[-2.58] | [0.87] | [-2.17] | [-1.24] | |
INR | 0.00168*** | 0.00181*** | 0.00168*** | 0.000989*** |
[3.67] | [4.18] | [3.82] | [3.71] | |
_CONS | 0.0615*** | 0.0887*** | 0.0616*** | 0.0478*** |
[5.08] | [5.43] | [5.11] | [6.40] | |
N | 230 | 230 | 230 | 230 |
R-sq | 0.535 | 0.557 | ||
Kiểm định Chow (p- value) | 0.0000 | |||
Kiểm định Hausman (p-value) | 0.0000 | |||
Kiểm định Breusch- Pagan (p-value) | 0.0011 | |||
t statistics in brackets | ||||
* p<0.1, ** p<0.05, *** p<0.01 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tác Động Của Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Nhtm Việt Nam
- Tác Động Của Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Nhtm
- Ma Trận Hệ Số Tương Quan Giữa Các Biến Trong Mô Hình 2
- Một Số Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Của Các Nhtm Việt Nam
- Hạn Chế Và Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo
- Hasna Chaibi And Zied Ftiti, 2015. Credit Risk Determinants: Evidence From A Cross-Country Study. Research In International Business And Finance 33 (2015) 1–16.
Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.
Nguồn: Tác giả tính toán trên STATA 13
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Trong chương 4, đề tài đã tiến hành phân tích, lựa chọn mô hình phù hợp nhằm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD và ảnh hưởng của RRTD đến HQKD của các NHTM Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2015. Các kết quả của mô hình hồi quy đã lần lượt được phân tích, chiều hướng tác động và mức ý nghĩa thống kê đã được phân tích. Thông qua dấu của các hệ số hồi quy và kết quả tìm được từ mô hình, tác giả đã có những kết luận về sự tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Kết quả của các nghiên cứu trước đây cũng đã được tác giả phân tích và so sánh. Các kết quả tìm được sẽ là cơ sở cho những gợi ý và giải pháp trong chương tiếp theo.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý GIẢI PHÁP
5.1 KẾT LUẬN
Sử dụng phương pháp GMM (Generalized method of moments) hồi quy trên dữ liệu bảng động nhằm tìm hiểu các yếu tố tác động đến RRTD. Tác giả phát hiện những điểm sau đây:
Tỷ lệ nợ xấu năm hiện tại thực sự chịu ảnh hưởng bởi tỷ lệ nợ xấu năm trước đó. Biến L.NPL tác động cùng chiều đến RRTD, với mức ý nghĩa 10%. Tìm thấy mối quan hệ đồng biến giữa dự phòng RRTD với tỷ lệ nợ xấu ở mức ý nghĩa 1%. Như vậy, tỷ lệ nợ xấu và dự phòng RRTD có ảnh hưởng cùng chiều đến RRTD tại các NHTM Việt Nam.
Tìm thấy mối quan hệ đồng biến nhưng chưa có ý nghĩa thống kê giữa kém hiệu quả và tỷ lệ nợ xấu trong kết quả hồi quy. Các ngân hàng quản lý chi phí không hiệu quả có thể gặp vấn đề về cho vay, từ đó dẫn tới gia tăng rủi ro tín dụng.
Tỷ lệ đòn bẩy và tỷ lệ nợ xấu được tìm thấy có mối quan hệ nghịch biến và chưa tìm được ý nghĩa thống kê. Thu nhập ngoài lãi có tác động cùng chiều đến tỷ lệ nợ xấu. Quy mô ngân hàng lớn hơn sẽ giảm thiểu được rủi ro tín dụng.
Đối với biến vĩ mô, chưa tìm được ý nghĩa thống kê trong mối quan hệ nghịch chiều giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ nợ xấu. Tìm thấy mối quan hệ đồng biến giữa lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ nợ xấu với mức ý nghĩa 1%. Tỷ lệ thất nghiệp có mối quan hệ nghịch chiều với rủi ro tín dụng với mức ý nghĩa thống kê 10%.
Ngoài ra, tác giả còn tìm hiểu tác động của RRTD đến HQKD của các NHTM thông qua ước lượng với dữ liệu bảng. Các kết quả tìm thấy được như sau:
RRTD thực sự ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM. Tìm thấy mối quan hệ nghịch biến giữa dự phòng RRTD (LLR) và ROE với mức ý nghĩa thống kê 1%, mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ nợ xấu (NPL) và ROA với mức ý nghĩa 5%. Như vậy, khi RRTD xảy ra sẽ làm giảm HQKD của NHTM.
Bảng 5.1. Bảng tổng kết dấu kết quả hồi quy mô hình 1
Kỳ vọng | Kết quả hồi quy | Mức ý nghĩa | |
Biến nội tại ngân hàng | |||
Tỷ lệ nợ xấu năm trước (L.NPL) | + | + | 10% |
Dự phòng RRTD (LLR) | + | + | 1% |
Kém hiệu quả (EFF) | + | + | |
Đòn bẩy (LEV) | + | - | |
Thu nhập ngoài lãi (NII) | - | + | 1% |
Quy mô (SIZE) | + | - | 1% |
Lợi nhuận (ROE) | + | - | |
Biến kinh tế vĩ mô | |||
Lạm phát (INF) | + | - | |
Tăng trưởng GDP (GGDP) | - | - | |
Lãi suất danh nghĩa (INR) | + | + | 10% |
Tỷ lệ thất nghiệp (UNR) | + | - | 5% |
Tỷ giá hối đoái (EXR) | - | + | 1% |
Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu
Tỷ lệ đòn bẩy (LEV) và HQKD được tìm thấy có mối quan hệ nghịch biến với mức ý nghĩa 5%. Điều này xảy ra vì các ngân hàng có thể không cân đối và kiểm soát tốt các nguồn huy huy động này và có phương án cho vay thích hợp.
Tìm thấy mối quan hệ đồng biến giữa quy mô ngân hàng và HQKD với mức ý nghĩa thống kê 1%. Quy mô lớn hơn có thể tạo ra tính kinh tế theo quy mô, do đó làm tăng hiệu suất và tăng HQKD của ngân hàng.
Tìm thấy mối quan hệ nghịch biến giữa quản lý chi phí kém hiệu quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh trong kết quả hồi quy với mức ý nghĩa thống kê 1%. Việc quản lý chi phí tốt hơn sẽ mang lại thu nhập cao hơn cho ngân hàng, làm tăng lợi nhuận ngân hàng từ đó làm tăng HQKD.
Đối với các biến kinh tế vĩ mô, tìm thấy mối quan hệ đồng biến giữa tăng trưởng GDP và ROE với mức ý nghĩa 1%. Khi thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng tốt, thì tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ tốt hơn, từ đó hiệu quả hoạt động sẽ tăng và ngược lại. Lạm phát tăng sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh với mức ý nghĩa 5%.
Tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ giá hối đoái và HQKD của ngân hàng với mức ý nghĩa 1%. Tỷ giá tăng cao sẽ làm suy giảm HQKD của NHTM. Tìm thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa tỷ lệ thất nghiệp và ROE với mức ý nghĩa 5%, khi thất nghiệp gia tăng sẽ làm giảm HQKD của ngân hàng. Lãi suất tăng làm hiệu quả kinh doanh tăng với mức ý nghĩa 1%.
Bảng 5.2. Bảng tổng kết dấu kết quả hồi quy mô hình 2 với ROE
Kỳ vọng | Kết quả hồi quy | Mức ý nghĩa | |
Tỷ lệ nợ xấu (NPL) | - | - | |
Dự phòng RRTD (LLR) | - | - | 1% |
Đòn bẩy (LEV) | - | - | 5% |
Thu nhập ngoài lãi (NII) | + | - | 1% |
Quy mô (SIZE) | + | + | 1% |
Kén hiệu quả (EFF) | - | - | 1% |
Biến kinh tế vĩ mô | |||
Lạm phát (INF) | +/- | - | 5% |
Tăng trưởng GDP (GGDP) | + | + | 1% |
Lãi suất danh nghĩa (INR) | - | + | 1% |
Tỷ lệ thất nghiệp (UNR) | - | - | 1% |
Tỷ giá hối đoái (EXR) | +/- | - | 1% |
Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu
Hình 5.1. Tổng hợp kết quả hồi quy từ hai mô hình
Dư ̣ phòng RRTD
Kém hiệu quả (EFF)
+ (1%)
+ (10%)
- (1%)
- (1%)
Đòn bẩy (LEV)
+(1%)
- (5%)
Thu nhập ngoài lãi
- (1%)
-(1%)
Rủi ro tín dụng
Quy mô (SIZE)
Hiệu quả kinh doanh
+ (1%)
+ (10%)
+ (1%)Tăng trưởng GDP
- (5%)
Lãi suất danh nghĩa
- (1%)
- (1%)
+ (1%)
+ (1%)
thất nghiệp (EXR)
Lãi suất danh nghĩa (INR)
Tỷ gia ́ hối đoái (EXR)
Tỷ lệ nợ xấu năm trước (L.NPL)
Thu nhập ngoài lãi (NII)
Quy mô (SIZE)
Tỷ giá (EXR)
- (5%)
Tỷ lệ thất nghiệp (EXR)
Lạm phát (INF)
Dư ̣ phòng RRTD
Tỷ lệ
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả mô hình
5.2 GIẢI PHÁP TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA MÔ HÌNH
Thông qua ước lượng dữ liệu bảng, mô hình xác định các yếu tố vĩ mô và các biến nội tại ngân hàng có ảnh hưởng đến RRTD tại các NHTM Việt Nam, kết quả nghiên cứu cho thấy:
Thứ nhất: Kết quả mô hình tìm được rằng tỷ lệ nợ xấu năm trước cao sẽ gia tăng rủi ro tín dụng cho năm tiếp theo. Vì vậy, ngân hàng cần có những biện pháp nhằm điều chỉnh tỷ lệ nợ xấu giảm trong năm tiếp theo để hạn chế những tác động của RRTD và tuân theo quy định của NHNN. RRTD có tác động HQKD của NHTM. Tìm thấy mối quan hệ nghịch biến giữa dự phòng RRTD và ROE, tỷ lệ nợ xấu và ROA. RRTD càng cao thì hiệu quả kinh doanh của NHTM càng giảm, các NHTM cần phải tăng cường các giải pháp hạn chế RRTD không chỉ giúp NHTM nâng cao chất lượng
tín dụng mà còn giúp NHTM tăng lợi nhuận từ lãi và các khoản phí từ các khoản tín dụng. Các NHTM cần nâng cao công tác quản trị RRTD, đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu, tái cấu trúc lại danh mục tín dụng với các giải pháp như tích cực tham gia bán các khoản nợ xấu cho VAMC. Việc bán nợ cho VAMC sẽ giúp cho ngân hàng nhanh chóng làm sạch bảng cân đối kế toán, tự tái cơ cấu qua đó góp phần mở rộng tín dụng cho nền kinh tế.
Thứ hai: Kết quả mô hình hồi quy trên cho thấy, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và nợ xấu có mối quan hệ cùng chiều. Các ngân hàng có nợ xấu cao đã trích lập dự phòng càng nhiều, điều này cho thấy RRTD tại các ngân hàng đang càng lớn. Các NHTM cần xác định chính xác về chất lượng tín dụng của ngân hàng, xác định đúng quy mô và đối tượng khách hàng vay cũng như phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng một cách khách quan và trung thực, không cố tình che đậy nợ xấu của ngân hàng để thực hiện những chính sách ưu đãi cho khách hàng nhằm đem lại lợi nhuận cao. Các NHTM cần phát triển khách hàng để nâng cao thị phần và giữ vững mức độ cạnh tranh, bên cạnh đó các NHTM cần phải chú trong vào chất lượng tín dụng, tránh chạy theo lợi nhuận mà đẩy mạnh cho vay đối với những đối tượng hạn chế cấp tín dụng, những đối tượng khách hàng không có năng lực tài chính lành mạnh. Ngoài ra, tỷ lệ dự phòng RRTD cao còn làm giảm hiệu quả kinh doanh thông qua mối quan hệ nghịch biến trong kết quả hồi quy. Khi RRTD xảy ra, làm gia tăng chi phí dự phòng RRTD, điều này làm suy giảm lợi nhuận của ngân hàng từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh.
Thứ ba: Kết quả mô hình tìm thấy rằng khi ngân hàng quản lý không tốt các khoản thu nhập ngoài lãi sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, các ngân hàng cần cân đối lại các khoản thu nhập và có những biện pháp phù hợp nhằm quản lý các khoản thu nhập ngoài lãi, tránh việc gia tăng các khoản chi phí ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
Thứ tư: Quy mô ngân hàng có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM. Mối quan hệ này cho thấy các ngân hàng cần có lộ trình tăng quy mô thông qua việc tăng vốn chủ sở hữu, tăng tổng tài sản nhằm tạo ra hiệu ứng lợi thế theo quy mô. Khi quy mô của ngân hàng ngày càng lớn, điều đó sẽ giúp ngân hàng