Chính phủ
Bộ Tài chính
Cục Hải quan
Bao gồm: - Văn phòng cục
- 6 đến 7 phòng chức năng
- Trung tâm dữ liệu và công nghệ thông tin
Chi cục Hải quan, Đội kiểm soát hải quan và đơn vị tương đương
Bao gồm: - 4 Vụ
- Văn phòng
(có đại diện tại TP.Hồ Chí Minh)
Bao gồm: - Thanh tra
- 5 Cục
Bao gồm: - Trung tâm Phân tích,
phân loại hàng hóa XNK
- Viện Nghiên cứu Hải quan
- Trường Hải quan Việt Nam
- Báo Hải quan
Tổng cục Hải quan
Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức của cơ quan Hải quan
Nguồn: Trang web của Tổng cục Hải quan
Bộ máy quản lý thuế vận hành ra sao, có gọn nhẹ hiệu quả hay không lại phụ thuộc rất lớn vào cơ chế quản lý thuế và đội ngũ cán bộ công chức ngành thuế.
2.2.1.2. Đội ngũ cán bộ công chức ngành thuế
Đội ngũ cán bộ công chức viên chức ngành Thuế có xuất phát điểm rất thấp. Năm 1990, ngành thuế có khoảng 31.160 cán bộ công chức, trong đó số có trình độ đại học là 10,5%, trung cấp là 26%, cán bộ chưa được đào tạo qua các trường lớp chuyên nghiệp là 63,5%. Đến năm 2006 ngành Thuế đã có 39.872 người (tỷ lệ công chức đạt trình độ Đại học và trên Đại học chiếm 41,22%). Năm 2010, tổng số viên chức, công chức của ngành Thuế là 39.786 người (tỷ lệ công chức đạt trình độ Đại học và trên Đại học chiếm 55,74%) [64].
Bảng 2.1. Trình độ công chức, viên chức ngành Thuế
Tỷ lệ % / tổng số công chức viên chức | ||
Năm 2006 | Năm 2010 | |
Trên đại học | 0,42 | 0,74 |
Đại học | 40,8 | 55 |
Cao đẳng, trung cấp, sơ cấp | 58,78 | 44,26 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Và Những Cam Kết Về Thuế Của Việt Nam
- Những Tác Động Của Hội Nhập Đến Quản Lý Thuế Ở Việt Nam
- Những Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Việc Hoàn Thiện Quản Lý Thuế Ở Việt Nam Trong Điều Kiện Hội Nhập
- Tuyên Truyền, Hỗ Trợ Người Nộp Thuế
- Thanh Tra, Kiểm Tra Người Nộp Thuế
- Quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 15
Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.
Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ - Tổng cục Thuế
Không những tỷ lệ công chức đạt trình độ đại học và trên đại học tăng, tỷ lệ công chức đạt trình độ ngoại ngữ cũng tăng từ 39,3% năm 2006 lên 59,2% năm 2010, tỷ lệ công chức đạt trình độ tin học tăng từ 64% năm 2006 lên 82% năm 2010. Hiện Tổng cục Thuế có 90% công chức giữ ngạch chuyên viên và tương đương trở lên. Tỷ lệ này ở các cục thuế, chi cục thuế là 40%.
Mặc dù việc đào tạo, bồi dưỡng về chính sách và nghiệp vụ quản lý thuế được ưu tiên và chú trọng hàng đầu. Nó quyết định năng lực và hiệu quả quản lý của công chức thuế khi thực hiện nhiệm vụ. Nhưng từ năm 2001 trở về trước, do điều kiện lịch sử, ngành thuế chỉ tập trung đào tạo, tập huấn các chính
sách về thuế, các quy trình quản lý thuế và các biện pháp quản lý hành thu, chưa chú trọng đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về kỹ năng, nghiệp vụ quản lý thuế hiện đại.
Để đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách và hiện đại hóa hệ thống thuế, phù hợp với những đòi hỏi của quá trình hội nhập, đáp ứng yêu cầu thực hiện Luật quản lý thuế, đội ngũ CBCC ngành thuế sẽ được đào tạo, bồi dưỡng tập trung theo 3 nội dung cơ bản. Một là giáo dục đạo đức, tác phong nghề nghiệp, trách nhiệm pháp luật và phương pháp giao tiếp, ứng xử. Hai là đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức kinh tế, pháp luật liên quan, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ quản lý cho công chức. Ba là đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức và kỹ năng quản lý thuế theo các cấp độ từ cơ bản đến chuyên sâu và nâng cao cho từng loại công chức thực hiện các chức năng và lĩnh vực quản lý thuế khác nhau, trước mắt tập trung vào các kỹ năng tuyên truyền pháp luật thuế và hỗ trợ người nộp thuế; thanh tra, kiểm tra thuế; quản lý kê khai và kế toán thuế; quản lý nợ thuế và cưỡng chế thu nợ thuế; dự báo thu NSNN về thuế, quản lý thuế TNCN...Theo tính toán của Tổng cục Thuế, tổng nhu cầu đào tạo về nghiệp vụ quản lý thuế trong giai đoạn từ 2006 đến 2010 là khoảng 264.000 lượt người, bình quân 66.000 lượt người/năm. Trong đó, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cho công chức lãnh đạo cấp Ban, cấp Cục Thuế khoảng 1.700 lượt người, bình quân 430 lượt người/năm; công chức lãnh đạo cấp Phòng khoảng 14.800 lượt người, bình quân 3.700 lượt người/năm; công chức lãnh đạo cấp Chi cục Thuế khoảng
12.500 lượt người, bình quân 3.100 lượt người/năm; công chức chuyên môn nghiệp vụ khoảng 235.000 lượt người, bình quân 58.700 lượt người/năm [30]. Nhu cầu thiết yếu này đã và đang được ngành thuế khẩn trương đáp ứng bằng một kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đồng bộ.
Để đánh giá nguồn nhân lực cần xem xét đến số lượng nhân viên thực hiện từng chức năng quản lý thuế và tỷ lệ % trên tổng số công chức. Các số liệu này thể hiện trên bảng 2.2:
Bảng 2.2. Cơ cấu công chức thực hiện chức năng quản lý thuế (tính đến năm 2010)
Số công chức (người) | %/ tổng số công chức thực hiện chức năng quản lý thuế | %/ tổng số công chức | |
Tuyên truyền hỗ trợ | 2.728 | 14,57 | 6,86 |
Kê khai và KT thuế | 4.819 | 25,74 | 12,11 |
Thanh tra thuế | 1.103 | 5,89 | 2,77 |
Kiểm tra thuế | 6.842 | 36,54 | 17,2 |
Kiểm tra nội bộ | 985 | 5,26 | 2,48 |
Quản lý nợ và cưỡng chế nợ | 2.246 | 12 | 5,65 |
Tổng cộng | 18.723 | 100 | 47,07 |
Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ - Tổng cục Thuế
Qua bảng này, ta thấy số cán bộ làm công tác thanh tra kiểm tra chiếm 19,97% tổng số cán bộ ngành Thuế. Tỷ lệ này hơi thấp so với các nước tiên tiến. Theo kinh nghiệm thế giới, tỷ lệ số cán bộ làm công tác thanh tra kiểm tra từ 25% đến 30% mới hợp lý.
Ở các tỉnh và thành phố lớn, bình quân mỗi công chức phụ trách 70-100 doanh nghiệp, ở các địa phương khác là 20 doanh nghiệp [60]. Như vậy công việc chưa được phân bổ đều. Việc tuyển dụng công chức viên chức còn cào bằng, nội dung nặng tính lý thuyết. Đôi khi chưa xác định rõ vị trí làm việc của công chức nên việc tuyển dụng không hợp lý, chưa đáp ứng nhu cầu cần thiết, nơi thừa, nơi thiếu.
2.2.1.3. Cơ chế quản lý thuế
Theo cơ chế quản lý thuế mớí áp dụng từ 1/7/2007, cơ sở kinh doanh tự tính, tự khai, tự nộp thuế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tự khai, tự nộp thuế của mình thay cho cơ chế cũ, cơ chế chuyên quản, người nộp thuế thụ động. Cơ quan thuế thực hiện quản lý theo chức năng trong đó có hai chức năng chính, đó là hỗ trợ cho người nộp thuế và thanh tra, kiểm tra thuế. Cơ chế này nhằm nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của cơ sở kinh doanh. Cơ quan thuế thực hiện
chức năng thanh tra, kiểm tra theo phương pháp phân tích, đánh giá, phân loại theo mức độ tuân thủ pháp luật của cơ sở kinh doanh, tức là dựa trên hồ sơ khai thuế của cơ sở kinh doanh và thông tin trong kho dữ liệu của ngành thuế hoặc thông tin từ bên thứ 3 cung cấp để phân tích đánh giá mức độ tuân thủ của đối tượng nộp thuế theo các cấp độ: nhóm tuân thủ tốt các quy định về pháp luật thuế, nhóm tuân thủ tương đối tốt các quy định về pháp luật thuế và cuối cùng là nhóm có rủi ro cao về thuế. Từ đó tập trung nhiều nguồn lực vào thanh tra, kiểm tra.
Cơ chế quản lý thuế mới được áp dụng theo mô hình một cửa. Với cơ chế mới này, người nộp thuế thay vì phải đến trực tiếp, thông qua nhiều bộ phận thì nay tất cả các thủ tục hành chính thuế sẽ được giải quyết tại một bộ phận. Đó là bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ của cơ quan thuế. Theo mô hình một cửa, tất cả các giao dịch trực tiếp về thủ tục hành chính về thuế của người nộp thuế với cơ quan thuế đều thông qua bộ phận này. Đây là đầu mối duy nhất tại các cơ quan thuế có thể tiếp xúc trực tiếp với người nộp thuế. Bộ phận này sẽ có trách nhiệm tiếp nhận tất cả các yêu cầu và hướng dẫn giải quyết các thủ tục và giải quyết ngay tại chỗ một số yêu cầu có thể. Những phần khác, bộ phận này sẽ có trách nhiệm chuyển cho bộ phận có chức năng xử lý và hẹn ngày trả lời. Tất cả các hồ sơ đã được nhận, bộ phận một cửa này coi như đã đầy đủ và chỉ còn chờ ngày hẹn để lấy kết quả. Hồ sơ nào chưa đủ sẽ được hướng dẫn bổ sung ngay. Người nộp thuế không phải mất thời gian đi lại nhiều lần. Những công việc sẽ được giải quyết ngay ở bộ phận một cửa là giải đáp các vướng mắc và hướng dẫn về chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế, nhận hồ sơ khai thuế và báo cáo thuế, bán hóa đơn do Bộ Tài chính phát hành, đăng ký sử dụng hóa đơn tự in; xác nhận nghĩa vụ thuế; xử lý hồ sơ cấp mã số thuế. Cơ chế này phù hợp với xu thế chung của thế giới.
2.2.2. Thực trạng cơ sở pháp lý cho quản lý thuế
Quản lý thuế phải sử dụng công cụ luật pháp. Một trong những luật được cơ quan thuế và ĐTNT rất quan tâm là Luật Quản lý thuế. Tại kỳ họp thứ 10 của Quốc hội ngày 29 tháng 11 năm 2006, Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ra đời nhằm
đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn và phù hợp với xu thế quốc tế. Hiện nay, đã có khá nhiều văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế. Cụ thể là:
- Nghị định số 85/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25 tháng 5 năm 2007 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế.
- Thông tư số 60/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 14/6/2007 Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế.
- Thông tư 85/2007/TT-BTC ngày 18/7/2007 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế về việc đăng ký thuế.
Luật Quản lý thuế thể hiện một bước tiến mới trong quản lý thuế. Nó giúp cho việc thực thi chính sách thuế được chặt chẽ, minh bạch hơn.
Điểm mới đầu tiên của Luật Quản lý thuế là được xây dựng nhằm tạo lập khung pháp lý chung để thực hiện tất cả các sắc thuế. Sự ra đời của Luật Quản lý thuế sẽ khắc phục được tình trạng chia cắt, tách biệt về phương thức quản lý giữa các loại thuế, từ đó tạo nền tảng cho việc áp dụng một cơ chế quản lý thuế tiên tiến
– cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế. Đồng thời, Luật cũng đề cao quyền và trách nhiệm của các chủ thể chấp hành pháp luật thuế gồm có người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế và các tổ chức cá nhân có liên quan.
Điểm mới thứ hai là Luật trao cho đối tượng nộp thuế sự chủ động rất lớn. Các thủ tục hành chính thuế được quy định đơn giản, rõ ràng, minh bạch nhằm nâng cao trách nhiệm và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người nộp thuế, tạo điều kiện cho người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật thuế. Các loại giấy tờ của từng loại hồ sơ thuế: hồ sơ khai thuế, hồ sơ miễn giảm thuế, hồ sơ hoàn thuế...cũng được quy định rõ để người nộp thuế tự xác định được trách nhiệm của mình, tránh sự tuỳ tiện của công chức thuế, công chức hải quan trong khi thi hành công vụ. Bên cạnh đó, Luật cũng thống nhất thời hạn nộp hồ sơ khai thuế phù hợp với từng loại thuế khai theo tháng, theo năm, theo từng lần phát sinh để người nộp thuế dễ thực hiện. Thời hạn nộp thuế được quy định gắn với thời hạn khai thuế vừa phải
bảo đảm phù hợp với tính chất của từng loại thuế, vừa tạo thuận lợi dễ nhớ, dễ thực hiện và không phải làm các thủ tục hành chính thuế rải rác nhiều ngày trong tháng, giảm phiền hà cho người nộp thuế. Ngoài ra, người nộp thuế được gia hạn nộp thuế trong các trường hợp gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh mà không còn nguồn tiền để nộp thuế hoặc gặp khó khăn đặc biệt khác dẫn đến không có khả năng nộp thuế đúng hạn. Tuỳ theo mức độ bị thiệt hại hoặc mức độ khó khăn mà người nộp thuế được gia hạn nộp một phần hoặc toàn bộ tiền thuế tới 2 năm kể từ ngày đến hạn. Đối với khoản còn nợ đọng ngân sách vì lý do bất khả kháng, người nộp thuế được thanh toán theo thứ tự: trả tiền nợ thuế, tiền thuế bị truy thu, tiền thuế phát sinh và cuối cùng mới đến tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế (nếu có). Những quy định này không chỉ tạo điều kiện cho người nộp thuế khắc phục khó khăn, gây dựng lại cơ sở sản xuất kinh doanh, mà còn giúp người nộp thuế biết được nhiệm vụ thanh toán các khoản nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Luật còn quy định thêm một số quyền của người nộp thuế: yêu cầu cơ quan thuế hướng dẫn, giải thích về chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế để tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế của mình; yêu cầu cơ quan thuế thực hiện đúng việc miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế bồi thường thiệt hại thuế theo quy định của pháp luật để đảm bảo lợi ích hợp pháp của mình; yêu cầu cơ quan thuế giữ bí mật thông tin cho mình và các tổ chức, cá nhân khác cung cấp phục vụ cho việc quản lý thuế.
Điểm mới thứ ba là Luật đẩy mạnh tuyên truyền, cung cấp thông tin đầu vào cho đối tượng nộp thuế. Luật quy định rõ ràng hơn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý thuế, phục vụ hỗ trợ người nộp thuế và giám sát quá trình tuân thủ pháp luật thuế. Chức năng tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế được nhấn mạnh. Trách nhiệm của công chức thuế với việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ được nâng cao. Luật cũng quy định cụ thể quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ thuế. Trong trường hợp hồ sơ thuế không hợp lệ thì trong thời hạn ba ngày, cơ quan thuế phải thông báo cho người nộp thuế biết để hoàn thiện hồ sơ. Cải tiến quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ theo cơ chế một cửa. Ấn định rõ thời hạn giải quyết các loại hồ sơ thuế.
Cơ quan thuế phải có trách nhiệm trong việc xây dựng hệ thống thông tin người nộp thuế để theo dõi, tổng hợp, phân tích, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế. Trên cơ sở phân tích thông tin về người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế tập trung quản lý vào đối tượng có nhiều khả năng vi phạm pháp luật thuế, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, đồng thời giảm phiền hà cho người chấp hành tốt pháp luật thuế. Trong quá trình khai thác sử dụng cơ sở thông tin người nộp thuế, cơ quan thuế phải tuân thủ chế độ bảo mật thông tin của người nộp thuế, khẳng định kiểm tra thuế là một trong những chức năng chủ yếu của cơ quan quản lý thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, phát hiện kịp thời những sai sót vi phạm của người nộp thuế. Thông qua hồ sơ, cơ quan thuế sẽ nhắc nhở, hướng dẫn người nộp thuế khắc phục các sai sót, nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế.
Thứ tư là Luật quản lý thuế đề cao công tác thanh tra, kiểm tra. Thanh tra thuế được áp dụng đối với một số trường hợp: theo định kỳ đối với các cơ sở kinh doanh có ngành nghề kinh doanh đa dạng, quy mô kinh doanh lớn và phức tạp, số thuế nộp nhiều; đối với cơ sở kinh doanh và người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế, thanh tra để giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế. Trong quá trình thanh tra, công chức thuế vẫn thực hiện chức năng hướng dẫn, giúp đỡ người nộp thuế hiểu đúng và chấp hành tốt pháp luật thuế. Trường hợp người nộp thuế cố tình vi phạm thì cơ quan thuế mới phải dùng tới các chế tài ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật thuế. Luật quy định nội dung trình tự, thủ tục, thời hạn, quyền hạn của các bên trong quá trình thanh tra tại trụ sở người nộp thuế nhằm tránh hiện tượng thanh tra tùy tiện, trùng lắp và gây cản trở cho hoạt động bình thường của người nộp thuế. Đối với hành vi trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, duy trì mức phạt từ một đến ba lần số tiền trốn thuế chiếm đoạt. Người nộp thuế vi phạm lần đầu thì bị xử phạt bằng một lần số tiền thuế trốn, tiền thuế chiếm đoạt; vi phạm lần thứ hai đối với cùng một hành vi thì bị xử phạt bằng hai lần số tiền thuế trốn, tiền thuế chiếm đoạt; vi phạm lần thứ ba trở lên đối với cùng một hành vi thì bị xử phạt bằng ba lần số tiền thuế trốn, tiền thuế chiếm đoạt. Mức phạt tối đa có giảm so với quy định trước (5 lần số