Quản lý hoạt động dạy học cho người lớn ở các trung tâm gdnn GDTX tỉnh Cao Bằng - 2

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Kết quả về học lực của học viên tại Trung tâm GDNN-GDTX 35

Bảng 2.2: Kết quả về hạnh kiểm của học viên tại Trung tâm 35

Bảng 2.3: Ý kiến đánh giá về về nội dung chương trình dạy học cho người

lớn tuổi tại Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng 37

Bảng 2.4: Ý kiến đánh giá năng lực dạy học của giáo viên ở Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng 39

Bảng 2.5: Ý kiến đánh giá về thực trạng hình thức dạy học ở Trung tâm GDNN- GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng 40

Bảng 2.6: Ý kiến đánh giá về đánh giá về phương pháp dạy học ở Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng 41

Bảng 2.7: Ý kiến đánh giá về học viên học tập ở Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng 43

Bảng 2.8: Ý kiến đánh giá về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học ở Trung tâm GDNN- GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng 45

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Bảng 2.9: Ý kiến đánh giá về quản lý chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học ở Trung tâm GDNN- GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng 48

Bảng 2.10: Ý kiến đánh giá về chỉ đạo tổ chức, phân công giáo viên giảng dạy ở Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng 50

Quản lý hoạt động dạy học cho người lớn ở các trung tâm gdnn GDTX tỉnh Cao Bằng - 2

Bảng 2.11: Ý kiến đánh giá về quản lý việc soạn bài và giờ lên lớp của của giáo viên ở Trung tâm GDNN- GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng... 52

Bảng 2.12: Ý kiến đánh giá về chỉ đạo đổi mới phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học ở Trung tâm GDNN- GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng 54

Bảng 2.13: Ý kiến đánh giá về quản lý việc nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm của đội ngũ giáo viên ở Trung tâm GDNN - GDTX 56

Bảng 2.14: Ý kiến đánh giá về quản lý hoạt động học của học viên ở Trung tâm GDNN- GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng 59

Bảng 2.15: Ý kiến đánh giá về quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho người lớn ở Trung tâm GDNN- GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng .. 61

Bảng 2.16: Ý kiến đánh giá về kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học viên ở Trung tâm GDNN- GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng 64

Bảng 2.17: Ý kiến đánh giá về yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học cho người lớn ở Trung tâm GDNN- GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng 65

Bảng 3.1: Đánh giá của CBQL, GV, học viên về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý đề xuất 88

vi

Bảng 3.2: Đánh giá của CBQL, GV về tính khả thi của các biện pháp quản lý 89


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ


Biểu đồ:

Biểu đồ 2.1: Nhận thức của CB, GV, HV về vai trò của quản lý hoạt động dạy học cho người lớn ở trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện

ở tỉnh Cao Bằng hiện nay 47

Biểu đồ 3.1: Đánh giá của CBQL, GV, học viên về mức độ cần thiết của

các biện pháp quản lý 88

Biểu đồ 3.2: Đánh giá của CBQL, GV và học viên về tính khả thi của các

biện pháp quản lý 90

Sơ đồ:

Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp 87

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Trong thời đại ngày nay, để phát triển kinh tế xã hội, tất cả các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đầu tư phát triển GD&ĐT, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, theo xu thế phát triển chung của thời đại. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII Đảng ta đã khẳng định "GD&ĐT là quốc sách hàng đầu" nhằm thực hiện mục tiếu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế xã hội tiến kịp các nước trong khu vực và trên thế giới.

Đặc biệt sang thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI sự hội nhập quốc tế đã trở thành một quá trình tất yếu đối với tất cả các quốc gia. Sự giao thoa giữa các nước, các châu lục nhằm chuyển giao công nghệ đã làm tăng trưởng kinh tế cho xã hội một các rõ rệt.

Sự hội nhập quốc tế là một thách thức đòi hỏi sự nỗ lực của các quốc gia trong việc xây dựng xã hội học tập cho mọi người, đảm bảo cho mọi người công dân được học tập suốt đời.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chí hóa và hội nhập quốc tế và phát triển nha nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục quốc dân" (dẫn theo [14]), coi đó là một trong những giải pháp để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục nước ta. Trong việc đổi mới nền giáo dục, vấn đề nâng cao chất lượng QLGĐH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cần được quan tâm nghiên cứu và áp dụng.

Trung tâm GDNN-GDTX là một mô hình giáo dục có hình thức học tập đa dạng, giúp mọi người vừa học, vừa làm, tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người, trong đó có người lớn tuổi trong cộng đồng nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn chuyên môn, nghiệp vụ để tìm việc làm, tự tạo việc làm, góp phần tăng năng suất lao động, cải thiện chất lượng cuộc sống, làm lành mạnh các quan hệ xã hội trong cộng đồng và xã hội.

Chiến lược Phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 nêu rõ mục tiêu của GDTX (GDNN-GDTX hiện nay) là "Phát triển giáo dục thường xuyên tạo cơ hội

cho mọi người có thể học tập suốt đời, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình; bước đầu hình thành xã hội học tập".

Quan điểm “học suốt đời” giáo dục cho mọi người và mong muốn xây dựng xã hội học tập, không thể bỏ qua vị trí quan trọng của phương thức giáo dục không chính quy cũng như không thể không giải quyết các vấn đề về QLHĐ DH ở trung tâm GDNN-GDTX. Hiện nay, vẫn có quan điểm cho rằng giáo dục không chính quy đóng vai trò phụ của chính quy, cốt tạo cơ hội cho người học lấy văn bằng, chứng chỉ bất chấp yêu cầu chất lượng. Vì vậy QL tốt HĐDH ở các trung tâm GDNN-GDTX sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trở thành nhu cầu cấp bách trong bối cảnh hiện nay.

Thực tiễn cho thấy, chất lượng học tập của các học viên lớn tuổi ở trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện của tỉnh Cao Bằng qua các năm học có tỷ lệ yếu kém khá cao. Nhận thức và khả năng tiếp thu trong học tập văn hóa của một số học viên ở trung tâm còn nhiều hạn chế, ý thức tự học, tự rèn luyện chưa cao, điều kiện học tập còn nhiều thiếu thốn, gia đình một số học viên chưa quan tâm đúng mức đến việc học của học viên. Việc nâng cao chất lượng học tập cho học viên lớn tuổi là một điều trăn trở của cán bộ quản lý cũng như giáo viên của Trung tâm GDNN-GDTX ở tỉnh Cao Bằng.

Quản lý HĐDH những năm qua ở Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện trong tỉnh Cao Bằng đã có nhiều đổi mới, cải tiến, nhưng trước yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay đòi hỏi các trung tâm GDNN-GDTX cần phải nghiên cứu tìm biện pháp phù hợp, khả thi trong quản lý HĐDH góp phần nâng cao chất lượng dạy học của Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng trong bối cảnh hiện nay.

Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý hoạt động dạy học cho người lớn ở các trung tâm GDNN-GDTX tỉnh Cao Bằng” để nghiên cứu luận văn.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý HĐDH ở các Trung tâm GDNN-GDTX, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý HĐDH cho người lớn ở các Trung tâm GDNN-GDTX tỉnh Cao Bằng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trung tâm.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động dạy học cho người lớn ở các trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện.

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý HĐDH cho người lớn ở các trung tâm GDNN-GDTX tỉnh Cao Bằng.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý HĐDH ở Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện.

4.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng HĐDH và thực trạng quản lý HĐDH cho người lớn ở các trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng

4.3. Đề xuất các biện pháp quản lý HDDH cho người lớn ở các trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng.

5. Giả thuyết khoa học

Chất lượng, hiệu quả HĐDH của người lớn ở các trung tâm GDNN-GDTX tỉnh Cao Bằng có vai trò vô cùng quan trọng. Trong thời gian qua HĐDH của người lớn ở các trung tâm GDNN-GDTX đã đạt được một số ưu điểm nhất định. Tuy nhiên, thực tế HĐDH của người lớn ở các trung tâm GDNN-GDTX còn nhiều bấp cập, trở ngại. Nếu đánh giá đúng thực trạng, đề xuất được các biện pháp quản lý phù hợp, khả thi và thực hiện đồng bộ các biện pháp thì sẽ nâng cao được chất lượng dạy học ở các trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các văn kiện, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục; Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trung tâm GDTX (TTGDNN-GDTX); Quy chế đánh giá xếp loại học viên học chương trình GDTX (cấp THPT); Những tài liệu về quản lý, quản lý giáo dục; tài liệu, tạp chí, các văn bản có liên quan vấn đề nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu về hoạt động dạy học cho người lớn tại trung tâm GDNN - GDTX.

6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động quản lý của Giám đốc Trung tâm về xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện quản lý; quan sát hoạt động dạy của giáo viên và học viên,…

- Phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi: Tiến hành điều tra để khảo sát bằng phiếu hỏi về HĐDH ở Trung tâm. Đối tượng điều tra, khảo sát là CB,GV, HV của các Trung tâm. Kết quả điều tra, khảo sát được phân tích, so sánh, đối chiếu để tìm ra những thông tin cần thiết theo hướng nghiên cứu của luận văn.

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu các kế hoạch của cán bộ quản lý trung tâm về QL HĐDH; các kế hoạch, các biên bản sinh hoạt của của tổ chuyên môn; nghiên cứu các sản phẩm của giáo viên như kế hoạch dạy học, giáo án, đồ dùng dạy học, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của giáo viên hằng năm để phân tích, so sánh, đối chiếu tìm giải pháp.

- Phương pháp phỏng vấn: Thực hiện trao đổi, phỏng vấn sâu một số CBQL, các TTCM, giáo viên có kinh nghiệm và học viên đang học tại các Trung tâm GDNN - GDTX để làm rõ thực trạng QL HĐDH hiện nay.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để rút ra những nguyên nhân, hạn chế trong QLHĐDH của Trung tâm.

6.3. Nhóm phương pháp bổ trợ: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu điều tra, khảo sát với sự hỗ trợ của phần mềm Execl.

7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

7.1. Phạm vi thời gian: Tiến hành khảo sát 95 người là CBQL, GV và học viên về hoạt động DH cho người lớn trong năm học: 2018- 2019 tại các trung tâm GDNN- GDTX trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

7.2. Phạm vi nội dung: Nghiên cứu các biện pháp quản lý HĐDH cho người lớn ở các trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn tinh Cao Bằng.

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyên nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương.

Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học cho người lớn ở các trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện.

Chương 2. Thực trạng về quản lý hoạt động dạy học cho người lớn ở các trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng.

Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học cho người lớn ở các trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện Cao Bằng.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí