TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ
-------***-------
Đề tài:
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam
Họ và tên sinh viên : Phạm Thị Thùy Linh Lớp : Nhật 2
Khóa 45
Giáo viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Thị Kim Ngân
Hà Nội - 11/2010
MỤC LỤC
MỤC LỤC 0
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1
PHẦN MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 5
I. HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 5
1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh 5
2. Phân biệt các loại hiệu quả 6
3. Bản chất của hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp 9
4. Mục đích và ý nghĩa của việc đảm bảo và nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp 10
5. Các quan điểm cơ bản trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh 12
II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 14
1. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 15
2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 21
III. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 22
1. Kết quả đầu ra 22
2. Các yếu tố đầu vào 23
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM 31
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM 31
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần vận tải biển Việt Nam31
2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Công ty 32
3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty39
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam giai đoạn 2007 – 2009 45
II. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM 47
1. Tổng quan ngành vận tải biển Việt Nam hiện nay 47
2. Phân tích SWOT của Vosco 49
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của Vosco 54
III. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY 67
1. Nguyên nhân chủ quan 67
2. Nguyên nhân khách quan 70
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QỦA KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM 73
I. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VOSCO 73
1. Mục tiêu, định hướng phát triển của ngành Hàng hải Việt Nam 73
2. Mục tiêu, định hướng chiến lược của Vosco 76
II. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA VOSCO 80
1. Các biện pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngành vận tài Việt Nam 80
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam 81
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC 90
1. Hoàn thiện hệ thống quản lý, chính sách, pháp luật hàng hải 90
2. Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành vận tải đường biển 92
3. Mở rộng liên doanh liên kết với vận tải đường biển nước ngoài 93
4. Xây dựng, phát triển hệ thống cảng biển 94
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC 0
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ý nghĩa | |
DWT | Deadweight tonage – Tấn trọng tải |
GTGT | Giá trị gia tăng |
IMF | Quỹ tiền tệ quốc tế |
SMC | Giấy chứng nhận quản lý an toàn |
VOSCO | Công ty vận tải biển Việt Nam |
TSCĐ | Tài sản cố định |
VINALINES | Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam |
VR | Đăng kiểm Việt Nam |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam - 2
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp
- Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam đã và đang trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế. Cũng như các nước trong khu vực nói riêng và các nước khác trên thế giới nói chung, hội nhập kinh tế tạo ra nhiều cơ hội và cũng đầy thử thách cho nền kinh tế nước ta. Điều quan trọng là các doanh nghiệp Việt Nam – những trụ cột của nền kinh tế đã, đang và sẽ làm gì để đón lấy cơ hội và vượt qua những thử thách đó để có thể phát triển một cách bền vững. Trước những cơ hội cũng như thử thách vô cùng khó khăn đấy, để có thể đứng vững và phát triển ngày một lớn mạnh trên thị trường trong nước cũng như phát triển ngày một mạnh trên thị trường thế giới, việc nghiên cứu và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty là điều vô cùng cần thiết.
Công ty vận tải biển Việt Nam (VOSCO) là một trong những công ty hàng đầu của ngành Hàng hải Việt Nam, song không vì thế mà không chịu ảnh hưởng của sự cạnh tranh đó. Để có thể tồn tại và phát triển ngày càng mạnh mẽ, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết.
Với nhận thức đó, cùng với kiến thức tích lũy được sau bốn năm Đại học và quá tìm hiểu và tiếp xúc với thực tế hoạt động kinh doanh vận tải tại Công ty cổ phần vận tải Việt Nam trong thời gian ba tháng thực tập em quyết định chọn đề tài “Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam” để làm khóa luận tốt nghiệp. Do kiến thức thực tế cũng như kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên đề tài sẽ không tránh khỏi những sai sót rất mong được sự góp ý và giúp đỡ của quý thầy cô, anh chị và các bạn để đề tài được hoàn thành tốt.
