Tình Hình Huy Động Vốn Và Cho Vay Của Agribank Giai Đoạn 2012-2018


3.1.3. Kết quả kinh doanh chủ yếu của Agribank

3.1.3.1. Về tổng tài sản

Tổng tài sản của Agribank tăng đều qua các năm. Agribank tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu các NHTM trong Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2018, với quy mô tổng tài sản 1.282.449 tỷ đồng, tăng trên

130.501 tỷ đồng so với năm 2017. Theo kết quả đánh giá của Công ty Vietnam Report, Agribank là ngân hàng năm trong Top 10 hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Với con số này, Agribank đã trở thành ngân hàng có quy mô lớn trong hệ thống hệ thống.

Bảng xếp hạng năm 2018 ghi nhận Agribank là cơ quan nhà nước có sự đóng góp lớn vào ngân sách quốc gia. Kết quả này cũng khẳng định Agribank là Top các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất Việt Nam trong năm 2018. Như vậy, qua 3 năm Tổng cục Thuế thực hiện công khai V1000 (2016-2018), Agribank là NHTM liên tiếp thuộc Top đầu của danh sách này.

ĐVT: Tỷ đồng


Nguồn Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank Biểu đồ 3 1 Tình hình tài 1

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank

Biểu đồ 3.1: Tình hình tài sản của Agribank giai đoạn 2012-2018


3.1.3.2. Về vốn huy động và dư nợ tín dụng

ĐVT: Tỷ đồng


1400000


1200000


1000000


800000


600000


400000


200000

Tổng nguồn vốn huy động Dư nợ tín dụng

Tăng trưởng huy động vốn

Tăng trưởng dư nợ

0

-200000

Năm 2012

Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018

-400000


-600000


Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank và tính toán của tác giả Biểu đồ 3.2: Tình hình huy động vốn và cho vay của Agribank giai đoạn 2012-2018

Tổng nguồn vốn huy động tăng đều qua các năm 2012-2018.

Tăng trưởng huy động vốn của Agribank năm 2015 tăng 13,3%, năm 2016 tăng 16,6%.

Năm 2017, tổng nguồn vốn huy động 1.061.788 tỷ đồng, tăng 14,81% so với cuối năm 2016, vượt kế hoạch năm 2016 đề ra, đồng thời vượt mục tiêu của đề án tái cơ cấu của Agribank.

Năm 2018, tổng nguồn vốn quy VND của toàn hệ thống Agribank đạt

1.195.227 tỷ đồng, tăng 120.429 tỷ đồng, tương đương tăng 11,2% so với đầu năm. Trong đó, vốn huy động thị trường 1 đạt 1.186.288 tỷ đồng, tăng


124.841 tỷ đồng, tương đương tăng 11,8% so với đầu năm, đạt 118% kế hoạch được giao. Vốn huy động từ dân cư tiếp tục tăng khá và chiếm tỷ trọng cao 78,6% vốn huy động thị trường. Trong năm 2018, Agribank đã phát hành thành công 3.962 tỷ đồng trái phiếu dài hạn ra công chúng theo phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước, góp phần đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn.

Cho vay ra đối với nền kinh tế của Agribank tăng trưởng thấp hơn so với trung bình ngành. Năm 2015, tăng trưởng tín dụng của Agribank đạt 16%, năm 2016 đạt 17,5% và năm 2017 đạt 17,6%. So với tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng năm 2015 là 17,29%, năm 2016 là 18,71% và năm 2017 là 18,17%.

Agribank đã triển khai có hiệu quả bảy chính sách tín dụng ,một chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Năm 2017, Agribank đã cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 645.367 tỷ đồng với trên 3 triệu khách hàng. Tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực này chiếm trên 70% dư nợ cho vay của Agribank và trên 50% tổng dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn toàn ngành ngân hàng. Năm 2018, tăng trưởng tín dụng đạt 14,6%, hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng do Ngân hàng Nhà nước và Hội đồng thành viên giao.

Công tác tín dụng đã đạt được nhiều kết quả tích cực, chuyển dịch cơ cấu tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng theo đúng mục tiêu tại Phương án tái cơ cấu Agribank. Tăng trưởng tín dụng ổn định ngay từ đầu năm, tăng đều qua các tháng trong năm, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp khi phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt hỗ trợ tích cực cho ngành nông, lâm, thủy sản tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2012.

3.1.3.3. Hoạt động phi tín dụng

Thị phần dịch vụ phi tín dụng của Agribank chiếm tỷ trọng thấp, đứng vị trí thứ 4 sau trong khối các ngân hàng thương mại nhà nước. Tuy nhiên, qua thống kê cho thấy lượng khách hàng giao dịch tại Agribank vẫn đại đa số là


các doanh nghiệp truyền thống và các khách hàng cá nhân có giao dịch nhỏ lẻ. Trong khi các giao dịch của VCB và Vietinbank lại tập trung vào các doanh nghiệp lớn, kinh doanh XNK nên nguồn thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế lớn, thị phần cao.

Năm 2012, tổng số thẻ Agribank phát hành đạt 10.652.000 thẻ, tăng 26,9

% so với năm 2011. Đến năm 2017 tổng số thẻ phát hành của Agribank là

21.502.000 thẻ, tăng 11,9% so với năm 2016 và tăng 102% so với năm 2012.

Năm 2018, Agribank là ngân hàng tiên phong trong đầu tư lắp đặt hệ thống máy ATM, cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến các đối tượng khách hàng khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, Agribank hiện có 2.845 máy ATM, trong đó có 46 CDM và 20.781 thiết bị POS. Tổng số thẻ đang hoạt động đạt 11,8 triệu thẻ, trong đó năm 2018 phát hành thêm 2,9 triệu thẻ. Doanh số thanh toán và doanh số sử dụng thẻ lần lượt đạt trên 511 và 416 nghìn tỷ đồng, thu dịch vụ thẻ tăng trưởng 56% so với năm 2017.

Số lượng thẻ phát hành tăng đều qua các năm, có được sự tăng trưởng như vậy là do Agribank đã cho ra đời nhiều sản phẩm thẻ cộng với nhiều chức năng tiện ích đi kèm. Bên cạnh đó đưa ra nhiều chưa trình khuyến mãi, dẫn đến kết quả đạt được rất khả quan.

Hoạt động thanh toán quốc tế đã đem lại nguồn thu không nhỏ cho doanh thu dịch vụ của Agribank đóng góp đáng kể vào tăng trưởng thu ngoài tín dụng của ngân hàng. Ngoài dịch vụ truyền thống như dịch vụ huy động vốn, dịch vụ cho vay, dịch vụ chuyển tiền trong nước thì việc mở rộng dịch vụ TTQT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm góp phần vào sự tăng trưởng doanh thu từ dịch vụ mang lại.


Nhằm đáp ứng nhu cầu chi trả kiều hối của khách hàng, Agribank cung ứng các sản phẩm chi trả kiều hối như Western Union, chi trả kiều hối theo thỏa thuận như Maybank, Bank of New York- Taipei, CTBC, Kookmin Bank.

3.1.3.4. Lợi nhuận của ngân hàng

Bảng 3.1. Tình hình lợi nhuận và nợ xấu Agribank 2012-2018

ĐVT: Tỷ đồng


Năm

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Lợi nhuận

4.104.596

2.456.780

2.528.406

3.706.200

4.211.819

5.006.256

7.552.000

Nợ xấu có khả năng

mất vốn


27803


33519


23652


17138


15473


18000


15197

Tỷ lệ (%) NX/Lợi

nhuận


0.68


1.36


0.94


0.46


0.37


0.36


0.20

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank Năm 2017, tổng nợ xấu nội bảng của ngân hàng là 18.000 tỷ đồng, chiếm 2,05% dư nợ tín dụng, giảm nhẹ so với mức 2,08% cuối năm 2016. Năm 2018, tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư 02 là 1,51% thấp hơn so với năm 2017. Công tác thu hồi nợ sau xử lý đạt 11.936 tỷ đồng, hoàn thành vượt 4% so với chỉ tiêu do Hội đồng thành viên đề ra. Hoạt động trích lập dự phòng rủi ro đạt 25.590 tỷ đồng

với tổng nguồn dự phòng xử lý rủi ro còn lại gần 20.000 tỷ đồng.

Tổng dư nợ cho vay năm 2017 đạt 876.238 tỷ đồng, tăng 17,65% so với cuối năm 2016. Cơ cấu nguồn vốn và tín dụng được chuyển đổi theo hướng tích cực, tỷ trọng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 73%; Thu nhập lãi thuần năm 2017 của Agribank đạt 34.115 tỷ, tăng 20% so với năm 2016. Hoạt động dịch vụ cũng có lãi tăng 20%, đạt 2.584 tỷ đồng. Các hoạt động kinh doanh khác đều có kết quả tích cực, cụ thể kinh doanh ngoại hối có lãi 520 tỷ đồng, tăng 4%; lãi từ kinh doanh chứng khoán đầu tư đạt 176 tỷ trong


khi năm 2016 bị lỗ 80 tỷ. Đặc biệt ngân hàng đem về 5.155 tỷ lãi từ hoạt động khác, trong đó chủ yếu đến từ các khoản thu từ các khoản nợ đã xử lý rủi ro.

Agribank nhận 167 tỷ đồng thu nhập từ góp vốn mua cổ phần, tăng 84% so với năm trước đó. Năm 2017, ngân hàng đã thực hiện bán toàn bộ cổ phần tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt và Tổng Công ty vàng Agribank Việt Nam và thu về 129 tỷ đồng.

Điều chỉnh cơ cấu tín dụng và định hướng đầu tư tín dụng hợp lý nhằm hạn chế rủi ro, tập trung cho vay ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch; kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán...

Năm 2018, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của Agribank là 1.006.442 tỷ đồng, tăng 126.046 tỷ đồng (tăng 14%) so với cuối năm 2017, đạt 100% kế hoạch. Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn là 707.697 tỷ đồng, tăng

62.330 tỷ đồng (tăng 9,6%) so với năm 2017, chiếm tỷ trọng 70,5% dư nợ cho vay nền kinh tế, tỷ lệ nợ xấu cho vay nông nghiệp nông thôn là 1,6%.

3.2. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK

3.2.1. Kết quả hoạt động tín dụng

Dư nợ cho vay của Agribank tăng đều qua các năm. Đến cuối năm 2018, tổng dư nợ tín dụng của Agribank là 1.006.442 tỷ đồng tăng trưởng 14,86% so với cuối năm 2017. Trong năm 2018, Agribank tập trung chuyển đổi cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung ưu tiên vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; tăng trưởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng và điều hành tăng trưởng dư nợ phù hợp với cân đối vốn. Nguồn vốn tín dụng của Agribank một phần đầu tư cho phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, qua đó tạo điều kiện để xúc tiến xuất khẩu sản phẩm sạch ra thị trường thế giới.


Bảng 3.2. Hoạt động tín dụng của Agribank giai đoạn 2012-2018

ĐVT: Tỷ đồng


Năm

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Tổng nguồn

vốn huy động


984.878


634.505


700.124


793.129


924.788


1.061.788


1.186.288

Dư nợ tín

dụng

480.453

530.600

605.324

626.358

744.815

876.238

1.006.442

Tăng trưởng

dư nợ

48.444

50.147

74.724

21.034

118.457

131.423

130.204

Tốc độ tăng trưởng dư nợ

(%)


11,21


10,44


14,08


3,47


18,91


17,65


14,86

Tỷ lệ dư nợ/Tổng

NVHĐ


48,78


83,62


86,46


78,97


80,54


82,52


84,84

Nợ xấu

(nhóm 3,4,5)

27.803

33.519

23.652

17.138

15.473

18.000

15.197

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank

Agribank là ngân hàng đầu tiên với quyết tâm cùng ngành ngân hàng xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu; qua đó góp phần phát triển kinh tế đất nước.


Biểu đồ 3 3 Tỷ lệ nợ xấu của Agribank Việt Nam giai đoạn 2012 2018 Thực 2


Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ nợ xấu của Agribank Việt Nam giai đoạn 2012-2018

Thực hiện chỉ đạo của NHNN theo Nghị quyết 42/2017/QH14 về xử lý nợ xấu của các TCTD, Agribank đã đưa ra chương trình hành động với những giải pháp cụ thể, tổ chức hội nghị quán triệt và ban hành kế hoạch triển khai trong toàn bộ hệ thống. Agribank đã phối hợp với công ty quản lý tài sản các TCTD Việt Nam (VAMC) và các đơn vị có liên quan để triển khai ngay một số chính sách động viên, khuyến khích khách hàng có nợ xấu, nợ đã bán cho VAMC, đã được ngân hàng xử lý rủi ro. Cụ thể, ngân hàng miễn toàn bộ lãi suất phạt quá hạn; tổng điều chỉnh lãi suất của tất cả các khoản nợ xấu về mức lãi suất cho vay hiện nay.

Agribank cũng áp dụng cơ chế miễn giảm lãi theo thời hạn hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, miễn 100% lãi đọng để khuyến khích khách hàng nỗ lực tìm nguồn trả nợ.

Công tác cảnh báo nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro và giám sát nợ xấu đã được thực hiện và triển khai tốt theo Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày18/5/2018 của Ngân hàng Nhà nước về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ xấu được cảnh báo,

Xem tất cả 211 trang.

Ngày đăng: 29/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí