Quản lý tài chính tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội - 15


KẾT LUẬN

Cơ chế giao quyền tự chủ,tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công nói chung cũng như các ĐVSNYTCL theo NĐ16/2015/NĐ-CP của Chính phủ nói riêng chính là một bước đi cần thiết và đầy mới mẻ nhằm đổi mới và cải cách quản lí đối với lĩnh vực y tế, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế cung cấp cho xã hội, cải thiện đời sống của người lao động, phục vụ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực tế đã chỉ rõ cho chúng ta thấy cơ chế tự chủ tài chính này là hoàn toàn đúng đắn, không chỉ khuyến khích, tạo động lực thúc đẩy người lao động gia tăng sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, gia tăng thu nhập mà còn là công cụ cần thiết để xóa bỏ việc phụ thuộc, trông chờ quá nhiều vào NSNN, thúc đẩy phát triển sự nghiệp y tế.

Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội là một ĐVSNYTCL thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo NĐ43/2006/NĐ-CP sau đó là NĐ16/2015/NĐ- CP của Chính phủ cũng đã gặt hái được nhiều thành công song cũng gặp rất nhiều khó khăn, thách thức đòi hỏi Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cần thiết phải tìm ra hướng đi đúng đắn, để vừa đảm bảo thực hiện tốt quy định của Nhà nước, vừa đảm bảo nâng cao chất lượng nghiệp vụ chuyên môn.

Qua một thời gian thực tập tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, tôi đã đúc rút những vấn đề đáng quan tâm về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong luận văn, bao gồm:

Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về cơ chế quản lý tài chính theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các đơn vị sự nghiệp công nói chung và Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội nói riêng. Luận văn đã đề cập đến những nội dung, mục tiêu, nguyên tắc và chỉ rõ sự cần thiết khách quan cần hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong điều kiện hiện nay.


Thứ hai, thông qua trình bày, phân tích thực trạng các nội dung quản lý tài chính tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội thời gian qua, luận văn đã chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hiện tự chủ tài chính.

Thứ ba, luận văn đã phân tích, chỉ rõ ra định hướng cần thực hiện trong thời gian tới và đề xuất những kiến nghị đối với Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cũng như cơ quan quản lí tài chính cấp trên với mong muốn sớm được tháo gỡ, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, đầy đủ cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công.

Do thời gian thực hiện, điều kiện nghiên cứu và khả năng nhận thức còn hạn chế, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong sẽ nhận được những ý kiến góp ý, xây dựng của các thầy giáo, cô giáo để giúp hoàn thiện, bổ sung cho những kiến thức còn thiếu sót của bản thân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đỗ Minh Thành – giáo viên trực tiếp hướng dẫn, các thầy giáo, cô giáo thuộc Bộ môn Quản Lý Kinh Tế trường Đại Học Thương Mại , cùng các cán bộ, nhân viên tại phòng Tài chính - Kế toán Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bài luận văn của mình.


Quản lý tài chính tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội - 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Trung ương khóa XII (2017), Nghị quyết số 19/NQ- TW Hội nghị lần thứ 6 ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các ĐVSN công lập.

2. Ban chấp hành Trung ương khóa XII (2017), Nghị quyết số 20/NQ- TW Hội nghị lần thứ 6 ngày 25/10/2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

3. Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội (2016-2019), Báo cáo tài chính các năm 2016, 2017, 2018 và 2019.

4. Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội (2016-2019), Quy chế chi tiêu nội bộ giai đoạn 2016 - 2017 và giai đoạn 2018 – 2019.

5. Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội (2016-2019), Quyết định bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ giai đoạn 2016 - 2017 và giai đoạn 2018 – 2019.

6. Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội (2019), Kế hoạch phát triển tổng thể giai đoạn 2016 – 2019.

7. Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội (2019), Phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính giai đoạn 2016 - 2019.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin (dành cho bậc đại học - không chuyên lý luận chính trị), NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với ĐVSN công lập.

10. Bộ Y tế (2017), Thông tư 02/TT-BYT ngày 15/3/2017 quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà


nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh chữa bệnh trong một số trường hợp.

11. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với ĐVSN công lập.

12. Chính phủ (2012), Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các ĐVSN y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.

13. Chính phủ (2015), Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của ĐVSN công lập.

14. Dương Đình Chỉnh (2018), Tự chủ tài chính Bệnh viện: Cơ hội nhiều, thách thức cũng không ít, Suckhoedoisong.vn.

15. Liên bộ Y tế, Bộ Tài chính (2015), Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc.

16. Nguyễn Trường Giang (2018), “Đổi mới cơ chế tài chính ĐVSN công theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII”, Tạp chí Tài chính – cơ quan thông tin của Bộ Tài chính.

17. Lê Thị Ánh Hồng (2017), Quản lý tài chính tại Bệnh viện đa khoa Tân Thạnh – Long An.

18. Nguyễn Thị Thanh Huệ (2015), Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Bạch Mai.

19. Nguyễn Thanh Huyền (2013), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

20. Ngô Thị Ngọc Quỳnh (2014), Quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.


21. Nguyễn Thị Thu (2010), Hoàn thiện quản lỷ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành theo cơ chế tự chủ tài chính.

22. Quốc hội (2010), Luật viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

23. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP.

24. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (2015), Giáo trình Kinh tế chính trị học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

25. Website của Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, http://benhvienphusanhanoi.vn/

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 12/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí