Quá trình kinh doanh và phương pháp hạch toán hàng hoá xuất nhập khẩu tại công ty TNHH Khanh Linh B - 1


Luận Văn


Quá trình kinh doanh và phương pháp hạch toán hàng hoá xuất nhập khẩu tại công ty TNHH Khanh Linh BC

LỜI MỞ ĐẦU


Trong những năm gần đây, cùng với các nước trên khắp các châu lục, Việt Nam đã và đang ngày càng tích cực tham gia vào tiến trình hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Điều đó mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nước ta nhưng cũng nảy sinh không ít khó khăn và thách thức. Trong bối cảnh đó, Xuất nhập khẩu là một lĩnh vực hoạt động đóng vai trò mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế trong nước hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Cũng như bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nào, khi tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng quan tâm tới việc làm và làm thế nào để đạt được kết quả kinh doanh cao nhất hay nói cách khác là làm thế nào để ngày càng gia tăng doanh thu và lợi nhuận. Qua đó, doanh nghiệp tự khẳng định mình và tìm chỗ đứng trong môi trường cạnh tranh. Để đạt được điều đó, hay vì sự tồn tại của chính mình, các doanh nghiệp phải quan tâm tới vấn đề gia tăng lợi nhuận, coi đó là mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh.

Hàng năm, doanh thu xuất nhập khẩu có chiều hướng tăng nhanh góp phần quan trọng vào việc tăng thu nhập quốc dân. Công ty TNHH Khanh Linh B là một doanh nghiệp hoạt động với doanh thu rất lớn, phục vụ một phần lớn nhu cầu thiết yếu của người dân.

Xuất phát từ vai trò của Công ty trong nền kinh tế quốc dân, em đã chọn Công ty TNHH Khanh Linh B để thực tập với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về quá trình kinh doanh và phương pháp hạch toán hàng hoá xuất nhập khẩu.

Trong quá trình thực tập và viết báo cáo, em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong công ty, đặc biệt là các anh chị tại phòng kế toán.

Vì thời gian viết Báo cáo và trình độ còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến quý báu của thầy cô!

Em xin chân thành cám ơn!

PHẦN 1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KHANH LINH B.


1.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.

1.1.1. Công ty TNHH Khanh Linh B được thành lập vào ngày 26/02/2000. Theo Q Đ số 2415/QĐ - UB Do Sở kế hoạch đầu tư Thành Phố Hà Nội ký. Số đăng ký kinh doanh: 0102004825

Tên giao dịch: Khanh Linh B CO.,LTD. Mã số thuế: 0101227952

Công ty có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có diện tích trên 40 000 m2.

Khanh Linh B đặt trụ sở tại 196/1/3 Quan Hoa - Cầu Giấy – Hà Nội là một địa điểm trung tâm của thành phố, phương tiện giao thông thuận lợi. Đồng thời, đây lại là nơi có khả năng thu mua hàng hoá để xuất khẩu cũng như tiêu thụ hàng hoá mà công ty nhập khẩu về (quần áo…).

Khanh Linh B nhập khẩu hàng hoá từ Angola về tại cảng Hải Phòng. Đây là một đầu mối giao thông quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu theo đường biển. Với rất nhiều những thuận lợi như trên, công ty đã không ngừng phát triển và thoả mãn ngày càng cao những nhu cầu thiết yếu của người dân.

Công ty TNHH Khanh Linh B hoạt động với loại hình kinh doanh là xuất nhập khẩu hàng hoá. Từ khi thành lập tới nay công ty đã không ngừng vươn lên, tự khẳng định vai trò của mình. Năm 2000 Khanh Linh B được thành lập với số vốn ban đầu là 10 tỉ. Từ năm 2000 tới năm 2008, công ty chuyên xuất khẩu các loại hàng hoá như: quần áo, nồi nhôm, tấm lợp Proximăng…Với doanh thu và lợi nhuận rất cao (lợi nhuần năm 2000 khoảng 7.899.077.000, năm 2001: 10.096.640.000, năm 2008: 26 142 912).

Tháng 1/2009 đã đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng của Khanh Linh

B. Để mở rộng địa bàn cũng như lĩnh vực hoạt động, công ty đã mở rộng sang nhập khẩu hàng hoá. Mặt hàng mà công ty nhập khẩu là gỗ (gỗ teah, gỗ lim, phay, sến…),..…tăng lợi nhuận mục tiêu của công ty năm 2009 lên 50.000.000.000.

1.1.2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty Khanh Linh B.

Khanh Linh B là một Công ty chuyên kinh doanh hàng hoá như gỗ, tấm lợp proximăng,quần áo, nồi nhôm…

- XNK các mặt hàng mà công ty kinh doanh.

* Khách hàng của công ty: Các công trình xây dựng, nhà máy sản xuất đồ gia dụng từ gỗ, đặc biệt là các cửa hàng, đại lý bán quần áo.

Trong hoạt động kinh doanh của Công ty, hoạt động nhập khẩu có tiềm năng rất lớn. Để hoạt động nhập khẩu của Công ty đạt kết quả cao thì thị trường nhập khẩu cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Hiện tại Công ty đang cố gắng tìm kiếm thêm các thị trường mới bên cạnh các thị trường truyền thống của Công ty. Công ty luôn phải cố gắng tìm kiếm các nhu cầu mới của khách hàng để có thể cung cấp có hiệu quả nhất cho họ. Đến nay Công ty đã xây dựng cho mình một vị trí tương đối vững chắc trên thị trường.


1.2. CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY.

1.2.1. Sơ đồ khối về cơ cấu bộ máy quản lý và mối quan hệ giữa các bộ phận.

1.2.1.1 Sơ đồ khối về cơ cấu bộ máy quản lý của công ty



GIÁM ĐỐC



Tổ



Hành



LĐT



Tài

chức

nhân


chính


L/KT


vụ

sự







Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.

Quá trình kinh doanh và phương pháp hạch toán hàng hoá xuất nhập khẩu tại công ty TNHH Khanh Linh B - 1

BỘ PHẬN XNK

PHÒNG TÀI CHÍNH KT

PHÓ GIÁM ĐỐC

BỘ PHẬN MUA HÀNG

BỘ PHẬN BÁN HÀNG

1.2.1.2 Mối quan hệ giữa các bộ phận.

Các bộ phận, phòng ban trong toàn công ty có chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ bình đẳng. Nhưng lại có sự gắn bó tương tác, hỗ trợ nhau giữa các phòng ban tạo ra những mắt xích khăng khít trong một thể thống nhất. Nhìn chung các bộ phận, phòng ban của công ty TNHH Khanh Linh B là rất phù hợp với quy mô, đặc điểm của công ty. Từng phòng ban, bộ phận đã phát huy tốt khả năng của mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, giúp ban giám đốc điều hành tốt hoạt động của công ty.

1.2.1.3. Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận:

*Giám đốc:

Là cấp quản lý cao nhất, là người chịu trách nhiệm toàn bộ công ty, có quyền quản lý và hoạch định công việc cho công ty. Giám đốc chính là người đại diện cho công ty trước pháp luật.

*Phó giám đốc:

Giúp giám đốc thực hiện chức năng quản lý, điều hành các lĩnh vực của công ty mà giám đốc giao cho. Phó giám đốc là người đưa ra các giải pháp, kế hoạch giúp giám đốc quản lý, kiểm tra, điều hành công ty hoạt động một cách hiệu quả.

- Các phòng ban chức năng trong công ty được tổ chức theo yêu cầu quản lý hoạt động kinh doanh, chịu sự chỉ đạo trực tiếp và giúp việc cho ban giám đốc, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh thông suốt.

*Phòng tài chính kế toán:

Phòng tổ chức hành chính chịu trách nhiệm về công tác tổ chức, quản lý cán bộ và chăm lo đời sống tinh thần của cán bộ, nhân viên toàn Công ty. theo dòi sự hình thành các nguồn tài sản và tài sản của Công ty. Nhiệm vụ của phòng là thực hiện các nghiệp vụ thanh toán kinh tế, thống kê tài chính, cung cấp thông tin kinh tế cho Công ty lập và thực hiện các kế hoạch tài chính và báo cáo tài chính, cung cấp tài chính kịp thời và có hiệu quả cho mọi hoạt động kinh doanh của Công ty, tham mưu cho Giám đốc về các chế độ tài chính, thể lệ kế toán của Nhà nước.

+ Tổ chức nhân sự: Tổ chức thực hiện các chỉ đạo của ban giám đốc về vấn đề quản lý nhân sự, tổ chức lưu trữ và giám sát hồ sơ cán bộ công nhân viên, tham mưu cho giám đốc về việc đào tạo và xét tuyển công nhân viên.

+ Hành chính: Quản lý công việc về văn thư và tiếp khách tạp vụ.

+ LĐTL/KT: Quản lý, báo cáo tình hình tuyển dụng và sử dụng lao động, năng suất lao động, mức lao động.

+ Tài vụ: Thực hiện các vấn đề liên quan đến tài chính. Quản lý và thực hiện việc tổ chức công tác tài vụ trong toàn công ty. Tham mưu cho giám đốc về vốn và nguồn vốn, đảm bảo nguyên tắc thu chi tính quỹ lương, thưởng và các khoản khác.

*Bộ phận mua hàng:

- Dựa vào thông tin của khách hàng, phòng mua hàng chuẩn bị kế hoạch mua hàng.

- Trưởng phòng thu mua ký duyệt đơn đặt hàng do nhân viên thu mua chuẩn bị trên cơ sở “Kế hoạch đặt hàng”.

- Chịu trách nhiệm mua hàng, kiểm tra hàng hoá được mua về.

- Cung cấp cho phòng kế toán những giấy tờ liên quan đến hàng mua. (báo giá, hoá đơn, hợp đồng…) trước khi hàng về công ty hoặc khi giao hàng.

- Nhân viên mua hàng chịu trách nhiệm giám sát tình trạng các đơn đặt hàng.

*Bộ phận bán hàng:

- Chịu trách nhiệm bán những hàng đã nhập khẩu, kiểm tra hàng hoá bán ra đúng với hợp đồng, biên bản.

- Cung cấp cho phòng kế toán những giấy tờ có liên quan đến hàng bán.

- Thường xuyên kiểm tra thẻ kho (sổ kho) do thủ kho lập để biết số lượng hàng tồn trong kho để điều chỉnh lượng hàng bán ra.

*Bộ phận xuất nhập khẩu:

Phòng Xuất nhập khẩu chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và thực hiện các đầu mối XNK, thực hiện các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu kinh doanh của Công ty và các nghiệp vụ có liên quan, tiến hành nhập khẩu uỷ thác, tạm nhập tái xuất.

- Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải cho hàng hoá từ cảng hoặc nhà cung cấp tới nhà máy.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2022