làm việc của lao động nước ta hiện nay là cản trở không nhỏ cho người sử dụng lao động. Lao động vô hình chung trở thành một mặt không thể thiếu của sản xuất khi vốn đã được xác định. Có thể các chủ DN sẽ ở trong tình trạng không mong chờ gì ở khả năng nâng cao năng suất lao động từ trình độ chuyên môn, kỷ luật làm việc của lao động hiện nay.

Trên đây là một số phân tích nhận được từ ước lượng và kiểm định các mô hình nhằm đánh giá vai trò của hai yếu tố chủ yếu là vốn và lao động trong việc tạo ra lợi ích và các bộ phận cấu thành của nó. Các thông tin chi tiết và các phân tích khác có thể dựa trên các kết quả hồi quy ở phần phụ lục 2.

2.5 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP

Thu nhập trên góc độ của người lao động đó là những vấn đề về trả công bằng tiền hoặc hiện vật cho thời gian làm việc (thông thường được gọi là tiền lương và tiền công trực tiếp) và cho thời gian không làm việc, như kỳ nghỉ phép hàng năm, nghỉ ngày lễ và nghỉ được hưởng lương. Thu nhập có thể là thu nhập gộp (trước khi trích nộp thuế, đóng góp cho quỹ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế của người lao động,v.v...) hoặc thu nhập thuần (sau khi đã trừ các khoản trích nộp). Thu nhập thuần là khoản tiền người lao động được mang về nhà sử dụng cho các mục đích tiêu dùng và đầu tư.


2.5.1 Phân tích cơ cấu thu nhập và tiền lương bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp

a. Cơ cấu thu nhập bình quân của người lao động

Bảng 2.36 cho thấy, theo cơ cấu thu nhập, nếu thu nhập = 100 thì nói chung, tiền lương và phụ cấp lương, tiền làm thêm giờ, tiền thưởng, phúc lợi xã hội và thu nhập khác tương ứng bằng 85,2%; 4,6%; 4,8% và 5,4% tổng thu nhập. Tiền lương của lao động trong DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng thấp hơn chút ít so với tỷ trọng tiền lương của lao động trong DN ngoài nhà nước và trong DN nhà nước do tỷ lệ tiền làm thêm giờ của lao động trong DN có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn tỷ lệ này của lao động khu vực Nhà nước và ngoài nhà nước. Trong khi đó, tỷ lệ tiền thưởng và phúc lợi xã hội trong tổng thu nhập của lao động khu vực Nhà nước cao hơn tỷ lệ này của lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực ngoài nhà nước.

Bảng 2.36 Cơ cấu thu nhập bình quân của 1 lao động trong các DN công nghiệp phân theo loại hình kinh tế năm 2005

Đơn vị tính:%



Tổng thu nhập

Trong đó

Tiền lương và phụ cấp

Tiền làm thêm giờ

Tiền thưởng

Thu nhập khác

Nhà nước

100

85,5

2,9

5,5

6,1

Ngoài nhà nước

100

86,1

3,6

5,0

5,4

Đầu tư nước ngoài

100

84,1

6,6

4,2

5,0

BQ chung

100

85,2

4,6

4,8

5,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

Vận dụng một số phương pháp thống kê nghiên cứu tình hình phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp ngành Công nghiệp Việt Nam - 18

Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra mẫu doanh nghiệp 2005, Bộ LĐTBXH.

b. Tiền lương bình quân tháng của người lao động

Bảng 2.37 cho thấy sự khác biệt về tiền lương bình quân tháng của người lao động trong các loại hình DN công nghiệp theo vị trí công việc.

Như là quy luật, tiền lương của người lao động trong khu vực Nhà nước thường cao hơn khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nưóc ngoài ở các nghề ít kỹ năng nhất (công nhân và nhân viên). Ngược lại, tiền lương


của khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nưóc ngoài có xu hướng cao hơn tiền lương của khu vực Nhà nước ở nhóm của các nghề có kỹ năng và chuyên môn kỹ thuật [45]. Đặc biệt tiền lương của lãnh đạo DN có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn hẳn tiền lương của lãnh đạo trong các DN nhà nước và DN ngoài nhà nước. Điều này gây nên sự chảy máu chất xám từ khu vực Nhà nước sang khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và dẫn tới chất lượng công việc ở khu vực Nhà nước thấp đi.

Bảng 2.37 Tiền lương bình quân tháng của 1 lao động trong các DN công nghiệp phân theo loại lao động và loại hình kinh tế năm 2005

Đơn vị: nghìn đồng


Lãnh đạo

DN

Chuyên môn

kỹ thuật

Nhân viên

Công nhân

sản xuất

Chung

Nhà nước

4114

1833

1840

1477

1718

Ngoài nhà nước

3335

1836

1292

1348

1609

Đầu tư nước ngoài

10262

2216

1410

1246

1865

BQ chung

5118

1977

1466

1341

1723

Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra mẫu doanh nghiệp 2005, Bộ LĐTBXH.


2.5.2 Phân tích mức độ tập trung thu nhập của lao động trong các loại hình kinh tế

2.5.2.1 Tình hình phân bố lao động theo mức thu nhập ở các doanh nghiệp

Kết quả tính toán từ số liệu của 2.599 lao động trong các DN công nghiệp trên tổng số 5.400 lao động của 500 DN được điều tra năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy sự phân bố lao động theo mức thu nhập trong các DN công nghiệp như sau: số lao động có mức thu nhập dưới 500.000 đồng/tháng chiếm tỷ lệ nhỏ (1% tổng số lao động), đa số lao động có mức thu nhập từ 1 triệu đến 1,5 triệu đồng/tháng (28%) và có rất ít lao động có mức thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng (1,3%).

Năm 2005 số lao động với mức lương dưới 350.000 đồng/tháng chỉ có ở DN ngoài nhà nước (0,5%). Vẫn còn có một tỷ lệ nhỏ (0,2%) số lao động trong


các DN có vốn đầu tư nước ngoài có mức tiền lương dưới 500.000 đồng/tháng, có nghĩa là dưới mức tiền lương tối thiểu mà Nhà nước quy định cho DN có vốn đầu tư nước ngoài. Trong khi đó tỷ lệ lao động có mức lương trên 3 triệu đồng/tháng ở DN có vốn đầu tư nước ngoài tương đối lớn (18%), lớn hơn nhiều so với tỷ lệ này của DN ngoài nhà nước và DN nhà nước (11-13%).

Bảng 2.38 Phân bố lao động theo mức thu nhập của người lao động và theo loại hình kinh tế năm 2005

Mức thu nhập (nghìn đồng)

Tỷ lệ lao động (%)

Nhà nước

Ngoài

nhà nước

Đầu tư

nước ngoài

Chung

<350

0,0

0,5

0,0

0,2

350-500

0,3

1,5

0,2

0,8

500-1000

13,5

21,2

24,5

20,6

1000-1500

28,0

29,4

26,4

28,0

500-2000

21,5

18,4

15,9

18,2

2000-2500

15,5

11,2

8,9

11,4

2500-3000

8,0

7,1

6,4

7,0

3000-5000

9,6

7,1

12,0

9,3

5000-10000

3,4

2,2

3,9

3,0

>10000

0,2

1,4

1,9

1,3

Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra mẫu doanh nghiệp 2005, Bộ LĐTBXH


2.5.2.2. Phân tích sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập theo loại hình doanh nghiệp

Để phân tích sự không công bằng hay mức độ tập trung thu nhập của lao động trong các loại hình DN ta sử dụng hệ số Gini. Hệ số Gini có giá trị dao động trong khoảng từ 0 (công bằng tuyệt đối) đến 1 (bất công bằng tuyệt đối).

Khu vực Nhà nước


Bảng 2.39 Tính hệ số Gini đối với doanh nghiệp nhà nước



Mức thu nhập (1000 đ)


Số lao động (người)


Thu nhập BQ (1000đ)

(xi)

Tỷ trọng lao động theo nhóm (%) (pi)

Tổng thu nhập theo nhóm (1000đ)

(xi.pi)

Tỷ trọng thu nhập theo nhóm (%) (qi)

Cộng dồn % lao động (%)

(Pi)

Cộng dồn % thu nhập (%)

(Qi)


Qi+Qi-1 (%)


pi.( Qi+Qi-1) (0/000)

<350

0

0

0,0

0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

350-500

2

388

0,3

776

0,1

0,3

0,1

0,1

0,0

500-1000

79

818

13,5

64611

5,5

13,8

5,6

5,6

75,9

1000-1500

164

1239

28,0

203239

17,3

41,8

22,9

28,4

795,8

1500-2000

126

1747

21,5

220176

18,7

63,3

41,6

64,5

1386,5

2000-2500

91

2173

15,5

197748

16,8

78,8

58,4

100,1

1553,9

2500-3000

47

2679

8,0

125919

10,7

86,9

69,2

127,6

1023,5

3000-5000

56

3784

9,6

211892

18,0

96,4

87,2

156,4

1494,4

5000-10000

20

6823

3,4

136459

11,6

99,8

98,8

186,0

634,9

>10000

1

13810

0,2

13810

1,2

100,0

100,0

198,8

33,9

Cộng

586

2004

100,0

1174630

100,0




6998,9

Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra mẫu doanh nghiệp 2005, Bộ LĐTBXH


Hệ số Gini: H1


= 1 -

pi.QiQi1

10000


= 1 - 0,69989 = 0,30011

Khu vực ngoài nhà nước

Bảng 2.40 Tính hệ số Gini đối với doanh nghiệp ngoài nhà nước



Mức thu nhập (1000 đ)


Số lao động (người)

Thu nhập BQ (1000đ)

(xi)

Tỷ trọng lao động theo

nhóm (%) (pi)

Tổng thu nhập theo nhóm (1000đ)

(xi.pi)

Tỷ trọng thu nhập theo

nhóm (%) (qi)

Cộng dồn % lao động (%) (Pi)

Cộng dồn % thu nhập (%) (Qi)


Qi+Qi-1 (%)


pi.( Qi+Qi-1) (0/000)

<350

6

302

0,5

1810

0,1

0,5

0,1

0,1

0,0

350-500

17

441

1,5

7501

0,4

2,1

0,5

0,5

0,8

500-1000

235

790

21,2

185646

9,0

23,3

9,4

9,9

210,1

1000-1500

325

1210

29,4

393352

19,0

52,7

28,5

37,9

1114,1

1500-2000

203

1699

18,4

344857

16,7

71,1

45,2

73,6

1351,8

2000-2500

124

2181

11,2

270397

13,1

82,3

58,3

103,4

1159,6

2500-3000

78

2677

7,1

208825

10,1

89,3

68,4

126,6

893,0

3000-5000

78

3668

7,1

286079

13,8

96,4

82,2

150,6

1062,0

5000-10000

24

6167

2,2

148008

7,2

98,6

89,4

171,6

372,4

>10000

16

13714

1,4

219425

10,6

100,0

100,0

189,4

274,0

Cộng

1 106

1868

100,0

2065900

100,0




6437,7

Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra mẫu doanh nghiệp 2005, Bộ LĐTBXH



Hệ số Gini: H2


= 1 -

pi.QiQi1

10000


= 1 - 0,64377 = 0,35623

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Bảng 2.41 Tính hệ số Gini đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài


Mức thu nhập (1000 đ)


Số lao động (người)


Thu nhập BQ (1000đ)

(xi)

Tỷ trọng lao động theo nhóm

(%) (pi)

Tổng thu nhập theo nhóm (1000đ)

(xi.pi)

Tỷ trọng thu nhập theo nhóm

(%) (qi)


Cộng dồn % lao động (%) (Pi)


Cộng dồn % thu nhập (%) (Qi)


Qi+Qi-1 (%)


pi.( Qi+Qi-

1)

(0/000)

