Tài nguyên du lịch Hải Dương - vấn đề khai thác nhằm phát triển du lịch bền vững - 2


Bảo tồn có ý nghĩa quan trọng đối với các hoạt động kinh tế xã hội nói chung cũng như ngành du lịch nói riêng, nó chính là điều kiện để ngành du lịch phát triển theo hướng bền vững. Nó tạo ra sức hút đối với du khách tham quan và tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, đồng thời nó đem lại lợi ích kinh tế cho đất nước, khu vực, cộng đồng địa phương và đem lại nguồn tài chính phục vụ bảo tồn. Nó sẽ giữ lại những giá trị của tài nguyên du lịch để ngành du lịch được khai thác lâu dài, vì thế có thể khẳng định rằng bảo vệ cũng như bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch có ý nghĩa sống còn để hoạt động du lịch phát triển không ngừng và luôn bền vững. Bảo tồn mang tính hai mặt nó vừa tạo điều kiện để ngành du lịch phát triển xong ngược lại chính sự phát triển đó cũng góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch.

1.2.2 Khái niệm về du lịch bền vững.

Theo luật du lịch năm 2005 được Quốc họi nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI thông qua: Du lịch bền vững là “ sự phát triển du lịch đáp ứng

được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại tới các khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai”.

Du lịch bền vững đòi hỏi bằng cách nào đó cần quản lý tốt tài nguyên để có thể đáp ứng tốt các nhu cầu kinh tế, xã hội, trong khi vẫn duy trì bản sắc văn hoá, đa dạng sinh học, các hệ sinh thái....

Vì vậy trong quá trình phát triển du lịch phải đảm bảo được sự phát triển bền vững về kinh tế,tài nguyên môi trường du lịch và văn hoá xã hội.

Bền vững về kinh tế đó là sự phát triển ổn định và lâu dài của du lịch tạo nguồn thu đáng kể góp phần vào sự phát triển kinh tế của xã hội, đem lại lợi ích cộng đồng và của người đan địa phương. Có như vậy, họ mới cải thiện được mức sống và sẽ tìm cách để bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường du lịch, các giá trị văn hoá để thu hút khách du lịch.

Bền vững về tài nguyên môi trường là việc sử dụng các tài nguyên không vượt quá khả năng tự phục hồi của nó. Sao cho đáp ứng việc phát triển du lịch hiện tại nhưng vẫn đảm bảo cho sự phát triển của thế hệ tương lai. Nếu vượt quá


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 75 trang tài liệu này.

ngưỡng chịu đựng của tài nguyên thì chúng sẽ còn khả năng phục hồi nhất là các tài nguyên tự nhiên, còn các giá trị văn hoá sẽ bị huỷ hoại, môi trường bị suy thoái thì chắc chắn hoạt động du lịch không thể phát triển được.

Ví dụ Hải Phòng từ lâu nổi tiếng với bãi tắm biển Đồ Sơn, những năm trước phần lớn khách du lịch ở Bắc Bộ thường đi tắm và nghỉ dưỡng tại Đồ Sơn, nhưng hiện nay do môi trường bị ô nhiễm nên lượng khách du lịch đến đây suy giảm.

Tài nguyên du lịch Hải Dương - vấn đề khai thác nhằm phát triển du lịch bền vững - 2

1.2.3 các nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch bền vững.

Là ngành kinh tế tổng hợp và có sự định hướng tài nguyên rõ rệt, một trong những đặc thù cơ bản của du lịch là sự phát triển của nó phụ thuộc vào chất lượng môi trường và tài nguyên du lịch tự nhiên cũng như nhân văn. Nó đòi hỏi sự nỗ lực chung của toàn xã hội phải có trách nhiệm với tài nguyên và môi trường. Để thực hiện đúng mục tiêu đó hoạt động phát triển du lịch phải đặt trong mối quan hệ với tài nguyên môi trừơng.

1.2.3.1 Khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý.

Các hoạt động du lịch đều liên quan đến việc sử dụng nguồn tài nguyên cả tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyen du lịch tự nhiên.Trong đó có những nguôn tài nguyên không thể tái tạo hay thay thế được và nếu muốn cũng phải trải qua thời gian lâu dài.ví dụ các hang động ở vịnh Hạ Long với kiến tạo địa chất hàng triệu năm thì việ bẻ nhũ đá dã đang phá hoại nghiêm trọng tại các hang động ở dây.

Đây là nguyên tắ quan trọng hàng đầu.Nếu các tài nguyên du lịch được khai thác một cách hợp lí, đươc bảo tồn và sử dụng bền vững đảm cho quá trình tự duy trì hoặc tự bổ sung diễn ra theo nhũng quy luật tự nhiên hoặc thuận lợi hơn bở sự tác động của con người thông qua việc đầu tư tôn tạo thì sự tồn tại của các tài nguyên đó sẽ lâu dài, đáp ứng đươc nhu cầu phát triển của du lịch qua nhiều thế hệ.

Nghĩa là việc khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch của thế hệ hiện tại vẫn đảm bảo việc lưu lại cho thế hệ tương lai,sao cho số lượng,chất lượng các nguồn tài nguyên không bị suy giảm quá mức. Điều đó đòi hỏi trong


quá trình khai thác sử dụng cần dề ra các giải pháp nhằm ngăn chặn sự mất đi của các tài nguyên. Ví dụ ở Hải Phòng tại Đảo Cát Bàcó loài Voọc Đầu Trắng đây là loài linh trưởng quý hiếm trên thế giới hiện nay chỉ có ở Cát Bà,chúng ăn lá cây và sông trên các vách dá treo leo.Vì thế chúng ta cần có biện pháp bảo vệ tránh nguy cơ tuyệt chủng của loài Voọc này.

Tài nguyên du lịch không phải là “hàng hoá cho không”phải được tính vào chi phí đầu vào của sản phẩm du lịch.Do đó cần có nguồn đầu tư cần thiết cho viêc bảo tồn và tái tạo tài nguyên,kiểm soát và ngăn chặn sứ xuống cấp của môi trường.

Việc khai thác sử dụng tài nguyên không vượt quá “sức chứa” hay ngưỡng chịu đựng của tài nguyên. Ví dụ hiện nay ở vườn quốc gia Cát Bà số lượng du khách đến đây tham quan đã vượt quá ngưỡng cho phép làm cho vườn quốc gia này có nguy cơ bị suy giảm nghiêm trọng.

1.2.3.2 Hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải.

Việc khai thác sử dụng quá mức tài nguyên và không kiểm soát được lượng chất thải từ hoạt động du lịch sẽ góp phần vào sự suy thoái môi trường mà hậu quả của nó là sự phát triển không bền vững của du lịch nói riêng và kinh tế xã hội nói chung.

Ví dụ việc thải nước thải sinh hoạt của người dân và du khách đã khiến cho nước và bãi biênr Đồ Sơn bị ô nhiễm nặng nề . Vì vậy cần quan tâm tới việc sử dụng công nghệ sạch, xử lý chất thải rác thải trước khi đưa ra ngoài môi trường.

1.2.3.3 Phát triển gắn với việc bảo tồn tính đa dạng

Tính đa dạng về thiên nhiên, văn hoá xã hội là nhân tố đặc biệt quan trọng tạo nen sự hấp dẫn của du lịch, làm thoả mãn nhu cầu của du khách, tăng cường sự phong phú về sản phẩm du lịch.

Tài nguyên du lịch là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển du lịch , là yếu tố cơ bản để hình thành các sản phẩm du lịch tạo nên sự hấp dẫn du khách, số lượng, chất lượng, mức độ kết hợp các loại tài nguyên trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành và phát triển của một điểm, một khu, một


vùng, hay một quốc gia. Thực tế cho thấy ở đâu có tài nguyên du lịch phong phú được khai thác đầu tư xây dựng hợp lý đồng thời có các biện pháp bảo vệ giữ gìn, tôn tạo thì sẽ duy trì được tính đa dạng. Đó là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững của du lịch và là chỗ dựa sinh tồn cho ngành du lich.

Bên cạnh đó sự phát triển du lịch cũng là cơ sở để duy trì sự đa dạng của thiên nhiên, ví dụ tại các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên...đều có sự đầu tư đóng góp từ các hoạt động du lịch cho việc bảo tồn đa dạng sinh học của các khu vực này, đồng thời nó cũng góp phần duy trì và khôi phục các di tích lịch sử các giá trị văn hoá, lễ hội, các làng nghề... Tuy nhiên ngành du lịch cũng phải thấy rằng trong sự phát triển của mình thì việc duy trì tính đa dạng sinh học của tài nguyên chính là điều kiện để ngành du lịch phát triển lâu dài, bền vững đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai. Muốn vậy thì các hoạt động du lịch cần tôn tạo tính đa dạng của thiên nhiên, văn hoá xã hội , lựa chọn loại hình du lịch hợp lý đảm bảo không phá hoại đa dạng sinh học, chia sẻ lợi ích cho cộng đồng địa phương...

1.2.3.4 Phát triển phải phù hợp với qui hoạch tổng thể kinh tế-xã hội.

Du lịch là nghành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành liên vùng cao vì vậy mọi phương án khai thác tài nguyên để phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch ngành nói riêng và quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội nói chung ở phạm vi quốc gia, vùng và địa phương. Điều này sẽ góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch trong mối quan hệ với các ngành kinh tế khác cũng như với việc sử dụng có hiệu quả tài nguyên, giữ gìn môi trường.

Điều đó có nghĩa là cần xác định đúng vai trò, vị trí của ngành du lịch trong quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, nếu không đánh giá hết vị trí của ngành du lịch, không hợp nhất và cân đối với các ngành khác sẽ làm tổn hại tới tài nguyên và môi trường du lịch. Ngược lại nếu phát triển du lịch “ quá nóng ” dẫn tới việc phát triển quá mức kiểm soát thì cũng gây ra những tác động tiêu cực tới tài nguyên và môi trường. Ví dụ suy thoái tài nguyên rừng, cảnh quan sinh thái và môi trường biển ở Cát Bà cũng là một minh hoạ.


Các tác động của hoạt động du lịch tới tài nguyên và môi trường nếu được đánh giá đúng thì sẽ có các biện pháp điều hoà, tránh những ảnh hưởng tiêu cực đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành du lịch.

1.2.3.5 Chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương

Để phát triển kinh tế xã hội nói chung và kinh tế du lịch nói riêng thì việc khai thác các tiềm năng là điều tất yếu. Tuy nhiên thực tế cho thấy trên một địa bàn lãnh thổ, nếu mỗi ngành chỉ biết đến lợi ích của riêng mình không có sự hỗ trợ của địa phương và chia sẻ quyền lợi với cộng đồng địa phương thì sẽ làm cho kinh tế và đời sống của cộng đồng địa phương gặp nhiều khó khăn, kém phát triển.Có nghĩa là hoạt động của ngành du lịch phải chia sẻ lợi nhuận với cộng đồng địa phương, có như vậy cuộc sống của họ mới được cải thiện và nâng cao. Từ đó họ có ý thức hơn trong việc giữ gìn và bảo vệ tài nguyên du lịch vì đó chính là nguồn cung cấp lợi ích của họ. Ngược lại ngành du lịch chỉ phát triển nhằm thu lợi nhuận không quan tâm chia sẻ cho cộng đồng địa phương thì họ sẽ khai thác các yếu tố của tài nguyên để phục vụ cho nhu cầu của mình dẫn tới việc cạn kiệt tài nguyên và tổn hại môi trường sinh thái.Nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới các hoạt động kinh tế xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng. Muốn vậy,ngành du lịch cần tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương,nâng cao mức sống của họ ...Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo tồn duy trì nguồn tài nguyên,môi trường sinh thái và góp phần vào quá trình phát triển bền vững của ngành du lịch.

1.2.3.6 Khuyến khích sự tham gia của cộng địa phương.

Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch không chỉ giúp họ tăng thêm thu nhập,cải thiện đòi sống mà còn làm cho họ có trách nhiệm hơn vơi tà nguyên môi trương du lịch góp phần quan trọng đối với sự phát triên bền vững của du lịch.Nền văn hoá lối sống truyền thống của người dân địa phương là những yếu tố thu hút khách du lịch ,sự tham gia của cộng đồng địa phương không chỉ đem lại lọi ích cho họ mà còn làm phong phú sản phẩm du


lịch chất lượng phục vụ,như viêc cung ứng các dich vụ về ăn,ngủ,vận chuyển,sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ,làm đò lưu niệm,các hoạt động trong khác sạn,hướng dẫn khách du lịch... Vì vậy ngành du lịch cần có các biện pháp và phương hướng đẻ thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương băng việ tôn trọng nhu cầu và nguyện vọng của họ,khuyến khích họ tham gia tích cực vào các hoạt đọng du lịch để huy động mọi nguồn lực của họ phục vụ cho sự phát triển của ngành.

1.2.3.7 Thường xuyên trao đổi tham khảo ý kiến với cộng đồng địa phương và các đối tượng liên quan.

Sự tham khảo ý kiến của các ngành kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng đối với cộng đồng địa phương là điều rất cần thiết để có thể đánh giá được khả năng thực hiện của các các dự án cũng như giảm thiểu đến mưc thấp nhất các ảnh hưởng tiêu cực do các hoạt đọng du lịch gây ra đòng thời có nhận được những đóng góp tích cực của cộng đồng địa phương.

Bản chất của du lịch bền vững là đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu của thế hệ tương lai. Nếu các dự án, các hoạt động du lịch từ bên ngoài hay từ trên đưa xuống nhưng không tính toán hết được các nhân tố của nguồn tài nguyên du lịch thì làm nảy sinh rất nhiều vấn đề liên quan như mâu thuẫn với cộng đồng địa phương. Cho nên cần có sự tham khảo, trao đổi đóng góp ý kiến của tất cả các thành phần khi tiến hành xây dựng một dự án phát triển du lịch nào, nhằm giải quyết các mâu thuẫn và đảm bảo sự gắn kết giữa người dân địa phương với ngành, đồng thời góp phần bảo vệ các tài nguyên cho ngành du lịch phát triển lâu dài. Muốn vậy ngành phải thường xuyên trao đổi với cộng đồng địa phương , các cấp, các ngành có liên quan, thông báo kịp thời về các dự án những thay đổi trong hoạt động du lịch để cùng đưa ra các phương hướng biện pháp giải quyết kịp thời.


1.2.3.8 Chú trọng việc đào tạo nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường

Việc đào tạo nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường là nguyên tắc quan trọng đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Một lực lượng lao động được đào tạo có trình độ chuyên môn sẽ giúp ngành du lịch tạo ra các sản phẩm du lịch có chất lượng cao góp phần thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó sự phát triển bền vững của ngành du lịch cũng đòi hỏi đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tay nghề, có nhận thức đúng về giá trị các nguồn tài nguyên du lịch và công tác bảo vệ tài nguyên môi trường.

Việc nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường cho đội ngũ lao động và cho các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch cũng như toàn xã hội làm cho mọi thành phần trong xã hội có trách nhiệm hơn với nền văn hoá truyền thống, lối sống cũng như với tài nguyên môi trường du lịch. Đó cũng là điều kiện đảm bảo tính cạnh tranhvà thu hút khách du lịch của Việt Nam nói chung và Hải Dương nói riêng.

1.2.3.9 Tăng cường tiếp thị một cách có trách nhiệm

Tiếp thị luôn là một hoạt động quan trọng đối với sự phát triển du lịch đảm bảo sự thu hút khách, tăng cường khả năng cạnh tranh của các sản phẩm du lịch. Có nghĩa là công tác quảng cáo tiếp thị cần đầy đủ và chính xác, điều đó sẽ nâng cao sự tôn trọng của khách du lịch với môi trường tự nhiên, văn hoá xã hội và các giá trị của nguồn tài nguyên nơi đến tham quan. Vì thế ngành du lịch nói chung và du lịch Hải Dương nói riêng cần đưa ra các thông tin chính xác đầy đủ cho du khách những điều cần làm và không nên làm đối với môi trường ở nơi đến du lịch. Để họ thấy được trách nhiệm của mình đối với nơi đến du lịch.

1.2.3.10 Thường xuyên tiến hành các công tác nghiên cứu

Ngành du lịch cần có những căn cứ khoa học vững chắc dựa trên việc nghiên cứu các vấn đề của tài nguyên du lịch.Trong quá trình phát triển ngành du lịch cần nghiên cứu xem xét đánh giá những vấn đề nảy sinh để đưa ra những giải pháp điều chỉnh khắc phục những tiêu cực


Những nguyên tắc cơ bản trên đây nếu được thực hiện đầy đủ sẽ đảm bảo chắc chắn cho sự phát triển của hoạt động du lịch đặc biệt trong mối quan hệ với tài nguyên du lịch. Phát triển bền vững chính là chìa khoá cho sự thành công lâu dài của ngành du lịch.

1.2.4 Mối quan hệ giữa khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch

Theo Piojnik, du lịch là một ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt. Điều này có ý nghĩa là tài nguyên và môi trường là yếu tố cơ bản để tạo ra sản phẩm du lịch.

Việc tiếp xúc và tắm mình trong thiên nhiên, được cảm nhận một cách trực giác sự hùng vĩ trong lành tươi mát và nên thơ của các cảnh quan tự nhiên có ý nghĩa to lớn với du khách. Nó tạo cho họ sự hiểu biết thêm sâu sắc về tự nhiên, thấy được giá trị của thiên nhiên với cuộc sống con người. Nó sẽ góp phần to lớn vào công tác bảo vệ môi trường và giáo dục môi trường nâng cao nhận thức của con người về giá trị của tài nguyên du lịch từ đó sẽ có ý thức hơn trong việc khai thác các tài nguyên nói chung và tài nguyên du lịch nói riêng trong hoạt động du lịch,nó kích thích những hành vi tôn tạo bảo vệ môi trường, và thu nhập từ phát triển du lịch sẽ trích một phần kinh phí cho việc bảo tồn và bảo vệ các loại tài nguyên du lịch. Trong chừng mực này thì việc khai thác tài nguyên du lịch đã góp phần bảo vệ và giữ gìn tài nguyên du lịch để phát triển du lịch một cách bền vững.

Chính việc khai thác có ý thức cũng như quay trở lại tôn tạo bảo vệ tài nguyên là điều kiện tất yếu để du lịch phát triển bền vững và ổn định.

Còn ngược lại nếu vì lợi ích trước mắt mà không quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường thì điều tất yếu sẽ dẫn tới đó là sự suy thoái của tài nguyên môi trường du lịch tự nhiên cũng như nhân văn. Điều này vô cùng nguy hiểm bởi vì du lịch là ngành có định hướng tài nguyên vậy khi tài nguyên bị suy thoái biến mất thì tất yếu du lịch không phát triển được và lâu dài nó sẽ khiến ngành du lịch thụt lùi. Vì thế trong ngành du lịch cần quan tâm tới hai mặt của vấn đề đó là khai thác đi đôi với bảo vệ, giữ gìn tôn tạo vì sự phát triển bền vững.

Xem tất cả 75 trang.

Ngày đăng: 01/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí