Nâng Cao Nhận Thức, Ý Thức Trách Nhiệm Quản Lý Kiến Trúc Cảnh Quan Nông Thôn, Đặc Biệt Là Thôn Bản Truyền Thống‌

2.4.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm quản lý kiến trúc cảnh quan nông thôn, đặc biệt là thôn bản truyền thống‌

Đây là kinh nghiệm của các địa phương miền núi Trung du Bắc Bộ và các địa phương khác [35] là cần phải nâng cao nhận thức, tư duy của chính quyền cơ sở và cộng đồng dân cư thôn bản về tiềm năng to lớn và đa dạng PTDL thôn bản tìm hiểu bản sắc các dân tộc, trong đó có tài nguyên du lịch KTCQ. Chính những cái cổ xưa, truyền thống, bản sắc các dân tộc thôn bản đang và sẽ hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, tạo tiền đề PTDL thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nhưng không PTDL bằng mọi giá, phải hài hòa giữa khai thác sử dụng và bảo tồn; giữa bảo tồn và phát triển KTCQ, QHXD phát triển thôn bản.

Phát triển du lịch nói chung và du lịch về cội nguồn bản làng tìm hiểu BSVH các dân tộc cần phải bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống và giảm thiểu tác hải của thiên tai bão lụt, bảo vệ môi trường sinh thái. Phải nâng cao ý thức trách nhiệm quản lý KTCQ của chính quyền, cơ quan chức năng các cấp, nhất là cấp cơ sở và nhân dân các dân tộc phục vụ PTDL.

Tuyên truyền vận động nhân dân các địa phương, thôn bản có di sản, di tích, danh thắng, cần tìm hiểu yêu cầu nguyện vọng của nhân dân, giúp họ cảm thụ được cái đẹp và giá trị di sản, di tích, danh thắng, nhằm có được sự ủng hộ tham gia của cộng đồng, dân cư vào công tác giữ gìn, bảo tồn các giá trị truyền thống, BSVH các dân tộc trên cơ sở phương châm bảo vệ di tích, di sản, danh thắng cho chính nhân dân, chính bản thân họ, chứ không phải chỉ là để phục vụ cho khách du lịch [5]. Do đó cần phải tuyên truyền phổ biến chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm quản lý KTCQ thôn bản phục vụ PTDL của chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở và nhân dân các bản làng du lịch.

2.4.2. Hoàn chỉnh, đồng bộ các đồ án QHXD nông thôn‌


Đồ án QHXD thôn bản là cơ sở để xây dựng phát triển và quản lý thôn bản, trong đó có quản lý KTCQ thôn bản. Do đó, đồ án QHXD nông thôn và QHXD điểm

dân cư nông thôn (thôn bản) phải được tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt. Nghị định 44/2015/NĐ-CP [13] quy định:

- Các xã phải được lập quy định chung xây dựng để cụ thể hóa QHXD vùng tỉnh, vùng huyện, làm cơ sở xác định các dự án đầu tư và lập các QHCT xây dựng điểm dân cư nông thôn.

- Các điểm dân cư nông thôn, khi thực hiện đầu tư xây dựng thì phải lập QHCT xây dựng để cụ thể hóa quy hoạch chung và làm cơ sở cấp GPXD.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Đồ án QHXD nông thôn theo kinh nghiệm của các địa phương vùng núi Tây nguyên, Bắc Bộ và của một số nước cần phải được tổ chức lập hoàn chỉnh, đồng bộ gồm:

- Quy hoạch chung (general planning) hoặc quy hoạch cơ cấu (structure planning) đối với toàn xã hoặc một nhóm các điểm dân cư nông thôn (village complex, village group).

Quản lý kiến trúc cảnh quan thôn bản truyền thống phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh Lào Cai - 13

- Quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư làng, bản (detail planning) hay quy hoạch chi tiết khu vực (local planning)

Do quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết xây dựng chứa đựng nhiều quy định kỹ thuật cứng nhắc (như các đồ án QHXD của Việt Nam mà Ngân hàng Thế giới nhận định) nên khó thực hiện hoặc phải điều chỉnh nhiều lần trong thời gian quy hoạch. Ở nước ngoài, người ta đã thay bằng quy hoạch định hướng (directive planning), quy hoạch chiến lược (strategy planning) và quy hoạch chỉnh trang (corrective planning) vừa đỡ tốn kém kinh phí, lại “mềm dẻo”, thích ứng với sự biến động của thực tiễn và thời gian. Đó là những kinh nghiệm chúng ta cần nghiên cứu, vận dụng.

Để triển khai xây dựng theo đồ án quy hoạch, ở một số nước còn lập kế hoạch hành động (action plan) hoặc kế hoạch thực hiện (implementation plan). Đó cũng là vấn đề chúng ta cần nghiên cứu vận dụng và cần được thể chế hóa.

Trước đây, việc lập QHXD nông thôn ở Việt Nam thường vận dụng các quy định, cách thức lập quy hoạch đô thị. Hiện nay thực hiện theo Nghị định số 44/2015/NĐ-CP, Luật Xây dựng 2014, Thông tư số 02/2017/TT-BXD và các văn bản quy định, hướng dẫn cho QHXD nông thôn v.v.

2.4.3. Hoàn thiện hệ thống pháp lý về quản lý KTCQ nông thôn‌


Các quy định pháp luật, pháp quy về quản lý KTCQ nông thôn, thôn bản được cụ thể hóa bằng các Luật và văn bản dưới luật. Việc quản lý và phát triển KTCQ làng, bản ngoài việc phải tuân thủ theo quy hoạch chung xã, quy hoạch chi tiết thôn bản còn cần phải tuân thủ theo các quy định pháp lý khác có liên quan thể hiện trong các văn bản pháp lý về QHXD và quản lý quy hoạch, xây dựng, KTCQ nông thôn như kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam (tuy còn phải hoàn thiện hơn). Các văn bản pháp lý bao gồm:

- Các luật như Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch nông thôn (Việt Nam mới chỉ có Nghị định về QHXD, trong đó có QHXD nông thôn nhưng lại có Luật Quy hoạch đô thị nên cần ban hành Luật Quy hoạch nông thôn), Luật Bảo vệ môi trường, Luật Di sản văn hóa, Luật Du lịch v.v).

- Các văn bản dưới luật như các nghị định, quy định cụ thể thực hiện các quy định của các luật (trong đó chúng ta có Nghị định 38/2010/NĐ-CP về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị nhưng chưa có quy định cho nông thôn cần ban hành thêm Nghị định cho quản lý không gian KTCQ nông thôn). Các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các thông tư của các Bộ, Ngành, liên bộ ngành, các quy định, quy chế của chính quyền các địa phương có thẩm quyền ban hành v.v.

- Hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan đến quy hoạch, xây dựng, KTCQ nông thôn và các lĩnh vực khác có liên quan.

Nhìn chung đã có những quy định pháp lý cho QHXD nông thôn, nhưng về KTCQ nông thôn thì chưa được ban hành, cần phải nghiên cứu hoàn thiện hơn (như Luật QHXD nông thôn, Nghị định về thiết kế KTCQ và quản lý KTCQ nông thôn và các văn bản cụ thể về các lĩnh vực khác có liên quan như đất đai, kiến trúc, môi trường, bảo tồn v.v)

Các văn bản pháp lý trên, kinh nghiệm thực tiễn ở nhiều địa phương trong và ngoài nước còn cho thấy các quy định dưới pháp lý như Lệ làng, Hương ước, Quy ước cộng đồng thôn bản v.v. cũng có hiệu lực, hiệu quả trong quản lý QHXD và KTCQ thôn bản. Đây cũng là một thực tiễn cần vận dụng.

2.4.4. Ban hành quy chế quản lý kiến trúc cảnh quan nông thôn

Quy chế là tổng thể nói chung, các quy định thành chế độ để mọi người thực hiện trong những hoạt động nhất định nào đó [104]. Theo đó QCQL KTCQ thôn bản là một trong những cơ sở để quản lý việc hình thành phát triển, khai thác sử dụng và bảo tồn KTCQ thôn bản (gọi chung là quản lý KTCQ).

Theo kinh nghiệm của nước ngoài (Australia, Mỹ, Hàn Quốc, v.v) QCQL KTCQ nông thôn (thôn bản) được dựa trên cơ sở:

- Phân vùng KTCQ, từ đó phân vùng quản lý KTCQ. Việc phân vùng KTCQ và quản lý KTCQ tùy theo thực tế mỗi làng xã về kiến tạo cảnh quan và quy hoạch của mỗi quốc gia, địa phương, song đều bao gồm các vùng chính như vùng trung tâm, vùng bảo tồn, vùng xây dựng mới, đường làng và quảng trường, vùng nghỉ ngơi, giải trí v.v.

- Ban hành các tiêu chí về quản lý KTCQ như cao độ nền và tầng cao xây dựng, hình thức kiến trúc, kiểu dáng màu sắc, vật liệu xây dựng, mật độ xây dựng công trình v.v.

- Quy định các công cụ (phương tiện) để kiểm soát KTCQ gồm giấy phép quy hoạch và GPXD. Cơ sở để cơ quan chức năng nhà nước địa phương xem xét khi cấp phép xây dựng là vị trí công trình, đặc điểm kiến trúc, mối quan hệ công trình với xunh quanh về cảnh quan, không gian, tính chất sử dụng, bảo tồn di tích, hiệu quả về kinh tế xã hội, văn hóa môi trường của công trình và điều kiện, yêu cầu về cơ sở hạ tầng [31].

2.4.5. Nâng cao năng lực quản lý của chính quyền địa phương‌


Chính quyền địa phương là chủ thể đối mặt trực tiếp hàng ngày với người dân bản nên có vai trò rất quan trọng trong quản lý nhà nước nói chung và quản lý KTCQ thôn bản nói chung. Việc nâng cao năng lực của chính quyền địa phương, nhất là chính quyền cơ sở, các cơ quan tham mưu và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức là điều kiện tiên quyết để công tác quản lý KTCQ thôn bản truyền thống phục vụ PTDL đạt hiệu quả. Bài học kinh nghiệm này được xác nhận từ thực tiễn quản lý các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ như tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Cao Bằng, tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Phú Thọ v.v. và

các địa phương ở nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc v.v. Các xã ở các tỉnh miền núi Bắc Bộ đều kiện toàn bộ máy quản lý QHXD nông thôn làng xã địa phương mình (trong đó có quản lý KTCQ thôn bản) bằng việc thành lập Đội quản lý trật tự xây dựng xã (gồm 1 Phó Chủ tịch xã làm đội trưởng và các thành viên là công quan, quân sự xã, cán bộ địa chính xã (kể cả xây dựng), cán bộ quản lý trật tự xây dựng tăng cường, trưởng thôn (bản, làng) lực lượng dân quân, ban bảo vệ làng, bản v.v. và thực tế hoạt động QLQH, trật tự xây dựng, KTCQ, môi trường thôn bản rất có hiệu quả thông qua sự tham gia vào xây dựng định hướng, xác lập quy hoạch làng xã, huy động doanh nghiệp trong xây dựng và phát triển thôn bản, bảo đảm thực hiện tốt các quy định của pháp luật, lệ làng về QHXD làng xã, trong đó có quản lý KTCQ phục vụ PTDL thôn bản.

2.4.6. Huy động các nguồn lực và khai thác sự tham gia của cộng đồng‌


Các nguồn lực của xã hội, của nhân dân là rất to lớn và có vai trò ngày càng quan trọng trong xây dựng phát triển kinh tế - xã hội nói chung và xây dựng phát triển thôn bản nói riêng. Trong đó có kiến tạo, bảo tồn và làm giàu thêm giá trị của KTCQ thôn bản truyền thống phục vụ PTDL.

Ngoài vốn ngân sách nhà nước và địa phương, cần huy động vốn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, vốn của các cộng đồng, vốn của tư nhân vào việc khảo sát phát triển tiềm năng KTCQ thôn bản, lập QHXD, đầu tư xây dựng hạ tầng trong đó có hạ tầng du lịch, bảo tồn, chỉnh trang di tích, di sản và phát triển kiến trúc, cảnh quan TBTT, phát triển các Công ty lữ hành, Công ty khai thác KTCQ phục vụ PTDL, xây dựng và phát triển mô hình du lịch cộng đồng v.v rất có hiệu quả như ở tỉnh Hòa Bình, Yên Bái v.v.

Cần xây dựng các cơ chế, chính sách để huy động tối đa các nguồn lực của xã hội, của cộng đồng, tranh thủ các nguồn tài trợ của nước ngoài và các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp như thí dụ của Sa Pa, Lào Cai v.v. [66].

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN THÔN BẢN TRUYỀN THỐNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH LÀO CAI

3.1. Quan điểm, mục tiêu‌


3.1.1. Quan điểm‌


- Quản lý KTCQ thôn bản phục vụ PTDL, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần, văn hóa của nhân dân, xóa đói giảm nghèo, xây dựng thôn bản nông thôn tỉnh Lào Cai phát triển, văn minh, giữ bản sắc, tiến tới thu hẹp khoảng cách nông thôn đô thị, miền núi - miền xuôi. Đặc biệt, góp phần nâng cao chất lượng, sớm về đích Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM.

- Bảo đảm hài hòa hợp lý giữa phát triển kinh tế du lịch với bảo vệ tài nguyên môi trường, phòng chống thiên tai, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Quản lý KTCQ thôn bản phải kiểm soát được tình trạng PTDL nóng, phát triển quá tải để hạn chế các phương hại làm suy giảm và xuống cấp tài nguyên du lịch cảnh quan, môi trường, tác động xấu đến phát triển bền vững thôn bản.

- Đảm bảo việc khai thác KTCQ phục vụ PTDL phải song hành với việc giữ gìn, bảo tồn và phát triển các giá trị truyền thống về kiến trúc công trình và tổ chức cảnh quan thôn bản, bảo tồn văn hóa bản sắc của các dân tộc. Hoạt động khai thác KTCQ phải hợp lý và có hiệu quả, không những thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng NTM mà cần phải đảm bảo giữ gìn an ninh, quốc phòng và an toàn xã hội, góp phần nâng cao chất lượng môi trường sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại các thôn bản nói chung và thôn bản truyền thống ở tỉnh Lào Cai nói riêng.

- Quản lý KTCQ thôn bản cần phải tính đến các đặc điểm, đặc thù của miền núi, của đồng bào các dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai như địa hình hiểm trở, phân bố và quy mô dân cư thôn bản phân tán, nhỏ bé; phong tục tập quán, văn hóa truyền thống; quyền uy của già làng, thầy mo, thầy cúng; quan hệ dòng tộc huyết thống v.v để có thể hóa giải được khó khăn và cản trở do các yếu tố đó.

- Quản lý KTCQ thôn bản truyền thống là sự nghiệp của toàn xã hội, ngoài chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của chính quyền và các cơ quan chức năng nhà nước, quản lý KTCQ thôn bản ở tỉnh Lào Cai cần khai thác, huy động và phát huy được mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, của các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư thôn bản vào công tác giữ gìn, bảo tồn và phát triển cũng như quản lý KTCQ các thôn bản truyền thống ở tỉnh Lào Cai, trên cơ sở phương châm bảo vệ di sản KTCQ cho chính nhân dân chứ không phải là chỉ để phục vụ khách du lịch.

3.1.2. Mục tiêu‌


- Phát huy tiềm năng của KTCQ thôn bản để tạo thêm động lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh nông thôn, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và văn hóa cho nhân dân các dân tộc tại tỉnh Lào Cai, đẩy mạnh công nghiệp hóa, đô thị hóa và xây dựng Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM phát triển bền vững.

- Bảo tồn, gìn giữ và phát triển các giá trị truyền thống về KTCQ thôn bản, BSVH các dân tộc ở tỉnh Lào Cai, kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và phát triển trong tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và xây dựng NTM miền núi tỉnh Lào Cai giầu đẹp.

- Phát huy vai trò của cộng đồng dân cư các dân tộc thiểu số trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát triển KTCQ hiện đại, truyền thống, dân tộc và tạo lập môi trường sống bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế và giữ gìn bảo tồn BSVH các dân tộc địa phương.

- Tăng cường vai trò quản lý nhà nước của chính quyền các cấp nhất là chính quyền cơ sở trong việc quản lý KTCQ thôn bản phục vụ PTDL, xây dựng NTM văn minh và hiện đại, song vẫn giữ gìn, bảo tồn được các giá trị truyền thống, BSVH các dân tộc ở tỉnh Lào Cai.

3.2. Nguyên tắc quản lý‌


Trên cơ sở tham khảo vận dụng các quy định về nguyên tắc quản lý hiện

hành và về mặt lý luận về KTCQ đô thị - nông thôn bao gồm các quy định sau:


- Chính phủ thống nhất quản lý và phân cấp quản lý KTCQ nông thôn. Chính quyền các cấp quản lý toàn diện KTCQ nông thôn trong phạm vi địa giới do mình quản lý. Cơ quan quản lý quy hoạch, kiến trúc ở địa phương có trách nhiệm giúp chính quyền các cấp quản lý KTCQ nông thôn, thôn bản.

- Việc quản lý KTCQ thôn bản phải tuân thủ theo QHC xây dựng xã, QHCT xây dựng thôn bản, điểm dân cư nông thôn, QCQL QHXD và QCQL xây dựng theo đồ án quy hoạch.

- Đối với những khu vực, địa bàn chưa có QHCT xây dựng thôn bản, điểm dân cư nông thôn, QCQL QHXD và quy chế QLXD theo đồ quy hoạch quy định thì thực hiện việc quản lý theo quy chuẩn, tiêu chuẩn về QHXD nông thôn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về QHXD nông thôn QCXDVN 02/2008/BXD và Thông tư số 31/2009/TT-BXD về tiêu chuẩn QHXD nông thôn v.v) và các quy định pháp luật về QHXD.

- Đảm bảo tính thống nhất trong quản lý từ cảnh quan tổng thể đến cảnh quan cụ thể, phải có tính kế thừa kiến trúc, cảnh quan và phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm tự nhiên, đồng thời tôn trọng tập quán, phong tục, văn hóa địa phương, phát huy các giá trị truyền thống để giữ gìn BSVH của từng dân tộc, từng vùng miền trong KTCQ.

- Việc xây dựng, cải tạo, chỉnh trang các công trình vật thể kiến trúc tại các khu vực cảnh quan đã được chính quyền các cấp xác định quản lý, cần hạn chế tối đa việc làm thay đổi địa hình và bảo đảm sự phát triển bền vững của môi trường tự nhiên.

- Đối với các khu vực có cảnh quan gắn với di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, khu vực bảo tồn, chính quyền các cấp phải căn cứ Luật Di sản văn hóa và các quy định pháp luật hiện hành, phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức nghiên cứu, đánh giá về giá trị, trước khi đề xuất giải pháp bảo tồn và khai thác sử dụng phù hợp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023