Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ trong các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Quốc phòng - 23

được tập trung xem xét, đánh giá, để đề xuất hướng khắc phục. Kiểm toán Nhà nước là cơ quan đánh giá khách quan và nắm rõ nhất những bất cập, yếu kém của hệ thống KSNB trong các đơn vị, nên việc hướng dẫn xây dựng quy chế KSNB rất phù hợp và có tính khả thi cao. Mặt khác, tăng cường hoặc hoàn thiện hệ thống KSNB có tác dụng quan trọng đối với các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước không chỉ trong việc xác nhận sự trung thực của báo cáo tài chính làm cơ sở xử lý các sai phạm mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc khắc phục các yếu kém hiện có trong đơn vị dược kiẻm toán. Trong chừng mực nhất định, có thể coi việc tăng cường KSNB tại các đơn vị thuộc khu vực công là một mục tiêu hướng đến của Kiểm toán Nhà nước: Thông qua những đánh giá của Kiểm toán Nhà nước sẽ giúp đơn vị nhìn lại hoạt động của mình và điều chỉnh tốt hơn. Hệ thống tự kiểm soát của đơn vị được kiểm toán bao gồm cả KTNB, nếu tổ chức tốt sẽ phát hiện và ngăn chặn một phần lớn các sai phạm và yếu kém trước khi Kiểm toán Nhà nước kiểm tra.

3.3.2. Kiến nghị với Quốc hội

Thực tiễn quản lý tài chính trong các đơn vị dự toán trực thuộc BQP đặt ra những vấn đề cần nghiên cứu một số điểm trong quá trình sửa đổi Luật NSNN. Để phù hợp với đặc thù hoạt động và yêu cầu quản lý ngân sách trong lĩnh vực quốc phòng cần nghiên cứu sửa đổi Luật NSNN, tập trung vào những vấn đề sau đây:

Một là, thời gian xây dựng dự toán dài nhưng thời gian lập dự toán quy định cho mỗi cấp trong Luật lại ngắn ảnh hưởng đến chất lượng dự toán. Để khắc phục tình trạng này, cần sửa đổi Luật NSNN theo hướng dành nhiều thời gian hơn cho mỗi cấp ngân sách. Mặt khác, thời điểm lập dự toán ngân sách nên sớm hơn quy định hiện hành;

Hai là, phân định nhiệm vụ chi cho công tác quốc phòng giữa ngân sách trung ương với ngân sách địa phương cần quy định cụ thể tỉ lệ % tối thiểu so với dự toán chi xây dựng, sửa chữa ở từng địa phương để hỗ trợ kinh phí xây dựng các cơ quan quân sự địa phương, khuyến khích địa phương hỗ trợ kinh phí xây dựng các công trình chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở địa phương, quy định phương thức báo cáo để tránh việc bố trí ngân sách trùng lặp;

Ba là, cần quy định thống nhất đầu mối lập dự toán ngân sách chi đầu tư phát triển giữa hai cơ quan tài chính và kế hoạch - đầu tư theo hướng, cơ quan kế hoạch - đầu tư lập kế hoạch đảm bảo, cơ quan tài chính lập kế hoạch phân bổ tài chính. Quá trình lập có sự phối hợp thống nhất giữa hai cơ quan. Như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan

trong việc theo dõi, chỉ đạo quá trình chấp hành ngân sách của các đơn vị;

Bốn là, Luật NSNN quy định các khoản chi NSNN của BQP được thông báo theo nhóm mục. Khi phân bổ dự toán cho đơn vị sử dụng, BQP phải tuân thủ theo tổng mức và nhóm mục chi. Tuy nhiên, trong BQP có nhiều cấp dự toán, quy định này làm cho dự toán ở đơn vị cấp dưới không sát. Cần sửa đổi quy định này theo hướng: Chính phủ chỉ giao cho BQP tổng mức dự toán; Căn cứ vào đặc điểm nhiệm vụ của mình, BQP phân bổ dự toán cho các đơn vị sử dụng. Việc giao dự toán theo tổng mức và nhóm mục chi được áp dụng từ đơn vị dự toán cấpII trở xuống.

Năm là, Luật cần có quy định riêng về NSQP theo hướng: Nhà nước ủy quyền cho BQP được ban hành những chế độ, định mức chi ngân sách mang tính đặc thù trong lĩnh vực quốc phòng.

3.3.3. Kiến nghị với Bộ Quốc phòng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.

Phần lớn các đơn vị dự toán trực thuộc BQP đều có các nhà máy thực hiện nhiệm vụ sản xuất, sửa chữa VK,TBKT cho quân đội. Cơ chế quản lý tài chính đối với các nhà máy này có nhiều bất cập, nửa hạch toán, nửa bao cấp, doanh thu phần lớn phụ thuộc vào nguồn ngân sách cấp để sản xuất, sửa chữa VK,TBKT. Một số nhà máy được đầu tư về công nghệ, năng lực sản xuất lớn nhưng chỉ tiêu hàng năm nhỏ, dẫn đến sử dụng TSCĐ không hiệu quả, thực hiện khấu hao hàng năm không phù hợp với thực tế. BQP cần chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với các đơn vị nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các nhà máy này theo hướng chuyển sang hạch toán đầy đủ, để phát huy tính năng động, sáng tạo, tìm kiếm thêm việc làm, khai thác tối đa năng lực của nhà máy, góp phần cải thiện đời sống công nhân.

Trong các văn bản hiện hành, trước hết về chức năng thẩm định giá: Cần nghiên cứu sửa đổi một số điểm trong Thông tư 20/TT-BQP ngày 14/5/2009 hướng dẫn lập, thẩm định phương án giá và quyết định giá hàng hoá, dịch vụ quốc phòng theo hướng: Những mặt hàng đã ủy quyền phê duyệt cho đơn vị trực thuộc BQP thì Cục Tài chính không thẩm định; Cục Tài chính chỉ thẩm định những mặt hàng do BQP phê duyệt; cải tiến quy trình, thủ tục thẩm định giá theo hướng đơn giản, để rút ngắn thời gian phê duyệt, ban hành giá, gắn trách nhiệm của các đơn vị trung gian trong kiểm soát giá, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị thực thi nhiệm vụ.

Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ trong các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Quốc phòng - 23

Với chức năng quản lý tài chính các hoạt động có thu cần nghiên cứu sửa đổi Quyết định 3365/2001/QĐ-BQP ngày 17/12/2001 của Bộ trưởng BQP về quy định quản

lý tài chính các hoạt động có thu tại các đơn vị dự toán trong quân đội và Quyết định 178/2007/QĐ-BQP ngày 29/11/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quyết định 3365/2001/QĐ-BQP ngày17/12/2001 theo hướng: Chi tiết hơn các loại hình hoạt động có thu chịu sự điều tiết của các quyết định này; quy định chi tiết tỷ lệ thu nộp tại các cấp trung gian, không ủy quyền cho đơn vị trực thuộc BQP quy định tỷ lệ này để đảm bảo thống nhất trong toàn quân; ưu tiên tỷ lệ để lại cho đơn vị cơ sở. nhằm khuyến khích, phát huy tính tích cực, chủ động của các đơn vị trong việc tận dụng, khai thác tối đa các nguồn thu;

Về quản lý đất đai, cần nghiên cứu, sửa đổi một số điểm của Quy chế quản lý sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, ban hành kèm theo Quyết định 31/2005/QĐ-BQP ngày 24/3/2005 của Bộ trưởng BQP theo hướng phân loại tính chất từng từng khu đất (quy mô, địa bàn, tạm thời hay lâu dài) để có qui định quản lý và phân cấp quản lý phù hợp nhằm phát huy vai trò trách nhiệm của đơn vị sử dụng, tránh lãng phí và tạo cơ sở áp dụng các quy định kiểm soát tài sản của nhà nước tại đơn vị; Nghiên cứu sửa đổi thẩm quyền phê duyệt dự án có sử dụng đất quy hoạch cho mục đích quốc phòng nhưng chưa sử dụng ngay cho nhiệm vụ quốc phòng vào mục đích kinh tế ban hành kèm theo Thông tư 35/2009/TT-BQP ngày 20/7/2009 theo hướng phân cấp cho các đơn vị trực thuộc Bộ. Nếu quy định BQP phê duyệt tất cả các dự án liên doanh, liên kết có sử dụng đất quốc phòng thì rất khó khả thi. Vì có rất nhiều đơn vị có khoảng đất trống nhỏ chưa sử dụng cho mục đích quốc phòng ngay, có điều kiện để đưa vào kinh doanh tạo nguồn thu nhưng không được sử dụng vì không được Bộ duyệt. Do quy mô nhỏ, thời gian sử dụng ngắn không tương sứng để lập dự án báo cáo Bộ duyệt, mặt khác quân số các cơ quan BQP có hạn nên cũng không thể thẩm định tất cả các dự án. Trên thực tế các đơn vị vẫn sử dụng nhưng không báo cáo vì diện tích nhỏ, thời gian liên kết ngắn. Điều này dẫn đến việc kiểm soát của cơ quan tài chính đối với kết quả từ các hoạt động này có nhiều khó khăn. Vì vậy BQP nên nghiên cứu quy định thẩm quyền phê duyệt dự án theo hướng: BQP giao tổng quỹ đất tạm thời chưa sử dụng vào mục đích quốc phòng để làm kinh tế, các dự án cụ thể uỷ quyền cho các đơn vị này phê duyệt, BQP chỉ phê duyệt những dự án sử dụng

