Nội Dung Quản Lý Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại


hồi nợ cao nhất. Ngân hàng sẽ trích lập 1 tỷ lệ DPRR cho nợ xấu nhóm này là 20% dư nợ của nhóm.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ), bao gồm :

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 điều này.

Nợ xấu thuộc nhóm này được đánh giá là có khả năng thu hồi nợ thấp hơn so với các khoản nợ của nhóm 3. Các khoản nợ này được xếp vào những khoản nợ mà ngân hàng có sự nghi ngờ về khả năng trả nợ. Tỉ lệ trích lập DPRR cho nợ xấu thuộc nhóm này là 50% tổng dư nợ của nhóm.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm :

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.

- Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần hai.

- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 điều này.

Khả năng thu hồi nợ của nhóm này được coi như bằng 0, do vậy tỉ lệ trích lập DPRR tương ứng là 100% tổng dư nợ của nhóm. Còn riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ chính phủ xử lý thì được trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng.


Theo quy định, nợ xấu là nợ được phân vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Trên cơ sở kết quả phânloại nợ, TCTD chủ động thực hiện hạch toán, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.Tuy nhiên, trên thực tế các TCTD xem xét nợ xấu chủ yếu dựa trên các đánh giá về khả năng thu hồi các món vay.

Nợ xấu trong cho vay của NHTM gây hậu quả lớn đối với cả khách hàng vay và ngân hàng, nền kinh tế. Đối với khách hàng vay, nợ xấu tạo áp lực trả nợ buộc khách hàng phải giải quyết nợ trong tình trạng tài chính không tốt, khách hàng bị mất uy tín (cá nhân khách hàng hoặc doanh nghiệp). Đối với NHTM, nợ xấu làm giảm thu nhập của ngân hàng, thua lỗ và ngân hàng rơi vào tình trạng phá sản vì mất uy tín hiệu ứngrút tiền ồ ạt... Nợ xấu còn ảnh hưởng đến nền kinh tế giảm khả năng tiếp cận nguồnvốn, tăng chi phí sử dụng vốn hoạt động kinh doanh của khách hàng. Để hoạt độngkinh doanh của các ngân hàng tốt, các NHTM cần có các giải pháp ngăn ngừa và xử lý nợ xấu

Nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh chung giá trị tuyệt đối của toàn bộkhoản nợ xấu của ngân hàng. Chỉ tiêu này cho biết quy mô các khoản nợ xấu màngân hàng phải đối mặt. Nợ xấu chính là các khoản tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay nhưng khi đến hạn thu hồi nợ lại không thể đòi được do yếu tố chủ quan từ chính phía khách hàng như doanh nghiệp, tổ chức vay tín dụng làm ăn thua lỗ, phá sản dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán khoản nợ đã vay của ngân hàng khi đến kỳ hạn.

Nợ xấu đã, đang và có thể sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến việc lưu thông dòng vốn vào nền kinh tế. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì rủi ro và tổn thất dòng vốn của các ngân hàng thương mại càng lớn. Đây được coi là nguyên nhân chính kìm hãm, hạn chế sự lưu thông của dòng tín dụng trong nền kinh tế.

Khi nói về nợ xấu, ngoài việc nói đến khả năng kiểm soát của các tổ chức tín dụng thì cũng cần xem xét đến tình hình nền kinh tế và người vay ở


nhiều phương diện trên cơ sở khách quan, chủ quan và liên quan đến nhiều bên khác nhau.


Tổng dư nợ xấu XK

Tỷ lệ nợ xấu cho vay XK

=


Tổng dư nợ cho vay XK

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.