II. MỤC ĐÍCH, GIỚI HẠN VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
- Tìm hiểu và đánh giá chung tình hình hoạt động của công ty trong thời gian qua (từ năm 2007 đến năm 2009).
- Nghiên cứu Cơ hội – Thách thức và Điểm mạnh - Điểm yếu của Công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh.
- Phân tích tình hình kinh doanh vận tải, chi phí và lợi nhuận của Công ty trong ba năm qua và những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của các chỉ tiêu này.
- Tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Vosco không chỉ là chủ tàu, quản lý và khai thác tàu mà còn tham gia vào các hoạt động thuê tàu, đại lý, giao nhận, mua bán tàu, liên doanh, liên kết… Tuy nhiên vận tải biển vẫn là hoạt động kinh doanh chính của Vosco trong suốt thời gian qua, chiếm trên 90% tổng doanh thu của công ty. Vì thời gian nghiên cứu có hạn, và khả năng tìm hiểu còn hạn chế nên trong bài khóa luận này em chỉ tập trung phân tích về hiệu quả kinh doanh vận tải của Vosco.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp thu thập số liệu
Trong quá trình thực tập tại Công ty nghiên cứu và tìm hiểu hoạt động của Công ty, trên cơ sở đó thu thập những tài liệu có liên quan đến đề tài trong ba năm 2007, 2008 và 2009 như các số liệu từ các bảng báo cáo tài chính của Công ty.
Ngoài việc thu thập số liệu trong Công ty, đề tài nghiên cứu còn thu thập thông tin từ các báo, tạp chí và internet. Các nguồn này sẽ được ghi cụ thể trong mục tài liệu tham khảo cuối khóa luận.
2. Phương pháp phân tích
Với số liệu đã thu thập sẽ được xử lí, phân tích dựa trên kiến thức có được sau bốn năm học tại trường Đại Học Ngoại Thương dưới sự hướng dẫn của thầy cô và nỗ lực của cá nhân em.
Bên cạnh những kiến thức có được còn nghiên cứu thêm các giáo trình, bài giảng cùng với các báo, tạp chí chuyên ngành. Ngoài ra còn tiếp thu những ý kiến đóng góp của các anh chị, cô chú trong Công ty, cùng với sự hướng dẫn và chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn, từ đó đưa ra những đánh giá, nhận xét, kết luận và những biện pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty cũng như để hoàn thành tốt khóa luận.
Một số phương pháp sử dụng trong phân tích gồm có:
- Phương pháp chi tiết
- Phương pháp so sánh
IV. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN
Nội dung chính của đề tài được trình bày thành ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Vận tải Việt Nam.
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải Việt Nam
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
I. HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh
Kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc thực hiện tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư sản xuất đến tiêu thụ hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.1 Các doanh nghiệp quan tâm nhất chính là vấn đề hiệu quả sản xuất. Sản xuất kinh doanh có hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Hiểu theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh doanh đồng nghĩa với phạm
trù lợi nhuận, là hiệu số giữa kết quả thu về với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ tổ chức sản xuất và quản lý của mỗi doanh nghiệp.2
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế, gắn với cơ chế thị trường có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình sản xuất hay kinh doanh như: lao động, vốn, tài sản, nguyên vật liệu... nên doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản quá trình kinh doanh có hiệu quả. Khi đề cập đến hiệu quả kinh doanh các nhà kinh tế dựa vào từng góc độ xem xét để đưa ra các định nghĩa khác nhau.
Đối với các doanh nghiệp để đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh cần phải chú trọng đến điều kiện nội tại, phát huy năng lực hiệu quả của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Tuy nhiên, để hiệu rõ bản chất của hiệu quả cũng cần phân biệt khái niệm hiệu quả và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu: "Hiệu quả kinh doanh là sự so sánh giữa kết quả đầu ra với các yếu tố, nguồn lực đầu vào để tạo ra đầu ra đó"
Trong đó các nguồn lực đầu vào là:
1 Luật doanh nghiệp Việt Nam 2005
2 Phan Quang Niệm, 2008, Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê.