nói chung và phát triển các thành phần kinh tế của từng đất nước trong từng thời kỳ. Việc quyết định đầu tư tăng tài sản ở khu vực này là trách nhiệm của nhiều ngành, nhiều cấp và tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng ngành, từng địa bàn trong từng giai đoạn và được thực hiện theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng.
+ Đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật là quản lý quá trình xác lập sở hữu Nhà nước bao gồm các nội dung: điều kiện được xác lập quyền sở hữu Nhà nước; thời gian được xác lập quyền sở hữu Nhà nước; cơ quan có thẩm quyền xác lập quyền sở hữu Nhà nước; quản lý tài sản đã được xác lập quyền sở hữu Nhà nước.
Đối với tài sản dự trữ nhà nước - dự trữ quốc gia; việc tăng thêm hay rút bớt lực lượng dự trữ nhà nước cũng như xác định cơ cấu dự trữ bằng tiền, bằng hiện vật được quyết định bởi chiến lược của một quốc gia, mà trong đó cơ quan tài chính phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ quyết định. Việc mua hàng hoá, vật tư dự trữ quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật (mua đấu thầu, đấu giá, chỉ định thầu...).
Đối với tài sản là đất đai và tài nguyên khoáng sản khác; việc điều tra, khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính, điều tra khảo sát tìm kiếm các nguồn tài nguyên khoáng sản đều do các cơ quan quản lý chuyên ngành thực hiện bằng các biện pháp kỹ thuật và nghiệp vụ riêng; đồng thời những công việc này phát sinh các quan hệ tài chính và các quan hệ tài chính đó được thực hiện theo một cơ chế, chính sách, chế độ do pháp luật ở mỗi nước quy định theo nguyên tắc đúng việc, có sản phẩm, tiết kiệm và có hiệu quả.
Tuy nhiên cơ sở để quyết định trong giai đoạn này mang tính định tính, rất ít cơ quan hay quốc gia có thể định lượng về hiệu quả làm cơ sở cho quá trình hình thành tài sản công. Ví dụ theo lý thuyết chung về cung ứng hành hoá công cộng và dịch vụ công: Khi nào lượng hoá lợi ích của các khoản chi tiêu công sẽ cho ta MSB (lợi ích xã hội biên) đem lại và chúng ta sẽ so sánh với chi phí xã hôi biên (MSC) mà xã hội phải chi ra. Đây chính là cơ sở về định lượng cho cung ứng hành hoá dịch vụ công, trong đó bao gồm cả tài sản công. Thực tế cho thấy, chỉ những nước nào giàu, phát triển có hệ thống quản lý và thống kê hiệu quả, sử dụng các mô hình toán học trong quản lý công việc thì mới có thể sử dụng lý thuyết này, còn đối với các quốc gia đang phát triển chủ yếu vẫn dựa trên định tính, quy phạm pháp luật để
quyết định cho quá trình hình thành tài sản. Tuy nhiên với lý thuyết sự lựa chon tối ưu trong kinh tế và sự cạnh tranh sử dụng nguồn lực của xã hội buộc các cơ quan chức năng quản lý tài sản công dần hướng tới mô hình tối ưu trong quản lý tài sản là khái niệm doanh thu-chi phí và hiệu quả, dù rằng tài sản công không có doanh thu bằng tiền như tài sản của doanh nghiệp, nhưng lợi ích đem lại, sự phục vụ cho công tác quản lý sẽ là cơ sở lượng hoá lợi ích. Mô hình đi thuê tài sản công, hay mua sắm mới từ bên ngoài chỉ thực sự hiệu quả khi xem xét trên phương diện lợi ích chi phí này. Ví dụ đi thuê: Với các ràng buộc về ngân sách, mức độ công việc cần xử lý, giá đi thuê...và kết hợi với cơ chế chính sách hợp lý của nhà nước quyết định một diện tích, vị trí cách thức sắp xếp công việc hiệu quả nhất. Còn đối với xây mới, khi nào có sự tham gia trực tiếp của các đơn vị xây dựng, gián tiếp của thị trường bất động sản, như dịch vụ thuê văn phòng công sở, cùng với yêu cầu xây dựng luận chứng kỹ thuật với các chỉ tiêu có tính kỹ thuật NPV, BCR... đây là một sự lựa chon định lượng có tính tối ưu, vì không ai hiểu rõ lợi ích mà cơ quan đó đem lại bằng chính các hoạt động mà cơ quan đó đang làm, đang cung cấp...
Như vậy quản lý quá trình hình thành tài sản công là khâu mở đầu, quan trong nhất quyết định cho các khâu tiếp theo. Tài sản công nếu được hình thành có cơ sở khoa học và thiết thực sẽ được quản lý và khai thác sau này hiệu quả. Đồng thời thông qua quá trình hình thành tài sản sẽ đánh giá được tính cấp thiết, thực trạng quản lý và ngân sách của mỗi cơ quan quản lý tài sản công sau này.
1.3.4.2./ Quản lý quá trình khai thác, sử dụng tài sản
Có thể bạn quan tâm!
- / Điều Kiện Đảm Bảo Hiệu Quả Hoạt Động Của Cơ Quan Hành Chính.
- / Đặc Điểm Tài Sản Công Trong Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước .
- / Phân Cấp Quản Lý Và Công Cụ Quản Lý Tài Sản Công
- / Quản Lý Tài Sản Công Là Trụ Sở Làm Việc Của Australia.
- / Quản Lý Tài Sản Công Là Trụ Sở Làm Việc Của Bang Québec- Canada.
- Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam - 9
Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.
Quá trình khai thác, sử dụng tài sản công quyết định hiệu quả của tài sản công, chứng minh cho những luận chứng kỹ thuật được đưa ra trong giai đoạn hình thành tài sản. Đây là quá trình diễn ra hết sức phức tạp, bởi vì thời gian khai thác, sử dụng tuỳ thuộc đặc điểm tính chất, độ bền của mỗi loại tài sản; quá trình này đều được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản. Thời gian của quá trình khai thác, sử dụng tài sản được tính từ ngày nhận tài sản hay bàn giao tài sản đến khi tài sản không còn sử dụng được phải thanh lý.
Theo nguyên lý chung của quản lý công, hiệu quả hoạt động hay hiệu quả khai thác tài sản cũng phải đo bằng lợi ích đem lại được lượng hoá thông qua phương pháp so sánh. Ví dụ một tài sản của doanh nghiệp sử dụng cho quản lý hành chính của doanh nghiệp sẽ được quyết định thế nào? Doanh nghiệp sẽ thuê 50m2 văn
phòng hang A với giá 50$/m2/tháng, vì công việc hành chính và nhân viên văn phòng chỉ cần 45-55m2 là có thể giải quyết các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình thường, sự tăng giảm diện tích thuê và tài sản khác rất linh hoạt phụ thuộc vào khối lượng công viêc, số lượng nhân viên tăng thêm nhưng trên hết là lợi nhuận của doanh nghiệp hay kinh phí khoán chi cho văn phòng cho phép sử dụng là bao nhiêu. Tài sản sử dụng trong công tác quản lý hành chính trong ví dụ này không trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng nó được xem xét hiệu quả hoạt động bằng công việc của nhân viên có thể hoàn thành và lợi nhuận doanh nghiệp đem lại từ hoạt động quản lý và kinh doanh.
Tài sản công của cơ quan hành chính không tạo ra lợi nhuận, phục vụ trực tiếp cho quản lý hành chính của nhà nước, vì vậy việc đánh giá hiệu quả khai thác tài sản chính là mức độ hoàn thành công việc và định mức sử dụng hợp lý trong công việc. Trên giác độ lý thuyết người ta dùng phép so sánh ví dụ: nếu công việc mà cơ quan hành chính xử lý phải thuê ngoài thì chi phí phải bỏ ra là bao nhiêu, đó chính là lợi ích đem lại từ công việc quản lý của công chức. Mỗi tài sản có đặc điểm khác nhau nên công tác đánh giá hiệu quả là rất khó. Chính vì vậy đối với tài sản thuộc khu vực hành chính thực hiện quản lý việc sử dụng phải theo công năng, mục đích nhất định. Những tài sản cần thiết và có điều kiện quản lý theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng thì phải xây dựng tiêu chuẩn, định mức sử dụng và thực hiện quản lý theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng; đồng thời, tất cả các tài sản phải có chế độ quản lý, sử dụng; trong đó, chú ý đến việc đăng ký sử dụng tài sản, xây dựng quy chế quản lý từng loại tài sản. Đặt ra định mức sử dụng là nghiệp vụ hết sức khoa học và phức tạp quyết định hiệu quả cho quản lý, khai thác. Định mức cũng là một trong những cơ sở khởi nguồn cho công tác xây mới, mua sắm hay thuê mua. Đối với doanh nghiệp do lợi nhuận, chi phí chi phối còn nhà nước do công việc nên định mức cần được xây dựng cho từng ngành, địa phương, chức vụ và cả kinh phí khoán nếu có. Đây cũng là vấn đề mà rất ít nước đặt ra được một phương pháp lượng hoá khoa học cho quản lý.
Tiếp đến trong công tác quản lý là việc điều chuyển tài sản từ đơn vị này qua đơn vị khác, điều chuyển giữa các ngành, các cấp, tức là điều chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu hoặc có tài sản đối với đơn vị này thì không còn sử dụng được nhưng đối với đơn vị khác lại vẫn có thể sử dụng được; chế độ quản lý việc sửa chữa tài
sản v.v... nhằm đảm bảo cho việc sử dụng tài sản tiết kiệm và có hiệu quả phục vụ thực hiện nhiệm vụ của đơn vị; đó là yêu cầu cao nhất của quá trình quản lý, sử dụng tài sản thuộc khu vực hành chính sự nghiệp. Ở tất cả các quốc gia đều lấy việc quản lý tài sản công để phục vụ cho cơ quan nhà nước nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ Nhà nước giao làm mục tiêu hàng đầu. Những phân tích trên đây cũng chính là nội dung cơ bản cho quản lý trụ sở làm việc của cơ quan hành chính một cách chuẩn mực và khoa học.
Đối với tài sản thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia; việc quản lý quá trình khai thác, sử dụng tài sản phải đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế, đảm bảo thuận lợi cho phục vụ sản xuất, kinh doanh của các ngành kinh tế quốc dân; đảm bảo yêu cầu hoạt động của đời sống văn hoá, xã hội; đảm bảo yêu cầu phục vụ quốc phòng, an ninh; đảm bảo hoạt động của các sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; các hoạt động xã hội khác...; đồng thời phải đảm bảo tính hiệu quả xã hội. Quá trình khai thác, sử dụng tài sản thuộc kết cấu hạ tầng cũng đồng thời là quá trình duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các tài sản này. Toàn bộ công việc khai thác, sử dụng, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản thuộc kết cấu hạ tầng đều do các cơ quan kỹ thuật chuyên ngành thực hiện theo tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Việc khai thác, sử dụng công trình kết cấu hạ tầng đặt ra các yêu cầu về quản lý tài chính: Cơ chế, chính sách, chế độ quản lý tài chính trong khai thác, sử dụng; nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được hưởng sự phục vụ hoặc được hưởng lợi từ công trình kết cấu hạ tầng.v.v... Như vậy, Nhà nước quản lý quá trình khai thác, sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng với hai nội dung chủ yếu là: Quản lý về mặt vật chất – tài sản; khai thác, sử dụng tài sản là công trình kết cấu hạ tầng phải được thực hiện theo quy trình kỹ thuật nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; quản lý về mặt tài chính trong quá trình khai thác, sử dụng tài sản phù hợp với cơ chế, chính sách, chế độ quản lý tài chính nói chung và phù hợp với đặc điểm, tính chất của quá trình khai thác, sử dụng từng loại tài sản; đấu thầu khai thác, thu phí khai thác hoặc không thu phí; đấu thầu duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa hoặc định mức chi cho từng công việc cụ thể.v.v... Do đó, quản lý tài chính quá trình khai thác, sử dụng là nội dung quản lý tài sản công thuộc công trình kết cấu hạ tầng.
Đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật; quản lý quá trình khai thác, sử dụng tài sản theo các nội dung: Xác định số lượng, giá trị tài sản; lập phương án xử lý tài sản, có loại tài sản độc hại, tài sản không được đưa ra sử dụng thì phải tiêu huỷ ngay khi có quyết định xác lập sở hữu Nhà nước; thực hiện phương án xử lý đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt: giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng, đưa vào lưu trữ quốc gia, bán ra thị trường... Việc bán tài sản nhà nước ra thị trường chủ yếu được thực hiện bằng hình thức bán đấu giá.
Đối với đất đai và các nguồn tài nguyên quốc gia khác; việc khai thác, sử dụng được thực hiện theo pháp luật do Nhà nước quy định. Cơ quan được Nhà nước giao khai thác, sử dụng có trách nhiệm tổ chức khai thác, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật. Cơ quan quản lý chuyên ngành sẽ thực hiện sự quản lý của Nhà nước để đảm bảo việc khai thác, sử dụng đất đai và các tài nguồn tài nguyên khoáng sản khác phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và pháp luật. Quá trình khai thác sử dụng cũng đồng thời nảy sinh các quan hệ kinh tế - tài chính giữa người được khai thác, sử dụng tài nguyên với Nhà nước và giữa họ với nhau; Do đó, Nhà nước phải thực hiện quản lý quá trình khai thác, sử dụng đất đai, tài nguyên với hai nội dung chủ yếu: Quản lý về mặt vật chất – tài sản; khai thác, sử dụng đất đai, tài nguyên phải theo quy hoạch, kế hoạch và tuân thủ quy trình kỹ thuật nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; quản lý về mặt tài chính trong quá trình khai thác, sử dụng đất đai, tài nguyên là việc thực hiện quản lý tài chính trong mua, bán, cho thuê, góp vốn, khai thác tài nguyên khác...; đó chính là nội dung quản lý tài sản công là đất đai, tài nguyên khác.
1.3.4.3./ Quản lý quá trình kết thúc sử dụng tài sản công (thanh lý, chuyển giao)
Sau quá trình khai thác sử dụng tại cơ quan nhà nước, xét thấy tài sản công không cần thiết hay không thể phục vụ cho công việc của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan quản lý chuyên môn sẽ tiến hành thủ tục kết thúc quá trình sử dụng. Nhìn chung việc kết thúc sử dụng tài sản của doanh nghiệp, cá nhân dễ dàng và nhanh gọn tuỳ thuộc tính chất của tài sản, nhưng đối với tài sản của nhà nước công việc phải tuân thủ những quy trình và thủ tục cần thiết, vì quyền lợi đem lại cho nhà nước, nhưng cá nhân hay tổ chức đứng ra thực hiện là công chức, cơ quan hành chính nhà nước không gắn quyền lợi thụ hưởng trực tiệp hay sở hữu trực tiếp nhưng lại gắn trách nhiệm công chức
trong công tác xử lý kết thúc quá trình sử dụng tài sản công.
Tài sản công, trừ một số tài sản có thời gian sử dụng vĩnh viễn hoặc có thời gian sử dụng dài hàng trăm năm trở lên, số còn lại đều là tài sản có thời hạn sử dụng nhất định. Tuy nhiên, có tài sản kết thúc sử dụng trên phương diện tài sản công nhưng nó vẫn còn giá trị sử dụng, vẫn được xã hội cần sử dụng ví dụ: như đất đai, bất động sản, phương tiện vận tải và một số loại máy móc, trang thiết bị làm việc, phục vụ nghiên cứu khoa học; có tài sản còn có giá trị thu hồi.... Do đó, một tài sản công khi kết thúc quá trình sử dụng phải được quản lý chặt chẽ để tránh lãng phí, thất thoát tài sản. Khi kết thúc sử dụng tài sản phải thực hiện đánh giá hiện trạng tài sản cả về vật chất và giá trị tài sản; thực hiện kiểm kê, xác định giá trị hiện tại của tài sản; lập phương án xử lý khác nhau. Vấn đề định giá để bán thanh lý tài sản chính là yếu tố nhạy cảm quyết định hiệu quả của quá trình này.
Đối với tài sản cơ quan hành chính nhà nước nếu chia ra làm động sản và bất động sản, phương pháp nhà nước thường sử dụng là bán thanh lý hay điều chuyển. Đối với bán thanh lý thường xây dựng quy chế cụ thể tuỳ theo pháp luật chung của từng quốc gia. Nhà nước có thể đưa ra đấu giá công khai hay chỉ định giá bán và đối tượng nếu là đối tượng chính sách, mức giá bán khởi điểm để đấu giá hay ấn định thường dựa trên thị trường và tham chiếu biểu giá chung nhưng thấp hơn một tỷ lê % nhất định. Còn phương pháp điều chuyển đòi hỏi công tác quản lý tổng thể, xác định lại giá trị và đăng ký lại sở hữu hay sử dụng. Nhìn chung tài sản công có giá trị sử dụng dài hạn tại các nước thường được điều chuyển để đảm bảo hợp lý và tiết kiệm. Quy chế, nguyên tắc điều chuyển cũng được phân cấp và quản lý riêng cho từng nhóm tài sản theo đặc điểm và tiêu thức nhất định.
1.4./ Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nước ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Thế kỷ 19-20 nước ta chịu sự xâm lược của Pháp và Mỹ, nền hành chính và phương thức sản xuất, tổ chức xã hội cũng chịu ảnh hưởng nhiều của các quốc gia này. Trong quá trình phát triển kinh tế sau này, Việt Nam cũng đã tham khảo mô hình của nhiều nước trong quản lý hành chính, tài chính, kinh tế và tổ chức ... Một trong những mô hình cải cách tài chính công là mô hình của Pháp, Trung Quốc và những nước thuộc khối Anh ngữ. Trung Quốc là nước có nhiều điểm về kinh tế xã hội, chính trị giống Việt Nam. Kinh nghiệm của Trung quốc luôn được coi là bài
học đi trước áp cho nước ta. Trong phần này, chuyên đề trình bày kinh nghiệm quản lý tài sản công của Trung Quốc, Pháp, Australia, Canada... từ đó rút kinh nghiệm và so sánh với cơ chế quản lý tài sản công của Việt Nam.
1.4.1./ Quản lý tài sản công là trụ sở làm việc của Trung quốc.
Tháng 8/1989 Cục Quản lý tài sản quốc hữu trực thuộc Quốc vụ viện được thành lập. Cục quản lý tài sản quốc hữu đồng thời chịu sự lãnh đạo về Đảng của Đảng ủy Bộ Tài chính. Tài sản do Cục quản lý bao gồm:
- Tài sản nhà nước trong các doanh nghiệp;
- Tài sản nhà nước trong các đơn vị HCSN;
- Tài nguyên.
Cục Quản lý tài sản quốc hữu Nhà nước Trung Quốc được Quốc vụ viện giao thực hiện 3 nhiệm vụ cơ bản:
1.) Đại diện quyền sở hữu tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nước, các doanh nghiệp cổ phần do Nhà nước chi phối, các Công ty cổ phần, xí nghiệp liên doanh, công ty TNHH có vốn nhà nước tham gia. Đại diện chủ sở hữu tài sản nhà nước tại tất cả các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể, Nhà nước từ Trung ương đến địa phương kể cả tài sản của Trung Quốc ở nước ngoài. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của tài sản Nhà nước tại các cơ quan và doanh nghiệp trong và ngoài nước. Ngăn chặn mọi trường hợp hư, hao tổn, mất mát tài sản bằng các biện pháp theo quy định của pháp luật.
