Như đã trình bày trong phần lời mở đầu, luận án của tác giả nghiên cứu về quản lý thuế dưới ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là tác động của việc cắt giảm thuế quan. Ở mục này, tác giả sẽ sử dụng mô hình GTAP để phát hiện những vấn đề đặt ra đối với quản lý thuế, với trường hợp thực hiện cam kết giảm thuế khi gia nhập WTO.
3.2.1.1. Mô hình cân bằng tổng thể GTAP và mục đích sử dụng mô hình
Để đánh giá định lượng tác động cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về thuế quan, tác giả sử dụng Mô hình phân tích thương mại toàn cầu GTAP (Global Trade Analysis Project). Về cơ sở lý thuyết, GTAP thuộc mô hình cân bằng tổng thể (CGE). Thực tế cho thấy CGE là một công cụ hữu hiệu để phân tích tác động của các thay đổi về chính sách, đặc biệt là chính sách tự do hóa thương mại đối với nền kinh tế. Trong mô hình CGE, nền kinh tế mỗi nước được chia thành các ngành khác nhau (như nông nghiệp, thủy sản, khai khoáng, công nghiệp, dịch vụ…). Do vậy, loại mô hình này có thể đánh giá được tác động không những đối với toàn bộ nền kinh tế mà còn đối với từng ngành cụ thể.
Tác giả sử dụng mô hình để trả lời hai câu hỏi:
- Gia nhập WTO sẽ tác động như thế nào tới các ngành kinh tế, tới thương mại và số thu thuế?
- Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra vấn đề gì đối với chính sách thuế và quản lý thuế ở Việt Nam?
Sử dụng Mô hình cân bằng tổng thể GTAP để đánh giá tác động của sự thay đổi về chính sách thuế. Mà chính sách thuế vốn là công cụ của quản lý thuế nên khi công cụ này thay đổi, nó cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi của quản lý thuế .
3.2.1.2.Kịch bản chạy mô phỏng mô hình
Tác giả sử dụng mô hình GTAP phiên bản 6.0. Cơ sở dữ liệu có 87 nước/khu vực và 57 ngành. Khi thiết kế kịch bản mô hình, tác giả gộp 87 nước/khu vực thành 15 nước/khu vực chính, là những đối tác thương mại chủ yếu của Việt Nam, và gộp
57 ngành kinh tế thành 25 ngành kinh tế tiêu biểu. Kịch bản chạy mô phỏng mô hình được thiết lập dựa vào các nguyên tắc dưới đây:
- Thuế suất nhập khẩu Việt Nam áp dụng với các Thành viên WTO khác dựa vào cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam. Đối với các nước trong khối ASEAN, do cam kết thấp hơn nên áp dụng theo Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT). Riêng đối với Trung Quốc ngoài cam kết gia nhập WTO còn dựa vào Chương trình Thu hoạch sớm (EHP) và các cam kết trong khu vực Thương mại Tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) (Phụ lục 10).
- Thuế nhập khẩu mà các nước áp dụng với hàng hóa của Việt Nam thì dựa trên tham chiếu thuế suất mà các Thành viên WTO áp dụng cho Trung Quốc và Thái Lan. (Phụ lục 11)
- Hạn ngạch đối với hàng dệt may được bãi bỏ khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO.
3.2.1.3. Kết quả chạy mô hình và phân tích kết quả
Các kết quả của mô hình rất đa dạng nhưng trên lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ lựa chọn các kết quả sau:
Bảng 3.1. Tác động của cắt giảm thuế quan đến các nhóm ngành sản phẩm
Nhóm ngành sản phẩm | Thay đổi GT sản lượng (%) | Thay đổi kim ngạch xuất khẩu (%) | Thay đổi kim ngạch nhập khẩu (%) | Thay đổi cán cân thương mại (triệu USD) | Thay đổi giá trị gia tăng (%) | |
1 | Thóc | 1,16 | -1,87 | 12,59 | -1,92 | 1,16 |
2 | Rau quả | -1,44 | 1,43 | 14,75 | -6,83 | -1,44 |
3 | Động vật sống và thịt | -0,17 | -5,59 | 16,7 | -15,33 | -0,17 |
4 | Sữa và các sản phẩm từ sữa | -2,85 | 167,71 | 3,73 | -5,79 | -2,85 |
5 | Thực phẩm khác | -3,96 | 0,85 | 17,4 | -97,45 | -3,96 |
6 | Gạo | 2,96 | 17,13 | 22,36 | 61,74 | 2,96 |
7 | Đường | -1,86 | 51,78 | 20,53 | -0,4 | -1,86 |
8 | Thuỷ hải sản | -0,51 | -0,26 | 8,01 | -0,6 | -0,51 |
9 | Đồ uống và thuốc lá | -5,73 | 6,47 | 9,51 | -36,09 | -5,73 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 15
- Những Hạn Chế Trong Công Tác Quản Lý Thuế Và Nguyên Nhân
- Đánh Giá Định Lượng Tác Động Của Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Đến Quản Lý Thuế: Trường Hợp Cam Kết Cắt Giảm Thuế Khi Gia Nhập Wto
- Đánh Giá Định Lượng Về Quản Lý Thuế Bằng Điều Tra
- Kết Quả Điều Tra Công Chức Quản Lý Thuế
- Nhóm Giải Pháp Về Thể Chế, Chính Sách Làm Công Cụ Cho Quản Lý Thuế Hoàn Thiện Các Luật Thuế Hiện Có
Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.
Nguyên liệu dệt | 13,94 | 56,91 | 2,47 | 0,31 | 13,97 | |
11 | Sản phẩm dệt | 10,61 | 17,32 | 16,85 | -145,43 | 10,61 |
12 | May mặc | 24,57 | 26,16 | 15,55 | 398,8 | 24,57 |
13 | Da giầy | 1,99 | 3,23 | 6,56 | 61 | 1,99 |
14 | Gỗ và giấy | -3,01 | -1,14 | 22,12 | -27,23 | -3,01 |
15 | Dầu và than | -1,27 | -0,72 | 7,83 | -16,32 | -1,27 |
16 | Hóa chất, nhựa, cao su và các sản phẩm của chúng | 4,55 | 27,44 | 3,86 | 27,95 | 4,55 |
17 | Sắt thép và các sản phẩm bằng sắt thép | -1,72 | 5,83 | -0,48 | 6,04 | -1,72 |
18 | Kim loại khác | -3,59 | -7,37 | 6,36 | -20,75 | -3,59 |
19 | Xe cộ và các bộ phận phụ tùng | -12,63 | 13,36 | 3,9 | -18,37 | -12,63 |
20 | Các thiết bị giao thông khác | 16,44 | 127,25 | 11,15 | 26,82 | 16,44 |
21 | Máy móc thiết bị điện | -5,78 | 3,24 | 9,76 | -83,34 | -5,78 |
22 | Sản phẩm khác | -1,47 | 17,74 | 8,51 | -208,34 | -1,47 |
23 | Viễn thông | 1,31 | -2,33 | 3,14 | 0 | 1,31 |
24 | Điện năng | -3,92 | -5,42 | 1,68 | -15,92 | -3,92 |
25 | Dịch vụ khác | 0,17 | -7,4 | 4,94 | -614,72 | 0,17 |
Việc phân tích tác động của cắt giảm thuế nhập khẩu được dựa trên giả thiết cơ bản của kinh tế học là các nhân tố khác không đổi (ceteris paribus). Năm 2002 là năm cơ sở của mô hình.
Từ Bảng 3.1 chúng ta có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Về tác động tới giá trị sản lượng của ngành, các ngành chịu tác động tiêu cực trước hết là sản xuất nông nghiệp theo nghĩa rộng gồm rau và quả; động vật sống và thịt; sữa và các sản phẩm từ sữa, thực phẩm khác và thuỷ hải sản. Đây là kết quả hợp lý của mô hình do những sản phẩm nông nghiệp nêu trên của Việt Nam có sức cạnh tranh kém. Những ngành chịu tác động tiêu cực khác gồm có sản xuất đường, đồ uống và thuốc lá, sản xuất đồ gỗ và giấy, sắt thép, kim loại khác, dầu và than, xe cộ và các bộ phận phụ tùng, máy móc và thiết bị điện, sản xuất điện năng. Trên thực tế, đây là những ngành có sức cạnh
tranh kém của nền kinh tế, hoặc là các ngành lâu nay được chính phủ dành nhiều ưu đãi và bảo hộ.
- Về tác động tới xuất khẩu. Gia nhập WTO có tác động làm gia tăng xuất khẩu của đa số các ngành kinh tế của Việt Nam. Những ngành đặc biệt được hưởng lợi của việc gia nhập WTO gồm gạo, sản phẩm dệt, da giầy, hóa chất, nhựa, cao su và các thiết bị giao thông khác ngoài ô tô. Thực tế những năm vừa qua cho thấy đây vẫn là những ngành có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao. Ngay năm đầu gia nhập WTO, tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã đạt 32%, từ 5.854,8 triệu USD năm 2006 lên 7.732 USD năm 2007.
Cần lưu ý, trong kết quả chạy mô hình ở Bảng 3.1, xuất khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa, xe cộ và các bộ phận phụ tùng được dự đoán đạt tốc độ tăng trưởng rất cao (lần lượt là 167,71% và 13,36%). Sở dĩ như vậy vì đây không phải là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và có mức xuất khẩu trước khi gia nhập (kỳ gốc) thấp.
- Về tác động tới nhập khẩu. Trước hết nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp sẽ tăng đáng kể sau khi Việt Nam thực hiện cam kết mở cửa thị trường. Trừ mặt hàng gạo, sở dĩ nhập khẩu tăng mạnh do lượng nhập khẩu trước khi gia nhập WTO (kỳ gốc) thấp, còn lại các nông sản khác của Việt Nam như rau quả, đường, thịt, sữa và sản sản phẩm sữa đều phải chịu áp lực cạnh tranh mạnh của hàng nhập khẩu. Trên thực tế điều này đã xảy ra trên thị trường Việt Nam trong những năm gần đây.
Ngoài nông sản, nhập khẩu hầu hết các nhóm sản phẩm khác của nền kinh tế đều tăng mạnh, cả những sản phẩm đầu vào cho sản xuất và sản phẩm cho tiêu dùng. Những sản phẩm có mức tăng trưởng nhập khẩu cao gồm đồ uống và thuốc lá nguyên liệu dệt, sản phảm dệt, hàng may mặc, da giầy, gỗ và giấy, dầu và than, các thiết bị giao thông khác ngoài ô tô và phụ tùng, máy móc thiết bị điện và dịch vụ.
- Về tác động tới cán cân thương mại. Những ngành sản phẩm có thặng dư cán cân thương mại gồm: gạo, sản phẩm may mặc, hóa chất, nhựa, cao su và các sản phẩm của chúng, các thiết bị giao thông khác ngoài ô tô, sắt thép. Những ngành đặc
biệt chịu tác động tiêu cực tới cán cân thương mại gồm có thực phẩm, đồ uống và thuốc lá, sản phảm dệt, da giầy, dầu và than, ô tô, máy móc thiệt bị điện.
- Về tác động tới giá trị gia tăng của ngành. Ngành nông nghiệp là ngành chịu tác động tiêu cực đối với giá trị gia tăng (giá trị gia tăng âm). Ngoài ra, những ngành chịu tác động tiêu cực còn có đường, thuỷ hải sản, đồ uống và thuốc lá, gỗ và giấy, dầu và than, sắt thép, kim loại khác, ô tô, máy móc thiết bị điện, và điện năng. Đây rõ ràng là những ngành có sức cạnh tranh kém hoặc được chính phủ ưu tiên bảo hộ. Những ngành được hưởng lợi từ việc gia nhập WTO (giá trị gia tăng dương) gồm có gạo, nguyên liệu dệt, sản phẩm dệt, may mặc, da giầy, hóa chất, nhựa, cao su, các thiết bị giao thông khác ngoài ô tô và viễn thông. Đây là những ngành có khả năng cạnh tranh khá của Việt Nam.
Có thể nói, các kết quả chạy mô hình như phân tích và trình bày ở trên là hợp lý, sát với thực trạng các ngành kinh tế của Việt Nam.
3.2.1.4. Đánh giá ảnh hưởng của cam kết đối với số thu thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng
Mô hình không cho kết quả trực tiếp về ảnh hưởng tới số thu thuế khi gia nhập WTO. Bởi vậy tác giả sẽ đưa ra phương pháp suy luận thích hợp để tính toán ảnh hưởng tới số thu thuế từ kết quả chạy mô hình. Do thuế xuất khẩu có vai trò không đáng kể đối với doanh thu thuế của Việt Nam nên tác giả chỉ xem xét ảnh hưởng của thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.
Về ảnh hưởng tới số thu thuế nhập khẩu
Tác giả chứng minh công thức sau về mối liện hệ giữa gia tăng (âm hoặc dương) nhập khẩu và số thu thuế áp dụng cho từng ngành.
Gọi:
- Tt là thuế suất nhập khẩu bình quân tại thời điểm cam kết WTO,
- Ts là thuế suất nhập khẩu bình quân thời điểm sau cam kết WTO,
- Mt là giá trị (kim ngạch) hàng nhập khẩu trước cam kết,
- Ms là giá trị (kim ngạch) hàng nhập khẩu sau cam kết,
- R là số thu thuế nhập khẩu,
- α là phần trăm thay đổi (gia tăng) nhập khẩu Ta có:
α = Ms Mt =
Mt
Ms - 1
Mt
Ms = α + 1 = β Ms = Mt.β
Mt
Do số thu thuế nhập khẩu (R) = Kim ngạch nhập khẩu x Thuế suất, nên:
% thay đổi số thu thuế nhập khẩu = % R =
Rs Rt Rt
= Ms.Ts Mt.Tt =
Mt.Tt
Mt..Ts Mt.Tt Mt.Tt
= Ts Tt
Tt
(Công thức 3.1)
Công thức 3.1 cho thấy phần trăm thay đổi số thu thuế nhập khẩu sẽ phụ thuộc vào thay đổi nhập khẩu (α) và chênh lệch thuế suất sau và trước khi gia nhập WTO (Ts,Tt).
Từ Bảng 3.1 sẽ tính được β. Thuế suất trước và sau khi gia nhập WTO đã được tác giả tính và sử dụng trong kịch bản chạy mô hình. Do vậy áp dụng Công thức 1 sẽ cho ta kết quả về phần trăm thay đổi số thu thuế nhập khẩu trong Bảng
3.2 như sau:
Bảng 3.2. Sự thay đổi về số thu thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng trước và sau gia nhập WTO.
Sản phẩm | % thay đối số thu thuế nhập khẩu | % thay đối số thu thuế GTGT | |
1 | Thóc | 12,59 | 1,16 |
2 | Rau và quả | -13,2 | -1,44 |
3 | Động vật sống và thịt | -1,03 | -0,17 |
4 | Sữa và các sản phẩm từ sữa | -11,99 | -2,85 |
5 | Thực phẩm khác | -5,08 | -3,96 |
6 | Gạo | 22,36 | 2,96 |
7 | Đường | 5,38 | -1,86 |
8 | Thủy hải sản | -38,6 | -0,51 |
9 | Đồ uống và thuốc lá | -9,13 | -5,73 |
10 | Nguyên liệu dệt | 2,47 | 13,97 |
11 | Sản phẩm dệt | 16,85 | 10,61 |
12 | May mặc | 15,55 | 24,57 |
13 | Da giầy | -23,9 | 1,99 |
14 | Gỗ và giấy | -10,96 | -3,01 |
15 | Dầu và than | 7,83 | -1,27 |
16 | Hóa chất, nhựa cao su và các sản phẩm của chúng | -31,68 | 4,55 |
17 | Sắt thép và các sản phẩm bằng sắt thép | -27,06 | -1,72 |
18 | Kim loại khác | -7,25 | -3,59 |
19 | Xe cộ và các bộ phận phụ tùng | -22,87 | -12,63 |
20 | Các thiết bị giao thông khác | -9,04 | 16,44 |
21 | Máy móc thiết bị điện | -25,2 | -5,78 |
22 | Sản phẩm khác | -15,12 | -1,47 |
Nguồn: Tính toán của tác giả
Từ Bảng 3.1 ta đã biết kim ngạch nhập khẩu của hầu hết các nhóm ngành hàng đều tăng nhưng kết quả ở Bảng 3.2 lại chỉ ra rằng số thu thuế nhập khẩu ở phần lớn các sản phẩm đều giảm. Đó là do hiệu ứng giảm thuế mạnh hơn hiệu ứng tăng kim
ngạch nhập khẩu. Các nhóm ngành hàng có sự tăng trưởng về doanh thu thuế nhập khẩu gồm thóc, gạo, đường, nguyên liệu dệt, sản phẩm dệt, may mặc, dầu và than. Sự tăng trưởng này là do thuế suất thuế nhập khẩu không thay đổi trong khi có sự tăng trưởng về kim ngạch nhập khẩu. Các nhóm ngành hàng có sự giảm sút lớn nhất về số thu thuế gồm thủy sản, hóa chất, sắt thép, da giày, máy móc thiết bị điện. Điều này phù hợp với thực tế vì các nhóm này có sự cắt giảm rất lớn về thuế suất (từ 30% đến 40%). Cũng cần lưu ý, kết luận trên chỉ đúng nếu sốc về thay đổi thuế chủ yếu diễn ra ở thời kỳ ngắn (ví dụ trong một năm nhất định). Nếu sốc đó được dàn đều trong nhiều năm, thì cần điều chỉnh thêm kết quả tính toán. Trên thực tế, mặc dù cam kết thuế được thực hiện trong một thời kỳ thường là 5 năm, nhưng hiệu ứng sốc của nó thường tập trung ở năm đầu thực hiện. Do vậy kết quả trên có thể được sử dụng để phân tích hiệu ứng đối với số thu thuế.
Về ảnh hưởng tới số thu thuế giá trị gia tăng
Về mặt hình thức, công thức tính toán cũng tương tự như đối với thuế nhập khẩu. Tuy nhiên do thuế suất của thuế giá trị gia tăng trước và sau khi gia nhập WTO được giả thiết không thay đổi (trên thực tế hầu như không thay đổi), nên thay đổi số thu thuế sẽ đúng bằng với thay đổi giá trị gia tăng (Bảng 3.2).
3.2.1.5. Một số kết luận rút ra cho hoạt động quản lý thuế ở Việt Nam
Từ kết quả chạy mô hình và phân tích kết quả, tác giả đã rút ra những kết luận quan trọng đối với chính sách thuế và quản lý thuế. Chính sách thuế là công cụ của quản lý thuế nên khi chính sách thuế thay đổi, nó sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến quản lý thuế.
Đối với chính sách thuế
Gia nhập WTO, những tác động và ảnh hưởng của nó không giống nhau đối với các nhóm ngành hàng; có ngành được lợi, có ngành bị tổn thương. Ngay trong một ngành, cũng có mặt có ảnh hưởng tích cực, nhưng cũng có mặt bị ảnh hưởng tiêu cực. Vì vậy khi xây dựng chính sách thuế cần chú ý tới những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của gia nhập WTO đối với từng ngành để có thể bảo hộ hợp lý và tăng khả năng cạnh tranh của ngành.