Phát triển tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 8

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng. Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu càng cao thì chất lượng hoạtđộng cho vay của các tổ chức tín dụng càng kém và ngược lại (trong mối tươngquan so sánh với khẩu vị rủi ro của ngân hàng). Theo thông lệ nếu tỷ lệ nợ xấu <hoặc =5% thì chất lượng hoạt động cho vay xem như bình thường, càng nhỏ hơn 5% càng tốt. Ngược lại, nếu tỷ lệ nợ xấu >5% thì chất lượng hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đang có vấn đề


Dự phòng mất vốn

Tỷ lệ dự phòng

=


Tổng dư nợ

Tỷ lệ chỉ ra % dư nợ được dự đoán là không có khả năng thu hồi. Tỷ lệ dự phòng mất vốn liên quan đến tỷ lệ dự phòng mất vốn trích lập theo quy định và tỷ lệ mất vốn. Tỷ lệ dự phòng mất vốn trích lập theo quy định đại diện cho khoản trích lập mất vốn được xoá nợ một thời kỳ. Tỷ lệ mất vốn tính trên tổng giá trị các khoản nợ quá hạn được xoá trong một thời kỳ. Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt.

Thu nhập từ hoạt động TDXK

NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ nên mục tiêu lợi nhuận luôn phải đặt lên hàng đầu. Thu nhập từ hoạt động TDXK là khoản chênh lệch lãi cho vay và lãi đi vay. Chỉ tiêu này đặc biệt quan trọng đối với những NHTM chưa phát triển dịch vụ ngân hàng, nguồn thu từ hoạt động TDXK có vai trò lớn. Nếu TDXK không đạt chất lượng tốt thì không những không thu được nợ


gốc và lãi mà còn tăng về chi phí của NHTM, ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng.

Tuy nhiên, với một số dự án theo kế hoạch của nhà nước thì chỉ tiêu này đôi khi không đầy đủ để phản ánh chất lượng TDXK. Vì mục tiêu kinh tế xã hội hay chiến lược phát triển các ngành khoa học kỹ thuật còn non trẻ, phát triển các ngành mũi nhọn, xuất khẩu hay vì các mục tiêu xã hội khác thì đôi khi lợi nhuận không được đặt ra và nó không phản ánh thực chất chất những khoản tín dụng xuất khẩu.

Hiệu suất sử dụng vốn TDXK


Vòng quay vốn tín dụng

Doanh số thu nợ XK

=

Dư nợ bình quân

Tỷ lệ này thể hiện việc thu hồi nợ nhanh hay chậm và đúng hạn hay không. Mặt khác, vòng quay vốn tín dụng chứng tỏ tốc độ luân chuyển tiền tệ trong nền kinh tế nhanh hay chậm. Với một lượng vốn nhất định nhưng do tốc độ chu chuyển vốn tín dụng nhanh nên ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của doanh nghiệp trong phát triển kinh doanh.

Tiêu chí đánh giá TDXK thông qua yếu tố tác động đến môi trường của các khoản TDXK (chỉ tiêu tín dụng xanh)

Theo UN ESCAP (2012), “Tín dụng xanh” được hiểu là các hoạt động tín dụng của ngân hàng khuyến khích các dự án và hành động vì môi trường và giảm phát thải CO2, ví dụ như khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ xanh; áp dụng tiêu chuẩn môi trường khi duyệt vốn vay hay cấp tín dụng ưu đãi cho dự án giảm CO2, năng lượng tái tạo,... (UN ESCAP, 2012). Theo quan điểm của Meena (2013), Tín dụng Xanh một phần của ngân hàng xanh, nó là hoạt động giúp giảm thiểu tổng thể của khí thải CO2 thông qua việc tài trợ các dự án sử dụng công nghệ xanh và giảm ô nhiễm môi


trường. Ngành ngân hàng có thể đóng một vai trò trung gian giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường bởi vì nó cung cấp nguồn vốn chính cho các dự án công nghiệp bao gồm thép, giấy, xi măng, hóa chất, phân bón, điện, dệt may, vvv... những ngành mà gây ra khí thải CO2 nhiều nhất.

Bên cạnh các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển về số lượng và chất lượng của các khoản TDXK, việc phát triển TDXK xanh đối với phát triển hoạt động XK đang được nhà nước và các ngân hàng quan tâm. Bởi lẽ,tín dụng xanh đang được đánh giá là xu thế phát triển tương lai của ngành ngân hàng, và là nền tảng cho một nền kinh tế xanh và phát triển bền vững, không nằm ngoài mục tiêu đó, phát triển TDXK xanh là hết sức cần thiết, nó quyết định chất lượng các sản phẩm xuất khẩu có đảm bảo môi trường và yêu cầu chất lượng của các quốc gia nhập khẩu.

Như vậy, luận án quan tâm nghiên cứu sự phát triển TDXK trong hoạt động tín dụng của các NHTM trên góc độ nhằm thúc đẩy các dự án đầu tư thân thiện với môi trường và khuyến khích các dự án, ngành công nghiệp và công ty sử dụng công nghệ xanh và giảm ô nhiễm môi trường, điều này hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của chiến lược phát triển nền kinh tế xanh.

Ở VN, Thủ tướng đã ký QĐ số 1393/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2012 phê duyệt chiến lược tăng trưởng xanh và quyết định 403/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2014 ban hành kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh, trong đó giao nhiệm vụ cho NHNN chủ trì tăng cường năng lực tài chính, tín dụng của các NHTM phục vụ tăng trưởng xanh. Ý thức được vấn đề quan trong này, NHNN đã xây dựng nhiều chính sách, kế hoạch hành động để thức đẩy khuyến khích các NHTMN từng bước chuyển hướng theo mục tiêu phát triển bền vững và tăng trưởng tín dụng xanh.


2.2.3. Quản lý tín dụng xuất khẩu của NHTM

2.2.3.1. Khái niệm quản lý TDXK

Quản lý trong kinh doanh là sự tác động có tổ chức, có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhẳm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động.

Quản lý tín dụng xuất khẩu của ngân hàng thương mại là hoạt động thực hiện các nghiệp vụ quản lý, kiểm tra và giám sát việc vận dụng các chính sách, quy định của tổ chức tín dụng, pháp luật của nhà nước về hoạt động tín dụng, đảm bảo cho hoạt động tín dụng thuân thủ các quy định, hạn chế đến mực thấp nhất những rủi ro và đem lại hiệu quả tối ưu trong hoạt động này.

2.2.3.2 Mục tiêu quản lý tín dụng xuất khẩu của NHTM

Quản lý tín dụng của bất kỳ NHTM nào trước tiên cũng phải hướng tới sự tồn tại và phát triển bền vững, an toàn, nâng cao năng lực cạnh tranh của chính NHTM đó. Do vậy, mục tiêu cơ bản bao trùm trong quản lý tín dụng xuất khẩu của NHTM phải đạt được là:

- Phát triển tín dụng xuất khẩu về cả chiều sâu và chiều rộng. Phát triển tín dụng xuất khẩu cần thực hiện ở mọi khía cạnh: phát triển sản phẩm tín dụng xuất khẩu, mở rộng địa bàn, nâng cao hiệu quả tín dụng xuất khẩu, thu nợ, quản lý rủi ro tín dụng xuất khẩu...

- Hoạt động tín dụng xuất khẩu phải an toàn. Hoạt động tín dụng xuất khẩu chứa đựng nhiều rủi ro. Rủi ro trong hoạt động tín dụng xuất khẩu có thể là:

+ Rủi ro tín nhiệm: là rủi ro phát sinh từ phía khách hàng vay vốn thực hiện hoạt động XK, khi khách hàng không thực hiện đầy đủ các cam kết với ngân hàng.


+ Rủi ro hoạt động: là loại rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng như: rủi ro từ quá trình tác nghiệp của nhân viên, rủi ro trong quy trình cấp tín dụng xuất khẩu.

+ Rủi ro hối đoái: Là những rủi ro phát sinh từ sự biến động bất lợi ngoài dự tính của tỷ giá ngoại tệ và các chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ, làm ảnh hưởng đến nguồn thu, khả năng tài chính của doanh nghiệp XK.

+ Rủi ro môi trường: bao gồm những rủi ro phát sinh trong môi trường mà NHTM hoạt động mà khi xảy ra có ảnh hưởng về mặt quản trị rủi ro cho ngân hàng.

- Lợi nhuận tăng trưởng bền vững.

Mục tiêu cao nhất của các NHTM trong nền kinh tế thị trường là lợi nhuận. Đây là mục tiêu hàng đầu mà quản lý hoạt động tín dụng của NHTM nói chung và hoạt động tín dụng xuất khẩu nói riêng phải hướng tới.

Ba mục tiêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thực hiện tốt hai mục tiêu đầu là sơ sở để hoàn thành mục tiêu thứ 3. Mục tiêu thứ 3 định hướng cho hai mục tiêu đầu.

2.2.3.4. Nội dung quản lý tín dụng tại ngân hàng thương mại

a. Quản lý và sàn lọc khách hàng vay vốn

- Để quản lý tín dụng xuất khẩu các ngân hàng sử dụng cơ chế sàng lọc nhằm lựa chọn dự án tốt, khách hàng tốt để cho vay vốn. Các tiêu chí chính dùng để sàng lọc, đánh giá và lựa chọn khách hàng gồm tiêu chí tài chính và tiêu chí phi tài chính. Các tiêu chí tài chính thể hiện năng lực tài chính của khách hàng thông qua đánh giá các nhóm chỉ tiêu tài chính như nhóm chỉ tiêu thanh khoản, hiệu quả hoạt động, đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lời...Các tiêu chí phi tài chính gồm: Tư cách người vay, năng lực của người vay, thu nhập của người vay...


Quản lý khách hàng là nội dung đầu tiên của quản lý hoạt động tín dụng xuất khẩu, đây là cơ sở để các ngân hàng có thể nhận diện được rủi ro và hoạt động này được các ngân hàng thực hiện thông qua việc đáng giá và phân loại khách hàng. Việc đánh giá và phân loại khách hàng thường được thực hiện thông qua việc sử dụng các mô hình đánh giá rủi ro tín dụng. Các mô hình này rất đa dạng bao gồm mô hình phân tích tín dụng định tính và các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng. Trên cơ sở đánh giá, phân loại khách hàng, các ngân hàng có thể phân các khách hàng của mình vào các nhóm có mức độ rủi ro khách nhau, tùy thuộc vào mức độ rủi ro của khách hàng và định hướng tín dụng mà ngân hàng có chính sách phù hợp cho từng nhóm khách hàng. Chính sách khách hàng của một ngân hàng bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Chính sách tiếp thị, chính sách cấp tín dụng, chính sách về tài sản bảo đảm, chính sách về định giá.

- Sàn lọc khách hàng vay vốn: Đây là việc làm thường xuyên của các ngân hàng, là việc ngân hàng tìm hiểu và đánh giá khách hàng để lựa chọn ra những khách hàng đủ điều kiện vay vốn. Sàn lọc khách hàng là công việc quan trọng không thể thiếu để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng. Trong điều kiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro như hiện nay thì việc sàn lọc khách hàng phải được chú trọng. Sàn lọc khách hàng được thực hiện qua hai hoạt động: phân tích đánh giá khách hàng và thẩm định dự án khả thi.

b. Kiểm soát hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại

Kiểm soát rủi ro tín dụng được hiểu là tổng hợp các phương sách để nắm lấy và điều hành hoạt động tín dụng của một NHTM nhằm hạn chế được rủi ro tín dụng. Hoạt động quản lý tín dụng là một chi trình kiểm soát liên tục, được thực hiện trước, trong và sau khi cho vay. Kiểm soát rủi ro tín dụng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/11/2022