Ứng dụng WEBGIS xây dựng bản đồ tra cứu thông tin du lịch tỉnh Bình Thuận - 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Mô tả thuộc tính của bảng ngôn ngữ đơn vị kinh doanh 21

Bảng 3.2 Mô tả thuộc tính của đơn vị kinh doanh 22

Bảng 3.3 Mô tả thuộc tính của ngôn ngữ dịch vụ 22

Bảng 3.4 Chức năng người quản trị 24

Bảng 3.5 Bảng mô tả chức năng người dùng 24

Bảng 3. 6 Các file quan trọng trong ASP.NET (C#) 30


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 67 trang tài liệu này.

Hình 2.1 Vị trí địa lý Tỉnh Bình Thuận 3

Hình 2.2 Các thành phần của GIS. 6

Hình 2.3 Sơ đồ kiến trúc 3 tầng của WebGIS 9

Hình 2.4 Các bước xử lý thông tin của WebGIS 10

Hình 3.1 Sơ đồ phương pháp nghiên cứu 18

Hình 3.2 Mô hình thực thể kết hợp 20

Hình 3.3 Mô hình quan hệ cơ sở dữ liệu 21

Hình 3.4 Sơ đồ thiết kế chức năng 23

Hình 3.5 Thiết kế giao diện tổng quát của người dùng 26

Hình 3.6 Thiết kế giao diện trang đăng nhập 26

Hình 3.7 Thiết kế giao diện trang thêm mới 27

Hình 3.8 Thiết kế giao diện trang cập nhật dữ liệu 28

Hình 3.9 Sơ đồ tổ chức trang Web 29

Hình 3.10 Sơ đồ giải thuật toán trong đăng nhập 32

Hình 3.11 Sơ đồ giải thuật toán trong tìm kiếm ,hiển thị thông tin 33

Hình 4.1 Giao diện “Trang chủ” lựa chọn ngôn ngữ 35

Hình 4.2 Giao diện nhập thông tin tìm kiếm của “Trang chủ” 36

Hình 4.3 Giao diện trang chủ hiển thị tìm kiếm đơn vị kinh doanh bằng tiếng Việt ...36 Hình 4.4 Giao diện nhập thông tin tìm kiếm trang “Tìm kiếm” 37

Hình 4.5 Giao diện trang “Tìm kiếm” không gian theo tiếng Việt 38

Hình 4.6 Giao diện nhập thông tin trang “Ttìm đường đi” theo tiếng Việt 39

Hình 4.7 Giao diện trang “Tìm đường đi” theo tiếng Việt 40

Hình 4.8 Giao diện trang “Đăng nhập” 41

Hình 4.9 Giao diện trang “Quản lý dữ liệu” 41

Hình 4.10 Giao diện trang “ Thêm mới” 42

Hình 4.10 Giao diện nhập dữ liệu trang “Thêm mới” 42

Hình 4.11 Giao diện trang “Cập nhật” dữ liệu 43

Hình 4.12 Giao diện trang “Cập nhật” sửa dữ liệu 44

Hình 4.13 Giao diện trang “Cập nhật” xóa dữ liệu 44

Hình 4.14 Giao diện trang “Cập nhật” thêm mới dữ liệu 45

Hình 4.15 Giao diện trang “Trợ giúp” 45

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU


1.1 Tính cấp thiết

Do nhu cầu tìm kiếm thông tin ngày càng cao đặc biệt là nhu cầu tìm kiếm thông tin theo địa điểm, theo tọa độ không gian, theo khoảng cách hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu của người dùng. Mà hiện nay WebGIS là xu hướng phổ biến thông tin mạnh mẽ trên Internet không chỉ dưới góc độ thông tin thuộc tính thuần túy mà nó kết hợp được với thông tin không gian hữu ích cho người sử dụng. Bằng việc kết hợp GIS và Web để tạo thành WebGIS, người dùng sẽ dễ truy cập được các thông tin kết hợp với các bản đồ động để có được cái nhìn trực quan thông qua trình duyệt. Do đó, nếu ứng dụng WebGIS xây dựng bản đồ tra cứu thông tin thì có thể đáp ứng được nhu cầu của người dùng .

Du lịch là một trong những dịch vụ mang lại thú vui, sự thư giãn cho con người, là nơi mà con người khám phá ra vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp về văn hóa, những phong tục tập quán, vẻ đẹp về truyền thống văn hóa ở những vùng đất khác nhau, nhất là trong thời đại công nghiệp như hiện nay. Để có một chuyến du lịch thuận lợi, thoải mái, phù hợp với khả năng kinh tế của mỗi người thì những thông tin liên quan đến địa điểm du lịch, các thông tin về dịch vụ như vị trí, thông tin giá cả về các nhà hàng, các khách sạn… là điều mà bất cứ người đi du lịch nào cũng cần muốn biết . Hiện nay, với cuộc sống bận rộn, người đi du lịch có thể tra cứu các thông tin bằng việc truy cập các trang Web thông qua mạng internet một cách nhanh chóng và sẽ dễ dàng hơn khi tra cứu dưới dạng trực quan bản đồ động về thông tin các vị trí mình cần tìm kiếm.

Bình Thuận được coi là vùng phát triển du lịch với ưu thế về thắng cảnh nên thơ, vị trí địa lý thuận lợi, vùng biển giàu có về tài nguyên. Hầu hết các điểm du lịch của Bình Thuận đang được khai thác một cách hiệu quả và hấp dẫn với loại hình du lịch chủ yếu là tham quan, ngắm cảnh, giải trí, nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, hội họp. Nhưng hiện nay việc quảng bá thông tin du lịch bằng các ngôn ngữ nước ngoài như Anh, Pháp, Đức … của Bình Thuận còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu tra cứu thông tin của du khách nước ngoài. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức quảng bá, thu hút du

khách trong và ngoài nước góp phần thúc đẩy phát triển ngành du lịch tỉnh Bình Thuận cũng như tạo nên một địa chỉ đáp ứng nhu cầu tra cứu thông tin của người dùng một cách nhanh chóng, dễ dàng và tiện lợi bằng các phương pháp bản đồ, ứng dụng GIS, ứng dụng tin học, thu thập dữ liệu và công nghệ WebGIS nên em quyết định làm đề tài “Ứng dụng WebGIS xây dựng bản đồ tra cứu thông tin du lịch tỉnh Bình Thuận” với các chức năng như tra cứu thông tin, tìm vị trí các điểm du lịch, dịch vụ liên quan tới du lịch qua cách nhìn trực quan bản đồ động trên trang Website.

1.2 Mục tiêu

1.2.1 Mục tiêu chung


Ứng dụng WebGIS để xây dựng bản đồ tra cứu thông tin du lịch tỉnh Bình Thuận.


1.2.2 Mục tiêu cụ thể


Xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý về các thông tin các đơn vị kinh doanh du lịch.


Xây dựng trang WebGIS với giao diện đa ngôn ngữ hiển thị các thông tin các đơn vị kinh doanh trên bản đồ, xây dựng các chức năng tương tác bản đồ, hiển thị, tìm kiếm (theo dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian), tìm đường đi và quản lý cập nhật các thông tin.

1.3 Giới hạn và phạm vi của đề tài

Về không gian: tìm hiểu về các đơn vị kinh doanh du lịch tỉnh Bình Thuận.


Về nội dung: đề tài xây dựng trang WebGIS hiển thị thông tin của các đơn vị kinh doanh, công cụ tương tác bản đồ cơ bản, truy vấn và quản lý cập nhật dữ liệu.

Về công nghệ : sử dụng ngôn ngữ lập trình ASP.Net và Javascript , hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL server 2008, dịch vụ Google MapsAPI.

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


2.1 Tổng quan về khu vực nghiên cứu Tỉnh Bình Thuận

Bình Thuận nằm trong vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ có mối liên hệ chặt 1

Bình Thuận nằm trong vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ, có mối liên hệ chặt chẽ với vùng Đông Nam Bộ và nằm trong khu vực ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 200 km, cách Thành phố Nha Trang 250 km. Có quốc lộ IA, đường sắt Bắc nam chạy qua; quốc lộ 28 nối liền Bình Thuận với các tỉnh Nam Tây Nguyên; quốc lộ 55 nối liền với Trung tâm dịch vụ dầu khí và du lịch Vũng Tàu. Diện tích tự nhiên 7.828 km2, dân số 1,3 triệu người, lực lượng lao động 734.500 người. Gồm 10 đơn vị hành chính: Thành phố Phan Thiết (Trung tâm tỉnh lỵ), thị xã Lagi và 8 huyện; trong đó có 1 huyện đảo Phú Quý.


Hình 2.1 Vị trí địa lý Tỉnh Bình Thuận

2.1.1 Du lịch


Chiều dài bờ biển 192 km, nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp như: Mũi Né, Mũi Kê Gà, Núi Tà Cú, Bàu Trắng, Gành son. Nhiều điểm di tích văn hoá, lịch sử nổi tiếng như: Tháp Chăm Poshanư, Chùa núi Tà Cú, Dinh Thầy Thím, Cổ Thạch Tự, Di tích Dục Thanh. Đã và đang hình thành các quần thể du lịch - nghỉ mát - thể thao - leo núi - du thuyền - câu cá - sân golf - nghỉ dưỡng - chữa bệnh, khu vui chơi giải trí. Toàn tỉnh hiện có 112 resort đang hoạt động, 125 cơ sở lưu trú với trên 4.240 phòng nghỉ, trong đó có 57 cơ sở được xếp hạng từ 1 đến 4 sao, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu nghĩ dưỡng và vui chơi giải trí của du khách và các nhà đầu tư. Hàng năm thu hút trên 1,5 triệu khách du lịch trong và ngoài nước. Bình Thuận đã tiến hành lập quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng các cụm du lịch như: Phan Thiết - Mũi Né, Hòm Rơm - Suối Nước, Tiến Thành - Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận - Ðami, Hàm Tân, Tuy Phong, Bắc Bình…

2.1.2 Thuỷ hải sản


Bình Thuận có ngư trường rộng 52.000 (kilimet vuông) có trữ lượng hải sản lớn, thuận lợi để nuôi trồng các loại thủy sản như cua, tôm, cá, trai ngọc, rong biển,… Toàn tỉnh có hơn 100 cơ sở chế biến thuỷ sản. Thủy sản của Bình Thuận đã xuất khẩu vào các thị trường Nhật Bản, Bắc Mỹ, Tây Âu, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Australia,... Có 3 cảng cá Phan Thiết, Tuy Phong và Lagi .

2.1.3 Nông, lâm nghiệp


Diện tích đất nông nghiệp 260.000 ha, các cây trồng chính là lương thực, cây công nghiệp,cây ăn quả có giá trị .Chăn nuôi chủ yếu là nuôi bò thịt, heo thịt,dê,cừu…Diện tích rừng tự nhiên 258.000 ha có thể khai thác phục vụ du lịch sinh thái.

2.1.4 Công nghiệp:


Đạt mức tăng trưởngbình quân hàng năm 15%; Công nghiệp chế biến xuất khẩu sử dụng nguyên liệu lợi thế của địa phương có xu hướng phát triển nhanh. Một số sản phẩm tăng khá như thuỷ sản chế biến, may mặc, vật liệu xây dựng, nước khoáng, hàng thủ công mỹ nghệ. Một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ xuất khẩu được khôi

phục lại như sản xuất hàng mây tre, lá buông, dừa…

2.1.5 Khoáng sản:


Tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng, các loại khoáng sản có trữ lượng lớn là: cát thủy tinh, đá Granit, sét Bentonit, nước khoáng, sét làm gạch ngói, Ilmenit - Zicon, muối công nghiệp. Dầu khí là nguồn tài nguyên gần bờ biển, có tiềm năng khai thác với các mỏ có trữ lượng lớn và chất lượng tốt như Sử Tử Đen, Trắng, Sư Tử Nâu, Sư Tử Vàng, Rubi.

2.1.6 Cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật


Hệ thống giao thông Bình Thuận đã được cải tạo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.Các tuyến giao thông chính: Quốc lộ 1A, QL55, QL28; Tuyến đường sắt Tp. Hồ Chí Minh – Phan Thiết phục vụ cho vận chuyển hàng hoá và du lịch.Cảng vận tải Phan Thiết (1.000 tấn) và Phú Quý (làm mới) đã được xây dựng, Cảng cá Phan Thiết, Lagi, Phan Rí Cửa, Phú Quý đã được nâng cấp; đang có kế hoạch xây dựng Cảng vận tải tổng hợp Kê Gà, huyện Hàm Thuận Nam (tiếp nhận tàu 70.000 tấn) và Cảng chuyên dùng Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong. Dự kiến trong vài năm tới tỉnh sẽ khôi phục sân bay Phan Thiết và một sân bay mới sẽ được đầu tư xây dựng ở phía Bắc Phan Thiết. Hệ thống thông tin liên lạc đã được nâng cấp, mở rộng và hiện đại hóa; Mạng điện thoại phủ sóng hầu hết các khu du lịch, khu công nghiệp, khu sản xuất trên địa bàn tỉnh.

2.2 Hệ thống thông tin địa lý (GIS)

2.2.1 Định nghĩa


Theo Nguyễn Kim Lợi và cộng tác viên (2009) GIS được định nghĩa là một hệ thống thông tin mà nó sử dụng dữ liệu đầu vào, các thao tác phân tích, cơ sỡ dữ liệu đầu ra liên quan về mặc địa lý không gian, nhằm trợ giúp việc thu nhận, lưu trữ, quản lý, xử lý, phân tích và hiển thị các thông tin không gian từ thế giới thực để giải quyết các vấn đề tổng hợp thông tin cho các mục đích của con người đặt ra, chẳng hạn như hỗ trợ việc ra quyết định cho quy hoạch và quản lý sử dụng đất, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, giao thông…

Xem tất cả 67 trang.

Ngày đăng: 10/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí