Thiết kế và thi công Card ghi - đọc EPROM - 2


LỜI CẢM ƠN


Sau những tháng ngày miệt mài tìm hiểu, học hỏi luận văn đã hoàn thành đúng thời gian quy định. Trong suốt thời gian này, em luôn được sự giúp đỡ của quý thầy cô trong Khoa Điện. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình, những lời động viên khích lệ của thầy Trần Văn Trọng và cô Trương Thị Bích Ngà, hai giáo viên đã hướng dẫn cho em.

Em không biết nói gì hơn để bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý thầy cô. Người đã vì em mà bỏ ra biết bao công sức để cho đề tài em được trọn vẹn. Qua đây em xin gởi đến thầy Trần Văn Trọng và cô Trương Thị Bích Ngà lời kính chúc sức khỏe để đi hết sự nghiệp trồng người của mình, góp phần đào tạo những nhân tài cho đất nước cũng như tạo tiếng vang cho Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật.

Xin chân thành cảm ơn các bạn bè, thân hữu đã cođ những đóng góp cho đề tài hoàn thành trọn vẹn.

TP. Hồ Chí Minh tháng 3 năm 2000.

Sinh viên thực hiện

NGÔ SỸ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

PHAÀN I

CHƯƠNG DẪN NHẬP

Thiết kế và thi công Card ghi - đọc EPROM - 2

ĐẶT VẤN ĐỀ:

Với xu hướng khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhất là trong lĩnh vực thông tin viễn thông, điện tử, công nghiệp… Nhiều thiết bị, linh kiện mới đã ra đời thay thế cho những thiết bị, linh kiện trước đó có phần hạn chế.

Nhờ sự vi mạch hóa đã đem lại những lợi ích to lớn cho cuộc sống của con người. Hầu hết khi xử lý dữ liệu, điều khiển… người ta đều chọn xử lý trên nền tảng số học và đại số logic, với sự trợ giúp của các hệ vi mạch số. Đặc biệt là các hệ vi mạch số lập trình được mà người ta thường gọi là ROM (Real Only Memory). Vì thế em sẽ khảo sát cách ghi đọc EPROM để làm đề tài tốt nghiệp của mình.

GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:

Tuy ROM không được nhắc đến trong bộ vi xử lý, nhưng nó hiện diện hầu hết trong tất cả các hệ vi xử lý và nó phát triển đồng thời với sự phát triển của bộ vi xử lý, để đáp ứng kịp thời của hệ này.

Theo suốt quá trình phát triển của ROM, em nhận thấy hiện nay hầu hết các ứng dụng đều tập trung vào EPROM vì những ưu việt của nó. Với khả năng có hạn, hơn nữa thời gian tiến hành đề tài chỉ trong thời gian ngắn nên chỉ thiết kế mạch ghi đọc EPROM dùng kit vi xử lý với một loại EPROM duy nhất đó là 2764.


Luận văn bao gồm những nội dung sau:

- Chương I: Tổng quát về mạch tích hợp.

- Chương II: Giới thiệu kit PROFI – 5E.

- Chương III: Thiết kế mạch ghi đọc EPROM.

- Chương IV: Thiết kế phần mềm.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Với tầm quan trọng của ROM trong các ứng dụng thực tế, từ những nhu cầu sinh hoạt – giải trí hằng ngày đến những ứng dụng trong đo lường, điều khiển… Để các thiết bị giảm tối thiểu sự cố và chính xác thì đòi hỏi những chương trình phải được lập trình sẵn. Vì muốn hiểu sâu trong việc lập trình của EPROM nên em đã chọn đề tài card ghi đọc EPROM để trao dồi, mở rộng kiến thức cho mình.


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN

ĐẶC ĐIỂM, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI:

Với khả năng có hạn, hơn nữa yêu cầu đặt ra của đề tài là không đi rộng hết các loại ROM mà đi sâu vào một linh kiện được sử dụng rộng rãi hiện nay là EPROM 2764. Do đó đề tài sẽ thiết kế card ghi đọc EPROM có những đặc điểm sau:

- Card phải dễ sử dụng, kích thước nhỏ gọn.

- Độ tin cậy cao.

- Dể di chuyển.

MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:

Đề tài mà em thiết kế không có sự quy mô như những đề tài của đàn anh đi trước. Nhưng không vì thế mà nó kém đi phần thực tế. Do tính chất thông dụng của EPROM trong đời sống thì việc thiết kế card ghi đọc EPROM dùng kit vi xử lý có những thuận lợi hơn việc giao tiếp bằng máy tính về phương diện kinh tế cũng như kích thước.

Ngoài ra, đề tài sẽ là những gì đúc kết lại sau những năm ngồi trên ghế giảng đường của trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật.

PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ:

Từ những đặc điểm, yêu cầu của đề bài, em đã chọn ra phương áf thực hiện theo trình tự sau:

- Tham khảo ý kiến của giáo viên, bạn bè và thu thập tài liệu liên quan.

- Đề ra phương án thi công có tính khả thi xét trên các mặt kinh tế và kỹ thuật.

- Thực hiện theo phương án, thi công dưới sự chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn.

PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU:

Những tài liệu, những vấn đề có liên quan đến đề tài chủ yếu do giáo viên hướng dẫn cung cấp.

Ngoài ra, em còn tham khảo ý kiến của quý thầy cô trong Khoa Điện và các bạn bè thân thuộc.

Em cũng bỏ ra rất nhiều thời gian để tự mình nghiên cứu, tìm tòi những phần liên quan trong đề tài.

TRÌNH TỰ THIẾT KẾ:

Sau khi bắt tay vào làm đề tài, em đã tuân thủ các bước sau:

- Thu thập dữ liệu.

- Phân tích dữ liệu.

- Đề ra các phương án và lựa chọn.

- Thi công.

- Kiểm tra và kết luận.


PHAÀN II


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MẠCH TÍCH HỢP

ÑÒNH NGHÓA:

Mạch tích hợp là mạch điện mà các phần tử được chế tạo đồng thời trên cùng một đế, và các phần tử này không tách rời nhau, thông thường người ta gọi là IC (Intergrated Circuit).

Với sự phát triển không ngừng về kỹ thuật và công nghệ chế tạo linh kiện điện tử, đã cho ra đời những mạc` tích hợp có độ tin cậy cao, kích thước nhỏ. Tính đa dụng cũng như tính kinh tế cũng được phát huy.

Theo mức độ tích hợp ta phân ra các mạch tích hợp sau:

Loại nhỏ ( SSI ) chứa dưới 12 cổng logic cơ bản.

Loại vừa ( MSI ) tích hợp đến cả trăm cổng logic cơ bản.

Loại lớn ( LSI ) tích hợp đến cả ngàn cổng logic cơ bản.

Loại cực lớn ( VLSI ) tích hợp đến hơn một ngàn cổng logic. Đây là các loại mạch vi xử lý .

Theo chức năng vi mạch người ta phân ra các loại sau:

Vi mạch tương tự ( Analog IC ).

Vi mạch số (Digital IC ).

Vi mạch chuyển đổi ADC, DAC ( Analog – Digital Converter ).

Vi mạch nhớ ( Memory IC ).

Vi mạch vi xử lý (Processor).

Và nhiều loại vi mạch chuyên dụng khác nữa.

VI MẠCH SỐ:

Vi mạch số là các vi mạch mà nó chỉ làm việc đúng với các tín hiệu gián đoạn, rời rạc. Các tín hiệu này chính là các giá trị có điện (High) và không có điện (Low) của điện áp.

Với sự phát triển rất nhanh vaĐ mạnh của kỹ thuật số. Vi mạch số ngày nay đang được ưa chuộng và được ứng dụng trong các ngành then chốt như: máy tính điện tử, đo lường, điều khiển… cũng như trong lĩnh vực dân dụng như quang báo…

Bằng công nghệ khác nhau mà nhà chế tạo đã sản xuất ra IC số theo 2 loại chính để tạo nên 2 loại IC phổ biến.

TTL ( Transistor – Transistor logic ) làm việc ở mức điện áp 5v ± 10%. CMOS ( Complementary Mos) làm việc ở điện áp cao hơn với 1 dãy rộng.

Điển hình của loại IC TTL là họ 74xx, 74Hxx, 74LSxx,… và cho CMOS là 74Cxx,74CHxx, 45xx.

Mỗi loại có những ưu việt cũng như khuyết điểm riêng. Tùy vào những ứng dụng cụ thể mà ta chọn cho thích hợp.

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 08/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí