Vốn Đầu Tư Du Lịch Của Thành Phố Hải Phòng Giai Đoạn 2005 - 2015


nhiên, để lễ hội giữ đúng vai tr , chức năng, cần sự vào cuộc không chỉ của ngành Du lịch, Văn hóa mà của cả các cấp chính quyền và người dân cũng như du khách.

+ Công trình kiến trúc

Hải Phòng có nhiều công trình kiến trúc đẹp như Bảo tàng thành phố, Nhà hát lớn thành phố; nhiều công trình thể thao, văn hóa, công viên, công trình đương đại như cầu Bính, cầu Kiền v.v...

+ Văn hóa ẩm thực

Hải Phòng có rất nhiều đặc sản ẩm thực mang hương vị biển như chả mực, nem cua bể, tu hài, tôm hùm, sam, ngán...; nhiều món ăn bình dân hấp dẫn như các loại bánh chè, sủi dìn, nộm b khô, bánh đa cua, bánh mì cay...; nhiều sản vật đồng quê đặc trưng như các món ăn được chế biến từ rươi, mắm cáy...v.v...Tất cả tạo nên nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực của địa phương này.

+ Sinh hoạt văn hóa dân gian

Các loại hình sinh hoạt dân gian như Múa rối nước, hát Đúm, hát Trù...rất đặc sắc và là tiềm năng để phát triển du lịch Hải Phòng.

+ Những tài nguyên văn hóa khác

Hải Ph ng cũng là đất của những làng nghề như dệt thảm, thêu ren, tạc tượng, sơn mài nổi tiếng. Những sản phẩm đã gắn liền với địa danh như thảm len Hàng Kênh, dệt vải Cổ Am, điêu khắc Đồng Minh, thủy tinh Kiến An,...là những vốn quý của Hải Ph ng trong việc phát triển du lịch.

Phong tục tập quán của người Hải Ph ng - những con người “ăn sóng nói gió”, một nét văn hóa đặc trưng cùa vùng biển cũng là nguồn tài nguyên nhân văn tiềm năng để phát triển du lịch và bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống. (Xem bản đồ sau trang 70)

3.2.5. Dân cư và nguồn lao động

Đặc điểm dân cư và nguồn lao động là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động du lịch.

Tính đến năm 2015, dân số Hải Ph ng có 1.963,3 nghìn người, trong đó dân cư thành thị chiếm 46,3% và dân cư nông thôn chiếm 53,7% [9]. Thành phần dân tộc sinh sống tại Hải Ph ng gồm chủ yếu là người Kinh; số c n lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ như người Hoa, Ngái, Tày, Nùng…Đã có thời điểm, cộng đồng người Hoa ở


Hải Ph ng có số lượng đông nhất ở miền Bắc và ảnh hưởng lớn tại Hải Ph ng về mặt thương mại. Ngày nay, một số công trình hay nét văn hóa của họ vẫn ẩn chứa trên những con phố cũ ở Hải Ph ng, thu hút sự quan tâm của du khách.

Đối với nguồn lực lao động tại Hải Ph ng, lao động đang làm việc là 1.090,35 nghìn người; lĩnh vực nông - lâm - thủy sản chiếm 25,7% (280,2 nghìn người), lĩnh vực công nghiệp - xây dựng chiếm 29,6% (323,1 nghìn người) và lĩnh vực dịch vụ chiếm 44,7% (487,1 nghìn người). Trong lĩnh vực dịch vụ, dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm 6,9%. [9]

3.2.6. Cơ sở hạ tầng

Hệ thống cơ sở hạ tầng của Hải Ph ng là điều kiện quan trọng để góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng.

- Hệ thống giao thông

+ Đường bộ

Hải Phòng có một số quốc lộ quan trọng như quốc lộ 5A nối Hải Phòng với Hà Nội qua các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, từ đó đi các tỉnh khác trong cả nước. Năm 2015, quốc lộ 5B (cao tốc Hà Nội - Hải Ph ng) được hoàn thành, đây là một sự kiện đặc biệt, đem lại diện mạo mới cho giao thông của Hải Phòng và miền Bắc nói riêng. Sự kiện này góp phần rút ngắn thời gian đưa du khách về với Hải Phòng, Quảng Ninh.

Hải Phòng có các bến xe khách lớn như Lạc Long, Niệm Nghĩa, Cầu Rào, Thượng Lý...Các tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh, nội tỉnh; các tuyến xe bus hoạt động liên tục trong ngày, tạo thuận lợi cho du khách khi đến Hải Phòng.

+ Đường sắt

Tuyến đường sắt có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động du lịch, góp phần thu hút lượng khách du lịch bằng đường sắt của Hải Phòng là tuyến đường sắt hai chiều Hải Phòng - Hà Nội, dài 102km.

+ Đường thủy

Đường bờ biển dài cùng hệ thống sông ngòi nhiều là điều kiện thuận lợi để Hải Phòng phát triển các loại hình phương tiện giao thông thủy từ ca nô, tàu thuyền nhỏ đến tàu có trọng tải lớn. Đặc biệt, địa phương c n có hệ thống cảng biển quốc gia như cảng Hải Ph ng, Đình Vũ. Hệ thống cảng biển này đều có khả năng neo đậu cho các loại tàu trọng tải lớn và tàu du lịch, trong đó, cảng Hải Phòng là hệ thống cảng biển lớn nhất phía Bắc. Bến tàu du lịch Bến Bính là nơi trung chuyển các loại


tàu, đưa du khách đến với h n đảo nổi tiếng Cát Bà trên Vịnh Lan Hạ.

+ Đường hàng không

Hải Ph ng có sân bay quốc tế Cát Bi. Hiện nay, sân bay Cát Bi được các hãng hàng không Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines, Vietjet Air khai thác các tuyến bay cũ và mới như Hải Ph ng - thành phố Hồ Chí Minh, Hải Ph ng - Đà Nẵng, Hải Ph ng - Nha Trang, Hải Ph ng - Phú Quốc, Hải Ph ng - Buôn Ma Thuột, Hải Ph ng - Pleiku, Hải Ph ng - Đà Lạt, Hải Phòng - Vinh; Hải Ph ng - Trung Quốc (Ma Cao, Hồ Nam, Ôn Châu,…) và Hải Ph ng - Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan…; phục vụ và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và người dân địa phương.

- Hệ thống cung cấp điện, nước

Cho đến nay hầu hết các quận, huyện, huyện đảo của Hải Phòng có hệ thống điện lưới quốc gia và hệ thống nước sạch đảm bảo cung cấp đầy đủ cho nhu cầu sinh hoạt, cho hoạt động sản xuất và phục vụ du lịch. Vào thời điểm thiếu điện, nước, hoạt động du lịch gặp cản trở và không thể phát triển. Với sự hoàn thiện cơ bản mạng lưới điện, nước đã và đang tạo điều kiện cho hoạt động du lịch phát triển tại thành phố Hải Phòng, tạo cơ sở cho việc cung ứng các dịch vụ cũng như đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của du khách.

- Hệ thống thông tin liên lạc

Hệ thống bưu chính viễn thông ở Hải Ph ng đã đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ điều kiện đáp ứng được các nhu cầu và hình thức thông tin của người dân, doanh nghiệp du lịch, khách du lịch...Các dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển nhanh chóng với giá cả phù hợp, phương thức phục vụ đa dạng và chất lượng ngày càng cao như các mạng điện thoại cố định, di động của Vinaphone, Mobiphone, Viettel, S-phone, Vietnam mobile, Beeline...; fax, điện thoại đường dài Voice over internet Protocol (VOIP) giá rẻ; internet tốc độ cao và internet không dây của VNPT, FPT, Viettel…Hệ thống thông tin liên lạc hỗ trợ tối đa cho hoạt động và sự phát triển của ngành Du lịch.

3.2.7. Vốn đầu tư

Vốn đầu tư cho lĩnh vực du lịch của Hải Ph ng năm 2015 là 1.552,9 triệu USD, gấp 2,2 lần so với năm 2010 và gấp 8,7 lần so với năm 2005.


Bảng 3.8. Vốn đầu tư du lịch của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005 - 2015


Chỉ tiêu

Đơn vị

2005

2010

2015

Vốn đầu tư du lịch

Tr.USD

178,5

700,2

1.552,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch thành phố Hải Phòng trong liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc - 12

(Nguồn: [48])

- Đầu tư phát triển du lịch

Thành phố và ngành Du lịch Hải Ph ng đã và đang tiếp tục có những định hướng đầu tư phát triển du lịch, cụ thể là:

+ Đối với cơ sở hạ tầng du lịch ở các khu du lịch trọng điểm: Trong đó, đặc biệt chú ý đến vấn đề môi trường;

+ Đối với các khu du lịch tổng hợp lớn (Cát Bà, Đồ Sơn): Ưu tiên các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có năng lực về vốn để xây dựng trọn gói các khu du lịch;

+ Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có chất lượng cao.

Trong đó, đặc biệt ưu tiên đầu tư xây dựng những cơ sở lưu trú cao cấp;

+ Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, các lễ hội phục vụ phát triển du lịch; đặc biệt là du lịch văn hóa;

+ Đầu tư cho xúc tiến, quảng bá du lịch Hải Ph ng; đào tạo nguồn nhân lực du lịch của thành phố. [69]

- Về cơ chế, chính sách đầu tư

Thời gian qua đã có các chính sách khuyến khích nhằm thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch Hải Ph ng, đặc biệt là những khu vực ưu tiên phát triển du lịch. Theo đó, cần tiếp tục tập trung vào các hướng sau:

+ Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước;

+ Sử dụng quỹ đất cho cơ sở kỹ thuật du lịch;

+ Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài;

+ Phát hành trái phiếu công trình;

+ Cân đối các nguồn thu từ hoạt động du lịch;

+ Kêu gọi vốn đầu tư của các đơn vị và tổ chức khác.

3.2.8. Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội

Trong những năm qua, tình hình chính trị ổn định, xã hội an toàn là một trong những yếu tố thuận lợi để Hải Phòng có thể thu hút khách du lịch quốc tế. Tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội ở Hải Ph ng được thực hiện khá tốt và từng bước được chấn chỉnh giúp đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho khách. Để đảm bảo được điều đó, ngành Du lịch thành phố đã có sự phối hợp chặt chẽ với


các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp du lịch; khu, điểm du lịch và cộng đồng dân cư; tạo sự thoải mái cho khách trong thời gian lưu lại tại các điểm du lịch.

Tuy nhiên, về vấn đề này vẫn còn một số điểm cần phải khắc phục như việc đảm bảo an toàn giao thông cho khách du lịch, nhất là trong điều kiện phương tiện và hạ tầng còn những hạn chế nhất định. Đồng thời, đôi khi vẫn tồn tại tình trạng du khách bị mất cắp, bị bắt chẹt, chèo kéo tại các điểm du lịch như Đồ Sơn, Cát Bà, nhất là vào thời kỳ cao điểm. Nếu như tình trạng trên được khắc phục triệt để thì du khách sẽ cảm thấy yên tâm hơn, tạo nên hình ảnh thân thiện hơn của điểm đến Hải Phòng và góp phần quan trọng trong việc phát triển thị trường khách du lịch.

3.2.9. Sự phát triển kinh tế

Ngày nay, Hải Ph ng là một trung tâm kinh tế quan trọng nhất của đất nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng GRDP của các nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng và tiếp tục giữ vai tr chủ lực trong nền kinh tế thành phố, quy mô GRDP tăng liên tục với tốc độ tăng trưởng bình quân 11,15%/năm. Hải Ph ng đang trở thành khâu quan trọng trong chuỗi sản xuất hàng hóa công nghiệp; mối liên kết được thể hiện trong tất cả các ngành sản xuất. Điểm nhấn nữa là ngành kinh tế biển phát triển mạnh, đặc biệt là công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, kinh tế dịch vụ phát triển nhanh.

Bảng 3.9. GRDP và cơ cấu GRDP của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005 - 2015‌

Nhóm ngành kinh tế

2005

2010

2015

Tổng số (tỷ đồng)

21.371,5

57.284,1

126.776,9

Chia ra (%)

Nông, lâm, thủy sản

13,0

10,0

7,5

Công nghiệp - Xây dựng

36,2

37,1

40,9

Dịch vụ

50,8

52,9

51,6

Riêng, Du lịch

2,5

4,0

3,2

(Nguồn: [9])

Về quy mô GRDP, thành phố Hải Ph ng đứng thứ 3/11 tỉnh, thành phố của vùng du lịch ĐBSH (sau thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh).


Hải Ph ng là một trong ba cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có hệ thống giao thông quan trọng, thuận lợi; giữ một vai tr rất quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của vùng và của cả nước. Nằm trong vùng du lịch ĐBSH, Hải Ph ng có vị trí thuận tiện và tiềm năng lớn cho sự phát triển của các loại hình du lịch như du lịch tham quan, nghiên cứu, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái biển, du lịch lễ hội kết hợp khảo cứu văn hóa truyền thống,...Chính những lợi thế về vị trí địa lý đã cho phép Hải Ph ng xây dựng các tuyến du lịch liên tỉnh và quốc tế. Ngành dịch vụ và du lịch tăng trưởng khá mạnh, góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu của thành phố Hải Ph ng.

3.2.10. Điều kiện sống, thời gian rỗi và nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch

- Điều kiện sống

Hiện nay, sự phát triển kinh tế - xã hội của một số trung tâm, thành phố lớn thuộc vùng ĐBSH như Hà Nội, Quảng Ninh và của cả nước; kéo theo mức sống của người dân nói chung tăng lên, chính là cơ sở tạo nguồn khách du lịch cho Hải Ph ng.

Đối với Hải Ph ng, thời gian qua, thế và lực của thành phố được nâng lên một cách rõ rệt, khẳng định vị trí cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Người Hải Ph ng từ lâu đã nổi tiếng với sự phóng khoáng của những con người bám biển. Sự phát triển chung của kinh tế - xã hội càng là cơ hội cho người dân Hải Ph ng có điều kiện thụ hưởng những giá trị của cuộc sống. GRDP bình quân đầu người từ 760 USD năm 2005, lên 1.582 USD năm 2010 và đạt 2.946 USD năm 2015 [9]. So với năm 2005, GRDP bình quân đầu người năm 2015 tăng gấp 3,9 lần. So với mức trung bình cả nước năm 2015 (2109 USD), Hải Ph ng cao hơn gần 1,4 lần. So với 5 thành phố trực thuộc Trung ương, GDP của Hải Ph ng đứng thứ 4/5 (trên thành phố Đà Nẵng). Đây là một chỉ số thể hiện nỗ lực phát triển của thành phố, là cơ sở tạo cầu du lịch.

- Thời gian rỗi

Thời gian rỗi của người dân Hải Ph ng nói riêng và người dân Việt Nam nói chung được gia tăng theo những quy định chung của Nhà nước như chế độ 2 ngày nghỉ/tuần, các ngày lễ Tết, việc nghỉ nối giữa ngày lễ với các ngày cuối tuần (có lao động bù), nghỉ phép, thời gian lao động hàng ngày giảm đi do sự trợ giúp của các yếu tố như công nghệ…Điều này góp phần nảy sinh nhu cầu du lịch trong những khoảng thời gian rảnh rỗi.


- Nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch

Trong mỗi con người luôn tồn tại những nhu cầu. Khi những nhu cầu cơ bản được đáp ứng thì sẽ nảy sinh những nhu cầu cao hơn. Với sự phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện sống ngày một tốt hơn, thời gian rỗi tăng lên, trình độ dân trí được nâng cao…thì nhu cầu du lịch của người dân nói chung đang gia tăng một cách đáng kể, đặc biệt trong những năm gần đây.

3.2.11. Liên kết và hợp tác

Là một trong 11 tỉnh, thành phố thuộc vùng du lịch ĐBSH, để đáp ứng yêu cầu tất yếu của sự phát triển nói chung và của ngành Du lịch nói riêng, Hải Ph ng cần thiết phải liên kết với các địa phương c n lại trong vùng. Đây cũng là quan điểm được đề ra trong Định hướng phát triển du lịch của thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Những lợi ích của sự liên kết, hợp tác trong lĩnh vực du lịch đem lại là rất rõ ràng. Khi sự kết nối, đặc biệt là với những trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, thành công, chắc chắn sẽ tạo đà cho du lịch Hải Ph ng phát triển hơn nữa.

3.3. Thực trạng phát triển du lịch thành phố Hải Phòng (giai đoạn 2005 - 2015)

3.3.1. Thực trạng phát triển du lịch theo ngành

3.3.1.1. Khách du lịch

Tình hình khách du lịch của Hải Ph ng giai đoạn 2005 - 2015 được thể hiện thông qua số liệu của bảng 3.10.

Bảng 3.10. Tổng lượt khách du lịch và tốc độ tăng trưởng khách đến thành phố Hải Phòng từ năm 2005 đến năm 2015‌

Đơn vị: 1000 lượt khách


Chỉ tiêu

Đơn vị

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015


Tổng lượt khách

1000

lượt khách


2.429


2.965


3.608


3.764


4.003


4.075


4.232


4.501


5.006


5.357


5.639

Tốc độ tăng trưởng khách năm sau so với năm trước và cả

giai đoạn


%


22,1


21,7


4,3


6,3


1,8


3,9


6,4


11,2


7,0


5,3


9,0


Khách du lịch quốc tế

1000

lượt khách


512


602


616


671


593


546


564


569


581


593


624

Tốc độ tăng trưởng khách quốc tế năm sau so với năm trước

và cả giai đoạn


%


17,5


2,3


8,9


- 11,6


- 7,9


3,3


0,9


2,1


2,1


5,2


2,28

Khách du lịch nội địa

1000

lượt khách


1.917


2.363


2.992


3.093


3.410


3.529


3.668


3.932


4.425


4.764


5.015

Tốc độ tăng trưởng khách nội địa năm sau

so với năm trước và cả giai đoạn


%


23,3


26,6


3,4


10,3


3,5


3,9


7,2


12,5


7,7


5,3


15,36

(Nguồn: [10] và [48])

- Cơ cấu khách du lịch quốc tế - nội địa

Giai đoạn này, tổng lượt khách du lịch của Hải Ph ng tăng bình quân 9,0%/năm, khách quốc tế tăng bình quân 2,28%/năm, khách nội địa tăng bình quân 15,36%/năm.

Lượng khách du lịch nói chung có sự dao động qua các năm. Lượng khách du lịch quốc tế và nội địa ở đầu giai đoạn có tốc độ tăng trưởng khá cao, song càng về sau, tốc độ tăng giảm không đều, thậm chí có những năm chịu mức tăng trưởng âm. Kết quả này do nhiều nguyên nhân như yếu tố thời tiết không thuận lợi, thiên tai, bão gió; tình hình chính trị, kinh tế thế giới và khu vực có nhiều biến động, khủng hoảng tài chính toàn cầu, suy thoái kinh tế; dịch bệnh…Thời gian gần đây, lượng khách đến Hải Ph ng ổn định hơn nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức thấp. Riêng năm 2013, năm du lịch quốc gia ĐBSH - Hải Ph ng thì lượng khách có sự tăng trưởng nhẹ, chủ yếu tập trung ở lượng khách nội địa.

- Cơ cấu theo nguồn khách đến

Khách du lịch quốc tế đến Hải Ph ng đa dạng về thành phần; họ là khách Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan, Nhật Bản, Nga, Pháp, Úc, Mỹ, Anh…

Khách du lịch nội địa chiếm gần 90% tổng lượng khách đến Hải Ph ng. Đối tượng khách chủ yếu đến từ Hà Nội và các tỉnh lân cận. Với các điểm du lịch hấp dẫn như Bạch Long Vĩ, Cát Bà, H n Dấu, Đồ Sơn,...thì Hải Ph ng thực sự là một điểm hấp dẫn đối với khách du lịch nội địa; đặc biệt là vào các dịp hè, nghỉ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2023