<350

0

0

0.0

0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

350-500

2

425

0.2

850

0.0

0.2

0.0

0.0

0.0

500-1000

222

806

24.5

179021

8.9

24.7

8.9

9.0

220.0

1000-1500

239

1197

26.4

286139

14.2

51.0

23.2

32.1

846.3

1500-2000

144

1709

15.9

246161

12.2

66.9

35.4

58.6

930.2

2000-2500

81

2224

8.9

180179

9.0

75.9

44.4

79.8

712.5

2500-3000

58

2731

6.4

158424

7.9

82.2

52.3

96.6

617.9

3000-5000

109

3785

12.0

412607

20.5

94.3

72.8

125.0

1502.5

5000-10000

35

6649

3.9

232705

11.6

98.1

84.3

157.1

606.3

>10000

17

18524

1.9

314901

15.7

100.0

100.0

184.3

345.5

Cộng

907

2 217

100.0

2010987

100.0




5781.1

Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra mẫu doanh nghiệp 2005, Bộ LĐTBXH


Hệ số Gini: H3


= 1 -

pi.QiQi1

10000


= 1 - 0,57811 = 0,42189


Chung cho ba loại hình doanh nghiệp

Bảng 2.42 Tính hệ số Gini đối với các doanh nghiệp công nghiệp nói chung



Mức thu nhập (1000 đ)


Số lao động (người)


Thu nhập BQ (1000đ)

(xi)

Tỷ trọng lao động theo nhóm

(%) (pi)

Tổng thu nhập theo nhóm (1000đ)

(xi.pi)

Tỷ trọng thu nhập theo nhóm

(%) (qi)


Cộng dồn % lao động (%) (Pi)


Cộng dồn % thu nhập (%) (Qi)


Qi+Qi-1 (%)


pi.( Qi+Qi-

1)

(0/000)

<350

6

302

0,2

1810

0,0

0,2

0,0

0,0

0,0

350-500

21

435

0,8

9127

0,2

1,0

0,2

0,2

0,2

500-1000

536

801

20,6

429278

8,2

21,7

8,4

8,6

177,2

1000-1500

728

1213

28,0

882730

16,8

49,7

25,2

33,6

940,4

1500-2000

473

1715

18,2

811194

15,4

67,9

40,6

65,8

1198,1

2000-2500

296

2190

11,4

648324

12,3

79,3

53,0

93,6

1066,3

2500-3000

183

2695

7,0

493168

9,4

86,3

62,4

115,4

812,3

3000-5000

243

3747

9,3

910578

17,3

95,7

79,7

142,1

1328,5

5000-10000

79

6546

3,0

517172

9,8

98,7

89,6

169,3

514,5

>10000

34

16122

1,3

548136

10,4

100,0

100,0

189,6

248,0

Cộng

2599

2021

100,0

5251517

100,0




6285,4

Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra mẫu doanh nghiệp 2005, Bộ LĐTBXH


Hệ số Gini: H = 1 -

pi.QiQi1

10000


= 1 - 0,62854 = 0,37146


Theo tính toán từ số liệu điều tra trên cho thấy hệ số Gini chung cho 3 loại hình DN bằng 0,371; trong đó DN nhà nước là 0,300; của DN ngoài nhà nước là 0,356 và của DN có vốn đầu tư nước ngoài là 0,422. Như vậy, các DN trong nước phân phối thu nhập ít bất bình đẳng hơn so với DN có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu so với hệ số Gini của cả nước trong năm 2003-2004 là 0,423 [47] thì thấy mức chênh lệch phân phối thu nhập trong các DN công nghiệp thấp hơn mức chênh lệch chung của cả nước 5,2%.


Ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, tăng trưởng sẽ đi liền với sự bất bình đẳng về thu nhập tăng lên. Chắc chắn vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam là lớn, song đầu tư trực tiếp nước ngoài không đủ sức để cung cấp một động lực cho tăng trưởng trong nước và công ăn việc làm. Điều này chỉ có được từ sự đầu tư trong nước vào những lĩnh vực có lợi thế so sánh của Việt Nam. Để đáp ứng được lợi ích của giai cấp công nhân, Chính phủ phải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cả trong khu vực Nhà nước và ngoài nhà nước tạo công việc làm mới với mức lương cao hơn, đồng thời duy trì chế độ phân phối thu nhập công bằng hơn để góp phần mang lại tiến bộ xã hội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/11/2022