Tổ chức phòng thủ và hoạt động bảo vệ vùng biển miền Trung dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885 - 21

giờ cho thấy sự chiếm hữu thực sự hòa bình và liên tục dưới triều Nguyễn. So với các triều đại quân chủ khác, triều Nguyễn cũng là triều đại thực thi mạnh mẽ nhất chủ quyền của quốc gia trên quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.

Các hoạt động bảo vệ và thực thi chủ quyền trên vùng biển miền Trung được thể hiện xuyên suốt từ triều Gia Long đến Tự Đức, được thể hiện rõ nhất trong giai đoạn trước năm 1858. Từ năm 1858, do phải đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân phương Tây nên các hoạt động thực thi chủ quyền trên biển có những hạn chế, công tác tuần tra gặp nhiều khó khăn và cướp biển nổi lên khắp nơi trực tiếp đe dọa an ninh trên biển.

Trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, hệ thống phòng thủ vùng biển không phát huy được tác dụng trước sức công phá của thuyền chiến và đại bác phương Tây. Lực lượng thủy quân cũng không thể hiện được vai trò chủ đạo trong cuộc kháng chiến chống xâm lược khiến đất nước rơi vào tay thực dân Pháp và đó là bài học lớn phải trả giá bằng sự mất độc lập của cả dân tộc.

KẾT LUẬN


Sau khi thành lập triều Nguyễn vào đầu thế kỷ XIX, vua Gia Long đã chọn Phú Xuân để đóng đô, lợi dụng địa thế hiểm yếu của núi sông, cửa biển miền Trung để xây dựng hệ thống phòng thủ. Đây là nơi hội tụ của các yếu tố phòng thủ tự nhiên, có các cửa biển chiến lược có thể trông cậy để xây dựng lực lượng phòng thủ chống lại kẻ thù, đặc biệt là sự đe dọa từ các tàu chiến phương Tây. Các vua triều Nguyễn cũng rất quan tâm tới các đảo chiến lược, trong con mắt của các vua Nguyễn, vị thế của biển, đảo được đánh giá rất cao, thể hiện cái nhìn hướng biển đúng đắn. Đó là cơ sở để các vua Nguyễn tổ chức và tiến hành các hoạt động bảo vệ vùng biển.

1. Từ việc đánh giá cao vị thế quan trọng của vùng biển và hải đảo nên các tỉnh miền Trung, nhà Nguyễn đều cho đặt các cơ sở phòng thủ vùng biển, trong đó ưu tiên đặc biệt cho cửa Thuận An, Đà Nẵng. Các tỉnh duyên hải “không đâu không lập pháo đài”. Trong thời bình cũng như trong thời chiến, tùy vào bối cảnh cụ thể nhưng luôn quan tâm tới công tác bố phòng. Việc phòng thủ vùng biển ở các địa phương hầu hết Nhà nước đều giao quyền chủ động tác chiến cho địa phương, trong đó Nhà nước giữ vai trò chỉ đạo. Các cửa biển nhỏ thì giao cho dân trong vùng phụ giữ, tùy theo mức độ quan trọng của cửa biển mà tăng cường hay thoái triệt lực lượng tại tấn sở. Việc tổ chức phòng thủ đất nước, trong đó chú trọng vùng biển và các cửa biển chiến lược bằng hệ thống thành đồn, tấn sở là lựa chọn đúng đắn của các vua triều Nguyễn. Hệ thống này vừa phòng thủ vùng biển vừa trực tiếp bảo vệ Kinh đô.

2. Trong tổ chức lực lượng và hoạt động bảo vệ vùng biển, bên cạnh phát triển lực lượng thủy quân ở kinh đô và các địa phương, triều Nguyễn cũng đặc biệt quan tâm đến phương tiện chiến đấu đặc trưng là thuyền chiến, vũ khí các loại cùng hệ thống thông tin liên lạc. Ngoài nhiều kiểu loại thuyền chiến mới, tiêu biểu là thuyền bọc đồng, thuyền máy hơi nước - đây là những thuyền chiến đa dụng vừa làm công tác tuần tra, diễn tập vừa tham gia vận tải. Bên cạnh đó còn có thuyền của các địa phương, thuyền đánh cá cũng được huy động khi cần thiết. Bên cạnh lực lượng chính của nhà nước, triều Nguyễn đã dựa rất nhiều vào lực lượng địa phương đặc

biệt là ngư dân. Đây có thể xem là thành công của triều Nguyễn. Chính lực lượng địa phương và các ngư dân là chủ nhân thực sự của vùng biển. Họ khai thác, đánh bắt cá trên biển hàng ngày, rất thông thạo đường biển và là “tai mắt” của Nhà nước trong việc nắm bắt thông tin trên biển. Tuy nhiên tổ chức lực lượng và vũ khí của lực lượng chuyên trách này không đủ mạnh, điều đó được thể hiện rõ nhất trong các cuộc đụng độ với tàu chiến phương Tây.

3. Triều Nguyễn đã nhìn nhận và đánh giá cao vùng biển và hải đảo chiến lược. Coi vùng biển và hải đảo là phần lãnh thổ đặc biệt quan trọng trong an ninh quốc phòng và kinh tế xã hội từ đó thực thi đồng loạt nhiều chính sách bảo vệ biển. Nối tiếp truyền thống của các triều đại trước, triều Nguyễn đã tiếp tục quản lý và khai thác tại Hoàng Sa – Trường Sa. Đặc biệt dưới triều Nguyễn đã tích hợp hoạt động của Nhà nước với địa phương, của thủy quân, dân binh và dân phu để quản lý và khai thác tại hai quần đảo này. Lịch sử khai thác và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa với tư cách Nhà nước muộn nhất là từ đầu thế kỷ XVII và được phát triển liên tục vào các thế kỷ tiếp theo. Được nâng tầm quản lý từ thấp đến cao, càng về sau càng chặt chẽ. Các nhật ký hành trình, bản đồ của người phương Tây vẽ đều khẳng định Paracel (Hoàng Sa) và Pratley (Trường Sa) là thuộc sự quản lý của vương quốc An Nam. So với các triều đại quân chủ khác, triều Nguyễn là triều đại thực thi mạnh mẽ nhất chủ quyền của quốc gia trên quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

4. Dưới triều Nguyễn các hoạt động chủ yếu trong việc bảo vệ và thực thi chủ quyền vùng biển là thường xuyên tuần tra kiểm soát, chống cướp biển, cứu hộ cứu nạn và chống ngoại xâm - bảo vệ chủ quyền. Trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm tại các cửa biển miền Trung, phải ghi nhận những nỗ lực của vua quan nhà Nguyễn, nhất là thời kỳ đầu tại chiến trường Đà Nẵng. Điều đáng lưu ý nhất là hệ thống phòng thủ vùng biển, lực lượng thủy quân cùng tàu chiến của triều Nguyễn không phát huy được tác dụng như mong muốn trong cuộc kháng chiến. Triều Nguyễn đã có nhiều nỗ lực trong xây dựng hệ thống phòng thủ và lực lượng thủy quân nhưng không thể chống lại một kẻ thù mới với phương tiện kỹ thuật vượt trội, chiến thuật tấn công vừa mạnh về quân sự vừa khôn khéo về ngoại giao đã dần làm

khuất phục vua tôi nhà Nguyễn. Thất bại đó cũng là bài học lớn cho thế hệ sau trong việc trang bị vũ khí, tổ chức lực lượng và chiến lược phòng bị đất nước từ phía biển.

Tổ chức phòng thủ và hoạt động bảo vệ vùng biển miền Trung dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885 - 21

Các hoạt động tuần tra kiểm soát, phòng chống cướp biển và cứu hộ cứu nạn trên biển là những hoạt động thường xuyên, có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ và bổ sung làm tăng hiệu quả quản lý vùng biển dưới triều Nguyễn. Đó đều là các hoạt động nhằm bảo vệ trật tự trị an và hoạt động kinh tế, trực tiếp là hỗ trợ vận tải công và thuyền buôn, thuyền đánh cá. Triều Nguyễn đã thực thi kết hợp chính sách bảo vệ và khai thác vùng biển trong nhiều hoạt động, trong đó đặc biệt gắn kết giữa nhiệm vụ tuần tra vì an ninh quốc phòng, chống cướp biển với hoạt động hỗ trợ vận tải công, cứu hộ cứu nạn. Nhiều chính sách hỗ trợ, động viên ngư dân tham gia các hoạt động của nhà nước, trong đó có hoạt động tuần thám tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là sự kết hợp nhiệm vụ an ninh quốc phòng và kinh tế biển đảo. Nhìn chung triều Nguyễn đã có nhiều nỗ lực trong các hoạt động trên nhằm thể hiện chủ quyền quốc gia, giữ yên vùng biển và chống lại các mối đe dọa thường xuyên từ các thế lực bên ngoài. Với những hạn chế về phương tiện và lực lượng, việc quản lý một vùng biển dài rộng, thường xuyên có gió bão là những nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế công tác thực thi chủ quyền trên biển. Bên cạnh đó, về sau do phải tập trung cho cuộc kháng chiến chống ngoại xâm nên công tác tuần tra, kiểm soát an ninh vùng biển cũng gặp nhiều hạn chế.

5. Qua việc nghiên cứu phòng thủ và bảo vệ vùng biển miền Trung dưới triều Nguyễn cho thấy ảnh hưởng của sức mạnh trên biển và hệ thống phòng thủ có ý nghĩa rất lớn đối với chủ quyền dân tộc. Đó cũng là một trong những yếu tố quyết định đối với một cuộc chiến tranh chống ngoại xâm của một quốc gia có bờ biển dài rộng và quan trọng như Việt Nam. Thiên nhiên đã ban cho đất nước ta điều kiện tự nhiên thuận lợi, vùng biển dài rộng, nhiều đảo và quần đảo chiến lược có vị trí địa lý đặc biệt, án ngữ đồng thời có thể kiểm soát được đường giao thông trên biển Đông chính là những giá trị quan trọng để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế và an ninh biển đảo. Trong bối cảnh ngày nay, tăng cường hệ thống phòng thủ và sẵn sàng chiến đấu là cực kỳ cần thiết. Việt Nam cần có chiến lược huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc nhằm khai thác, làm chủ và bảo vệ được vùng biển của mình.

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN


1. Lê Tiến Công (2006), “Thông tin liên lạc trong việc bảo vệ biển dưới thời Gia Long, Minh Mạng”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử (366), tháng 10. ISSN 08667497.

2. Lê Tiến Công (2007), “Vị thế của biển trong cái nhìn của các vua Nguyễn”,

Xưa & Nay, (275,276). ISSN 868-331X.

3. Lê Tiến Công (2008), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn sơ”, tham luận tại hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, Hà Nội.

4. Lê Tiến Công (2012), “Những cuộc đụng độ của nhà Nguyễn với phương Tây tại Đà Nẵng trước năm 1858”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử Xứ Quảng, số 1.

5. Lê Tiến Công (2012), “Ví trí chiến lược Nam Trung bộ trong cái nhìn an ninh biển đầu triều Nguyễn”, Tạp chí Huế Xưa & Nay, số 10. ISSN 1859-2163.

6. Lê Tiến Công (2012), “Những người Việt lưu lạc trong cuộc chiến với Hà Lan năm 1644”, Tạp chí Huế Xưa & Nay, 12. ISSN 1859-2163.

7. Lê Tiến Công (2012) “Tổ chức phòng thủ vùng biển Miền Trung dưới triều Nguyễn”, Hội thảo khoa học Biển Đông - hợp tác và phát triển, Học viện chính trị Quốc gia, Khu vực III, Đà Nẵng.

8. Lê Tiến Công (2013), “Biến cố trên Côn Đảo đầu thế kỷ XIII”, Tạp chí Huế Xưa & Nay, số 2/ 2013. ISSN 1859-2163.

9. Lê Tiến Công (2013), “Tổ chức phòng thủ vùng biển Miền Trung đầu triều Nguyễn”, Tạp chí Nghiên cứu & Phát triển, số 1 (99). ISSN. 1859-0152.

10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn Sơ”, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 6. ISSN 1859-1388.

11. Lê Tiến Công (2013), “Tìm thấy tư liệu quý về công tác tuần tra vùng biển tại Cù Lao Chàm- Tân Hiệp, Hội An”, Tạp chí Huế Xưa & Nay, số 119. ISSN 1859-2163.

12. Lê Tiến Công (2013), “Hệ thống phòng thủ cảng biển miền Trung trong cuộc kháng chiến chóng ngoại xâm dưới triều Nguyễn (1858-1883)”, Hội thảo khoa

học Triều Nguyễn với công cuộc bảo vệ biển đảo tổ quốc vào thế kỷ XIX do Hội KHLS tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức.

13. Lê Tiến Công (2014), “Việc bố phòng tại các cửa biển miền Trung trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1858-1883)”, Tạp chí Xưa & Nay, số 448, tháng 6. ISSN 868-331X

14. Lê Tiến Công (2014), “Về công tác vẽ bản đồ, thăm dò đường biển và vận tải công trên biển dưới triều Nguyễn”, Tạp chí Nghiên cứu & phát triển, số 3 (110). ISSN. 1859-0152.

15. Lê Tiến Công (2014), “Triều Nguyễn với công tác cứu hộ, cứu nạn tại vùng biển miền Trung”. Tạp chí KHXH&NV, sở KHCN Nghệ An, số tháng 7.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Thế Anh (2003), “Điểm sách: Đóng góp vào lịch sử lãnh thổ các chúa Nguyễn tại miền Nam Việt Nam”, Nghiên cứu Huế, (5): 363 - 365.

2. Việt Anh (2014), “Tư liệu Hán Nôm Việt Nam trong văn khố hải ngoại (Aix- en provence, Pháp)”, Tạp chí Hán Nôm, số 2 (123): 53-61.

3. Đỗ Bang (1996), Phố cảng vùng Thuận Quảng thế kỷ XVII - XVIII, NXB TH - Hội KHLS Việt Nam.

4. Đỗ Bang (2003), “Những chiến công chống ngoại xâm vùng biển thời các chúa Nguyễn”, Tạp chí Huế Xưa & Nay, (57): 66 - 68.

5. Đỗ Bang (2010), “Hệ thống công trình phòng thủ Đà Nẵng (1802-1885)”, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 217 (1/2010): 39-44.

6. Đỗ Bang (2010),“Hệ thống các công trình phòng thủ cửa biển Thuận An và hạ lưu sông Hương dưới triều Nguyễn”, Tạp chí Huế Xưa & Nay, số 100.

7. Đỗ Bang (2011), Hệ thống phòng thủ miền Trung dưới triều Nguyễn, NXB Văn hóa Thông tin, HN.

8. Đỗ Bang (2012), "Khai thác kinh tế và thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa dưới triều Nguyễn", Huế Xưa & Nay, số 114: 6-18.

9. Đỗ Bang chủ biên (2014), Triều Nguyễn với công cuộc bảo vệ biển đảo tổ quốc thế kỷ XIX, NXB Đà Nẵng.

10. John Barrow (2008), Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà (1792 - 1793), Nguyễn Thừa Hỷ dịch, NXB Thế Giới.

11. C. Borri (1998), Xứ Đàng Trong năm 1621, Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên và Nguyễn Nghị dịch, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

12. C. Borri (1931), “Bản tường trình về xứ Đàng Trong”, (L. Cadière viết lời tựa), bản dịch năm 2003, BAVH, Tập 18: 330 - 552.

13. Bộ Ngoại giao, Ủy ban Biên giới Quốc gia (2013), Tuyển tập các Châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, NXB Tri Thức.

14. David Bulbeck, Li Tana (2006), “Giáp Ngọ niên bình nam đồ”, Anh Vân dịch,

Tạp chí Huế Xưa & Nay, (76): 34 – 45

15. L. Cadière (1915), "Những người Âu đã thấy Huế xưa: linh mục De Rhodes",

BAVH, tập 2, bản dịch năm 1997, NXB TH, Huế.

16. L. Cadière (1920), "Một pho sử mới về xứ An - Nam", BAVH, Tập 7, Bửu Ý bản dịch năm 2001, NXB TH, Huế: 222- 289.

17. L. Cadière (1926), "Những người Pháp phục vụ vua Gia Long: Thư tín liên lạc của họ", BAVH, Tập 13 bản dịch năm 2004, NXB TH, Huế: 465 - 568.

18. L. Cadière (1929), "Những người Âu đã thấy Huế xưa: mục sư De Choisy",

BAVH, Tập 16, bản dịch năm 2003, NXB TH, Huế: 239 - 277.

19. Lê Thanh Cảnh (1928), "Những ghi chú về thiết lập nền bảo hộ Pháp ở An Nam", BAVH, Tập 15, bản dịch năm 2004, NXB TH, Huế: 352 - 384.

20. Lê Thanh Cảnh (1928), "Những ghi chú về thiết lập nền bảo hộ Pháp ở An Nam", (tiếp theo), BAVH, Tập 15, bản dịch năm 2004, NXB TH, Huế: 497 - 514.

21. Lê Thanh Cảnh (1929), "Ghi chú về thiết lập nền bảo hộ Pháp ở An Nam",

BAVH, Tập 16, bản dịch năm 2003, NXB TH, Huế: 44-122.

22. Lê Thanh Cảnh (1932), "Ghi chú về thiết lập nền bảo hộ Pháp ở An Nam",

BAVH, Tập 19, bản dịch năm 2006, NXB TH, Huế: 312 - 349.

23. Lê Thanh Cảnh (1937), "Những ghi chú lịch sử về việc đặt nền bảo hộ Pháp ở An Nam", BAVH, Tập 24, bản dịch năm 2010, NXB TH, Huế: 581 - 603.

24. Trương Bá Cần, (2011), Hoạt động ngoại giao của nước Pháp nhằm củng cố cơ sở tại Nam Kỳ (1862-1874), NXB Thế Giới.

25. Nguyễn Khắc Cần, Phạm Viết Thực (2001), Việt Nam - Cuộc chiến 1858 - 1975, NXB Văn hoá Dân tộc.

26. Monique Chemillier – Gendreau (1998), Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bản dịch, NXB CTQG.

27. Braice M. Claget (1996), Những yêu sách và đối kháng của Việt Nam và Trung Quốc ở khu vựa bãi ngầm Tư Chính và Thanh Long trong Biển Đông, bản dịch, NXB CTQG

28. H. Cosserat (1919), "Những người Âu đã thấy Huế xưa: Dutreuil de Rhins",

BAVH, Tập 6B, bản dịch năm 1998, NXB TH, Huế: 328 - 345.

29. H. Cosserat (1917), "Những người Pháp phục vụ vua Gia Long", BAVH, tập 4, bản dịch năm 1998, NXB TH, Huế: 167- 211.

30. H. Cosserat (1921), "Lũy phòng thủ trên đèo Hải Vân", BAVH, Tập 8, bản dịch năm 2001, NXB TH, Huế: 104 - 133.

31. H. Cosserat (1920), “Đường cái quan từ Tourane ra Huế”, BAVH, Tập 7, bản dịch năm 2001, NXB TH, Huế: 5- 176.

32. H. Cosserat (1927), "Bức ảnh đầu tiên của một vị trí địa hình xứ Nam Hà - Đồn lũy Nom Nay, BAVH, Tập 14, Hà Xuân Liêm dịch năm 2004, NXB TH, Huế: 292 - 301.

33. H. Cosserat (1926), "Phái bộ quân sự Pháp năm 1885 tại Trung Kỳ", BAVH,

Tập 13, bản dịch năm 2004, NXB TH, Huế: 89 - 111.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/03/2023