Khảo Sát Về Lưới Tầm Quan Trọng – Chất Lượng Dịch Vụ Tín Dụng


Các yếu tố ở khu vực (III) là những yếu tố có tầm quan trọng cao, nhưng thực trạng chất lượng vẫn còn thấp, đó là những điểm nghẽn mà các NHTM cần phải chú ý, nếu cải thiện được các yếu tố này sẽ có thể làm tăng sự hài lòng và tăng doanh thu tín dụng của ngân hàng. Có 5 yếu tố nằm trong khu vực này, sắp xếp theo mức độ tầm quan trọng giảm dần, đó là: Việc định giá tài sản thế chấp, quy trình hồ sơ đơn giản, mở rộng chấp nhận các hình thức thế chấp, thời gian giải ngân phù hợp và việc tốn thêm các khoản phí khác. Đây chính là 5 điểm nghẽn cần được các NHTM tập trung chú ý để cải thiện.

Ngoài ra, không có yếu tố nào nằm trong khu vực (IV) là khu vực có tầm quan trọng thấp lẫn chất lượng thực trạng thấp.

Hình 4 8 Khảo sát về Lưới tầm quan trọng – Chất lượng dịch vụ tín dụng 1

Hình 4.8 Khảo sát về Lưới tầm quan trọng – Chất lượng dịch vụ tín dụng


Kết quả khảo sát khách hàng vay về hiệu quả sử dụng vốn tín dụng

Bảng 4.16 Khảo sát khách hàng về hiệu quả sử dụng vốn vay sản xuất NNCNC


TT

Tiêu chí đánh giá

Trung

bình

Độ lệch

chuẩn

1

Hiệu quả sử dụng vốn vay đầu tư cho sản xuất nông nghiệp

3,56

0,59

2

Gia tăng cơ hội đầu tư từ vốn vay

4,01

0,41

3

Gia tăng lợi nhuận từ vốn vay

3,93

0,44

4

Nhận thức về rủi ro trả lãi vay

3,65

0,66

5

Rủi ro khi mở rộng quy mô sản xuất bằng vốn vay

4,39

0,84

6

Sẵn lòng tiếp tục vay để đầu tư, sản xuất trong tương lai

3,76

0,54

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 297 trang tài liệu này.

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát

Khi được hỏi về hiệu quả sử dụng vốn tín dụng vay từ các NHTM tại Lâm Đồng, các đối tượng đã đánh giá mức độ hiệu quả ở mức khá tốt, với giá trị trung bình bằng 3,56 (mức hiệu quả cao nhất là 5). Ngoài ra, vốn vay từ các NHTM cũng góp phần giúp đỡ các đối


tượng gia tăng cả về cơ hội đầu tư và mức lợi nhuận trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, các đối tượng cũng có sự lo lắng, thể hiện qua mức nhận thức về rủi ro cao (mean = 4,39) đối với việc mở rộng đầu tư, sản xuất bằng vốn vay ngân hàng. Rủi ro về về việc trả nợ và lãi vay được các đối tượng đánh giá ở mức trung bình (mean = 3,65). Như vậy, kết quả thống kê cho thấy các đối tượng đang đánh giá về việc vay vốn tín dụng từ các NHTM đang mang lại hiệu quả khá cao cho việc tăng cơ hội đầu tư, lợi nhuận. Tuy nhiên, mức độ nhận thức về rủi ro khi vay vốn của họ cũng ở mức trên trung bình, và đặc biệt khá cao khi tính toán đến việc dùng vốn vay để mở rộng quy mô sản xuất. Vì vậy, giá trị trung bình của ý định sẵn lòng tiếp tục vay vốn trong tương lai của họ chỉ đạt ở mức trung bình khá (Mean = 3,76), xem Bảng 4.16 bên trên.

Kết quả khảo sát khách hàng về hoạt động kinh doanh NNCNC

Tổng cộng 161 đối tượng khảo sát bao gồm các nông hộ và DN, HTX được phỏng vấn và tự đánh giá về hoạt động kinh doanh của mình. Có tổng cộng 5 tiêu chí được đưa ra cho các đối tượng đánh giá, đó là tiêu chí về sản lượng, chất lượng, giá cả, sự ổn định của thị trường đầu ra và mức độ hài lòng về lợi nhuận. Cả 5 tiêu chí trên phán ánh một cách tổng quát nhất cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của một nông hộ hoặc một doanh nghiệp trong ngành sản xuất nông sản. Luận án sử dụng công cụ thu thập ý kiến với thang đo khoảng 5 cấp độ, với mức 1 là rất thấp và mức 5 là rất cao. Kết quả khảo sát ở Bảng 4.17 bên dưới cho thấy ba tiêu chí đầu tiên giao động từ 3,12 đến 3,29 chỉ là mức trung bình so với mức độ tối đa là 5. Như vậy các đối tượng khảo sát đang có thực trạng về hoạt động sản xuất nông nghiệp không được thuận lợi cả về sản lượng, chất lượng nông sản và giá cả. Với hai tiêu chí cuối là sự ổn định của thị trường đầu ra và sự hài lòng về lợi nhuận hoạt động, chỉ số trung bình đạt mức 3,6 xấp xỉ với mức khá trong thang đo tối đa là 5. Nhìn chung, thực trạng kinh doanh dưới đánh giá của các đối tượng nghiên cứu đang ở mức trung bình – khá; trong đó lĩnh vực sản xuất rau, hoa sẽ còn rất nhiều tiềm năng để phát triển.

Bảng 4.17 Khảo sát kết quả kinh doanh NNCNC của đối tượng khảo sát


Các tiêu chí về kết quả kinh doanh

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Phương sai

Sản lượng nông sản

3,17

0,451

0,203

Chất lượng nông sản

3,29

0,483

0,233

Giá cả nông sản

3,12

0,383

0,147

Sự ổn định của thị trường đầu ra

3,64

0,543

0,294

Mức độ hài lòng về lợi nhuận

3,61

0,550

0,302

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát


Kết quả khảo sát mối quan hệ giữa khách hàng với các chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Bên cạnh những đánh giá trực tiếp về các khía cạnh hoạt động như trên, luận án cũng tiến hành khảo sát thêm những tiêu chí đánh giá khác nhằm có sự nhìn nhận tổng quan về thực trạng hoạt động sản xuất nông nghiệp của các đối tượng nghiên cứu. Bên cạnh những chỉ tiêu về doanh thu, chất lượng sản phẩm, thì còn những khía cạnh khác để đánh giá kết quả hoạt động hoặc sự thành công của một DN hoặc cá thể kinh doanh, đó là các chỉ số về chất lượng mối quan hệ của DN đó với các bên liên quan hoặc tinh thần doanh nhân của người chủ cơ sở. Chất lượng mối quan hệ được đo lường với ba tiêu chí là: Chất lượng mối quan hệ với nhà cung cấp, với bên thu mua, và với các đối tác nông nghiệp lân cận trong khu vực. Theo kết quả khảo sát thống kê giá trị trung bình của ba tiêu chí trên đạt mức khá, với giá trị khoảng 3,8 so với giá trị cực đại là 5. Như vậy, có thể kết luận rằng các nông hộ và DN sản xuất nông nghiệp trong khu vực nghiên cứu đang có chất lượng mối quan hệ khá tốt. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, có gần 50% các đối tượng khảo sát cho biết có thể huy động vốn bằng cách mua chịu từ nhà cung ứng (chủ đại lý cây giống, phân bón thuốc thực vật) hoặc nhận tiền ứng trước từ các nhà thu mua (cơ sở chế biến, đại lý…). Như vậy, đây là dấu hiệu đáng khích lệ cho ngành nông nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng. Khi các đối tượng sản xuất có mối quan hệ tốt và sự liên kết chặt chẽ với các bên liên quan (đầu vào, đầu ra và đối tác lân cận), thì họ sẽ nhận được nhiều sự trợ giúp, tăng cường sự hợp tác, và có nhiều cơ hội tiềm năng để tăng cường hoạt động kinh doanh, sản xuất của tất cả các bên.

Bảng 4.18 Mối quan hệ và tinh thần kinh doanh của khách hàng sản xuất NNCNC

Tiêu thức

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Phương sai

Chất lượng mối quan hệ với nhà cung cấp

3,75

0,548

0,300

Chất lượng mối quan hệ với nhà thu mua

3,82

0,523

0,274

Chất lượng mối quan hệ với các đối tác nông

nghiệp lân cận

3,83

0,615

0,378

Mức độ thường xuyên theo dõi thông tin thị

trường

3,80

0,653

0,426

Mức độ thường xuyên cập nhận thông tin về

phương pháp sản xuất

3,71

0,607

0,368

Mức độ tư duy, cải tiến hiệu quả hoạt động

3,61

0,624

0,390

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát Ngoài ra, tinh thần kinh doanh của các chủ nông hộ hoặc chủ DN sản xuất nông nghiệp được đo lường với ba tiêu chí, đó là mức độ thường xuyên theo dõi thông tin thị


trường, cập nhật thông tin về phương pháp sản xuất và mức độ tư duy, cải tiến hiệu quả hoạt động. Cả ba tiêu chí trên cũng có mức trung bình thuộc loại khá, giao động từ 3,61 đến 3,8 so với mức tối đa là 5. Như vậy có thể kết luận tinh thần kinh doanh của các đối tượng khảo sát đang ở mức khá tốt, kết hợp với thực trạng hoạt động sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở phần trên (hơn 60% đối tượng khảo sát đã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp), có thể dự đoán rằng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của khu vực nghiên cứu sẽ còn rất nhiều tiềm năng để phát triển (Bảng 4.18 bên trên).

Kết quả khảo sát đối tượng nghiên cứu về thực trạng đầu ra nông sản

Kết quả khảo sát về các đầu ra của sản phẩm nông sản của 161 đối tượng khảo sát là các nông hộ và DN, HTX sản xuất nông nghiệp cho thấy, ba đầu ra nông sản phổ biến nhất là từ các thương lái (68%), cơ sở chế biến (62%) và đại lý (54%). Như vậy các sản phẩm nông nghiệp như rau, củ, quả và hoa của các nông hộ và DN, HTX đa số được bán cho các thương lái thu mua, đại lý và cơ sở chế biến nông sản. Hình thức cung cấp trực tiếp cho điểm bán lẻ cuối cùng như siêu thị và chợ thì vẫn chưa phổ biến (từ 13% đến 21%). Ngoài ra, các nông sản được xuất khẩu cũng chiếm tỷ lệ khá nhỏ, chỉ 8,7%. Như vậy, đầu ra nông sản của các nông hộ và DN, HTX trên địa bàn nghiên cứu phần lớn là các thương lái, và đại lý, đây là những đối tác trung gian chuyên thu gom, phân phối, dự trữ nông sản. Chỉ có 21,6% các đối tượng trả lời rằng có hợp đồng liên kết để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Phần còn lại thì sẽ bán trực tiếp cho các bên thu mua, chứ không có hợp đồng tiêu thụ từ trước. Việc quá phụ thuộc vào các nhà phân phối trung gian như đại lý, thương lái sẽ làm cho các nông hộ và DN, HTX sản xuất nông nghiệp trở nên bị động trong việc sản xuất, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nông sản được mùa nhưng bị mất giá, dẫn đến lợi nhuận của người sản xuất nông sản không cao, hay thậm chí còn dễ bị thua lỗ, xem Bảng 4.19 bên dưới.

Bảng 4.19 Khảo sát khách hàng về thực trạng đầu ra nông sản


Đầu ra nông sản

Số lượng

Tỷ lệ

Thương lái

110

68,30%

Cơ sở chế biến

101

62,70%

Đại lý

87

54,00%

Chợ

35

21,70%

Siêu thị

21

13,00%

Xuất khẩu

14

8,70%

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát


4.3.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu

4.3.3.1. Từ kết quả khảo sát nhu cầu vay vốn tín dụng ngân hàng thương mại

Qua kết quả khảo sát khách hàng vay vốn và phân tích chất lượng dịch vụ tín dụng, luận án nhận thấy:

Một là, Các đối tượng sản xuất nông nghiệp vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức cần thiết về sản xuất NNCNC;

Hai là, Lo lắng lớn nhất của khách hàng khi tham gia sản xuất NNCNC là thiếu vốn đầu tư;

Ba là, Mục đích sử dụng tiền vay chủ yếu vẫn là đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ sản xuất;

Bốn là, Bên cạnh nguồn vốn tín dụng huy động từ NHTM, khách hàng vẫn còn sử dụng các nguồn vốn khác bên cạnh vốn tín dụng NHTM như mua chịu của nhà cung cấp, và tiền hàng mà khách hàng ứng trước.

Năm là, Các hình thức thế chấp tài sản để vay ở các NHTM là chưa đa dạng, chủ yếu tập trung vào nhà cửa và bất động sản, chưa mở rộng các loại hình thức thế chấp khác;

Sáu là, Khách hàng rất nhạy cảm về lãi suất tiền vay, mặc dù nhu cầu vay NHTM của họ thì vẫn còn rất lớn. Nếu mức lãi suất cho vay NHTM tăng thêm, họ sẽ sẵn sàng tìm kiếm những nguồn vốn khác thay thế. Vì vậy, sự cạnh tranh của các NHTM có thể nằm ở mức lãi suất cho vay, và tiềm năng về nhu cầu vốn của thị trường khách hàng sản xuất nông nghiệp là còn rất cao. Nếu các NHTM khai thác tốt thì có thể mở rộng hạn mức cho vay vốn cho đối tượng trên, giúp tăng cường doanh thu tín dụng cho các ngân hàng và đáp ứng thêm nhu cầu vốn sản xuất nông nghiệp cho các nông hộ và doanh nghiệp

Bảy là, Đa số khách hàng đồng ý sự hỗ trợ vay vốn từ việc liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (Ví dụ: Vay thông qua chuỗi gái trị, vay thông qua tổ chức đầu mối);

Tám là, Lý do chính mà khách hàng không được duyệt vay là: (1) Không có tài sản bảo đảm, (2) không đủ năng lực sản xuất, (3) không biết hoàn tất hồ sơ xin vay, (4) phương án vay kém khả thi và (5) các NHTM vẫn chưa quan tâm đến lĩnh vực này. Các nguyên nhân phụ góp phần vào việc không muốn vay vốn tín dụng từ NHTM là do thời gian chờ đợi xét duyệt chậm (46%), chi phí thủ tục (24%) và các chi phí ngầm (gần 20%). Tuy nhiên đây chỉ là những nhận định có tính chất chủ quan của các đối tượng khảo sát, nó thể hiện những nhận thức và lo lắng ngăn cản họ trong quá trình quyết định vay vốn.


Chín là, Về các khó khăn trong quá trình vay vốn: (1) Việc định giá tài sản bảo đảm còn thấp, (2) thời hạn cho vay quá ngắn, (3) không có nhiều hình thức thế chấp tài sản, (4) số tiền duyệt vay thường thấp hơn nhu cầu, (5) thời gian giải quyết hồ sơ vay lâu, (6) bắt buộc phải có tài sản bảo đảm và (7) thủ tục quá phức tạp.

Mười là, Qua phân tích lưới tầm quan trọng - chất lượng dịch vụ, có 5 yếu tố nằm trong khu vực sắp xếp theo mức độ tầm quan trọng giảm dần, đó là: Việc định giá tài sản thế chấp, quy trình hồ sơ đơn giản, mở rộng chấp nhận các hình thức thế chấp, thời gian giải ngân phù hợp và việc tốn thêm các khoản phí khác. Đây chính là 5 điểm nghẽn cần được các NHTM tập trung chú ý để cải thiện.

4.3.3.2. Về vai trò của vốn tín dụng ngân hàng thương mại cho sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Khi được hỏi về hiệu quả sử dụng vốn tín dụng vay từ các NHTM tại Lâm Đồng, các khách hàng đã đánh giá mức độ hiệu quả ở mức khá tốt, với giá trị trung bình bằng 3,56 (mức hiệu quả cao nhất là 5). Ngoài ra, vốn vay từ các NHTM cũng góp phần giúp đỡ các đối tượng gia tăng cả về cơ hội đầu tư và mức lợi nhuận trong sản xuất nông nghiệp.

Như đã lược khảo tại các nghiên cứu trước, vốn tín dụng từ các NHTM có vai trò quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là NNCNC (Boucher et al, 2007; Diagne et al, 2000; Nguyễn Thị Tằm, 2006; Tạ Thị Lệ Yên, 2003, Nguyễn Thị Hải Yến, 2016). Các tác giả đã chỉ ra rằng, nguồn vốn tín dụng ngân hàng do các NHTM cung ứng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tăng năng suất nông nghiệp thông qua việc đầu tư vào tư liệu sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất v.v để tạo ra các sản phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt, đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu.

Theo nghiên cứu của Jica (2015) thì chênh lệch cung, cầu vốn tín dụng đã dẫn đến các quyết định kém hiệu quả từ người sản xuất như: (1) Nếu vay thêm từ người thân/bạn bè thì thường là giá trị khoản vay thấp, lãi suất cao, thời hạn vay ngắn; (2) nếu mua chịu vật tư, hàng hóa thì lãi suất thường cao hơn NHTM, chi phí sản xuất tăng, khách hàng có thể phải mua các thiết bị kém chất lượng dẫn đến đầu tư không hiệu quả. Việc không đầu tư đồng bộ thiết bị sản xuất có thể dẫn đến tình trạng phải duy trì phương thức sản xuất thô sơ, truyền thống.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng (2017) thì các sản phẩm rau trồng trong nhà kính có mức lợi nhuận rất cao (xà lách là 1,625 tỷ đồng/ha/năm, ớt ngọt là 1,592 tỷ đồng/ha/năm, cà chua là 2,25 tỷ đồng/ha/năm, rau thủy canh là 4,95 tỷ


đồng/ha/năm, các loại rau khác (bó xôi, cải bắp ..) là 3,16 tỷ đồng/ha/năm). Mức lợi nhuận này gấp khoảng từ 20-200% so với trồng trong nhà lưới và gấp từ 300%-600% so với trồng ngoài trời. Mức lợi nhuận đối với hoa chất lượng cao, canh tác trong nhà kính, nhà lưới (hoa lily 5,445 tỷ đồng/ha/năm, hoa hồng 0,5 tỷ đồng/ha/năm, hoa cúc 1,376 tỷ đồng/ha/năm, hoa cẩm chướng 1,506 tỷ đồng/ha/năm, hoa cát tường 1,620 tỷ đồng/năm, hoa địa lan, hồng môn 2,695 tỷ đồng/ha/năm), mức lợi nhuận này cũng cao hơn rất nhiều khi canh tác ngoài trời.

Để đạt được mức sinh lời như trên, cần đầu tư hệ thống nhà kính, hệ thống tưới tiêu, chiếu sáng, máy móc thiết bị và công nghệ khác với mức 2,5 tỷ đồng/ha. Nếu nhu cầu vốn tín dụng khoảng 70% thì mức vốn tín dụng cần khoảng 1,75 tỷ đồng/ha. Với lãi suất vay ưu đãi 6,5% thì mỗi năm, chi phí lãi vay là 114 triệu đồng/ha/năm, chiếm khoảng 7%/mức lợi nhuận thu được. Nếu lãi suất cho vay theo lãi suất thông thường với mức 10,5%/năm thì chi phí lãi vay là 184 triệu đồng/ha/năm, chiếm khoảng 12%/mức lợi nhuận thu được.

Do đó, nếu thị trường ổn định, sản xuất không gặp các rủi ro bất khả kháng thì việc cho vay NNCNC sẽ đem lại thu nhập tốt cho người sản xuất và thu nhập cho ngân hàng vay.

4.4. Kết quả nghiên cứu định lượng từ khảo sát ý định hành vi cấp tín dụng đối với sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của các ngân hàng thương mại

4.4.1. Kết quả nghiên cứu mô hình thứ nhất

4.4.1.1. Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), Cronbach’s Alpha là hệ số được ứng dụng một cách rộng rãi để đánh giá độ tin cậy của các thang đo có từ ba biến trở lên, nó đo lường tính nhất quán của các biến quan sát mà thể hiện cho thang đo đó. Một số nhà nghiên cứu đề suất rằng, thang đo có độ tin cậy chấp nhận khi có hệ số Cronbach’s Alpha từ trên 0,6 (Slater, 1995), hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến 0,8 là có thể sử dụng được (Peterson, 1994) và thang đo có độ tin cậy rất tốt nếu có hệ số Cronbach’s Alpha trên 0,8 (Nunnally & Bernstein, 1994). Ngoài hệ số Cronbach’s Alpha, thì còn cần xem xét hệ số tương quan biến tổng thể hiện sự tương quan chặt chẽ của mỗi biến quan sát đối với tất cả các biến khác trong thang đo, hệ số tương quan biến tổng ở mức trên 0,3 là có thể chấp nhận được (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của 6 thang đo trong mô hình được kiểm định bằng phần mềm SPSS 22 và được thể hiện ở Bảng 4.20 bên dưới. Trong 7 khái niệm của mô hình nghiên cứu, thì khái niệm Cảm nhận rủi ro là một thang đo phức tạp gồm 15 biến quan sát, vì vậy thang đo trên sẽ được phân tích nhân tố khám phá


EFA trước, nhằm xác định những nhân tố nào được trích xuất, sau đó bước kiểm định Cronbach’Alpha mới được thực hiện riêng cho các nhân tố mới được khám phá này.

Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’Alpha cho thấy, cả 7 nhân tố đều có độ tin cậy giao động từ 0,797 đến 0,911 và đạt trên mức 0,7. Các hệ số tương quan biến tổng giao động từ 0,311 đến 0,793 đạt trên mức 0,3. Như vậy, cả 7 thang đo trên đều đạt độ giá trị tin cậy. Trong quá trình phân tích độ tin cậy Cronbach’Alpha, có 6 biến quan sát bị loại bỏ vì có hệ số tương quan biến tổng nhỏ và việc loại bỏ biến làm tăng độ tin cậy của thang đo lên đáng kể. Đó là các biến: PU10; PU11; PBC19, PBC20, RIS29 và RIS30.

Bảng 4.20 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho các thang đo


Khái niệm

Biến

quan sát

Hệ số tương quan

biến-tổng

Hệ số Cronbach’s Alpha

nếu loại biến

(Hệ số Cronbach’s Alpha)

Nhận thức dễ sử dụng EOU (0,827)

EOU1

0,667

0,785

EOU2

0,664

0,785

EOU3

0,652

0,788

EOU4

0,747

0,766

EOU5

0,432

0,833

EOU6

0,429

0,831

Nhận thức tính hữu dụng PU (0,827)

PU7

0,726

0,72

PU8

0,757

0,686

PU9

0,585

0,853

Chuẩn chủ quan NOR (0,876)

NOR12

0,646

0,86

NOR13

0,621

0,863

NOR14

0,643

0,86

NOR15

0,651

0,86

NOR16

0,688

0,854

NOR17

0,658

0,858

NOR18

0,707

0,853

Nhận thức kiểm soát hành vi

PBC (0,881)

PBC21

0,761

0,841

PBC22

0,679

0,873

PBC23

0,774

0,836

PBC24

0,762

0,841

Thái độ đối với cấp vốn tín dụng NNCNC

ATT (0,824)

ATT40

0,618

0,792

ATT41

0,6

0,802

ATT42

0,616

0,794

ATT43

0,774

0,722

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/05/2023