Yếu Tố Thúc Đẩy Xuất Khẩu Của Các Doanh Nghiệp


dần qua các năm từ 1.966.724 USD năm 2003, chiếm 3,12% trong tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU của các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội tăng lên 8.196.849 USD năm 2007, chiếm 10,35% trong tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU của các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội. Công ty Giầy Ngọc Hà có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh mẽ: năm 2003 đạt 3.751.119 USD, chiếm 5,95% đã trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong việc xuất khẩu sang thị trường EU năm 2008, với kim ngạch xuất khẩu đạt 9.092.033 USD, chiếm 11,48%. Ngoài 02 doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn trên thì Công ty Giầy Hà Tây có kim ngạch xuất khẩu vào EU còn khiêm tốn đạt kim ngạch xuất khẩu thấp: năm 2003 đạt 103.233 USD, chiếm 0,16%, đến năm 2007 đạt 822.544 USD, chiếm

1,04%, sang năm 2008 giảm xuống còn 622.008 USD, chiếm 0,79%.

- Thị trường xuất khẩu tại EU.

Bảng 2.18: Kim ngạch xuất khẩu vào một số nước EU của các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội

Đơn vị: USD


STT

Nuớc

2003

2004

2005

2006

2007

2008

1

Italy

13,956,812

15,175,405

23,916,760

26,820,121

21,927,379

17.458.166

2

France

11,431,055

12,887,277

11,860,663

7,395,903

17,987,844

17.526.136

3

Germany

11,269,167

7,741,138

7,030,410

8,749,901

19,759,215

18.564.389

4

Netherlands

5,945,947

7,240,864

4,259,262

2,128,255

2,840,724

3.025.116

5

Belgium

2,297,143

4,405,606

2,042,634

1,544,917

2,142,869

2.028.882

6

Spain

1,297,409

3,292,052

2,529,595

2,994,947

4,595,960

3.564.561

7

Denmark

859,420

765,137

789,160

645,289

1,216,268

1.531.666

8

Sweden

787,449

878,775

412,623

620,510

841,444

1.025.329

9

Switzerland

620,161

503,279

700,352

120,434

1,661,238

1.023.655

10

Ireland

396,445

449,144

408,564

111,850

155,265

132.523

11

Portugal

179,687

294,972

288,148

210,809

155,009

144.631

12

Slovakia

127,922

13,872

100,405

143,474

202,703

0

13

Romania

120,221

91,517

17,964

15,220

0

0

14

Finland

115,263

173,817

129,306

116,180

155,265

222.543

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường EU của các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội - 12

Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hà Nội.


Hiện nay, EU có 27 nước thành viên nhưng thị trường xuất khẩu giầy dép của các doanh nghiệp đã xuất khẩu vào khoảng 14 nước EU. Qua bảng 2.18 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu sang một số nước EU có xu hướng tăng, nhưng không ổn định. Từ năm 2003-2008, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp tại Hà Nội vào các nước Italia, Pháp, Đức, Hà Lan là các nước chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch của các doanh nghiệp vào thị trường EU. Năm 2003, tỷ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp vào các nước Italia, Pháp, Đức, Hà Lan chiếm 21,96%, 17,99%, 17,73%, 9,36% trong tổng kim ngạch của các doanh nghiệp xuất khẩu vào EU. Năm 2004, tỷ lệ này tăng lên tương ứng là: 27,11%, 23,02%, 13,83%, 12,94%;

Năm 2005, tỷ lệ này là 44,51%, 22,07%, 13,08%, 7,93%; Năm 2006, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp vào các nước Pháp, Hà Lan có giảm nhưng vẫn là một trong 04 nước có tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất vào EU, với tỷ trọng các nước tương ứng là: 48,6%, 13,4%, 15,86%, 3,86%. Tỷ trọng này năm 2007 của các nước Italia, Hà Lan tiếp tục giảm xuống, thay vào đó, tỷ trọng xuất khẩu vào các nước Pháp, Đức lại tăng lên, tỷ trọng xuất khẩu của các nước này tương ứng là: 27,7%, 22,72%, 24,96%, 3,59%. Ngoài 4 nước mà các doanh nghiệp giầy dép tại Hà Nội có kim ngạch xuất khẩu lớn nêu trên thì các nước như Bỉ, Tây Ban Nha, các doanh nghiệp cũng có kim ngạch xuất khẩu tương đối lớn, chiếm tỷ trọng 3,61% và 2,04% năm 2003 tăng lên 7,87% và 5,88% năm 2004, tuy nhiên, tỷ trọng này năm 2007 còn là 2,71% và 5,8%. Năm 2008, tỷ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội sang các nước đa số giảm xuống đáng kể, trong đó kể cả các nước có giá trị nhập khẩu lớn như Ý, Pháp, Đức cũng tiếp tục giảm xuống tương ứng với các tỷ lệ 22,31%; 22,40%; 23,72%. Nguyên nhân, trước hết phải kể đến sự khủng khoảng nền kinh tế thế giới. Ngoài ra, tại thị trường EU, giày dép của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội không những không được hưởng thuế GSP, mà còn bị áp thuế chống phá giá. Giầy dép của các doanh nghiệp tại Hà Nội còn phải cạnh tranh với hàng của các doanh nghiệp Trung Quốc (có lợi thế hơn về nguyên phụ liệu và năng suất lao động) và cạnh tranh với sản phẩm của nhiều nước bị ảnh hưởng của đợt sóng thần, được miễn thuế xuất khẩu vào thị trường này.


Bảng 2.19: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào một số nước EU so với tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU

Đơn vị: %


STT

Nuớc

2003

2004

2005

2006

2007

2008

1

Italy

21.96

27.11

44.51

48.60

27.70

22,31

2

France

17.99

23.02

22.07

13.40

22.72

22,40

3

Germany

17.73

13.83

13.08

15.86

24.96

23,72

4

Netherlands

9.36

12.94

7.93

3.86

3.59

3,87

5

Belgium

3.61

7.87

3.80

2.80

2.71

2,59

6

Spain

2.04

5.88

4.71

5.43

5.80

4,56

7

Denmark

1.35

1.37

1.47

1.17

1.54

1,96

8

Sweden

1.24

1.57

0.77

1.12

1.06

1,31

9

Switzerland

0.98

0.90

1.30

0.22

2.10

1,31

10

Ireland

0.62

0.80

0.76

0.20

0.20

0,17

11

Portugal

0.28

0.53

0.54

0.38

0.20

0,18

12

Slovakia

0.20

0.02

0.19

0.26

0.26

0,00

13

Romania

0.19

0.16

0.03

0.03

0.00

0,00

14

Finland

0.18

0.31

0.24

0.21

0.20

0,28

Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hà Nội.

Qua Bảng 2.19 trên cho thấy, các thị trường Italia, Pháp, Đức, Hà Lan là những thị trường mà các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội chiếm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong các nước tại thị trường EU. Đây chính là các thị trường mà các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội có thể duy trì, ổn định và tăng kim ngạch xuất khẩu, thực hiện việc đa dạng hoá các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường này như các sản phẩm giầy thể thao, giầy vải, giầy nữ, giầy dép cao cổ, giầy tennis...và các loại dép đi trong nhà, dép sandal. Các nước như Đức, Pháp thì thường có nhu cầu sử dụng các loại giầy thể thao và giầy nữ, các nước như Italia thì lại có nhu cầu sử dụng các loại giầy da với chất lượng cao, mẫu mã chủng loại phong phú, kiểu dáng luôn được thiết kế sáng tạo, thời trang. Tuy nhiên, không phải mọi người dân ở đây đều có thể tiêu dùng mặt hàng này. Ngoài các nước nêu trên thì các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội cũng đang dần mở rộng xuất


khẩu vào một số nước khác tại EU như Bồ Đào Nha, slovakia, Hungary...Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu vẫn thấp, chưa có sự bứt phá. Năm 2003, tỷ trọng xuất khẩu sang các nước Bồ Đào Nha, Slovakia, Hungary tương ứng là 0,28%, 014%, 0,13% nhưng qua các năm, đến năm 2007 và năm 2008 tỷ trọng xuất khẩu vào các nước này vẫn duy trì ở mức thấp, với các tỷ lệ tương ứng năm 2007 là 0,20%, 0,26% và 0,82% và năm 2008 là 0,18%, 0,00%; 0,14%. Tuy nhiên, đây cũng chính là những tín hiệu tốt cho việc đa dạng thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp tại Hà Nội trong những năm tiếp theo. Nhìn chung, trong các thị trường xuất khẩu của EU thì thị trường Italia, Đức, Pháp, Hà Lan, tương lai có thêm Bỉ là các thị trường quan trọng. Các doanh nghiệp cần chú trọng phát triển xuất khẩu vào các thị trường này, đồng thời có những chiến lược hợp lý để mở rộng xuất khẩu vào các nước khác tại thị trường EU đã nhập khẩu nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu còn thấp. Trong các nước tại thị trường EU thì Italia, Đức, Pháp, Hà Lan là các mà các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội xuất khẩu nhiều nhất với doanh số 62.515.162 USD, chiếm 79% tổng thị trường xuất khẩu EU. Ngoài ra, thị trường tại các nước Tây Ban Nha, Đan Mạch...các doanh nghiệp có xuất khẩu nhưng với số lượng không nhiều.

- Cơ cấu sản phẩm giầy dép xuất khẩu vào thị trường EU.

Bảng 2.20: Cơ cấu sản phẩm giầy dép xuất khẩu vào EU của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội từ năm 2003 - 2008

Đơn vị:%.


Năm

Chủng loại

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Giầy dép thể thao

54,79

50,00

48,95

48,18

46,46

48,23

Giầy dép nữ

12,76

9,03

10,63

9,60

9,19

8,26

Dép các loại

17,53

12,42

11,77

9,02

7,89

7,64

Giầy vải

7,97

20,88

21,15

25,35

26,74

26,16

Khác

6,94

7,66

7,50

7,86

9,72

9,01

Nguồn: Hiệp hội Da - Giầy thành phố Hà Nội.

Bảng 2.20 cho thấy, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội vào thị trường EU từ năm 2003 đến năm 2008 chủ yếu


vẫn là sản phẩm giầy thể thao, chiếm 54,79% năm 2003 và 48,23% năm 2008. Các loại giầy vải, dép các loại luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu, giầy nữ và các loại khác có kim ngach xuất khẩu thấp hơn.

Sản phẩm giầy thể thao: sản phẩm giầy thể thao trên thế giới có xu hướng tăng bởi hợp mốt, thời trang, thể hiện lối sống trẻ trung của thanh niên, rất được các bạn trẻ chú ý, và tiêu dùng. Đây chính là sản phẩm chủ lực của các doanh nghiệp giầy dép tại Hà Nội, luôn đạt kim ngạch xuất khẩu cao trong thời gian qua, chiểm tỷ trọng xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu vào EU trên 47%. Năm 2003, tỷ lệ này là 54,79%, tăng lên 50% năm 2004, vẫn duy trì ở tỷ lệ cao là 48,95% năm 2005, 48,18% năm 2006; 46,46% năm 2007 và 48,23% năm 2008. Tuy nhiên, các doanh nghiệp giầy dép tại Hà Nội chủ yếu chỉ gia công cho các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới như nhãn hiệu Reebook, Nike, Puma, X-brand...Các sản phẩm này xuất khẩu với giá trung bình khoảng 4 - 4,5USD/đôi, các sản phẩm chủ yếu phục vụ cho người tiêu dùng có thu nhập thấp và trung bình tại thị trường EU. Mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao đứng sau sản phẩm giầy thể thao là giầy vải. Mặt hàng này làm tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu qua từng năm trong cơ cấu xuất khẩu của các doanh nghiệp, năm 2003, chiếm tỷ trọng là 7,97%, tăng lên 20,88% năm 2004, 21,15% năm

2005, 25,35% năm 2006, 26,74% vào năm 2007 và tăng lên 26,16% năm 2008.

Sản phẩm giầy nữ: chủ yếu là các sản phẩm giả da, có chất lượng trung bình, mẫu mã, chủng loại không phong phú. Tuy nhiên, các đơn giá xuất khẩu của sản phẩm này lại cao nhất trong tất cả các sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp, khoảng từ 17-22 USD/đôi. Trên thị trường thế giới, mặt hàng này luôn có nhu cầu lớn đối với các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã, chủng loại phong phú, kiểu dáng thiết kế đẹp và luôn thay đổi phù hợp với thời trang theo mùa.

Sản phẩm giầy vải: trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu giầy vải cũng tăng đáng kể. Từ năm 2003-2008, kim ngạch xuất khẩu giầy vải tăng liên tục qua các năm, từ năm 2003 đạt kim ngạch xuất khẩu là 95.585 nghìn đôi, năm 2004 đạt

126.470 nghìn đôi, năm 2005 tăng lên 138.299 nghìn đôi, năm 2006 với số lượng xuất khẩu là 189.424 nghìn đôi, tăng lên 239.802 nghìn đôi vào năm 2007 và


338.972 đôi năm 2008. Nếu xét về tốc độ tăng qua các năm thì năm 2004 tăng đáng kể so với năm 2003, với tốc độ tăng 20,88%. Tuy nhiên, tốc độ tăng các năm sau có xu hướng tăng chậm lại, năm 2005 tăng 21,15% so với năm 2004, năm 2006 tốc độ tăng 25,35% so với năm 2005 và tốc độ tăng năm 2007 so với năm 2006 là 26,74%. Chuyển sang năm 2008 tốc độ tăng đạt 26,16% Nguyên nhân có thể do sản phẩm giầy vải đang bị cạnh tranh khốc liệt bởi sản phẩm giầy vải của Trung Quốc - nước cũng có lợi thế tự nhiên như Việt Nam trong việc xuất khẩu sản phẩm này, đồng thời xu hướng người tiêu dùng thế giới đã chuyển sang tiêu dùng sản phẩm giầy da, giầy vải cao cấp, giầy thể thao.

Các loại dép: kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm qua các năm: năm 2003, sản phẩm này chiếm 17,53% trong cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu, nhưng chỉ chiếm 12,42% vào năm 2004; chiếm 11,77% vào năm 2005; 9,02% vào năm 2006, giảm xuống còn 7,89% vào năm 2007 và 7,64% năm 2008. Nguyên nhân là do từ năm 2003, các đơn hàng đối với sản phẩm này thường thất thường. Nhìn chung, các sản phẩm này rất khó cạnh tranh trên thị trường thế giới vì kiểu dáng chưa hấp dẫn, phong phú, kỹ thuật sản xuất còn lạc hậu nên chưa sự chú ý của khách hàng, chủ yếu gia công dép sandals với số lượng nhỏ, giá gia công thấp từ 0,75 - 1USD/đôi.

2.2. Phân tích thực trạng các yếu tố thúc đẩy xuất khẩu giầy dép vào EU

2.2.1. Yếu tố thúc đẩy xuất khẩu ở tầm vĩ mô

2.2.1.1. Sự hỗ trợ của các hiệp hội

Hiện nay, các Hiệp hội trong ngành da giầy (gồm hiệp hội Da Giầy Việt Nam và Hiệp hội Da Giầy Hà Nội) đều có những hoạt động để hỗ trợ cho các doanh nghiệp giầy dép như các hoạt động đại diện ngành: thu thập các thông tin, tổng hợp những kiến nghị trình UBND thành phố Hà Nội, trình Chính phủ các vấn đề có liên quan đến sản xuất kinh doanh, tham gia xây dựng và đóng góp ý kiến về chính sách mới nhằm bảo vệ lợi ích của hội viên.... Bên cạnh đó, Hiệp hội còn hỗ trợ doanh nghiệp giầy dép tổ chức hội thảo, xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin, hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu thị trường và các hoạt động quan hệ hợp tác quốc tế...Các hiệp hội đều có những chương trình hành động cụ thể hàng năm nhằm thúc đẩy phát


triển ngành và hỗ trợ doanh nghiệp giầy dép xuất khẩu, các doanh nghiệp đều có xu hướng tham gia vào hiệp hội để nhận được hỗ trợ trong hoạt động..

2.2.1.2. Sự hỗ trợ của các Bộ, Sở

- Chính sách hỗ trợ phát triển thương hiệu.

Việt Nam đã tham gia công ước Stockhom, trở thành thành viên của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới từ năm 1976, công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp và thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế các nhãn hiệu hàng hoá từ năm 1949, Hiệp ước Washington về hợp tác Patent từ năm 1993. Việt Nam cũng ban hành một số văn bản pháp luật dưới dạng Bộ luật, nghị định, thông tư để quản lý các vấn đề có liên quan đến nhãn hiệu sản phẩm. Bộ Công Thương kết hợp với các Bộ, ngành, hiệp hội, đề ra “Chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia đến năm 2010”, theo đó cho phép các doanh nghiệp được dán biểu trưng bằng tiếng Anh là “Việtnam value inside” trên các sản phẩm của mình nếu các sản phẩm đó đã có thương hiệu riêng và đạt được các tiêu chí về chất lượng do chương trình qui định.

UBND T.p Hà Nội hỗ trợ doanh nghiệp giầy dép 100% vốn trong nước trên địa bàn thành phố xây dựng và quản lý phát triển thương hiệu bằng cách hỗ trợ tư vấn về thủ tục pháp lý; tra cứu, bảo hộ thương hiệu doanh nghiệp và nhãn hiệu; tư vấn về chiến lược phát triển thương hiệu doanh nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp về thiết kế logo thương hiệu. Khi doanh nghiệp giầy dép bảo hộ nhãn hiệu tại các thị trường trọng điểm EU...sẽ được thành phố Hà Nội hỗ trợ 50% kinh phí. Những doanh nghiệp giầy dép xuất khẩu có chứng chỉ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và có tiềm năng phát triển sẽ được ưu tiên. Hiện tại, Sở Công Thương Hà Nội đang triển khai in cuốn danh bạ doanh nghiệp Hà Nội bằng song ngữ Anh - Nhật để quảng bá doanh nghiệp tại nhiều thị trường: EU,... Đồng thời tổ chức trang thương hiệu doanh nghiệp để quảng bá trên trang Web của Sở Công Thương và cổng giao tiếp của thành phố.

- Chính sách ưu đãi, khuyến khích hoạt động xuất khẩu.

Chính phủ đã có nhiều chính sách để khuyến khích hoạt động xuất khẩu như: Quyết định số 195/1999/QĐ-TTg ngày 27/9/1999 tập trung tài chính hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu; văn bản


hướng dẫn quỹ hộ trợ xuất khẩu để làm căn cứ cho vay và bảo lãnh tín dụng; các chính sách về thuế quy định các doanh nghiệp gia công xuất khẩu được hưởng mức thuế VAT 0% và các chính sách ưu đãi khác giành cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu.

- Chính sách quy hoạch phát triển ngành.

+ Bộ Công Thương đã có quyết định số 34/2007/QĐ-BCN ngày 31/7/2007 về phê duyệt đề án quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020, nội dung qui hoạch ngành công nghiệp hỗ trợ như sau:

Thứ nhất, xây dựng trung tâm nguyên phụ liệu da giày ở Hà Nội, Bình Dương và Quảng Nam.

Thứ hai, đầu tư một số dự án sản xuất vải PVC, PU, sản xuất phụ tùng, khuôn mẫu cho ngành. Đến năm 2010 phát triển 2-3 dự án sản xuất máy móc, phụ tùng, khuôn mẫu tại 3 miền để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Thứ ba, di dời các doanh nghiệp và cơ sở thuộc da ô nhiễm ở các khu dân cư vào các khu, cụm công nghiệp, ứng dụng các công nghệ tiên tiến để giảm thiểu ô nhiễm trong lĩnh vực thuộc da và sản xuất nguyên phụ liệu da.

Thứ tư, phát triển trang trại nuôi bò lấy da, mạng lưới thu mua nguyên liệu da để thuộc da tập trung tại các cơ sở có trang thiết bị, công nghệ tiên tiến.

+ Bộ Công Thương đã có quyết định số 36/2007/QĐ-BCN ngày 06/8/2007 về việc Quy hoạch tổng thể phát triển ngành da - giầy đến năm 2010.

2.2.2. Yếu tố thúc đẩy xuất khẩu của các doanh nghiệp

2.2.2.1. Lựa chọn hình thức xuất khẩu

Theo trình bày ở trên thì có 4 hình thức xuất khẩu vào EU của các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội nhưng xét tổng quát thì có 2 hình thức là gia công xuất khẩu và xuất khẩu trực tiếp.

Gia công xuất khẩu: đây là hình thức xuất khẩu chủ yếu vào EU của các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội. Các doanh nghiệp chuyên sản xuất giầy dép phục vụ xuất khẩu theo hình thức gia công theo các đơn đặt hàng cho các đối tác Đài Loan, Hàn Quốc,...để xuất khẩu sang thị trường EU và một số nước khác,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/11/2022