Tác động của biến đổi cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

----------***----------


Bùi thị minh tiệp


TáC Động của biến đổi cơ cấu tuổi dân số

đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Chuyên ngành: Kinh tế học Mã số: 62.31.03.01


LUậN áN TIếN Sĩ KINH Tế


Người hướng dẫn khoa học:


1. PGS.TS. NGUYỄN VĂN CÔNG

2. TS. GIANG THANH LONG


Hà Nội, 2012


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận án


BÙI THỊ MINH TIỆP


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC CÁC BẢNG iv

DANH MỤC CÁC HÌNH v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI CƠ CẤU TUỔI DÂN SỐ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI CƠ CẤU TUỔI DÂN SỐ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 10

1.1. Tổng quan lý luận về tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ tăng dân số

- tăng trưởng kinh tế 10

1.1.1. Tăng trưởng kinh tế và sự ảnh hưởng của yếu tố dân số 10

1.1.2. Biến đổi dân số và mối quan hệ tăng dân số - tăng trưởng kinh tế 14

1.2. Cơ sở lý thuyết về biến đổi cơ cấu tuổi dân số và tác động của biến

đổi cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng kinh tế 19

1.3. Tổng quan nghiên cứu về tác động của biến đổi cơ cấu tuổi dân số

đến tăng trưởng kinh tế ở các nước trên thế giới 25

1.3.1. Dân số và tăng trưởng kinh tế trên thế giới 25

1.3.2. Các nghiên cứu về tác động của biến đổi cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng kinh tế 30

1.4. Kinh nghiệm quốc tế trong việc ứng xử với tác động của biến đổi dân số đến tăng trưởng kinh tế 44

1.5. Bài học cho Việt Nam 51

CHƯƠNG 2: BIẾN ĐỔI CƠ CẤU TUỔI DÂN SỐ Ở VIỆT NAM: CƠ HỘI

VÀ THÁCH THỨC CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 58

2.1. Khái quát về tình hình dân số Việt Nam 58

2.2. Chính sách dân số của Việt Nam 61

2.3. Biến đổi cơ cấu tuổi dân số Việt Nam 64

2.3.1. Biến đổi cơ cấu tuổi dân số Việt Nam giai đoạn 1979-2009 64

2.3.2. Xu hướng biến đổi cơ cấu tuổi của dân số Việt Nam giai đoạn 2009- 2049 70

2.4. Phân tích cơ hội và thách thức từ biến đổi cơ cấu tuổi dân số cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 74

2.4.1. Từ thực trạng và xu hướng giảm dần của dân số trẻ em 74

2.4.2. Từ sự gia tăng mạnh mẽ của dân số trong tuổi lao động 79

2.4.3. Từ sự gia tăng của dân số cao tuổi 88

CHƯƠNG 3: ƯỚC LƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI CƠ CẤU TUỔI DÂN SỐ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 92

3.1. Ước lượng tác động của biến đổi cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng kinh tế dựa trên mô hình tăng trưởng Tân cổ điển 92

3.2. Xác định nhóm tuổi dân số có đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và ước lượng “lợi tức dân số” bằng phương pháp NTA 97

3.3. Đóng góp của biến đổi cơ cấu tuổi dân số và năng suất lao động cho tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người 105

3.4. Khuyến nghị chính sách 109

KẾT LUẬN 121

NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 124

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 125

PHỤ LỤC 134


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1.1: Các công thức tính tỷ số phụ thuộc dân số 21

Bảng 1.2: Dân số theo các nhóm nước trên thế giới, (1000 người) 25

Bảng 1.3: Xu hướng cơ cấu dân số ở các nước trên thế giới (%) 28

Bảng 2.1: Tổng tỷ suất sinh của dân số Việt Nam, 1989-2009 62

Bảng 2.2: Cơ cấu dân số Việt Nam theo nhóm tuổi, 1979-2009 67

Bảng 2.3: Tỷ số phụ thuộc dân số, 1979-2009 68

Bảng 2.4: Dân số cao tuổi ở Việt Nam, 1979-2009 68

Bảng 2.5: Chỉ số già hóa và tỷ số hỗ trợ tiềm năng, 1979-2049 69

Bảng 2.6: Dự báo dân số Việt Nam, 2009-2049 71

Bảng 2.7: Lao động có việc làm phân theo nghề nghiệp, 1996 và 2009 (%) 81

Bảng 2.8: Cơ cấu chi tiêu cho giáo dục trung học và đại học ở Việt Nam, 2008 86

Bảng 2.9: Việc làm và tiền lương của việc làm chính (Nam: 15-60, Nữ: 15-55)... 87

Bảng 3.1: Kết quả ước lượng tác động của biến đổi cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam 94

Bảng 3.2: Đóng góp của nhóm tuổi 20-54 đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam, 1989-2049 106

Bảng 3.3: Đóng góp của các yếu tố cho tăng trưởng kinh tế VN, 1989-2009 107

Bảng 3.4: Đóng góp của các yếu tố cho tăng trưởng kinh tế VN, 2009-2049 108


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: “Quá độ dân số” 16

Hình 1.2: Tăng dân số và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1975 – 2004 27

Hình 1.3: Thay đổi cơ cấu tuổi dân số thế giới, 1950-2050 29

Hình 1.4: Thu nhập bình quân đầu người, khu vực Đông Á và Đông Nam Á 44

Hình 1.5: Chính sách thích ứng với biến đổi dân số để thúc đẩy tăng trưởng: Kinh nghiệm Nhật Bản và một số nước Đông Á 46

Hình 1.6: Giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” ở một số nước Đông Nam Á 50

Hình 1.7: Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư của hộ gia đình trong GDP 54

Hình 2.1: Dân số Việt Nam qua các thời kỳ 58

Hình 2.2: Tỷ lệ tăng dân số bình quân của Việt Nam, 1979-2009 60

Hình 2.3: Tháp dân số Việt Nam, 1979-2009 64

Hình 2.4: Dân số Việt Nam theo nhóm tuổi, 1979-2009 66

Hình 2.5: Quy mô và tốc độ tăng dân số Việt Nam, 2009-2049 70

Hình 2.6: Tỷ số phụ thuộc dân số Việt Nam, 2009 - 2049 72

Hình 2.7: Tháp dân số dự báo của Việt Nam, 2029-2049 73

Hình 2.8: Tỷ lệ dân số trẻ em Việt Nam, 1979-2049 74

Hình 2.9: Số lượng lao động Việt Nam qua các thời kỳ, 1979-2050 79

Hình 2.10. Sự lệch pha trong đào tạo và nhu cầu thị trường lao động 84

Hình 2.11: Tỷ lệ dân số cao tuổi của Việt Nam, 1979-2050 89

Hình 3.1: GDP bình quân đầu người của Việt Nam, 2000-2009 92

Hình 3.2: Chi tiêu và thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam theo tuổi ... 102

Hình 3.3: Tốc độ tăng của dân số sản xuất thực tế và tiêu dùng thực tế 103

Hình 3.4. Tốc độ tăng tỷ số hỗ trợ của dân số Việt Nam 104


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Viết tắt Nguyên văn tiếng Việt ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á ASEAN Hiệp hội 1

Viết tắt Nguyên văn tiếng Việt

ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á

ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á

ASXH An sinh xã hội

BĐDS Biến đổi dân số

CP Chính phủ

DS Dân số

DN Doanh nghiệp

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

GSO Tổng cục Thống kê

HDI Chỉ số Phát triển Con người

ILO Tổ chức Lao động Quốc tế

IMF Quỹ tiền tệ Quốc tế

IO Bảng cân đối liên ngành (Input-Output)

JICA Cơ quan Hợp tác Qtế Nhật Bản

KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình

LĐ-TB&XH Lao động – Thương binh và Xã hội

LHQ Liên Hợp Quốc (UN)

NCT Người cao tuổi

NKH Nhân khẩu học

NTA Tài khoản chuyển giao quốc dân

PRB Cục Tham chiếu dân số (Mỹ)

SNA Hệ thống tài khoản quốc gia

SRB Tỷ số giới tính

TĐTDS Tổng điều tra Dân số

TFR Tổng tỷ suất sinh

TNTB Thu nhập trung bình

TW Trung ương

UNFPA Quỹ dân số Liên hợp quốc

UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc

VHLSS Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam


MỞ ĐẦU


1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài luận án

Tăng trưởng kinh tế là vấn đề quan tâm hàng đầu ở các quốc gia. Cả lý thuyết và thực tế nghiên cứu đều cho thấy dân số là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới tăng trưởng kinh tế và có tầm quan trọng hàng đầu đối với chính trị - xã hội của mỗi nước.

Ở Việt Nam, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến vấn đề dân số và coi trọng việc xây dựng và thực hiện chính sách dân số. Khi đất nước còn chưa thống nhất, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã thông qua Quyết định số 216 ngày 26-12-1961, hướng dẫn sinh đẻ có kế hoạch và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, định hướng nâng cao chất lượng dân số. Năm 1993, Nghị quyết số 04 - NQ/HNTW của Hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII khẳng định “Công tác dân số - Kế hoạch hóa gia đình là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế xã hội hàng đầu của nước ta, là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội” (BCH TW ĐCSVN, 1993, tr1). Hành động cụ thể sau Nghị quyết này là việc xây dựng và triển khai mạnh mẽ “Chiến lược Dân số - KHHGĐ đến năm 2000” của Chính phủ, tiếp sau đó là “Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010” và mới đây nhất là “Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020”. Cả hệ thống chính trị, xã hội đã vào cuộc với các chương trình này. Cho đến nay, công tác dân số đạt nhiều thành tựu đáng kể, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị và xã hội.

Toàn xã hội đã ý thức hơn và đánh giá đúng hơn về vấn đề dân số trong mối quan hệ dân số - kinh tế và phát triển nên những thành tựu từ việc thực hiện các chương trình dân số-kế hoạch hoá gia đình ngày càng rõ nét. Cũng vì lý do này mà các nghiên cứu và tranh luận khoa học về mối quan hệ dân số và phát triển ở nước

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 14/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí