Bảng 2.6. Kết quả xử lý truy thu thuế
Đơn vị: triệu đồng
Số thuế phát hiện qua thanh tra | ||||
Tổng số | Nợ đọng | Truy thu | Phạt | |
2007 | 1.486.379 | 207.624 | 1.241.572 | 37.183 |
2008 | 6.588.491 | 3.719.124 | 2.451.594 | 417.773 |
2009 | 2.688.867 | 476.029 | 2.015.510 | 197.328 |
Cộng | 10.763.737 | 4.402.777 | 5.708.676 | 652.284 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Ngành Thuế
- Tuyên Truyền, Hỗ Trợ Người Nộp Thuế
- Thanh Tra, Kiểm Tra Người Nộp Thuế
- Những Hạn Chế Trong Công Tác Quản Lý Thuế Và Nguyên Nhân
- Đánh Giá Định Lượng Tác Động Của Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Đến Quản Lý Thuế: Trường Hợp Cam Kết Cắt Giảm Thuế Khi Gia Nhập Wto
- Mô Hình Cân Bằng Tổng Thể Gtap Và Mục Đích Sử Dụng Mô Hình
Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.
Nguồn: Vụ Thanh tra Tổng cục Thuế
b) Công tác kiểm tra NNT
- Về kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan thuế: Thực hiện Luật Quản lý thuế theo cơ chế người nộp thuế tự tính, tự khai và tự nộp thuế, do vậy công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế rất được cơ quan thuế quan tâm, nhất là những doanh nghiệp chưa sử dụng phần mềm kế toán, phần mềm kê khai thuế.
Bảng 2.7. Tình hình kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan thuế qua 3 năm 2007-2009
Số hồ sơ phải kiểm tra | Hồ sơ đã kiểm tra | Hồ sơ phải điều chỉnh thuế | Hồ sơ ấn định thuế | ||||||
Số lượng hồ sơ | % so với số phải kiểm tra | Số lượng hồ sơ | Số thuế điều chỉnh tăng (triệu đồng) | % so với số phải k. Tra | Số lượng hồ sơ | Số thuế ấn định (triệu đồng) | % so với số phải kiểm tra | ||
2007 | 569.312 | 367.448 | 64,5 | 16.584 | 151.543 | 2,91 | 2.620 | 21.014 | 0,46 |
2008 | 1.130.721 | 897.276 | 79,4 | 32.392 | 514.492 | 2,86 | 5.207 | 28.359 | 0,46 |
2009 | 1.176.506 | 1.008.097 | 85,7 | 33.202 | 932.537 | 2,82 | 4.220 | 237.879 | 0,36 |
Cộng | 2.876.539 | 2.272.821 | 79,0 | 82.178 | 1.598.572 | 2,86 | 12.047 | 287.252 | 0,42 |
Nguồn: Vụ Thanh tra Tổng cục Thuế
Số liệu ở bảng 2.7 cho thấy, việc kiểm tra hồ sơ tại trụ sở cơ quan thuế đạt khoảng 79% số hồ sơ phải kiểm tra, trong đó số hồ sơ phải điều chỉnh thuế chiếm khoảng 2,86%; số hồ sơ phải ấn định thuế khoảng 0,42%. Thông qua công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế đã điều chỉnh tăng số thuế là 1.598.572 triệu đồng và ấn định số thuế phải nộp là 287.252 triệu đồng.
- Về kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở NNT
Bảng 2.8. Tình hình kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở NNT qua 3 năm 2007 – 2009
Số hồ sơ phải kiểm tra | Hồ sơ đã kiểm tra | Số thuế phát hiện qua kiểm tra (triệu đồng) | |||||
Số lượng hồ sơ | % so với số phải ktra | Tổng số | Thuế nợ đọng | Thuế truy thu | Phạt | ||
2007 | 36.696 | 26.432 | 72,0 | 1.506.601 | 200.496 | 1.232.112 | 71.992 |
2008 | 39.830 | 25.640 | 64,4 | 1.519.779 | 176.000 | 1.176.646 | 172.132 |
2009 | 46.245 | 22.479 | 48,6 | 1.800.828 | 140.877 | 1.255.025 | 404.924 |
Cộng | 122.771 | 74.551 | 60,7 | 4.827.208 | 517.373 | 3.663.783 | 649.048 |
Nguồn: Vụ Thanh tra Tổng cục Thuế
Từ năm 2007 đến năm 2009 đã tiến hành kiểm tra tại trụ sở NNT được 74.551 hồ sơ khai thuế đạt 60,7 % tổng số hồ sơ phải kiểm tra. Số thuế ghi thu theo biên bản là 4.827.208 triệu đồng. Trong đó số thuế nợ đọng là 517.373 triệu đồng, thuế truy thu là 3.663.783 triệu đồng, phạt vi phạm hành chính là 649.048 triệu đồng. So sánh các đơn vị đã được kiểm tra tại trụ sở NNT với số doanh nghiệp đang quản lý thì tỷ lệ cũng thấp. Năm 2007 có 26.432 doanh nghiệp được kiểm tra/ 295.118 doanh nghiệp đang được quản lý, đạt 9%. Năm 2008 đạt tỷ lệ khoảng 11,7%. Năm 2009 đạt tỷ lệ 5,9%. Như vậy, có nhiều doanh nghiệp phải 10 năm mới được kiểm tra 1 lần tại trụ sở.
- Về kiểm tra hồ sơ hoàn thuế GTGT:
Việc kiểm tra hồ sơ hoàn thuế thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.9. Tình hình kiểm tra hồ sơ hoàn thuế GTGT qua 3 năm 2007-2009
Số hồ sơ đề nghị hoàn thuế | Kiểm tra trước hoàn | Kiểm tra sau hoàn | ||||||
Số hồ sơ đã KT | Số thuế đề nghị hoàn (triệu đồng) | Số thuế không được hoàn (tr.đ) | Số hồ sơ phải kiểm tra | Số hồ sơ đã kiểm tra | Số thuế đã hoàn (triệu đồng) | Số thuế không được hoàn (tr.đ) | ||
2007 | 9.950 | 4.048 | 6.300.289 | 307.227 | 9.085 | 3.541 | 11.451.233 | 67.303 |
2008 | 11.658 | 6.427 | 8.290.224 | 360.465 | 7.069 | 3.286 | 8.804.913 | 45.138 |
2009 | 13.436 | 7.257 | 8.285.946 | 236.065 | 5.833 | 2.832 | 6.397.062 | 33.488 |
Cộng | 35.044 | 17.732 | 22.876.459 | 903.757 | 21.987 | 9.659 | 26.653.208 | 145.929 |
Nguồn: Vụ Thanh tra Tổng cục Thuế Qua 3 năm 2007-2009, kiểm tra trước hoàn thuế GTGT được 17.732 hồ sơ, chiếm 50,6% hồ sơ đề nghị hoàn thuế. Qua kiểm tra đã loại trừ không chấp nhận hoàn thuế 903.757 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 4% số tiền thuế GTGT mà NNT đề nghị
hoàn.
Kiểm tra sau hoàn thuế GTGT được 9.659 hồ sơ, chiếm 43,9 % hồ sơ phải kiểm tra sau hoàn thuế. Qua kiểm tra đã loại trừ không chấp nhận 145.929 triệu đồng tiền hoàn thuế, chiếm tỷ lệ 0,54% số tiền thuế GTGT mà NNT đã được hoàn.
c) Tổng hợp về tình hình kiểm tra, thanh tra NNT
Bảng 2.10: Tổng hợp số thuế truy thu và phạt qua công tác kiểm tra thanh tra và thu hồi tiền thuế GTGT qua 3 năm 2007-2009
Đơn vị: triệu đồng
Thanh tra NNT | Kiểm tra NNT | Kiểm tra sau hoàn thuế GTGT | Tổng số | ||
Tại trụ sở cơ quan thuế | Tại trụ sở NNT | ||||
2007 | 1.278.755 | 172.557 | 1.304.104 | 67.303 | 2.822.719 |
2008 | 2.869.367 | 542.851 | 1.343.778 | 45.138 | 4.801.134 |
2009 | 2.212.838 | 1.170.416 | 1.659.949 | 33.488 | 5.076.691 |
Tổng | 6.360.960 | 1.885.824 | 4.307.831 | 145.929 | 12.700.544 |
Nguồn: Vụ Thanh tra Tổng cục Thuế
Nhìn chung, thực hiện kiểm tra, thanh tra thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp đã có những chuyển biến tích cực so với cơ chế chuyên quản, khép kín trước đây, cụ thể:
Hoạt động kiểm tra, thanh tra ĐTNT đã phân định rõ nhiệm vụ của cơ quan thanh tra thuế các cấp theo hướng: Thanh tra Tổng cục Thuế tập trung nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, quy trình thanh tra, kiểm tra, hỗ trợ thanh tra ĐTNT tại các Cục thuế có số lượng ĐTNT lớn, hoạt động kinh doanh phức tạp, có chi nhánh trên toàn quốc hoặc có các hoạt động giao dịch quốc tế. Thanh tra Cục thuế thực hiện kiểm tra, thanh tra ĐTNT theo địa bàn quản lý và hướng dẫn, chỉ đạo và hỗ trợ thanh tra Chi cục thuế tổ chức hoạt động kiểm tra trên địa ban. Cuối cùng, Thanh tra Chi cục thuế thực hiện kiểm tra, thanh tra ĐTNT theo địa bàn quản lý. Hoạt động thanh tra, kiểm tra ĐTNT được tổ chức tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Các bước công việc trong quy trình thanh tra được quy định rõ ràng hơn đã gắn với trách nhiệm của từng bộ phận, từng người tham gia quy trình, tạo nên sự chuyên môn hóa trong công việc và phù hợp với trình độ của từng cán bộ, hạn chế được tình trạng thông đồng giữa ĐTNT và cán bộ thuế.
Chú trọng khâu lập kế hoạch và chuẩn bị trước khi tiến hành kiểm tra, thanh tra nhằm đảm bảo việc kiểm tra, thanh tra tại cơ sở kinh doanh mất ít thời gian, nguồn lực nhất và hiệu quả nhất. Tăng cường hoạt động kiểm soát, đánh giá chất lượng kiểm tra, thanh tra.
Nâng cao vai trò của Tổng cục Thuế trong việc lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra, phân tích rủi ro và chỉ đạo thực hiện kiểm tra, thanh tra theo cơ chế tự khai, tự nộp. Kế hoạch kiểm tra, thanh tra hàng năm do các Cục thuế xây dựng phải được báo cáo về Tổng cục Thuế. Hàng năm, Tổng cục Thuế đã có hướng dẫn cụ thể tới Cục thuế các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương về công tác xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm.
Chuyển đổi từ cơ chế kiểm tra, thanh tra nhằm vào tất cả các ĐTNT sang cơ chế kiểm tra, thanh tra theo mức độ vi phạm về thuế, gian lận về thuế. Chuyển từ việc thanh tra theo diện rộng sang thanh tra theo hệ thống tiêu thức lựa chọn đi vào
chiều sâu mức độ vi phạm. Phương pháp xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra khoa học, dựa trên hệ thống các chỉ tiêu đánh giá độ rủi ro, mức độ tuân thủ pháp luật thuế của ĐTNT. Do vậy, đã hạn chế được việc kiểm tra, thanh tra ĐTNT tràn lan. Hoạt động kiểm tra, thanh tra được thực hiện trên cơ sở phân tích các dữ liệu về ĐTNT trên hệ thống báo cáo tài chính, hồ sơ kê khai thuế và kết hợp các nguồn thông tin khác như thông tin về tình hình chấp hành pháp luật thuế nắm được qua công tác quản lý, tình hình xu thế phát triển ngành kinh tế để lựa chọn chính xác hơn những đối tượng vi phạm pháp luật thuế.
Chuyển từ hoạt động kiểm tra, thanh tra chủ yếu tiến hành tại cơ sở kinh doanh sang thanh tra, kiểm tra chủ yếu tại cơ quan thuế nên đã hạn chế tình trạng gây phiền hà cho ĐTNT.
*
* *
Tóm lại, trong chương này, tác giả đã hệ thống những cam kết về thuế của Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế như cam kết với khu vực ASEAN, với Tổ chức Thương mại thế giới. Các cam kết này diễn ra trên nhiều loại thuế nhưng chủ yếu vẫn là thuế xuất nhập khẩu. Các cam kết có lộ trình khác nhau nhưng cũng có những liên quan nhất định tới nhau. Tác giả cũng phân tích những tác động của hội nhập đến quản lý thuế ở Việt Nam như việc Việt Nam đã tích cực hợp tác thuế với các nước, hoàn thiện chính sách thuế và quản lý thuế, tăng cường cạnh tranh thuế để thu hút vốn FDI, tích cực quản lý các hiện tượng trốn và tránh thuế quốc tế. Từ đó tác giả nêu lên những vấn đề đặt ra đối với hoàn thiện quản lý thuế ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Thực trạng quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập cũng được tác giả đi sâu phân tích. Thực trạng đó được phản ánh qua tình hình hệ thống bộ máy quản lý thuế, cơ sở pháp lý cho quản lý thuế và nội dung quản lý thuế. Với cơ chế tự khai tự nộp thì hai chức năng cơ bản của cơ quan thuế là tuyên truyền hỗ trợ và thanh tra kiểm tra. Chuyển sang cơ chế mới thì hai chức năng này đặc biệt được cơ quan thuế quan tâm. Vì vậy, nội dung quản lý thuế được tác giả tập trung phân tích hai hoạt động này.
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
3.1. Đánh giá định tính thực trạng quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập
3.1.1. Những kết quả đạt được
Công cuộc cải cách thuế Việt Nam tiến hành trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đến nay đã đạt được những thành tựu chủ yếu là:
Thứ nhất, hệ thống chính sách thuế và quản lý thuế từng bước tiến tới đơn giản, rõ ràng, tạo điều kiện giảm chi phí hành chính thuế cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế. Nó đã xoá bỏ sự chênh lệch về nghĩa vụ thuế giữa các thành phần kinh tế trong nước; thu hẹp chênh lệch về nghĩa vụ thuế giữa doanh nghiệp cá nhân trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cá nhân nước ngoài tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng trong cơ chế thị trường và đảm bảo các nguyên tắc đối xử quốc tế của WTO.
Thứ hai, hệ thống chính sách thuế Việt Nam từng bước được hoàn thiện và phù hợp với yêu cầu của hội nhập. Việt Nam đã đàm phán và ký Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với nhiều nước trên thế giới. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các nhà đầu tư nước ngoài, người nước ngoài đến Việt Nam kinh doanh sinh sống không bị đánh thuế trùng, thực sự được hưởng chính sách ưu đãi thuế của nhà nước, tạo môi trường thuận lợi khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; thu hút các nhà nghiên cứu, các giáo sư, các chuyên gia nước ngoài đầu tư chất xám vào Việt Nam. Kinh nghiệm điều hành chính sách thuế tiên tiến và quản lý thuế hiện đại của quốc tế đã dần được ứng dụng vào hệ thống thuế Việt Nam. Chính sách thuế vừa bảo hộ được sản xuất trong nước, vừa chủ động thực hiện chính sách mở cửa để thu
hút đầu tư, tự do hoá thương mại, thực hiện lộ trình cam kết về thuế với các nước ASEAN, Hoa Kỳ, WTO và các tổ chức quốc tế khác. Mặc dù phải thực hiện khá nhiều các cam kết cắt giảm thuế nhưng nguồn thu từ xuất nhập khẩu vẫn tăng trưởng bền vững qua các năm.
Thứ ba, công tác quản lý thuế đã có những chuyển biến tích cực theo hướng rõ ràng, công khai, dân chủ và minh bạch hơn. Với cơ chế đối tượng nộp thuế tự tính tự khai và tự nộp thuế, nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp thuế trước pháp luật được đề cao. Người nộp thuế chủ động xác định đúng số thuế phải nộp, thực hiện nộp và xác định các ưu đãi được hưởng như miễn, giảm thuế. Cơ chế mới đã góp phần minh bạch các thủ tục hành chính trong việc kê khai thuế, nộp thuế, xác định rõ ràng các chính sách ưu đãi thuế. Cơ chế mới cũng trao rất nhiều quyền hạn cho người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách đặc biệt là quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế hướng dẫn thực hiện pháp luật thuế; được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ của mình; ký hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế thay mặt người nộp thuế thực hiện các nghĩa vụ với ngân sách. Ngoài ra, người nộp thuế còn có quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giám định chất lượng, chủng loại hàng hoá xuất nhập khẩu và có quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế giữ bí mật thông tin về người nộp thuế. Cơ chế mới thực hiện nhiều hình thức khai thuế, nộp thuế rất đa dạng, ngoài việc khai thuế truyền thống (nộp hồ sơ bằng giấy tại trụ sở cơ quan thuế), doanh nghiệp có thể khai thuế điện tử thông qua hệ thống Internet. Như vậy, doanh nghiệp có thể hoàn thành nghĩa vụ của mình với ngân sách mọi lúc, mọi nơi, không còn bị gò bó bởi thời gian hành chính của cơ quan quản lý thuế. Doanh nghiệp chỉ cần nắm rõ địa chỉ đến của tài khoản nộp thuế và có thể nộp tiền thuế theo nhiều cách thức khác nhau như nộp trực tiếp bằng tiền mặt, chuyển khoản qua ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc nộp qua tổ chức trung gian. Cơ quan thuế tăng cường chức năng tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn, đôn đốc thu nộp, kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm về thuế của doanh nghiệp. Giao tiếp thông tin với đối tượng nộp thuế được gia tăng qua mạng, qua hệ thống trả lời