Kinh Nghiệm Phát Triển Tín Dụng Xuất Khẩu Của Một Số Nhtm Việt Nam Và Bài Học Cho Agribank


2.3.2.5. Công tác nguồn vốn

Quan hệ đại lý giữ vai trò quan trọng trong công tác huy động vốn của ngân hàng. Huy động vốn đối với ngân hàng được coi như hoạt động cung cấp đầu vào cho sản xuất để tạo ra sản phẩm đầu ra ở các doanh nghiệp. Nếu nguồn vốn không được huy động đầy đủ về số lượng và phù hợp về thời hạn cũng như loại tiền thì ngân hàng khó có thể đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của khách hàng một cách nhanh chóng và đầy đủ. Do vậy, chất lượng tín dụng khó có thể được nâng cao, thậm chí còn trở nên kém hơn.

Khả năng cho vay nói chung và cho vay xuất khẩu nói riêng phụ thuộc rất lớn vào vốn tự có và khả năng huy động vốn của ngân hàng. Do đó nếu doanh nghiệp kinh doanh XK có nhu cầu vốn lớn nhưng nguồn vốn cho vay của ngân hàng hạn chế có thể sẽ không thoả mãn yêu cầu của doanh nghiệp. Tín dụng XK của NHTM gắn liền với nguồn vốn ngoại tệ. Do đó làm thế nào để huy động đủ ngoại tệ đáp ứng nhu cầu vay của doanh nghiệp đang là vấn đề lớn đối với nhiều NHTM

Bên cạnh nguồn vốn tự có và huy động lớn, uy tín của NHTM là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của hoạt động cho vay XK.

2.3.2.6. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, Ban lãnh đạo ngân hàng sẽ nắm được tình hình hoạt động kinh doanh đang diễn ra trong lĩnh vực xuất khẩu, những thuận lợi, khó khăn cũng như việc chấp hành những qui định pháp luật, nội dung, qui chế, chính sách kinh doanh, thủ tục tín dụng từ đó giúp Ban lãnh đạo có những đường lối, chủ trương đúng đắn, giải quyết những khó khăn, vướng mắc, phát huy những nhân tố thuận lợi, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Chất lượng tín dụng xuất khẩu phụ thuộc vào việc chấp hành những quy chế, thể lệ, chính sách và mức độ kịp thời phát hiện sai sót cũng


như những nguyên nhân dẫn đến sai sót lệch lạc trong quá trình thực hiện các khoản tín dụng.

2.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA MỘT SỐ NHTM VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC CHO AGRIBANK

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.

2.4.1. Hoạt động của Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc (EXIMBANK Trung Quốc)

Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc (EXIMBANK) là cơ quan chính sách trực thuộc Quốc vụ viện, được thành lập và hoạt động từ năm 1994. Là một tổ chức tài chính chính sách chịu sự quản lý trực tiếp của Hội đồng Nhà nước. Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc hoạt động theo nguyên tắc độc lập, bảo toàn nguồn vốn và được quản lý như một tổ chức kinh doanh.

Phát triển tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 10

- Tín dụng xuất khẩu dành cho bên bán

Đối tượng được vay trong nghiệp vụ này là các xí nghiệp ngoại thương, xí nghiệp công nghiệp thương mại, xí nghiệp sản xuất và viện nghiên cứu khoa học có tư cách pháp nhân độc lập, được cơ quan chủ quản cấp phép kinh doanh nghiệp vụ xuất khẩu hàng cơ điện, thiết bị đồng bộ và sản phẩm kỹ thuật cao, các xí nghiệp có tư cách pháp nhân độc lập, có khả năng nhận thầu công trình nước ngoài, xuất khẩu lao động và các ngành hợp tác kinh tế kỹ thuật khác.

- Tín dụng xuất khẩu dành cho bên mua:

Nghiệp vụ này nhằm mục đích kích thích xuất khẩu hàng hoá và vốn của Trung Quốc ra nước ngoài. Người vay là bên mua, ngân hàng của bên mua hoặc Bộ Tài chính của nước người mua. Phạm vi cho vay là bên vay dùng tiền vay để mua các sản phẩm cơ điện, thiết bị đồng bộ và các sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật cao của Trung Quốc.

- Cho nước ngoài vay ưu đãi


Chính phủ Trung Quốc có những khoản vay ưu đãi với lãi suất thấp mang tính viện trợ dành cho các nước đang phát triển khác.

Khoản vay ưu đãi từ Chính phủ Trung Quốc chủ yếu được các nước nhận viện trợ đầu tư vào các hạng mục có hiệu quả kinh tế cao, các hạng mục sản xuất có khả năng hoàn trả hoặc các hạng mục có mua và sử dụng các sản phẩm cơ điện và các thiết bị đồng bộ của Trung Quốc, đồng thời có thể dùng vào các hạng mục khác có sự bảo lãnh về thanh toán.

Ngoài những hoạt động tín dụng xuất khẩu dành cho bên bán, tín dụng xuất khẩu dành cho bên mua và cho nước ngoài vay ưu đãi, Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc trước đây còn thực hiện cả nghiệp vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

2.4.2. Hoạt động của Ngân hàng xuất nhập khẩu của Malaysia Berhad

Ngân hàng Xuất nhập khẩu của Malaysia Berhad (EXIM Bank) được thành lập vào ngày 29/8/1995 và là Ngân hàng hoàn toàn thuộc sở hữu của Bộ Tài chính Malaysia. Vai trò của EXIM Bank là cung cấp các cơ sở tín dụng và dịch vụ bảo hiểm để hỗ trợ xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ và đầu tư ở nước ngoài trên thị trường phi truyền thống cũng như cung cấp các dịch vụ xuất khẩu bảo hiểm tín dụng, bảo hiểm tài chính xuất khẩu, bảo hiểm đầu tư ở nước ngoài.

- Các sản phẩm tín dụng xuất nhập khẩu thông thường của Exim Bank Malaysia Cung cấp hỗ trợ tài chính cho các nhà đầu tư Malaysia, các dự án cam kết của nhà thầu ra nước ngoài như cơ sở hạ tầng, sản xuất và các dự án phát triển khác. Mục đích của dịch vụ này để tài trợ cho sự phát triển, nâng cấp hoặc mở rộng cơ sở hạ tầng, nhà máy xây dựng và mua tài sản cố định, chẳng hạn như thiết bị máy móc với mức hỗ trợ lên tới 85% chi phí dự án hoặc giá trị hợp đồng; thời hạn lên tới 10 năm.


- Tài trợ tín dụng người mua: Là một chương trình tài trợ mở rộng cho người mua/nhà nhập khẩu nước ngoài để mua hàng hóa và dịch vụ Malaysia. Bao gồm những hàng hoá được sản xuất tại Malaysia và dịch vụ ở Malaysia hay ở nước ngoài.

- Tài trợ các dịch vụ xuất khẩu: Hỗ trợ cho các Công ty Malaysia chuyên cung cấp các dịch vụ chẳng hạn nhw Công nghệ thông tin, Kiến trúc cơ khí và các dịch vụ chuyên nghiệp khác có cơ hội và điều kiện tham gia vào chuỗi cung cấp các dịch vụ cho thị trường toàn cầu.

- Tài trợ tín dụng nhà cung ứng: Các nhà sản xuất Malaysia và thương nhân có thể tận dụng lợi thế của dịch vụ này hỗ trợ các yêu cầu xuất khẩu thương mại tài chính thông qua quỹ tài trợ thương mại của Exim Bank Malaysia. Mục đích nhằm hỗ trợ tài chính cho việc mua nguyên liệu, linh kiện, và chi phí sản xuất ra thành phẩm trong thời gian trước khi xuất hàng.

- Tài trợ bảo lãnh: Mục đích để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành trái phiếu cho các hợp đồng ở nước ngoài được thực hiện bởi các nhà thầu Malaysia và cũng để cho phép các nhà đầu tư Malaysia để gây quỹ ở nước ngoài.

- Tái cấp vốn tín dụng xuất khẩu: Cung cấp tín dụng ngắn hạn trước và sau lô hàng cho các nhà xuất khẩu trực tiếp/gián tiếp. Tái cấp vốn tín dụng xuất khẩu thích hợp với nhà sản xuất hoặc công ty kinh doanh đã sử dụng hạn mức tín dụng hợp lệ được cung cấp với bất kỳ NHTM.

- Bảo lãnh tài trợ cho xuất nhập khẩu nước ngoài (EXIM Overseas Guarantee Facility - EOGF): EOGF là để hỗ trợ các công ty Malaysia được nguồn tài chính tham gia các hoạt động đấu thầu có bảo đảm các hợp đồng ở nước ngoài EXIM Bank cung cấp bảo lãnh tài chính cho các tổ chức tài chính tiếp xúc với các khách hàng. Tài chính sẽ được cung cấp bởi tổ chức tài chính tham gia cho khách hàng vay là nhà thầu hoặc nhà thầu phụ, hoặc tham gia


trong việc cung cấp, xây dựng vốn hoặc vốn bán hàng hoá, dịch vụ hoặc hợp đồng dịch vụ thuần túy như vậy miễn là chúng được công ty Malaysia sở hữu và kiểm soát.

- Tài trợ tín dụng Malaysia Kitchen (Malaysia Kitchen Financing Facility): Đây là hình thức để hỗ trợ các doanh nhân Malaysia có nguồn tài chính cho mục đích của việc thiết lập hoặc mở rộng các nhà hàng hiện có của Malaysia ở nước ngoài hoặc mở các nhà hàng mới ở nước ngoài, phát triển các sản phẩm thực phẩm Malaysia mang thương hiệu quốc tế.

2.4.3. Hoạt động tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Để góp phần nâng cao sức cạnh tranh của các hoạt động dịch vụ tài trợ xuất khẩu, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) luôn triển khai Chương trình cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu, đưa ra các gói giải pháp tổng thể nhằm hỗ trợ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ của quốc gia.

Nhiều chính sách ưu đãi để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu được Vietinbank triển khai áp dụng như: Ưu tiên đáp ứng nguồn vốn để cho vay các doanh nghiệp xuất khẩu, nhất là trong thời điểm khan hiếm về nguồn vốn; thường xuyên cập nhật và đưa ra các sản phẩm dịch vụ xuất khẩu mới; thường xuyên đưa ra cơ chế chính sách lãi suất, tỷ giá, phí có tính cạnh tranh trên thị trường.

Vietinbank đa dạng các hình thức tín dụng xuất khẩu, cụ thể:

- VietinBank tài trợ cho Bên xuất khẩu (XK) để mua nguyên vật liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD). Khách hàng được tài trợ nguồn vốn cho hoạt động SXKD khi có hợp đồng mua bán;

Người XK xuất trình chứng từ XK tới VietinBank yêu cầu chiết khấu. Sau khi xem xét bộ chứng từ XK và các điều kiện chiết khấu hiện hành,


VietinBank sẽ thực hiện ứng trước tiền cho người XK và gửi chứng từ tới ngân hàng nhờ thu để được thanh toán. Việc chiết khấu được thực hiện trên nguyên tắc bảo lưu quyền truy đòi người XK. Theo đó, người XK được VietinBank ứng trước tiền ngay sau khi giao hàng, thay vì phải đợi đến ngày thanh toán bộ chứng từ.

- VietinBank tài trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu để mua nguyên vật liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất, kinh doanh bao gồm tài trợ trước khi giao hàng và tài trợ sau khi giao hàng.

- Bao thanh toán xuất khẩu/ bao thanh toán bên bán song phương VietinBank ứng trước có bảo lưu quyền truy đòi đối với các khoản phải

thu có thời hạn trả chậm tối đa là 180 ngày, theo phương thức thanh toán TTR trả chậm, phương thức tài khoản mở (open account) hoặc D/A trả chậm.

Dịch vụ bao gồm: Ứng trước cho khoản phải thu; Tài trợ Khoản phải thu;Quản lý Khoản phải thu; Thu hộ khoản phải thu; Bảo đảm rủi ro tài chính bên mua.

Lợi ích dành cho Doanh nghiệp: Được tài trợ vốn lưu động đối với các giao dịch không theo phương thức thanh toán truyền thống như LC, D/P...; Nâng cao khả năng cạnh tranh do đáp ứng được nhu cầu mua trả chậm của người nhập khẩu; Giảm/ loại trừ nguy cơ không thanh toán từ Bên NK/Bên mua; Tiết kiệm thời gian theo dõi công nợ và chuyển việc thu nợ cho các chuyên gia của Ngân hàng để tập trung vào sản xuất – kinh doanh.

Năm 2017, dư nợ cho vay xuất khẩu của VietinBank chiếm 9,9% tổng dư nợ chủ yếu tập trung vốn cho vay sản xuất, chế biến, thu mua các sản phẩm nông nghiệp nông thôn như lúa gạo, cà phê, điều, tôm, cá... phục vụ chế biến và sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu.


2.4.4. Hoạt động tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

BIDV là ngân hàng đứng thứ ba tại thị trường Việt Nam trong hoạt động TDXK . Năm 2016, nếu tốc độ tăng trưởng tài trợ thương mại của Vietcombank, VietinBank, Agribank chỉ xoay quanh 10%, thì BIDV có sự tăng trưởng đột phá, với mức tăng cao nhất từ trước đến nay: 26,9%, tức cao hơn gấp 2,7 lần so với mức tăng trưởng của VCB và VietinBank. Với mức tăng trưởng này, BIDV tiếp tục duy trì vị thế thứ 3 về thị phần thanh toán xuất nhập khẩu. Đây cũng là con số ấn tượng của BIDV trong bối cảnh kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước chỉ tăng 6,5% (mục tiêu đặt ra là 10%) và tăng trưởng tín dụng của BIDV là 18%.

Năm 2016, tổng lượng khách hàng phát sinh doanh số thanh toán xuất nhập khẩu là 9.137 doanh nghiệp, tăng 3.353 doanh nghiệp so với năm 2015. Trong đó, riêng nhóm khách hàng lớn (1.059 khách hàng) chiếm 56% doanh số thanh toán xuất nhập khẩu, tỷ lệ khách hàng sử dụng sản phẩm tài trợ thương mại đạt khá cao 42%.

Năm 2017, BIDV đặt mục tiêu tiếp tục duy trì vị thế đứng thứ ba trên thị trường, đồng thời gia tăng thị phần tiến tới gần mức thị phần của các ngân hàng đứng thứ nhất, thứ hai.Việc gia tăng thị phần tài trợ thương mại của các ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào chính sách khách hàng của mỗi ngân hàng. Chính sách ưu việt của BIDV là nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng đột phá trong lĩnh vực này thời gian qua.

Ngoài chính sách ưu đãi riêng áp dụng với khách hàng siêu VIP, BIDV cũng có chính sách ưu đãi riêng cho từng nhóm khách hàng, ở từng thị trường khác nhau, như Gói tín dụng khách hàng thanh toán song phương Việt Nga với quy mô giải ngân 3.000 tỷ đồng, chính sách ưu đãi doanh nghiệp xuất nhập khẩu với thị trường Myanmar với quy mô dư nợ 1.000 tỷ đồng, chính


sách ưu đãi doanh nghiệp xuất nhập khẩu uy tín và gói tín dụng ưu đãi xuất nhập khẩu 4 tháng cuối năm 2016 với quy mô 100 triệu USD, gói ưu đãi tín dụng VND với doanh nghiệp FDI quy mô 5.000 tỷ đồng…

Bên cạnh đó, BIDV còn gia tăng thị phần nhờ thiết kế những sản phẩm riêng theo đặc điểm của khách hàng. Có thể kể đến sản phẩm chiết khấu L/C nội địa dành cho Công ty OPEC với hạn mức chiết khấu là 150 tỷ đồng, hay UPAS L/C trả phí định kỳ cho Công ty Ô tô Trường Hải với hạn mức sử dụng vốn là 140 triệu USD…

Trong năm 2017, gói tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng xuất khẩu vẫn là chính sách khách hàng trọng tâm của BIDV. Ngân hàng cũng tiếp tục đưa ra nhiều sản phẩm tài trợ thương mại mới, khu biệt từng phân khúc khách hàng để chăm sóc tốt hơn, phát triển sản phẩm theo hướng đặc thù từng khách hàng, đẩy mạnh công tác hỗ trợ khách hàng thâm nhập thị trường tiềm năng, triển khai đối với các thị trường BIDV có lợi thế gồm Nga, Myanmar, Đài Loan..., từ đó tăng cường chiếm thị phần phục vụ các doanh nghiệp xuất khẩu...

2.4.5. Hoạt động tín dụng xuất khẩu của ngân hàng ngoại thương (Vietcombank)

Vietcombank dẫn đầu thế mạnh về tài trợ xuất nhập khẩu và luôn đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Vietcombank luôn lựa chọn những lĩnh vực, doanh nghiệp tốt, bền vững thông qua chính sách khách hàng hợp lý để tài trợ xuất khẩu. Các khoản tín dụng xuất khẩu của Vietcombank tập trung vào các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như: thuỷ sản, may mặc, gạo, thực phẩm, giày dép, vải sợi, đồ gỗ, cao su…

Thực hiện các chương trình tín dụng lớn theo chủ trương của Chính phủ, Vietcombank cho vay ưu đãi đối với một số đối tượng ưu tiên, bao gồm các doanh nghiệp xuất khẩu có hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả; các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/11/2022