Thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường EU của các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội - 1


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.


TÁC GIẢ LUẬN ÁN



Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Lời mở đầu

MỤC LỤC

Thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường EU của các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội - 1

NỘI DUNG TRANG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LUẬN VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GIẦY DÉP

TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 1

1.1. Vai trò và sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu giầy dép 1

1.2. Hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp giầy dép 8

1.3. Nhân tố thúc đẩy xuất khẩu của các doanh nghiệp giầy dép 14

1.4. Những nhân tố tác động tới thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường EU 29

1.5. Kinh nghiệm của các doanh nghiệp trong nước 54

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GIẦY DÉP

TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 58

2.1. Khái quát và thực trạng xuất khẩu của các doanh nghiệp giầy dép trên

địa bàn Hà Nội 58

2.2. Phân tích thực trạng các yếu tố thúc đẩy xuất khẩu giầy dép vào EU 83

2.3. Đánh giá thực trạng thúc đẩy xuất khẩu giầy dép vào thị trường EU 101

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GIẦY DÉP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 107

3.1. Mục tiêu và phương hướng thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường EU của

các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội 107

3.2. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường EU của các doanh nghiệp

giầy dép trên địa bàn Hà Nội 117

3.3. Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường EU của các

doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội 144

KẾT LUẬN 149


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT


AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

CNXH Chủ nghĩa xã hội.

DSP Cơ quan giải quyết các tranh chấp.

EC Cộng đồng Châu Âu

EEA Khu vực kinh tế các nước trong Cộng đồng châu Âu.

EEC Cộng đồng kinh tế Châu Âu.

EURO Đồng tiền chung Châu Âu.

Euratom Cộng đồng Năng lượng nguyên tử Châu Âu .

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài.

FED Cục dữ trữ tiền tệ Liên Bang Mỹ.

FOB Free on board.

GATT Thuế quan về thương mại.

GDP Tổng Sản phẩm Quốc nội.

GSP Hệ thống chung về thuế quan.

ISO Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá.

NAFTA Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ

ODA Hỗ trợ phát triển chính thức.

PU Liên hiệp Chính trị

QC Kiểm tra chất lượng.

R&D Nghiên cứu và phát triển.

TNHH Trách nhiệm hữu hạn.

USD Đơn vị tiền tệ Mỹ

VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

WEB Trang thông tin điện tử.

WTO Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Cơ cấu giá trị sản xuất hàng giầy dép tại TP Hà Nội 7

Bảng 2.1: Tỷ trọng mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trên địa bàn Hà Nội 58

Bảng 2.2: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu giầy dép của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội/tổng kim ngạch xuất khẩu Hà Nội 2003-2008 59

Bảng 2.3: Số lượng doanh nghiệp giầy dép xuất khẩu 61

Bảng 2.4: Tình hình lao động tại các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội từ năm 2003 - 2008 65

Bảng 2.5: Cơ cấu lao động của các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội từ năm 2003 - 2008 65

Bảng 2.6: Tiền lương công nhân tại các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội và các doanh nghiệp tại các nước năm 2008 66

Bảng 2.7: Năng suất lao động bình quân của các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội, tại Indonesia và tại Trung Quốc 67

Bảng 2.8: Sản phẩm của một số công ty trên địa bàn thành phố Hà Nội 67

Bảng 2.9: Chủng loại mặt hàng giầy dép xuất khẩu vào EU của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội từ năm 2003 - 2008 68

Bảng 2.10: Cơ cấu vốn của doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội 69

Bảng 2.11: Tình hình vốn của một số doanh nghiệp giầy dép chủ yếu trên địa bàn Hà Nội từ năm 2003 - 2008 70

Bảng 2.12: Danh mục nguyên vật liệu đầu vào năm 2008 70

Bảng 2.13: Nhập khẩu nguyên liệu của các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội năm 2007 - 2008 72

Bảng 2.14: Kim ngạch xuất khẩu vào các nước trên thế giới của các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội năm 2003 - 2008 74

Bảng 2.15: Kim ngạch xuất khẩu sang một số nước trên thế giới 74

Bảng 2.16: Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU 75

Bảng 2.17: Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU của một số doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội 77

Bảng 2.18: Kim ngạch xuất khẩu vào một số nước EU của các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội 78

Bảng 2.19: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào một số nước EU so với tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU 80

Bảng 2.20: Cơ cấu sản phẩm giầy dép xuất khẩu vào EU của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội từ năm 2003 - 2008 81

Bảng 2.21: Hình thức xuất khẩu vào thị trường EU của các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội 87

Bảng 2.22: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu sang các nước trên thế giới của các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội 89

Bảng 2.23: Giá xuất khẩu vào thị trường EU của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nôi so với một số nước năm 2008 91

Bảng 2.24: Nhận định về việc xây dựng thương hiệu cho khách hàng 94

Bảng 2.25: Nỗ lực Marketing của các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội 94

Bảng 2.26: Tỷ trọng nguồn nguyên liệu sản xuất của các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội năm 2008 98

Bảng 3.2: Dự báo số lượng giầy dép xuất khẩu vào EU của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đến 2015 113


LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước, Hà Nội có nhiều lợi thế về điều kiện địa lý, giao thông vận tải, về sản xuất cung ứng và tiêu thụ hàng hoá - dịch vụ, về lực lượng lao động tri thức có tay nghề cao và khả năng hợp tác khoa học - công nghệ - thông tin cũng như trình độ quản lý…

Trong những năm qua, các doanh nghiệp tại Hà Nội đã đạt mức tăng trưởng khá cao góp phần không nhỏ vào sự phát triển của Thủ đô và của cả nước. Một trong những điển hình đó là các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội, với sự đóng góp tích tích cực của sản phẩm giầy dép xuất khẩu, khẳng định hướng đi đúng đắn mà Đảng và Nhà nước đã đề ra: “Trong quá trình công nghiệp hoá đất nước thì cần phải phát triển nhanh, mạnh và vững chắc các ngành công nghiệp chế biến với khẳ năng cạnh tranh cao, chú ý phát triển các ngành công nghiệp ít vốn, thu hút nhiều lao động, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất quán lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực bên ngoài, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”.

Trong chiến lược đa dạng hoá thị trường của chính sách thương mại của Việt Nam, Liên minh châu Âu luôn được coi là một thị trường quan trọng. Với hơn 500 triệu dân sống trên 27 quốc gia trải dài từ bắc xuống nam châu lục với mức sống thuộc loại cao nhất thế giới, EU nhập khẩu từ Việt Nam một lượng giầy dép ngày càng lớn qua từng năm. Xét thấy tiềm năng ngoại thương với EU và nhận thức sâu sắc về bài học kinh nghiệm mất thị trường truyền thống từ sự sụp đổ của Liên Xô, các nước Đông Âu, các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội đã nỗ lực thúc đẩy hoạt động xuất khẩu với EU. Hiện nay, thị trường Mỹ đang rộng mở sau khi hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được áp dụng. Tuy nhiên, để xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức, nên EU vẫn


được coi là bạn hàng truyền thống và quan trọng của các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội. Việc giải quyết những vướng mắc, tồn tại nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp giầy dép tại Hà Nội vào thị trường EU tiếp tục phát triển trong những năm đầu của thế kỷ mới, đang là một công việc có ý nghĩa quan trọng, mang tính thời sự đối với các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội. Vì vậy, luận án chọn vấn đề:

Thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường EU của các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nộilàm đề tài nghiên cứu.

2. Mục đích của đề tài nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu đề tài

Trên cơ sở phân tích thực trạng xuất khẩu giầy dép của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, vận dụng lý luận về thúc đẩy xuất khẩu, đề ra những phương hướng và giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường EU của các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà nội.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:

- Nghiên cứu lý luận về xuất khẩu, thúc đẩy xuất khẩu của các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội.

- Phân tích thực trạng thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm giầy dép của các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội vào thị trường EU. Rút ra những đánh giá làm cơ sở đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường EU của các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội.

- Đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường EU của các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu lý luận thúc đẩy xuất khẩu; thực trạng thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm giầy dép của các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội.


3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về giác độ nghiên cứu: đề tài nghiên cứu trên cả giác độ vĩ mô và vi mô, nhưng chủ yếu nghiên cứu trên giác độ vi mô. Các vấn đề vĩ mô đề cập tới chủ yếu làm rõ thêm giác độ vi mô.

- Về không gian: luận án nghiên cứu hoạt động xuất khẩu giầy dép của các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội (bao gồm các doanh nghiệp thuộc trung ương và Hà Nội quản lý; bao gồm Hà Nội cũ và Hà Nội mở rộng).

- Về thời gian: luận án nghiên cứu thực trạng xuất khẩu giầy dép trong thời kỳ 2003 - 2008 và đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của các doanh nghiệp giầy dép đến năm 2015.

4. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

Thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu hàng hóa được công bố. Song liên quan đến xuất khẩu sản phẩm giầy dép, và xuất khẩu sang thị trường EU thì có một số công trình sau:

- Luận án Tiến sĩ khoa học của Vũ Văn Cường - Bảo vệ tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2001 - với đề tài: “Phương hướng và biện pháp nhằm phát triển ngành da giầy Việt Nam

Luận án đã nghiên cứu thực trạng ngành da giầy Việt nam và đề xuất các giải pháp phát triển ngành da giầy Việt Nam, trong đó có giải pháp liên quan đến thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm da giầy nói chung.

- Luận án phó tiến sĩ của Nguyễn Hồng Xuân (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân), hoàn thành năm 1996 với đề tài “Hoàn thiện các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu ở Việt Nam”.

Luận án làm rõ vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu trong việc phát triển nền kinh tế quốc dân, nghiên cứu kinh nghiệm thúc đẩy xuất khẩu ở một số nước trên thế giới và thực tiễn hoạt động xuất nhập khẩu ở nước ta. Luận án không giải quyết cụ thể việc thúc đẩy xuất khẩu một mặt hàng hay ngành nghề nào đó mà đề cập đến các mặt hàng trên bình diện toàn quốc, minh hoạ một số ngành hàng như may mặc, lương thực...

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/11/2022