2.) Xây dựng trình Quốc hội, Quốc vụ viện ban hành luật và các chính sách chế độ dưới luật, trực tiếp ban hành các chế độ, văn bản hướng dẫn các vấn đề liên quan đến tài sản quốc hữu nhà nước, đảm bảo cho việc xúc tiến chuyển đổi cơ chế quản lý doanh nghiệp phù hợp với công cuộc cải cách nền kinh tế theo cơ chế thị trường đúng đường lối của Đảng và Chính phủ.
3.) Quản lý các doanh nghiệp, cơ sở bằng các biện pháp nhằm sử dụng tốt tài sản, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo tăng tích lũy, bảo toàn và tăng trưởng vốn nhà nước.
Hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến quản lý tài sản công: Bộ Tài chính và Uỷ ban cải cách phát triển trung ương ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng cho từng loại tài sản công như trụ sở làm việc, phương tiện đi lại,
trang thiết bị … áp dụng thống nhất trong cả nước. Trong đó quy định rõ tiêu chuẩn sử dụng làm việc cho từng chức danh cụ thể.
Việc quản lý tài sản nhà nước là trụ sở làm việc ở Trung Quốc cụ thể như sau:
- Hệ thống chính sách pháp luật:
+ Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc do Bộ Tài chính và Ủy ban cải cách phát triển trung ương ban hành được thống nhất áp dụng chung cho cả nước. Trong đó quy định rõ về tiêu chuẩn (số diện tích) sử dụng làm việc cho từng chức danh: Bộ trưởng, Thứ trưởng, Cục trưởng... Trong tổng số diện tích trụ sở làm việc của các cơ quan có khoảng 40% là diện tích phụ trợ gồm: nhà vệ sinh, nhà ăn, thang máy, ...
+ Về mẫu thiết kế trụ sở do Bộ Xây dựng ban hành.
+ Tiêu chuẩn định mức sử dụng trụ sở làm việc do Bộ Tài chính quy định được phân thành 2 cấp: Cấp I: Bộ, ngành; Cấp II: Các tỉnh, thành phố và các đặc khu.
- Nội dung quản lý
Trước năm 2001 (trước cải cách quản lý nhà đất, văn phòng), nhà đất và văn phòng do các Bộ, ngành sở hữu độc lập; việc thực hiện xây mới, sửa chữa, nâng cấp trụ sở trong quá trình quản lý do các Bộ, ngành lập kế hoạch xin bố trí dự toán ngân sách và tự tổ chức xây dựng, xây dựng xong thì thực hiện quản lý và các Bộ, ngành tự lo. Theo mô hình quản lý này đã có một số vấn đề:
+ Tiêu chuẩn sử dụng không thống nhất giữa các Bộ, ngành, có một số Bộ, ngành được bố trí nguồn vốn nhiều thì xây dựng đẹp và rộng hơn.
+ Việc sắp xếp điều tiết trụ sở làm việc giữa các Bộ, ngành hết sức khó khăn do các Bộ, ngành tự quản lý sử dụng độc lập.
+ Giá thành xây dựng không đồng nhất và thường rất cao.
Từ năm 2001, Trung Quốc thực hiện cải cách quản lý nhà đất là trụ sở làm việc tại khu vực hành chính với mô hình thực hiện quản lý tập trung quyền sở hữu vào Cục quản lý sự vụ - cơ quan thuộc Quốc vụ viện Trung quốc, các Bộ, ngành chỉ có quyền sử dụng. Mô hình quản lý như sau: quyền sở hữu thuộc Cục quản lý sự vụ. Dựa vào thực tế, Cục xây dựng quy hoạch; căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở, vào biên chế cán bộ viên chức và nhu cầu thực tế để