Úy, người đã từng theo lời ông Đạo Dừa tổ chức tang lễ Hồ Chủ tịch cho biết: Ông Hai qua radio đài Hà Nội biết Bác Hồ mất nên đã kêu gọi Đạo Diệu tề tựu lập bàn thờ ở sân rồng tổ chức tang kế 3 ngày liền…
Với nhiều phát ngôn, cách thức thực hiện không “đụng hàng” của ông ta đã khiến báo chí thời đó, kể cả các hãng thông tấn nước ngoài cũng rầm rộ đưa tin, tạo ra sự tò mò, hiếu kỳ đối với công chúng cũng không ngoài mục đích… bán báo.
Sự ra đời của Đạo Dừa ở Bến Tre là sự tiếp nối các hình thức tôn giáo nội sinh ở Nam Bộ đầu thế kỷ XX, tuy nhiên nó biến thái qua một hình thức khác thường, không như các đạo khác. Đánh giá về vai trò của Đạo Dừa, báo Độc Lập ngày 11/9/1971 đã chỉ rõ: “Nhà nghệ sĩ hài hước chính trị chuyên nghiệp, một người có khiếu hài hước cao độ. Bởi lẽ ông là hiện thân của “cái cười” trong nền chính trị nham nhở rất mực của xứ ta. Ông ta chơi thật xuất sắc không chút vụ lợi và đầy chất khinh khoái của một nghệ sĩ… trình diễn. Thật ra Cậu Hai có lẽ chẳng quan tâm mấy đối với những người chế giễu ông, bởi lẽ nếu ai muốn hành nghề chế giễu một cách có lương tâm hẳn phải chọn ông làm tôn sư” [1, tr. 214].
Lịch sử đã lật sang, nhắc lại chuyện Đạo Dừa ở Cồn Phụng cũng là một cách thư giản khi về đến Bến Tre. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, kỹ sư Nguyễn Thành Nam, biệt danh Đạo Dừa, nói như báo chí Sài Gòn thuở ấy là một “nghệ sĩ trình diễn” là có lý của nó, vì không để lại giáo lý gì cả, nhưng từ phát ngôn đến hành động của ông đã góp phần… P.R, quảng bá Cồn Phụng, người nơi xa tìm đến Cồn Phụng là do tò mò muốn tận mắt chứng kiến “bản doanh” của Đạo Dừa một thời.
Đạo Dừa còn là một mẫu người Bến Tre có tính cách độc đáo. Độc đáo ở đây là đeo đuổi việc làm của mình một cách quyết liệt, bền bỉ dù nó chệch hướng chính trị pha lẫn tính chất khôi hài. Thực chất hoạt động của ông Đạo Dừa cũng là một tính cách gây cười như ông Ó, không nên xem là một nhân vật tôn giáo ở Bến Tre, nếu có, chỉ là hình thức bề ngoài. “Giáo lý của đạo này rất nghèo nàn chỉ gồm vài lý thuyết chắp vá rút từ Thiên Chúa giáo, Phật giáo, và vài tôn giáo khác, chắp vá, không đầu, không đũa và cũng không ai rõ hệ thống tổ chức của nó ra làm sao, số tín đồ là bao nhiêu” [2, tr. 947].
1. Phan Nghị Linh (1964), Chùa Nam Quốc Phật Kiến Hòa - Định Tường - (Bản in ronéo), bảo vệ tại Trường Đại học Văn Khoa (Viện Đại học Sài Gòn).
2. Thạch Phương - Đoàn Tứ (chủ biên) (2001), Địa chí Bến Tre, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
3. Lê Minh Quốc (2020), Người Bến Tre, Nxb Trẻ, trang 340-357.
Có thể bạn quan tâm!
- Danh Mục Nhà Cổ Ở Thành Phố Bến Tre
- Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre - 34
- Mô Hình Thu Hút Du Khách Ở Trưng Bày “Từ Dinh Norodom Đến Dinh Độc Lập”,
- Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre - 37
Xem toàn bộ 298 trang tài liệu này.
Bến Tre, tháng 6/2020, Nghiên cứu sinh điền dã, sưu khảo, biên tập.
PHỤ LỤC 27.
HÌNH ẢNH VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VÀ DU LỊCH BẾN TRE
A- Nhóm ảnh về Di tích quốc gia đặc biệt Mộ và Khu Lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu
Ảnh 1. Cổng chính vào khu Di tích quốc gia đặc biệt Mộ và Khu Lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu
(Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp ngày 20/1/2019)
Ảnh 2. Lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu
(Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp ngày 01/7/2017)
Ảnh 3. Bàn thờ nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu
(Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp ngày 01/7/2019)
Ảnh 4. Lãnh đạo tỉnh Bến Tre dâng hương nhân ngày sinh nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu (Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp ngày 01/7/2019)
Ảnh 5. Bàn thờ nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu trong nhà dân ở xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
(Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp ngày 9/8/2019)
Ảnh 6. Nơi ở cụ Nguyễn Đình Chiểu, Thị trấn Ba Tri
(Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp ngày 20/1/2019)
Ảnh 7. Khuôn viên mộ nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu
(Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp ngày 20/1/2019)
Ảnh 8. Khu mộ và mộ Thân mẫu Nguyễn Đình Chiểu tại ấp Hữu Nhơn, xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
(Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp ngày 9/8/2019)
Ảnh 9. Trạm Ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam trong khu Di tích quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu
(Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp ngày 20/1/2019)
Ảnh 10. Sinh viên ĐH Fulbright viếng Di tích Nguyễn Đình Chiểu
(Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp ngày 16/10/2019)
Ảnh 11. Học sinh trường THPT Phan Liêm, Ba Tri học Nói thơ Vân Tiên do Cố Nghệ nhân Lư Hội truyền dạy tại sân đền thờ Nguyễn Đình Chiểu cũ. (Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp ngày 3 /3/2019)
Ảnh 12. Các chức sắc Cao Đài và Nghệ nhân truyền dạy Nói thơ Vân Tiên cho học sinh Bến Tre tại Sân chim Vàm Hồ, huyện Ba Tri.
(Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp ngày 24 /1 và 21/4/2021)
Ảnh 13. Di ảnh Nguyễn Đình Chiểu – Ông Tổ của nghề bốc thuốc Nam thờ tại Cơ sở Thuốc Nam gia truyền của Lương y Lý Thanh Long,
Chủ tịch Hội Đông y huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
(Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp ngày 20/1/2019)
Ảnh 14. Lịch hoạt động Ngày hội Truyền thống Văn hóa năm 2019
(Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp ngày 27/6/2019)
Ảnh 15. Viết Thư pháp trong Lễ hội Truyền thống Văn hóa tỉnh Bến Tre 1/7
(Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp ngày 1/7/2019)
B- Nhóm ảnh về Di tích quốc gia đặc biệt Đồng Khởi Bến Tre
Ảnh 16. Di ảnh Nữ tướng Nguyễn Thị Định thờ ở Đình Rắn (Nguồn: Nghên cứu sinh chụp ngày
20/6/2020)
Ảnh 17. Sơ đồ vị trí sự kiện Đồng Khởi Bến Tre, 1960 (Nguồn: Nghiên cứu sinh -2018)
Ảnh 18. Sinh viên trong chuyến du khảo về Nhà truyền thống Đồng Khởi
(Nguồn: Cty Du lịch C2T Bến Tre chụp ngày 8/1/2021)