trên 5000 m2 và thời gian sử dụng trên 10 năm ; quy định tỷ lệ trích nộp hợp lý giữa các

cấp quản lý. Như vậy, vừa tránh lãng phí vừa tạo được nguồn thu mà vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ đất quốc phòng, đồng thời hình thành cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm soát.

Về các văn bản quy định chế độ chính sách, hiện nay cùng một chế độ, tiêu chuẩn

và đều do BQP ban hành, nhưng quy định trong nhiều văn bản khác nhau, như: Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, tiêu chuẩn điện thoại, tiền ăn ... gây khó khăn cho công tác đảm bảo và kiểm soát chi. Do đó, BQP cần chỉ đạo các cơ quan, rà soát các chế độ, tiêu chuẩn, nếu cùng một tính chất, cùng một cấp ban hành thì gộp lại trong một văn bản, tạo thuận lợi cho công tác cấp phát, thanh quyết toán, thanh tra, kiểm toán.

Xây dựng hệ thống cơ quan KTNB trong các đơn vị dự toán quân đội theo hướng: chuyển Phòng Kiểm toán nội bộ trực thuộc Cục Tài chính về trực thuộc BQP, sinh hoạt hành chính tại Văn phòng BQP, còn nghiệp vụ trực thuộc Thủ trưởng BQP mà trực tiếp là Bộ trưởng. Thành lập mới cơ quan KTNB ở các đơn vị dự toán cấp II, cấp III. Hoàn chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động của cơ quan kiểm toán các cấp. Hoàn thiện quy chế phối hợp giữa KTNN và Kiểm toán BQP. Trong khi chờ cơ quan Nhà nước ban hành quy chế KSNB đối với khu vực hành chính sự nghiệp, Phòng Kiểm toán nội bộ cần tham mưu cho BQP ban hành tạm thời quy định về tổ chức và duy trì hoạt động của hệ thống KSNB trong các đơn vị dự toán quân đội.

3.3.4. Kiến nghị với Cục Tài chính

Trong quan hệ với quản lý tài chính nói chung và KSNB nói riêng. Cục cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung một số điểm trong Chế độ Kế toán các đơn vị dự toán quân đội, như:

- Cách hạch toán vật tư, hàng hoá sau quyết toán cần phân biệt phương pháp hạch toán vật tư, hàng hoá mua để cấp cho đơn vị cấp dưới và vật tư, hàng hoá mua bằng kinh phí tự chi để bản thân đơn vị sử dụng;

- Bổ sung một số tài khoản cấp 2 để hoạch toán nguồn vốn tự bổ sung của đơn vị dự toán cấp II điều tiết cho đơn vị dự toán cấp III vì xu hướng nguồn kình phí này ở các đơn vị ngày càng nhiều;

- Quy định chi tiết tài khoản hạch toán các khoản kinh phí cấp cho các nhà nhận thầu xây lắp ở các đơn vị dự toán quân đội;

- Quy định cụ thể về cách tổng hợp số liệu từ số dư các tài khoản trên sổ kế toán vào mẫu biểu trong báo cáo tổng quyết toán năm, để thống nhất cách hiểu cho người lập và người đọc báo cáo;

- Nghiên cứu thay đổi kết cấu và tên gọi một số mẫu biểu báo cáo tài chính cho phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin, phục vụ công tác quản lý, như: Báo cáo kế toán tháng; mẫu báo cáo luân chuyển vật tư, hàng hoá; báo cáo hoạt động có thu và phân phối

kết quả; báo cáo các khoản thu nộp; phụ lục thẩm định các hoạt động có thu, các khoản chi ngân sách.

Đầu tư, xây dựng, thiết lập hệ thống mạng nội bộ, trước mắt, kết nối từ Cục Tài chính đến các đơn vị trực thuộc BQP, ưu tiên các đơn vị dự toán, nhằm nâng cao chất lượng thu thập thông tin và phân tích số liệu kế toán, đáp ứng yêu cầu quản lý và điều hành ngân sách.

Xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử của Cục Tài chính, phục vụ cho việc thống kê, phân tích, nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển quân đội. Trước mắt, đưa hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác đảm bảo và quản lý tài chính, tài sản trong Quân đội; kịp thời bổ sung các văn bản mới ban hành, loại bỏ những văn bản hết hiệu lực.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển đổi, Nhà nước luôn hướng đến việc xây dựng nền tài chính lành mạnh, làm cơ sở để tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững, Chương III phần nào đóng góp thêm những ý kiến mang tính thực tiễn để hoàn chỉnh công tác quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán trực thuộc BQP nói riêng và các đơn vị hành chính sự nghiệp nói chung. Theo mục tiêu đặt ra, Chương III đã giải quyết được những vấn đề sau:

Một là, đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu lực của hệ thống KSNB trong các đơn vị dự toán trực thuộc BQP Việt Nam, cả những giải pháp chung về mô hình tổng quát và mô hình cụ thể về tổ chức KSNB trong đơn vị dự toán trực thuộc BQP. Cùng với mô hình tổ chức Luận án còn đi sâu nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cụ thể và hoàn thiện tổ chức các yếu tố trong hệ thống KSNB của các đơn vị này. Các giải pháp cụ thể gồm: chín giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát; sáu giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán; bốn giải pháp hoàn thiện thủ tục kiểm soát;

Hai là, đưa ra một số kiến nghị để thực hiện giải pháp. Cụ thể: Hai kiến nghị để ban hành hệ thống chuẩn mực về KSNB đối với khu vực hành chính sự nghiệp và sửa đổi, bổ sung một số điểm trong Luật NSNN nhằm hình thành cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và duy trì hoạt động của hệ thống KSNB trong các đơn vị quân đội; Sáu kiến nghị sửa đổi trong các văn bản BQP ban hành nhằm hoàn thiện bộ máy kiểm soát và thực hiện phân cấp quản lý phù hợp với thực tế; Ba kiến nghị với Cục Tài chính để bổ sung sửa đổi

Chế độ Kế toán dự toán phù hợp với nhu cầu cung cấp thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý.

Những giải pháp đưa ra dựa trên cơ sở đi sâu nghien cứu lý luận và thực tiễn, phân tích nguyên nhân những yếu kém, tồn tại của hệ thống KSNB trong các đơn vị dự toán trực thuộc BQP cũng như những bất cập về chính sách, gây khó khăn, vướng mắc trong công tác đảm bảo, quản lý tài chính ở đơn vị. Nếu các kiến nghị được thực hiện đầy đủ, đồng bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các giải pháp đã nêu, đảm bảo cho các đơn vị hoàn thiện tổ chức hệ thống KSNB nhằm nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu quả hoạt động của đơn vị mình.

KẾT LUẬN

Trong quá trình nghiên cứu và xây dựng Luận án, tác giả đã kết hợp giữa nghiên cứu lý luận về hệ thống KSNB với tổng kết thực tiễn tại 15 đơn vị dự toán trực thuộc BQP, từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống KSNB trong tất cả các đơn vị dự toán trực thuộc BQP nhằm tăng cường quản lý tài chính để thúc đẩy quá trình tổ chức và quản lý ngân sách trong quân đội đi vào nền nếp. Khái quát lại Luận án đã đạt được một số kết quả sau:

Một là, Luận án đã trình bày những lý luận cơ bản về hệ thống KSNB nói chung và trong xu thế mới hiện nay, làm sáng tỏ hơn những lý luận về hệ thống KSNB trong quản lý tài chính các đơn vị dự toán quân đội. Bên cạnh đó Luận án di sâu phân tích ảnh hưởng của đặc thù hoạt động quân sự (đặc điểm về cơ cấu tổ chức, về tổ chức điều hành, về hệ thống tài chính) trong các đơn vị dự toán trực thuộc BQP đến tổ chức hệ thống KSNB trong các đơn vị này làm cơ sở xem xét sự vận dụng các chính sách quản lý kinh tế tài chính của nhà nước trong hoạt động quân sự. Cùng với lý luận chung Luận án còn trình bày kết quả nghiên cứu kinh nghiệm các nước trong tổ chức hệ thống KSNB trong lĩnh vực quốc phòng.

Hai là, kết hợp điều tra điển hình với tích lũy của bản thân trong nghiên cứu thực trạng tổ chức hệ thống KSNB một số đơn vị dự toán trực thuộc BQP, đi sâu phân tích làm sáng tỏ thực trạng về môi trường kiểm soát bên trong và môi trường kiểm soát bên ngoài (thông qua việc xem xét thái độ nhận thức cũng như phương châm hành động của lãnh đạo chỉ huy đơn vị, thông qua cơ cấu tổ chức bộ máy quốc phòng, công tác kế hoạch, chính sách nhân sự, tình hình quản lý tài chính, phân cấp quản lý tài chính từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán đến khâu quyết toán); tổ chức hệ thống thông tin kế toán (từ khâu tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán, ghi sổ kế toán đến lập báo cáo tài chính); tổ chức thủ tục kiểm soát (từ khâu thể chế hoá và thực hiện các thủ tục kiểm soát theo các nguyên tắc phân công phân nhiệm; ủy quyền phê chuẩn và bất kiêm nhiệm). Trên cơ sở phân tích trên, Luận án đã đánh giá vai trò của hệ thống KSNB trong quản lý tài chính ở các đơn vị này, đưa ra những ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân tồn tại trong tổ chức hệ thống KSNB của các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Quốc

phòng. Nêu lên sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống KSNB nhằm tăng cường quản lý có hiệu quả tài chính, tài sản của Nhà nước trong Quân đội.

Ba là, cùng với những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Luận án đã xác định tính tất yếu và phướng hướng cùng những giải pháp để hoàn thiện tổ chức hệ thống KSNB trong đơn vị dự toán trực thuộc BQP các với các nội dung sau:

Thứ nhất: xây dựng mô hình tổ chức hệ thống KSNB tại đơn vị sự nghiệp trực thuộc BQP (đơn vị dự toán cấp II) trong quan hệ với các đơn vị dự toán cấp dưới (cấpIII và cấp IV);

Thứ hai: Hoàn thiện môi trường kiểm soát, tập trung vào các nội dung nâng cao nhận thức của lãnh đạo chỉ huy các đơn vị; hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính; xây dựng hệ thống các định mức, tiêu chuẩn, chế độ chỉ tiêu của các đơn vị phù hợp với thực tế; tăng cường việc thực hiện công khai tài chính trong các cơ quan đơn vị; tăng cường công tác kiểm tra tài chính của cơ quan thanh tra, uỷ ban kiểm tra Đảng và Hội đồng Kinh tế các cấp; phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng trong quản lý tài chính;

Thứ ba: Hoàn thiện hệ thống kế toán từ chứng từ, tài khoản, sổ sách, báo cáo, xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính kế toán ngang tầm với nhiệm vụ; Tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tài chính kế toán và công tác kiểm soát, quản lý tài chính quân đội;

Thứ tư: Hoàn thiện các thủ tục kiểm soát, tăng cường kiểm soát quá trình chấp hành kỷ luật tài chính trong các đơn vị dự toán; thể chế hoá bằng văn bản quy định về KSNB ở các đơn vị; phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cấp trong quản lý ngân sách; tăng cường các thủ tục kiểm soát cụ thể trong quản lý tài sản ở các đơn vị.

Các giải pháp và kiến nghị trên được nghiên cứu đề xuất trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với kinh nghiệm tích luỹ cùng kết quả điều tra nghiên cứu của Tác giả tại các đơn vị dự toán trực thuộc BQP với lộ trình thực hiện cụ thể, đảm bảo tính khả thi. Tuy nhiên, do tính đa dạng trong tổ chức và hoạt động của 43 đơn vị dự toán trực thuộc BQP và đặc biệt của hàng trăm đơn vị cấp dưới, những giải pháp cần có bước nghiên cứu chuyển giao thành các chế độ, các quy trình cụ thể trước khi áp dụng. Tác giả mong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022